Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 7

Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 7

Tập đọc Tiết 13

TRUNG THU ĐỘC LẬP.

I. Mục tiêu :

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với ND.

- Hiểu ND của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ và mơ ước của anh về tương lai của các em nhỏ trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.( TLCH SGK)

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- HS : Tranh ảnh về 1 số thành tựu kinh tế xã hội của nước ta những năm gần đây.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 44 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/10/10
Ngày dạy:THỨ HAI 4/10/10
Tập đọc Tiết 13
TRUNG THU ĐỘC LẬP. 
I. Mục tiêu :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với ND.
- Hiểu ND của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ và mơ ước của anh về tương lai của các em nhỏ trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.( TLCH SGK)
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 HS : Tranh ảnh về 1 số thành tựu kinh tế xã hội của nước ta những năm gần đây.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Chị em tôi. 
GV kiểm tra đọc 3 H.
GV nhận xét – ghi điểm ..
3. Giới thiệu bài :
Trung thu độc lập
4. Phát triển các hoạt dộng	
Hoạt động 1 : Luyện đọc
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: 5 dòng đầu.
+ Đoạn 2: Anh nhìn trăngvui tươi.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
Hướng dẫn H luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Giải nghĩa từ mới: Trại, trung thu 
 độc lập, trăng ngàn, trăng mai.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
+ Tìm những từ ngữ tả đêm trăng độc lập rất đẹp?
® GV: Đoạn 1 tả cảnh đẹp đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. 
 Đoạn 2: 
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
 Vẻõ đẹp có gì khác so với đêm trung thu độc lập
+ Các anh chiến sĩ có niềm tin, mong ước gì?
+ Cuộc sống hiện nay, có gì giống và khác với mong ước của các anh chiến sĩ năm xưa?
GV cho H xem tranh các thành tựu kinh tế xã hội của nước ta.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
GV lưu ý: Đọc với giọng suy tưởng vui, nhẹ nhàng, tình cảm. Đọan 2: giọng đọc chậm rãi. Đoạn 3: giọng đọc nhanh hơn.
 Hoạt động 4: Củng cố
Đại diện nhóm thi đua đọc diễn cảm.
+ Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
5. Tổng kết – Dặn dò :
Luyện đọc thêm.
 Chuẩn bị: Ở vương quốc tương lai.
Nhận xét tiết học.
 Hát 
+ Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
+ Vì sao cách làm của cô em giúp chị được tình ngộ?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
H quan sát tranh.
Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
H nghe.
H chia và đánh dấu vào SGK.
H luyện đọc tiếp nối từng đoạn, cả bài. ( 2 lượt _ nhóm đôi ).
+ H phát âm từ khó dễ phát âm sai.
+ H đọc thầm phần chú giải và 
 nêu nghĩa của tưng từ.
2 H đọc lại cả bài.
Hoạt động lớp, nhóm
H đọc đoạn 1 – TLCH.
+ Anh đứng gác ở trại vào đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên của nước ta.
+ Trăng soi sáng khắp đất nước. Trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng.
+ Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lẫp yêu quý, trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng
 H đọc đoạn 2, TLCH.
+Dòng thác nước đsổ xuống làm chạy máy phát điện, cờ đỏ sao vàng phất phói bay trên những con tàu lớn, nông trường to lớn
+ Đó là vẻ đẹp của đất nước đã giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
H đọc đoạn 3, TLCH.
+ Niềm tin chắc chắn những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với trẻ em.
+ Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực: Nhà máy thủy điện, những con tàu lớn Nhiều điều trong hiện thực đã vượt quá cả ước mơ của anh: Những khoan dầu khí, vô tuyến truyền hình, máy vi tính
 Hoạt động cá nhân, nhóm.
H ngắt nghỉ hơi câu dài.
H luyện đọc từng đoạn, cả bài kết hợp nêu ý đoạn.
H đọc và TLCH.
+ Anh chiến sĩ rất yêu quý các em nhỏ, anh tha thiết mong muốn một tương lai tốt đẹp sẽ đến với các em.
Toán Tiết 31 :Luyện tập 
Mục tiêu :
Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, trừ.
Tìm 1 thành phần chưa biết trong phép cộng, trừ.
HS làm BT 1,2,3. Các bài còn lại dành cho.
II. Chuẩn bị :
GV : Phóng to biểu đồ hình cột “số chuột 4 thôn đã diệt được “.
HS : SGK + SBT toán.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2. Bài cũ : 
Sửa bài 4/ 41 SGK.
Gọi H lên bảng sửa bài.
GV nhận xét ,ghi điểm.
3. Giới thiệu bài : Luyện tập.
GV ghi bảng.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Thử lại phép cộng.
PP: Thực hành.
GV nêu phép cộng.
38726 + 40954
GV hướng dẫn H thử lại bằng cách lấy tổng trừ đi một số hạng, chẳng hạn.
79680 – 38726
GV hướng dẫn H làm tương tự với b, c, d.
Hoạt động 2: Thử lại phép trừ.
PP: Thực hành.
GV nêu phép trừ.
6839 - 482
GV hướng dẫn H thử lại bằng cách lấy hiệu số cộng với số trừ.
GV giảng nếu kết quả đúng như số bị trừ thì phép tính trên đúng.
GV hướng dẫn H làm tương tự các bài còn lại.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 2. VBT.
GV giải, H tự làm rồi chữa bài.
Bài 3:
GV hướng dẫn H làm tương tự như bài 4 tính trước.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Làm bài tập 4, 5/ 41 SGK
Chuẩn bị: Biểu thức có chứa 2 chữ
 Hát 
HS lên bảng sửa. 
Số cây năm ngoái H tỉnh Khánh Hòa trồng được.
214000 – 80600 = 133400 ( cây )
Cả 2 năm H tỉnh Khánh Hòa trồng được:
214000 + 133400 = 347400 ( cây )
Đáp số: 347400 cây.
Hoạt động cá nhân.
HS viết lên bảng con và tính.
H viết.
Nếu hiệu là số còn lại thì đó là phép cộng đã làm đúng.
 Hoạt động cá nhân.
H làm bảng con.
H làm.
 Hoạt động lớp.
H làm.
Giờ thứ hai ôtô chạy được là:
42640 – 6280 = 36360 ( m )
Trong 2 giờ đó ôtô chạy được:
42640 + 36360 = 79000 ( m )
79000 m = 79 km
Đáp số: 79 km.
H làm như bài đã sửa.
Lịch sử Tiết7
Ø CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN
 LÃNH ĐẠO (NĂM 938).
Mục tiêu : 
Kể ngắn gọn trận BĐ năm 938.
+ Đôi nét về người lãnh đạo trận BĐ: Ngô Quyền quê ở huyện Đường Lâm , con rễ của Dương Đình Nghệ.
+ Nguyên nhân trận BĐ: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết KCT và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
+ Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng:NQ chỉ huy quân ta lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhữ giăïc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.
+ Ý nghỉa trận BĐ : chiến thắng BĐ kết thúc thời kì nước ta bị PKPB đô hộ,mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
Chuẩn bị :
GV : Tranh SGK phóng to, phiếu học tập..
HS : SGK.
Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Khởi động :
Bài cũ : 
Vì sao có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa gì?
Ghi nhớ?
Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài : 
	Chiến thắng Bạch Đằng 
Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1 : Giới thiệu về Ngô Quyền.
PP : Đàm thoại, động não.
GV: Phát phiếu.
Đánh dấu (x) vào ô trống sau thông tin đúng về Ngô Quyền:
Ngô Quyền là người làng Đường Lâm ( Hà Tây ) 
Ngô Quyền là con rể của Dương Đình Nghệ 
Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán. 
GV cho từng H bày,nhận xét.
Hoạt động 2: Nguyên nhân, diễn biến trận đánh và kết quả.
(g,k)
Vì sao cuộc chiến Bạch Đằng xảy ra?
Ai là người lãnh đạo quân giặc?
Cửa sông Bạch Đằng ở đâu?
Dựa vào thuỷ triều Ngô Quyền đã làm gì?
Ngô Quyền đã dùng cách gì để dụ địch vào bãi cọc?
Trận đánh diễn biến ra sao?(g,k)
GV treo tranh.
Kết quả?
Ýù nghĩa?
Hoạt động 3: Củng cố
Em biết gì về Ngô Vương?
Em thích Ngô Quyền ở điểm nào?
Tổng kết – Dặn dò :
Xem lại bài học.
Chuẩn bị: Ôn tập
 Hát 
H trả lời
HS nhận phiếu.
HS điền phiếu.
Ngô Quyền là người làng Đường Lâm (Hà Tây) X
Ngô Quyền là con rễ Dương Đình Nghệ X
Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán. X
Vì Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và sang cầu cứu quân Nam Hán ® quân Nam Hán kéo sang đánh nước ta.
Thái tử Hoằng Tháo.
 Ở Quảng Ninh.
Cho quân đóng cọc gỗ đầu bịt sắt nhọn xuống lòng sông.
Cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui nhử giặc vào bãi cọc.
Khi thuỷ triều xuống quân ta mai phục ở hai bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt. Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì va vào cọc nhọn bị thủng, đắm, tiến lùi không được.
Quân Nam Hán chết quá nửa. Hoằng Tháo tử trận. Cuộc chiến kết thúc. Năm 939 Ngô Quyền xưng Vương chọn Cổ Loa làm kinh đô.
Chiến thắng Bạch Đằng và Ngô Quyền xưng Vương đã chấm dứt hơn 1000 năm dân ta sống dưới ách đô hộ của Phong Kiến Phương Bắc.
H đọc ghi nhớ
Chính tả. Tiết7
GÀ TRỐNG VÀ CÁO.
I. Mục tiêu :
-Nhớ, viết lại chính xác, trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT (2) a / b, hoặc (3) a/b hoặc BT do GV soạn.
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
HS : Băng giấy.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Những người viết truyện thật thà.
GV đọc : lạc lõng, lộng lẫy, mgẫm nghĩ, ngỡ ngàng.
Tìm từ láy chứa thanh hỏi, 1 từ láy chứa thanh ngã.
Nhận xét.
3. Giới thiệu bài : “ Gà Trống và Cáo”.
4. Các hoạt động	
Hoạt động 1 : Hướng dẫn H nhớ – viết 
Yêu cầu H đọc bài.
-GV đọc đoạn trích 1 lần.
Nêu cách trình bày thơ lục bát?
Chữ đầu các dòng thơ phải viết như thế nào?
Gà Trống và Cáo trong bài này phải viết như thế nào? Vì sao?
Cho H viết.
Cho H sửa lỗi.
GV chấm ba ... o yêu cầu BT2. 
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bút dạ đỏ và 3 tờ phiếu khổ to – mỗi bài ghi 4 dòng của bài ca dao ở BT1 (bỏ qua 2 dòng đầu).
Một bản đồ địa lí Việt Nam cỡ to, Một vài bản đồ cỡ nhỏ và phiếu khổ to kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2. 
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Khởi động: 
2/ Bài cũ: 
GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà.
GV nhận xét
3/ Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động1: Giới thiệu
Hoạt động 2 : Luyện tập 
Bài tập 1: Viết lại cho đúng các tên riêng của bài ca dao
3 HS làm bài trên phiếu, cả lớp làm vào VBT.
GV sửa theo lời giải đúng:
. 
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của đề.
Giáo viên yêu cầu cách thực hiện:
- Tìm nhanh các tỉnh, thành phố và viết lại cho đúng chính tả
- Tìm nhanh các danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử và viết lại các tên đó. 
Sau thời gian quy định các nhóm dán kết quả làm việc trên bảng lớp. 
GV hướng dẫn HS sửa bài. 
HS làm bài. 
Học sinh thảo luận làm vào vở 
: Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Vĩ , Hàng Giày, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phúc Kiến, Hàng Than, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
HS sửa bài.
Các danh lam thắng cảnh : Vịnh Hạ Long, Hồ Høòang Kiếm, Hồ Xuân Hương, Hồ Ba Bể, Hồ Than Thở Đèo Ngang, Đèo Hải Vân, Sông Hương, Núi Tam Đảo 
HS làm bài. 
HS sửa bài.
4/ Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS làm nhanh
- Nhắc nhỡ HS cần nhớ quy tắc viết đúng danh từ riêng .
= Chuẩn bị bài: Cách viết tên người tên địa lý nước ngoài. 
..
TOÁN TIẾT 35
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG 
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng và thực hiện theo công thức .
-Aùp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
HS làm BT: 1a (dòng 2,3),b (dòng 1.3), bài 2. 
Các bài còn lại có thể cho HS g,k làm thêm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 *Giáo viên: 	
GV chép sẵn bài toán ví dụ lên giấy 
a
b
c
(a + b ) + c
a + ( b + c )
5
4
6
35
15
20
28
49
51
 *Học sinh: 
Sách Toán 4/1.Vở BTT 4/1
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 4/44
-GV chữa bài , nhận xét và cho điểm HS. 
3/Dạy – học bài mới
a)Giới thiệu bài: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG 
b)Dạy- Học bài mới
b.1/Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng 
-GV treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy học 
-GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) để điền vào bảng 
-1 HS lên bảng làm .
- HS cả lớp quan sát nhận xét . 
-Lắng nghe.
-HS đọc bảng số .
-3 HS lên bảng làm , mỗi HS làm một phép tính , HS cả lớp làm vào VBT
a
b
c
(a + b) + c 
a + (b + c)
5
4
6
( 5 + 4 ) + 6 = 9 + 6 = 15
 5 + (4 + 6) = 5 + 10 = 15
35
15
20
(35+15) + 20 = 50 + 20 = 70
35+ (15 + 20) = 35 + 35 = 70
28
49
51
(28 + 49) +51= 77+ 51= 128
28+ ( 49 +51)= 28 + 100 = 128
-GV : Hãy so sánh giá trị của giá trị biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 5 , b = 4 và c = 6 ? 
-GV : Hãy so sánh giá trị của giá trị biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 35 , b = 15 và c = 20 ? 
-GV : Hãy so sánh giá trị của giá trị biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 28 , b = 49 và c = 51 ? 
-Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a + (b + c)? 
giá trị của biểu thức a + b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b + a ? 
-Ta có thể viết (a + b) + c = a + (b + c)
-GV vừa chỉ bảng vừa nêu 
-Vậy khi thức hiện cộng một tổng hai số với một số hạng thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba . 
-GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận, đồng thời ghi kết luận lên bảng . 
b.2/Luyện tập thực hành : 
*Bài 1.
-GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. 
-GV viết lên bảng biểu thức . 
-GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện 
-GV nhận xét và cho điểm . 
*Bài 2:
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài , 
-GV yêu cầu HS làm bài . 
-GV nhận xét và cho điểm HS . 
*Bài 3
 -GV yêu cầu HS giải thích bài làm
 +Vì sao em lại điền a vào a + 0 = 0 + a = a 
+Vì sao em lại điền a vào a + 5 = 5 + a 
+Em đã dựa vào tính chất nào để làm phần c 
-GV nhận xét và cho điểm . 
4/Củng cố - Dặn dò-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài : Luyện tập . 
-Cả hai biểu thức đều bằng 15
-Cả hai biểu thức đều bằng 70
-Cả hai biểu thức đều bằng 128
Vậy giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn luôn bằng với giá trị của biểu thức a + (b + c).
-Học sinh đọc : (a + b) + c = a + (b + c)
-HS nghe giảng 
-Vài HS đọc trước lớp . 
-Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất . 
-1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp viết vào VBT 
-1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp viết vào VBT.
-Thực hiện yêu cầu . 
-1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp viết vào VBT.
+Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi , va økhi cộng bất kì số nào với 0 cũng cho kết qủa bằng chính nó . 
+ Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
-Dựa vào tính chất kết hợp của phép cộng 
TẬP LÀM VĂN
TIẾT14 : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN.
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
 - Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng .
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động:
2. Bài cũ: 
- 1 HS đọc 1 đoạn văn (đã phát triển) của câu chuyện “Vào nghề”.
- GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu: 
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
HS đọc yêu cầu đề bài và phần gợi ý.
GV mở bảng phụ đã viết đề bài và các gợi ý, hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề:
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài: giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian
Hoạt động 2: thưcï hành
Cho HS làm bài.
GV nhận xét phần làm bài của học sinh. 
HS đọc . Cả lớp đọc thầm.
HS làm bài dựa vào 3 câu hỏi gợi ý
HS kể chuyện trong nhóm.
HS cử đại diện nhóm trình bày. 
4. Củng cố – dặn dò:
GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS phát triển câu chuyện giỏi. 
Yêu cầu HS ở nhà hoàn thiện câu chuyện và kể cho người thân nghe. 
..
AN TOÀN GIAO THÔNG (Tiết 2)
I.Mục tiêu :
-HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn trong giao thông.
- Nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn.
- Khi đi đường luôn quan sát mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng luật giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông.
II. Chuẩn bị: 
GV: Các biển báo GT( Bài 1). 1 số hình ảnh SGK.
HS: Sách ATGT.
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giơíù thiệu bài mới.
Hoạt động 2:Tìm hiểu vạch kẻ đường:
Những ai nhìn thấy vạch kẻ đường ?
Mô tả các loại vạch kẻ đường mà em thấy.
Dùng vạch kẻ đường để làm gì?( Để phân biệt làn đường xe đi)
HS trả lời câu hỏi, giải thích các dạng vạch kẻ.
GV nêu ý nghĩa vạch kẻ đường cho HS name.
Hoạt động 3:Tìm hiểu cọc tiêu, rào chắn:
GV giải thích cọc tiêu ( cho HS xem ảnh)
Cọc tiêu dùng làm gì?( cắm đoạn đường nguy hiểm để người đi biết giới hạn hướng đi.)
GV giới thiệu 2 loại rào chắn cố định và di động.
Hoạt động 4: Kiểm tra sự hiểu biết của HS.
IV. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ghi nhớ
- GV nhận xét tiết học
ÔN MĨ THUẬT
Vẽ tự do : Đề tài tự chọn
SINH HOẠT LỚP
1/-Nhận xét tình hình tuân qua:
-Học tập: -HS đi học đều . 
 - Truy bài đầu giờ nghiêm túc.
	 - Một số HS chuẩn bị bài chưa tốt :Long Việt, Phong, Linh, Phát.
-Đạo đức :HS đều ngoan không có hiện tượng đánh lộn ,chửi thề.
-Lao động :- Chăm sóc tốt các bồn hoa.
	 -Vệ sinh lớp tốt, đổ rác đúng nơi qui định
2/ Công tác tuần tới :
- Học tập :Ổn định nề nếp học tập.
- Đạo đức:Nhắc nhở HS nói năng lễ độ ,hòa nhã với bạn bè.
-Lao động:Trực vệ sinh chu đáo, nhắc nhở HS đổ rác đúng nơi qui định.
	Chăm sóc các bồn hoa: trồng thêm cây hoa, làm cỏ, bón phân.
- Vệsinh thân thể: rửa tay sạch theo 6 bước đã hướng dẫn,VS môi trường
3/ Công tác khác :
-HS ủng hộ sách thư viện.
- Trực thư viện: 5 em
- Phòng sốt Xuất huyết : Tránh để muỗi đốt.
 Duyệt của TTCM
8/10/10
 Dương Thị Thu Hằng
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan7.doc