Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 33

Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 33

TẬP ĐỌC TIẾT 65

VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI(Tiếp theo)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật( nhà vua, cậu bé).

- Hiểu ND: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buờn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.( trả lời được các CH trong SGK).

- Sống lạc quan, yêu đời.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.

 

doc 45 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/4/10
Ngày dạy: Thứ hai, 26/4/10
TẬP ĐỌC TIẾT 65
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI(Tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật( nhà vua, cậu bé).
- Hiểu ND: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buờn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.( trả lời được các CH trong SGK).
- Sống lạc quan, yêu đời.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY – HỌC 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Oån định:
 KIỂM TRA BÀI CŨ 
Gọi 2 HS đọc thuộc lòng 2 bài thơ Ngắm trăng, Không đề, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. 
3. DẠY BÀI MỚI 
* Giới thiệu bài.
	Vương Quốc vắng nụ cười (tt)
* Hướng dẫn luyện đọc vàtìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
GV kết hợp hướng dẫn HS xem tranh minh hoạ truyện; lưu ý các em đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai (lom khom, dải rút, dễ lây, tàn lụi, ); giải nghĩa từ khó trong bài (tóc để trái đào, vườn ngự uyển).
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng, đọc phân biệt các lời nhân vật (giọng nhà vua: dỗ dành, giọng cậu bé: hồn nhiên).
b. Tìm hiểu bài.
+ Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu? 
+ Vì sao những chuyện ấy buồn cười? 
+ Bí mật của tiếng cười là gì? 
- Gọi 1 Hs đọc đọc cuối .
H: Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào? 
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Gv gọi 3 học sinh đọc truyên theo 3 nhận vật và biểu hiện cảm xúc của mình theo nhân vật. 
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu trong bài. Có thể chọn đoạn sau:
Tiếng cười thậ dễ lây. Ngày hôm đó, vương quốc nọ như có phép mầu làm thay đổi. Đến đâu cũng gặp những gương mặt tươi tỉnh, rạng rỡ. Hoa bắt đầu nở. Chim bắt đầu hót. Còn những tia nắng mặt trời thì nhảy múa và sỏi đá cũng biết reo vang dưới những bánh xe. Vương quốc u buồn đã thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.
- GV mời một tốp 5 HS đọc diễn cảm toàn bộ truyện (phần 1, 2) theo các vai: người dẫn chuyện, vị đại thần, viên thị vệ, nhà vua, cậu bé.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV: câu chuyện này muốn nói với các em điều gì?
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc toàn truyện theo cách phân vai, có thể dựng thành hoạt cảnh.
- Hát
- 2 HS
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài ; đọc 2, 3 lượt.
Đoạn 1: Từ đầu  đến Nói đi, ta trọng thưởng.
Đoạn 2: Tiếp theo  đến đứt giải rút ạ.
Đoạn 3: còn lại.
-1 HS đọc cả bài
 - HS đọc thầm toàn truyện, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi:
- HS nêu ở xung quanh cậu: Ở nhà vua – quên lau miệng, bên mép vẫn còn dính một hạt cơm; Ở quan coi vườn ngự uyển – trong túi áo căng phồng một quả táo đang cắn dở; Ở chính mình – bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên đứt giải rút.
- HS nêu Vì những chuyện ấy bất ngờ và trái ngược với cái tự nhiên: trong buổi thiết triều nghiêm trang, nhà vua ngồi trên ngai vàng nhưng bên mép lại dính một hạt cơm, quan coi vườn ngự uyển giấu một quả táo cắn dở trong túi áo, chính cậu bé thì đứng lom khom vì bị đứt giải rút.
- Hs nêu khi nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những chuyện mâu thuẫn, bất ngờ, trái ngược với một cái nhìn vui vẻ, lạc quan.
- 1 HS đọc – cả lớp đọc thầm.
- HS nêu Tiếng cười như có phép mầu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới bánh xe.
- 3 Hs đọc – lớp đọc thầm.
- Lớp nhận xét.
- 5 Hs đọc theo vai của câu truyện.
- HS nêu con người cần không chỉ cơm ăn, áo mặc, mà cần cả tiếng cười. / thật tai hoạ cho một đất nước không có tiếng cười. / Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ rất buồn chán. / Tiếng cười rất cần cho cuộc sống.
Toán tiết 161
 ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ(tt)
I/MỤC TIÊU :
 - Thực hiện được nhân, chia phân số.
 - Tìm một thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.
II.CHUẨN BỊ;
GV: SGK, SGV.
HS ; xem trước bài tập ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra tập nháp học sinh có làm bài tập.
-Gv nhận xét
3. Bài mới:
- Giới thiệu : - Ghi tựa
* Bài tập 1: Yêu cầu HS tự thực hiện phép nhân và chia phân số, chẳng hạn: 
- GV quan sát học sinh thực hiện 
Gv: Có thể nhận xét: Từ phép nhân suy ra 2 phép chia:
* Bài tập 2:
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện các phép tính.
Lưu ý: Có thể nhận xét: Từ phép nhân suy ra 2 phép chia:
*Bài tập 3
- Gv hỏi 7 có rút gọn cho 7 được mấy ?
Và 3 rút gọn cho 3 được mấy? 
- Hỏi số bị chia đi chia cho số chia củng là chính nó thì được mấy ?
- Gọi 2,3 HS nêu cách rút gọn phân số.
- Gv nhận xét.
- Gọi HS nêu cách rút gọn câu d.
- Gv nhận xét.
* Bài tập 4:
- Gọi HS đọc đề.
- Bài toán có cạnh của hình vuông bằng mấy?.
- Muốn tính chu vi hình vuông ta là như thế nào?
- Muốn tinh diện tích hình vuông ta là như thế nào?
Gv hỏi yêu cầu bài tập giống như câu a. Và bài toán có thể giải theo 2 cách.
- Có thể đổi ; (Số đo là số tự nhiên) rồi giải tương tự như trên sẽ thuận lợi hơn, 
	- Ở cách 2, cần nhận xét số ô vuông ở mỗi cạnh phải là số tự nhiên thì mới làm được.
- Gv hỏi muốn tính chiều rộng tờ giấy của hình chữ nhật ta là sau?
4. Củng cố – dặn dò:
- Dặn học sinh về xem lại các bài toán đã giải và chuẩn bị các bài tập ôn tập về các phép tính với phân số (tt)
- Hát 
- HS tự thực hiện.
Bài tập 1.	a. ; 	; 
 ; 	.
Suy ra: 
b) và c) : Tiến hành và nhận xét tương tự như phần a). 
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
Hs tìm x: 
	a. 	b. 
c. 	
Suy ra hoặc , 
- Hs đọc đề.
- HS tự tính toán rồi rút gọn 	
- HS nêu 7 rút rọn cho 7 được 1
- Hs nêu 3 rút gọn cho 3 được 1 
Ta có : a. (do 7 rút gọn cho 7, 3 rút gọn cho 3).
b. (do số bị chia bằng số chia)
- HS nêu phân số là chính nó chia hết cho chính nó thì được kết quả là 1.	c. 
- HS có thể hiểu cách rút gọn: 
-HS nêu do đã cùng chia nhẩm tích ở trên và tích ở dưới gạch ngang lần lượt cho 2 ; 3 ; 3).
	d. 
HS nêu cùng chia nhẩm tích ở trên và tích ở dưới gạch ngang lần lượt cho 2 ; 3 ; 4). 
- HS đọc đề.
- HS có thể tự giải bài toán với số đo là phân số, chẳng hạn: 
- HS nêu cạnh hình vuông bằng 2/5
- Muốn tính chu vi của hình vuông ta lấy cạnh nhân cho 4.
- Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy cạnh nhân cạnh.
a. Chu vi tờ giấy hình vuông là: 
	 (m)
	Diện tích tờ giấy hình vuông là: 
	 (m2)
	b. GV có thể gợi ý: 
	Cách 1: Lấy độ dài cạnh hình vuông () chia cho cạnh ô vuông (), ta được mỗi cạnh hình vuông gồm 5 ô vuông (). Từ đó số ô vuông cắt được là: (ô vuông)
	Cách 2: Tính diện tích một ô vuông ( (m2)). Lấy diện tích hình vuông chia cho diện tích một ô vuông ta có: Số ô vuông cắt được là (ô vuông).
-HS nêu muốn tính chiều rộng của tờ giấy hình chữ nhật ta lấy diện tích chia cho chu vi của tờ giấy.
c. Chiều rộng tờ giấy hình chữ nhật là: 
Đáp sốa. Chu vi ; diện tích m2;
	b. 25 ô vuông;
	c. .
Lịch sử Tiết 33: Tổng kết – ôn tập
I/Mục tiêu:
- Hệ thống những sự kiện tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa TK XIX: Thời Văn Lang- Aâu Lạc; Hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc; Buổi đầu độc lập; Nước Đại Việt thời Lý, thời Trần, thời Hậu Lê, thời Nguyễn.
- Lập bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung.
- GD HS tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta. 
II. Chuẩn bị:- Phiếu học tập.
-Băng hoặc đĩa ( nếu có) thời gian biểu thị các thời kỳ lịch sử trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ:	Hỏi tựa bài 
- Hỏi Kinh thành Huế được công nhận UNÉSCO ngày tháng năm nào?
- Gv nhận xét.
3. Bài mới : 
- Giới thiệu bài: Ghi bảng
* Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân.
- GV treo bảng có sẵn nội dung thống kê lịch sử đã học( Che phần nội dung ) 
Hỏi: 
+ Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học lịch sử nước ta là giai đoạn nào?
+ Giai đoạn này triều đại nào lãnh đạo đất nước?
- Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì?
- GV tiến hành tương tự các giai đoạn lịch sử khác 
* Hoạt động 2 : 
- GV yêu cầu học sinh nối tiếp nhau nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từi buổi đầu dựng nước và giữ nước đến thế kỉ XI X?
Hát.
- HS nêu Kinh thành Huế được công nhận UNE SCO ngày 11/12/1993 là di sản văn hoá thế giới.
- 1 HS nhắc lại tựa
- HS nêu bắt đầu khoảng 700 năm TCN đến năm 179TCN.
- HS nêu các vua Hùng, sau đó là An Dương Vương.
+ Hình thành đất nước với phong tục tập hoán riêng.
+ Nền văn minh ra đời.
- HS nêu : Hùng Vương, AN Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền , Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ,
Giai đoạn
Thời gian
Triều đại tù vì tên ...  lên bảng làm bài. 
- Gv giáo dục học sinh về ý thức lao động vệ sinh môi trường ở trường là việc làm cần thiết .
Bài tập 2 
Cách thực hiện tương tự BT 1. Lời giải, VD: 
- Để lấy nước tưới cho ruộng đồng, xã em vừa đào một con mương.
- Vì danh dự của lớp, chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.
- Để thân thể khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục.
Bài tập 3
- Gọi hs đọc bài tập 3
- GV nhắc HS đọc kỹ đoạn văn, chú ý câu hỏi mở đầu mỗi đoạn để thêm đúng trạng ngữ chỉ mục đích vào câu in nghiêng, làm đoạn văn thêm mạch lạc. 
- GV viết lên bảng câu văn in nghiêng đã được bổ sung trạng ngữ chỉ mục đích.
- Gv nhận xét
4. Củng cố, dặn dò.
Gọi 3 học sinh nhắc lại ghi nhớ bài học.
- GV dặn HS về nhà đặt 3 – 4 câu văn có trạng ngữ chỉ mục đích.
- Hát 
- 2 HS 
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc nội dung BT 1, 2.
- Cả lớp đọc thầm truyện Con cáo và chùm nho và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi 
HS đọc ghi nhớ.
- Hs đọc nội dung bài tập .
- Lớp làm bài tập vào vở.
- Hs lên bảng làm bài tập 1
- Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản.
- Vì tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!
- Nhằm giáo duc ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động.
- HS đọc bài tập 3
- HS quan sát tranh minh hoạ 2 đoạn văn trong SGK, đọc thầm từng đoạn văn, suy nghĩ, làm bài.
Lời giải: 
+ Đoạn a: Để mài cho răng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng.
+ Đoạn b: Để tìm kiếm thức ăn, chúng dùng cái mũi và mồm đặc biệt đó dũi đất.
- Lớp nhận xét.
- 3 Hs đọc ghi nhớ.
Toán tiết 165
 ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tiếp theo)
I/MỤC TIÊU :
- Chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian.
- Thực hiện được phép tính với số đo thời gian.
II.CHUẨN BỊ:
- GV : sgk,sgv
HS : sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động GV
-Hoạt động HS
1. Oån định: 
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra hoc sinh làm bài tập ở nhà.
3.Bài mới:
* Giới thiệu – Ghi tựa:
- Bài tập 1 :
- Cho học sinh thực hành đo đơn vị thời gian trong đó chủ yếu là chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị bé.
-Bài tập 2
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2a: 
.GV hướng dẫn HS chuyển đơn vị đo.
Hỏi ta có 5giờ thì bằng 1 nhân với mấy?
-Hỏi: 1 giờ thì bằng bao nhiêu phút?
- Vậy 60 phút nhân với 5 giờ được bao nhiêu phút?( 300phút)
Ta có 420 phút chia cho 60 phút thì được bao nhiêu phút?
- Với 1 phần 2 giờ thì được bao nhiêu phút? (5phút).
- Với 50 kg thì bằng 5 yến vậy ½ yến thì bằng bao nhiêu kg ?
và c): Hướng dẫn tương tự như phần a.
Bài tập 3: - Hướng dẫn HS chuyển đổi các đơn vị đo rồi so sánh các kết quả để lựa chọn các dấu thích hợp.
- Hỏi 5 giờ 20 phút thì bằng bao nhiêu Phút?
-H: 7hg thì bằng bao nhiêu gam?
2kg + 7hg thì bằng bao nhiêu?
Bài tập 4:
- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập
Bài tập 5:
- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài toán
- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện
 GV nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Dặn học sinh về chuẩn bị bài (TT).
Hát
2 HS .
- Hs đọc yêu cầu bài tập
- HS thực hành đơn vị đo thời gian.
2a) Hướng dẫn HS chuyển đổi đơn vị đo. 
- HS nêu 5 giờ thì bằng 1 giờ nhân với 5.
- HS nêu 1 giờ thì bằng 60 phút
5 giờ = 1 giờ x 5 = 60 phút x 5 = 300 phút.
- HS nêu 420 : 60 = 7phút
	Vậy: 420 giây = 7 phút.
Với : giờ =  phút , 
 giờ = 60 phút x = 5 phút.
Với dạng bài: 3 giờ 15 phút =  phút , có thể Hướng dẫn HS : 
3 giờ 15 phút = 3 giờ + 15 phút = 180 phút + 15 phút = 195 phút.
	b) và c): tương tự như phần a).
- HS nêu 5 giờ thì bằng 300phút rồi cộng cho 20 phút thì được 320phút.
5 giờ 20 phút = 5 giờ + 20 phút
	= 300 phút + 20 phút
	= 320 phút.
	Vậy 5 giờ 20 phút > 300 phút.
7 hg =	700 g
2 kg + 7 hg = 2700 g
-2HS đọc yêu cầu đề.
- HS đọc bảng để biết thời điểm diễn ra từng hoạt động cá nhân của Hà. 
- Hs tự làm bài tập.	
- HS tự chuyển đổi tất cả các số đo thời gian đã cho thành phút. Sau đó so sánh để chọn số chỉ thời gian dài nhất.
TẬP LÀM VĂN TIẾT 66
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I/MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Biết điền đúng ND vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Thư chuyển tiền(BT1); bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửi( BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	VBT Tiếng Việt 4, tập 2 (nếu có) hoặc mẫu Thư chuyển tiền – hai mặt trước và sau – photo cỡ chữ to hơn trong SGK, phát đủ cho từng HS. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY – HỌC 
 Hoạt động GV 
 Hoạt Động HS
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi tựa.
*Hướng dẫn HS điền nội dung vào mẫu thư chuyển tiền.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
Bài tập 1
- GV lưu ý các em tình huống của bài tập: giúp mẹ điền những điều cần thiết vào mẫu Thư chuyển tiền về quê biếu bà. 
- GV giải nghĩa những chữ viết tắt, những từ khó hiểu trong mẫu thư:
+ SVĐ, TBT, ĐBT (mặt trước, cột phải, phía trên): là những ký hiệu riêng của ngành Bưu Điện, HS không cần biết.
+ Nhật ấn (mặt sau, cột trái): dấu ấn trong ngày của Bưu Điện.
+ Căn cước (mặt sau, cột giữa, phía trên): giấy chứng minh thư.
+ Người làm chứng (mặt sau, cột giữa, phía dưới): người chứng nhận việc đã nhận đủ tiền.
-GV chỉ dẫn cách điền vào mẫu thư: 
- Gv quan sát sửa sai
- Hát 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Lắng nghe.
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung (mặt trước và mặt sau) của mẫu thư chuyển tiền. 
- Cả lớp nghe
HS điền vào nội dung thư
- Em sẽ điền nội dung vào mẫu Thư chuyển tiền (mặt trước và sau) như thế nào? 
 - GV nhận xét.
Bài tập 2
- Cho Hs sắm vai.
 + Bà sẽ viết gì khi nhận được tiền kèm theo Thư chuyển tiền này?
- GV hướng dẫn để HS biết.
Người nhận tiền phải viết
- Số chứng minh thư của mình.
- Ghi rõ họ tên, địa chỉ hiện tại của mình.
- Kiểm tra lại số tiền đã lĩnh xem có đúng với số tiền ghi ở mặt trước Thư chuyển tiền không.
- Ký đã nhận đủ số tiền gửi đến vào ngày, tháng, năm nào, tại địa điểm nào.
 - GV nhận xét.
Sau đây là 1 mẫu viết thư chuyển tiền. 
{add thêm mẫu Thư chuyển tiền}
4. Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học. nhắc HS ghi nhớ cách điền nội dung vào Thư chuyển tiền.
Mặt trước mẫu thư em phải ghi
- Ngày gửi thư, sau đó là tháng năm.
- Họ tên, địa chỉ người gửi tiền (họ tên của mẹ em) 
- Số tiền gửi (viết toàn chữ – không phải bằng số). 
- Họ tên người nhận (là bà của em). Phần này viết 2 lần, vào cả bên phải và bên trái trang giấy.
- Nếu cần sửa chữa điều em đã viết, em viết vào ô dành cho việc sửa chữa.
- Những mục còn lại nhân viên Bưu điện sẽ điền
Mặt sau mẫu thư em phải ghi
- Em thay mẹ viết thư cho người nhận tiền (bà em) – viết vào Phần dành riêng để viết thư. Sau đó đưa mẹ ký tên.
- Tất cả những mục khác nhân viên Bưu điện và bà em, người làm chứng (khi nào nhận tiền) sẽ viết.
- Một HS giỏi đóng vai em HS giúp mẹ điền vào mẫu Thư chuyển tiền cho bà – nói trước lớp
- Một số HS đọc trước lớp Thư chuyển tiền đã điền đủ nội dung. 
- 1 HS đọc yêu cầu của BT 2.
- Một, hai HS trong vai người nhận tiền (là bà) nói trước lớp
- HS viết vào mẫu Thư chuyển tiền
- Từng em đọc nội dung thư của mình. 
ÔN TIẾNG VIỆT
MRVT LẠC QUAN, YÊU ĐỜI
1/ Từ nào sau nay không cùng nhóm nghĩa với Lạc quan- Yêu đời:
Vui vẻ c. Đoàn kết 
Phấn khởi d. Tin tưởng
2/ Câu tục ngữ nào sau nay nói về tinh thần lạc quan ?
Sông có khúc, người có lúc.
Thất bại là mẹ thành công.
Con dại cái mang.
Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
3/ Viết tiếp các từ trái nghĩa với nhóm Lạc quan- yêu đời:
M: buồn chán, bi quan,
4/ Thay trạng ngữ chỉ nơi chốn bằng trạng ngữ chỉ thời gian trong những câu sau:
Ở miền Bắc, trời mưa phùn nặng bầu mây xám đọng.
Trong công viên, một bể bơi cho thiếu niên vứa được xây dưng xong.
Ở chỗ mình, thời tiết thay đổi như có bốn mùa trong ngày. 
Đáp án:
1/ c
2/ a, b
3/ buồn chán, bi quan, tự ti, nhụt chí, nản lòng, đầu hàng.
4/ Mùa đông, tháng trước, sang xuân
.
 ÔN MĨ THUẬT
HS vẽ tranh theo đề tài tự do.
SINH HOẠT LỚP ( tuần 33)
1/-Nhận xét tình hình tuần qua:
Học tập: + HS đi học đều . 
 + Truy bài đầu giờ nghiêm túc. Tuyên dương 4 tổ 
	 + Một số HS có tiến bộ :Vinh, Thành Đạt, Tiến Đạt
Đạo đức :HS đều ngoan không có hiện tượng đánh nhau ,chửi thề.
Lao động :+ Chăm sóc tốt các bồn hoa, trồng thêm hoa.
	 + Vệ sinh lớp tốt, đổ rác đúng nơi qui định .Tuyên dương 4 tổ.
2/ Công tác tuần tới :
Oån định nền nếp của HS
Học tập : +Ổn định nề nếp học tập.Thực hiện tốt nhiệm vụ HS.
	 + Phụ đạo HS yếu : (Đầu giờ và giờ chơi)
	+ Ôn tập chuẩn bị thi cuối HK II. 
Đạo đức: + Nhắc nhở HS nói năng lễ độ ,hòa nhã với bạn bè.
	 + Mặc đồng phục đúng qui định của nhà trường .
Lao động: + Trực vệ sinh chu đáo .nhắc nhở HS đổ rác đúng nơi qui định.
 + Chăm sóc tốt các bồn hoa
Văn thể mĩ :+ Ỏân định nề nếp TDĐG và TDGG
 + Củng cố nề nếp chải răng, ngậm thuốc.
 + Nhắc nhở HS thực hiện tốt An toàn giao thông .
BGH duyệt
TTCM duyệt
30/4/10
Dương Thị Thu Hằng

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33 LOC X.doc