Giáo án môn học trong Tuần 2 - Lớp 1

Giáo án môn học trong Tuần 2 - Lớp 1

Môn: Học Vần Tiết:.Thứ .ngày.tháng.năm.

Tên bài dạy: DẤU ? .

I/ Mục tiêu dạy học:

a/ Kiến thức : Học dấu ?, dấu . , nắm cấu tạo chữ be, bé, bẹ.

b/ Kỹ năng : Phát âm thanh ?, Đọc tiếng chỉ sự vật có thanh ?, thanh . .

c/ Thái độ : Chăm chỉ tiếp thu

II/ Đồ dùng dạy học:

a/ Của giáo viên : Các đồ vật có dạng hình dấu ?, .

b/ Của học sinh : Bộ thực hành học vần

 

doc 17 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học trong Tuần 2 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn:	Học Vần	Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: DẤU ? .
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức	: Học dấu ?, dấu . , nắm cấu tạo chữ be, bé, bẹ.
b/ Kỹ năng	: Phát âm thanh ?, Đọc tiếng chỉ sự vật có thanh ?, thanh . . 
c/ Thái độ	: Chăm chỉ tiếp thu
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên	: Các đồ vật có dạng hình dấu ?, .
b/ Của học sinh	: Bộ thực hành học vần
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp
- CHo HS đứng dậy hát đồng thanh bài “Mẹ yêu không nào”
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc, dấu và tiếng bé, viết dấu sắc và chữ bé.
Hoạt động 2: Hướng dẫn bài mới
1/ Giới thiệu dấu ?, dấu .
- CHo HS xem tranh và tìm tiếng nói về nội dung tranh vẽ.
- Giúp HS thảo luận tranh theo nhóm đôi
- Cài lên bảng các chữ hS nêu được: hổ, mỏ, giỏ, thỏ, khỉ và cho HS phát âm.
- Hỏi: các chữ trên khi viết có cái gì giống nhau. Đó là dấu “?”
- Hỏi: dấu hỏi giống nét gì?
- Ghi dấu hỏi rỏ. to lên bảng và cho HS phát âm.
2/ Dạy dấu chấm (tương tự dấu hỏi)
3/ Từ ngữ ứng dụng
4/ Luyện viết dẩu hỏi, chấm, bẻ, bẹ
Cả lớp hát và chuẩn bị
- HS 1 đọc: dấu sắc, bé
- HS 2 đọc tiếng “bé”, phân tích.
- HS 3 viết dấu sắc, chữ bé.
- HS thảo luận tranh theo nhóm 2
+ Tranh 1 vẽ con hổ.
+ Tranh 2 vẽ mõ chim
+ Tranh 3 vẽ cái giỏ
+ Tranh 4 vẽ con thỏ
+ Tranh 5 vẽ con khỉ
- Phát âm đồng thanh: hổ, mỏ, giỏ, khỉ, thỏ.
- HS thảo luận chung: dấu hỏi
- Nét móc xuôi
- HS đọc cá nhân, tổ, nhóm
- HS đọc và phân tích: tiếng bẻ, bẹ
Môn:	Học Vần	Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: DẤU ? . (tt)
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức	: Luyện đọc, viết và nói
b/ Kỹ năng	: Biết trả lời tự nhiên theo chủ đề
c/ Thái độ	: Vui thích học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên	: Tranh vẽ, SGK
b/ Của học sinh	: Vở tập viết, SGK
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Cho HS nhìn nội dung vừa học ở tiết 1 trên bảng để đọc lần lượt
- Nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Luyện viết
- Yêu cầu đem vở tập viết bài ? .
- Giới thiệu bài viết và nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút.
Hoạt động 3: Luyện nói
- Giới thiệu tranh vẽ và hỏi tranh vẽ gì?
- Hỏi: trước khi đi học em có sửa lại áo quần cho gọn gàng, tươm tất không? Ai đã giúp em làm việc đó.
- Hỏi : em có hay chia phần quà của mình cho bạn không?
- Hỏi: Các bức tranh vẽ trên giống nhau cùng một ý là “bẻ”
- Ghi chữ bẻ và cho HS đọc phân tích.
Hoạt động 4: Cũng cố - Dặn dò
- Cho HS đọc SGK
- Tìm dấu ?, . trong các tiếng mẫu
- Dặn dò học bài và chuẩn bị bài
- Đọc dấu ? và các tiếng: hổ, giỏ, khỉ, thỏ, mỏ.
- Đọc dấu . và các tiếng: cụ, nụ, qụa, cọ,...
- HS viết vào vở
- HS thảo luận nhóm 2
- HS phát biểu
- Tranh 1: vẽ mẹ đang bẻ cổ áo cho bé trước khi đi học.
- Tranh 2: chú nông dân đang bẻ ngô
- Tranh 3: các bạn đang bẻ bánh chia nhau.
- Phát biểu
- Phát biểu
- HS đọc cá nhân, nhóm, tổ: “bẻ”
- HS đọc SGK
Môn:	Học Vần	Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: DẤU HUYỀN, DẤU NGÃ
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức	: Học dấu huyền, dẫu ngã, đọc viết bè, bẽ
b/ Kỹ năng	: Phân tích, đọc đúng, viết đúng chữ bè, bẽ
c/ Thái độ	: Thích thú học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên	: Tranh SGk
b/ Của học sinh	: Bảng con, bộ ghép chữ
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc: dấu huyền, ngã, bè, bẽ, đọc SGK.
- Yêu cầu viết bảng con: bè, bẽ
Hoạt động 2: Bài mới
1/ Giới thiệu dấu huyền, ngã
+ Dấu huyền: ( ` )
- Cho HS xem tranh và đọc nội dung tranh.
- Hỏi: tranh vẽ con gì? Cái gì?
Các tiếng dừa, mèo, gà, cò, đều có cùng một dấu đò là dấu huyền ( ` ) Ghi lên bảng dấu `. Cho HS phát âm.
- Hỏi: Dấu huyền giống nét cơ bản gì?
- Cho HS dùng ngón trỏ phát họa dấu huyền
+ Dấu ngã ( ~ )
Các bước tương tự như dấu huyền
2/ Dạy dấu thanh
- Hướng dẫn HS đọc, phân tích, đánh vần tiếng bè, bẽ
3/ Luyện viết bảng con:
- Viết mầu
- Giảng cách viết
- Nhận xét tuyên dương
HS 1 đọc, phân tích bè
HS 2 đọc, phân tích bẽ
HS 3 đọc SGK
HS 4 lên bảng viết bè, bẽ
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS: cây dừa, con mèo, con cò, con gà.
- HS đọc : dầu huỳên
- HS đọc : dấu ngã
Nhận diện: nét móc hai đầu nằm ngang
- HS ghép chữ bè, bẽ
- Viết dấu huyền, ngã, bè, bẽ
Môn:	Học Vần	Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: DẤU HUYỀN, DẤU NGÃ (tt)
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức	: Nắm cầu tạo: bè, bé, bẽ, bẹ...Nhận biết tiếng có dấu ` ‘ ~
b/ Kỹ năng	: Trả lời tự nhiên
c/ Thái độ	: Thích thú học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên	: Tranh ảnh
b/ Của học sinh	: Bảng cài, bảng con
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Cho HS nhìn bảng đọc bài ở tiết 1
Hoạt động 2: Luyện viết
- Giới thiệu bài viết
- Nhắc lại quy trình tô chữ bè, bẽ
- Nhác lại cách ngồi, cầm bút đúng quy định
Họat động 3: Luyện nói
- Cho xem tranh
- Đặt câu hỏi nói về tác dụng của bè
+ Bè dùng làm gì?
+ Bè thường thấy ở đâu?
+ Người trong tranh đang làm gì?
Họat động 4: Củng cố - Dặn dò
- Hướng dẫn đọc SGK và tìm dấu huyền, ngã trong văn bản GV ghi ra
- Nhận xét, tuyên dương HS học tốt
- Dặn dò lại bài và chuẩn bị bài hôm sau
- HS đọc dấu
nhìn tranh đọc tiếng : bè, võng...
- Đem vở tập viết
- Trả lời
- Trả lời
- Đem SGK
Thi đua phát biểu
Môn:	Học Vần	Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: BE, BÈ, BẺ, BẼ....
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức	: Nắm cấu tạo các tiếng be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ
b/ Kỹ năng	: Biết ghép và đánh vần các tiếng trên
c/ Thái độ	: Tích cực học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên	: Tranh ảnh
b/ Của học sinh	: Bảng con, bảng cài
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc các thẻ viết từ.
- Yêu cầu viết bảng con.
- Nhận xét chung, ghi điểm
Hoạt động 2: Bài mới
1/ Giới thiệu bài:
Nói: Sau một tuần học chữ và Tiếng Việt hôm nay chúng ta ôn lại đã biết được những gì?
- Ghi những chữ HS phát biểu lên bảng ( bên phải)
- Trình bày tranh minh hoạ để HS đối chiếu còn sót chữ, dấu nào không
- Hỏi: Tranh vẽ ai và cái gì?
2/ Ôn tập
a/ Chữ, âm e, b và ghép e, b thành be
- Gắn lên bảng: be
b/ Dấu, thanh và ghép be với các dấu thanh thành tiếng
c/ Các từ được tạo từ e, b và các dấu thành
- Cho đọc từ
d/ Hướng dẫn viết tiếng trên bảng con
- Hướng dẫn đưa bút
- Hướng dẫn viết (tô) vào vở tập viết.
Hát bài mẹ yêu không nào
2 em đọc: bè bè, bẻ bẹ...
2 em viết bảng lớp cả lớp viết bảng con: bè, bé, bẻ, bẹ
- Nghe
- Trao đổi nhóm và phát biểu các chữ, tiếng, dấu thanh, từ đã học
- Quan sát, nhận xét
- Phát biểu bổ sung
- Phát biểu
- Đọc tiếng có trong tranh
- HS thảo luận, đọc
- Thảo luận và đọc
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp
- Viết vào bảng con
- Viết vào vở
Môn:	Học Vần	Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: BE, BÈ, BẺ, BẼ (tt)
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức	: Củng cố đọc, viết tiếng be và tiếng be có các dấu thanh. Luyện nói trả lời đúng chủ đề.
b/ Kỹ năng	: Biết đọc, viết đúng: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ
c/ Thái độ	: Tích cực tham gia học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên	: Tranh ảnh
b/ Của học sinh	: Bảng cài, SGK
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc
1. Nhắc lại bài ôn ở tiết 1
- Sửa phát âm cho HS
2. Nhìn tranh phát biểu 
- Giới thiệu tranh minh họa: be bé
- Nói: Các đồ chơi của em bé là những vật thật đưcợ thu nhỏ. Chủ nhân của các đồ chơi này cũng bé và mọi vật đều be bé, xinh xinh
- Ai đọc được những chữ dưới tranh
- Chỉnh sửa phát âm cho HS
Hoạt động 2: Luyện viết
- Nêu yêu cầu: Tập tô các chữ
Họat động 3: Luyện nói
- Hướng dẫn đọc các tiếng khác nhau phù hợp với các dấu thanh
- Cho HS quan sát tranh và phát biểu
- Hướng dẫn nhận xét các cặp tranh theo chiều dọc
dê/dế; dưa/ dừa
cỏ/ cọ; vó/ võ
- Luyện nói
+ Em đã trông thấy các con vật, các loại quả, đồ vật... này chưa? Ở đâu?
+ Em thích nhất tranh nào?
Họat động 4: Củng cố - Dặn dò
- Đọc theo SGK
- Tìm tiếng có dấu thanh
- Dặn về nhà đọc lại bài
HS lần lượt đọc, phát âm các tiếng vừa ôn trong tiết 1
- Đọc phát âm theo nhóm, tổ, cá nhân
- Quan sát
- Phát biểu
- Nghe
- HS đọc: be bé ( 4 em)
- HS dùng vở tập viết
- Quan sát tranh, phát biểu
- Nhận xét theo nhóm
- Phát biểu
- Đọc SGK
Nghe
Môn:	Học Vần	Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: ê, v
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức	: Phát âm đúng: ê, v, bê, ve
b/ Kỹ năng	: Đọc và viết đúng: ê, v, bê, ve
c/ Thái độ	: Tích cực học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên	: Tranh vẽ, bộ ghép chữ
b/ Của học sinh	: Bảng con, bộ ghép chữ
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Cho HS đọc: be bé, bẻ bẹ, bè bè, be be
- Gọi HS lên viết : bé, bẻ, bẹ
Hoạt động 2: Bài mới
1/ Giới thiệu chữ ê:
- Treo tranh: con bê
Hỏi tranh vẽ con gì?
- Viết chữ bê
- Hỏi: Tiếng bê có chữ nào đã học?
- Nói: Vậy hôm nay chúng ta sẽ học chữ ê. Ghi chữ ê
- Phát âm mẫu: ê (miệng mở hẹp hơn e)
- Giới thiệu chữ bê đọc bê
- Phân tích tiếng be
- Đnáh vần
- Sửa sai cho HS
2/ Hướng dẫn học chữ v:
(tương tự như chữ ê)
3/ Luyện viết:
- Chữ ê (nét thắt giống chữ e, trên có dấu mũ)
- Chữ bê (nối giữa b và ê)
- Chữ v: nét móc 2 đầu + nét thắt
- Chữ ve (nối v với e)
4/ Đọc từ ứng dụng
- Ghi các tiếng ứng dụng và cho HS tìm tiếng chứa chữ ê, v
- Hướng dẫn thi đua đọc
- 3 HS đọc lần lượt: be bé, bẻ bẹ, bè bè.
- 3 em lên viết
Lớp viết bảng con
- HS: đây là con bê
- HS: chữ bờ (b)
- HS phát âm ê
(cá nhân, tổ, lớp)
- HS đọc: bê
- HS: chữ b ...  Ai đón chào Mai trước cửa lớp?
- Mai cùng học với ai?
Hoạt động 2: Múa hát, đọc thơ.
- Yêu cầu nêu các bài hát nói về trường, lớp
Hoạt động 3: Kết luận chung
- Trẻ em có quyền có họ, tên, được đi học
- Các em rất vui sướng khi trở thành HS lớp 1.
- Các em cố gắng học giỏi, ngoan hiền để cô giáo, cha mẹ vui lòng.
Hoạt động 4: Tổng kết
- Cho cả lớp đọc lại câu thơ.
- Cả lớp hát
- Lắng nghe
- HS thảo luậ n theo nhóm đôi
- Tranh 1: cả nhà đang chuẩn bị cho bé Mai ngày đầu tiên đến trường.
- Tranh 2: Đến trường bé có Cô giáo và các bạn chào đón.
- Tranh 3: Mai đang học tập ở lớp
- Tranh 4: Mai vui chơi cùng các bạn
- Tranh 5 : Mai kể cho bố mẹ nghe việc học ở lớp.
- HS thi đua hát
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại các ý GV vừa nêu
- HS đồng thanh đọc
Môn:	Thủ Công	Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: XÉ, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT, TAM GIÁC
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức	: Tiếp tục học xé, dán hình, biết xé hình chữ nhật, hình tam giác.
b/ Kỹ năng	: Xé dán được hình chữ nhật, tam giác tương đối đúng, đẹp.
c/ Thái độ	: Vui thích học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên	: Bài mẫu, giấy màu
b/ Của học sinh	: Giấy màu, hồ dán, vở thủ công
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp
- Yêu cầu HS chuẩn bị đồ dùng học tập.
Hoạt động 1: Kiểm tra, nhận xét bài hôm trước.
Hoạt động 2: Bài mới
1/ Giới thiệu: đây là bài xé đầu tiên, các em không dùng kéo, chỉ dùng tay xé. Bài đầu tiên xé dán hình chữ nhật, hình tam giác.
2/ Hướng dẫn mẫu xé dán hình chữ nhật
- Bước 1: Lật mặt sau một tờ giấy màu vẽ một hình chữ nhật dài 8 ô, rộng 6 ô.
+ Hướng dẫn HS vẽ: lấy một điểm A, từ A đếm ngang 8 ô, từ A đếm dọc 6 ô.
- Bước 2: Vẽ hình chữ nhật
- Bước 3: Dán hình vào ô
3/ Hướng dẫn xé, dán hình tam giác.
- Bước 1: Vẽ hình chữ nhật dài 8 ô, rộng 6 ô.
- Bước 2: Đếm từ trái sang phải 4 ô để lấy đỉnh, vẽ hình tam giác.
- Bước 3: Xé hình tam giác rồi dán vào vở.
Hoạt động 3: Tổng kết
- Nhận xét tiết học
- Tuyên dương
- Dặn dò: Chuẩn bị bài tuần sau
- HS nhắc lại bài cũ (2 em)
- Lắng nghe
- Chú ý
- HS thực hành vẽ hình chữ nhật
 8 ô
6 ô
- HS thực hành vẽ hình tam giác
 8 ô
6 ô
- Lắng nghe
Môn:	Tự Nhiên và Xã Hội 	Tiết:.........Thứ .............ngày.......tháng.........năm...........
Tên bài dạy: CHÚNG TA ĐANG LỚN
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức	: Biết được sức lớn của con người thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
b/ Kỹ năng	: Biết so sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn
c/ Thái độ	: Biết giữ gìn bản thân và tôn trọng thể lực người khác.
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên	: Tranh vẽ SGK
b/ Của học sinh	: SGK
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Mời 2 em trả lời câu hỏi
+ Cơ thể chúng ta có mấy phần?
+ Em phải làm gì để bảo vệ thân thể mình?
Hoạt động 2: Bài mới
1/ Giới thiệu: Cơ thể chúng ta hằng ngày lớn lên và hôm nay chúng ta tìm hiểu sự lớn lên đó thể hiện qua điều gì?
- Ghi đề bài
2/ Các hoạt động:
- Hoạt động 1: Làm việc với SGK
+ Yêu cầu Hs thảo luận
+ Đọc nội dung sẽ thảo luận và cho HS nhắc lại nội dung
* Tranh vẽ gì?
* Em bé lớn lên theo từng giai đoạn nào?
* Hai bạn trong tranh đang làm gì?
+ Hướng dẫn thảo luận
- Hoạt động 2: Hướng dẫn thảo luận chung
+ Cho cả lớp nhìn chung tranh phóng to, vài HS sẽ tình nguyện lên phát biểu
- Hoạt động 3: Thực hành
( Liên hệ thực tế)
+ Mời từng cặp Hs lên so sánh bề cao, cân nặng
3/ Giáo dục tư tưởng: Sự lớn lên của mỗi người không giống nhau. CHúng ta phải bảo vệ thân thể ngày càng mạnh, mau lớn
- 2 em lần lượt lên bảng
- Trả lời
- Lắng nghe
- Thảo luận 2 nhóm
- HS nhắc lại 3 nội dung cần thảo luận
- Từng cặp nhìn vào tranh hỏi đáp nhau
- 3 em lên bảng lần lượt
Lớp nhận xét bổ sung
- 4 cặp lên lần lượt
- Lắng nghe
Môn:	Toán	Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức	: Củng cố học hình: hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
b/ Kỹ năng	: Nhận biết hình và đọc đúng tên hình
c/ Thái độ	: Thích học toán
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên	: Các mẫu hình bằng nhựa.
b/ Của học sinh	: Bộ hình học toán cá nhân-SGK
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Cho HS lên nhận dạng hình và chọn ra đúng hình tam giác.
- Gọi HS lên tôn màu vào các hình tam giác.
Hoạt động 2: Bài mới
1/ Giới thiệu bài luyện tập. ôn luỵên hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
2/ Các hoạt động:
- Bài tập 1: 
+ Nêu yêu cầu: Tô màu các hình giống nhau thì tô cùng một màu 
+ Hướng dẫn để HS nắm rõ cách tô màu: hình vuông tô màu vàng, hình tròn tô màu xanh, hình tam giác tô màu hồng.
- Bài tập 2: 
Giới thiệu một số hình cho sẵn : 1 hình vuông, 2 hình tam giác
+ Ghép mẫu trên bảng
Hoạt động 3: Trò chơi
Tô màu nhanh và đúng hình tam giác
- 2 em lên bảng
- 1 em lên bảng
Tìm bài 1 và tìm hiểu yêu càu bài
HS làm bài
- 1 HS tô màu
HS dùng bộ hình cá nhân chọn 1 hình vuông, 2 hình tam giác
HS thực hành ghép như bài mẫu ( 2em)
HS xem hình vẽ và chọn 4 HS lên tham dự trò chơi
Môn:	Toán	Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: CÁC SỐ 1, 2, 3
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức	: Khái niệm ban đầu về các số 1, 2, 3. Biết đếm, viết, vị trí các số
b/ Kỹ năng	: Đọc, viết đúng các số 1, 2, 3
c/ Thái độ	: Chăm chỉ tiếp thu
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên	: Tranh vẽ đẹp, màu sắc rõ nét các số 1, 2, 3
b/ Của học sinh	: Bộ học toán cá nhân-SGK
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Cho HS lên nhận dạng hình 
- Nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 2: Bài mới
1/ Giới thiệu chữ số 1
- Đưa ra 1 con gà, 1 ô tô, 1 quả cam
- Hướng dẫn nhận ra điểm chung giữa các nhóm vật là chỉ có một
- Ghi lên bảng số 1 và gọi HS đọc tên số
- Hướng dẫn quan sát cách viết chữ số 1
2/ Giới thiệu chữ số 2
- Gắn lên bảng: 2 con gà, 2 quả cam, 2 ô tô
- Hướng dẫn quan sát và viết số 2
3/ Giới thiệu chữ số 3
( tương tự như số 1, 2)
Hoạt động 3: Thực hành
- Hướng dẫn làm bài tập trong SGK
- Bài 1: Viết số 1, 2, 3
- Bài 2: Nhìn tranh và đếm xong viết số tương ứng.
- Bài 3: Viết số hoặc vẽ thêm chấm tròn
Hoạt động 4: Trò chơi
Đọc nhanh số tương ứng
- 4 HS lên bảng
2 em chọn hình
2 e, đọc tên hình
- Quan sát
- Nói: Một con gà
 Một ô tô
 Một quả cam
- HS đọc: số một
- Quan sát
- HS đọc và ghi nhận các nhóm vật trên giống nhau là chỉ có 2 mà thôi
3 em lên bảng viết
mỗi em một dòng số
- 3 em lên bảng mỗi em một ô
- 4 em làm ở bảng lớp
- 5 em tham dự chơi
Môn:	Toán	Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức	: Củng cố, nhận biết số lượng 1, 2, 3. Biết đọc, viết, đếmcác số trong phạn vi 1, 2, 3.
b/ Kỹ năng	: Đọc, viết, đếm đúng các số 1, 2, 3
c/ Thái độ	: Thích học toán
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên	: Bảng phụ
b/ Của học sinh	: Bảng con-SGK
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên đếm số lượng mẫu vật và ghi số tương ứng
- Nhận xét cho HS viết số vào bảng con, viết xuôi, viết ngược.
Hoạt động 2: Bài mới
1/ Giới thiệu : Các em đã học đếm, đọc, viết các số 1, 2, 3. Hôm nay luyện tập để khắc sâu các số đó.
2/ Luyện tập:
- Bài tập 1: 
+ Hướng dẫn nêu được cách làm: xem tranh, nhận biết nội dung tranh ( đếm số lượng mẫu vật rồi viết số vào ô trống).
- Bài tập 2: 
+ Nêu rõ yêu cầu bài tập
- Bài tập 3:
Hướng dẫn cách làm bài: Có 2 nhóm hình vuông, nhóm 1 có 1 hình vuông, nhóm 2 có 2 hình vuông. Cả hai nhóm có mấy hình vuông
Nêu cấu tạo số
- Bài tập 4: Viết theo thứ tự dãy số. Nắm thứ tự các số từ bé đến lớn, từ lớn đến bé
Hoạt động 3: Tổng kết - Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò làm bài tập Toán
HS đếm: 1 con gà, 2 con chim, 3 quả cam và viết các số 1, 2, 3
( 3 em lần lượt)
- 2 em viết 1, 2, 3
 3, 2, 1
- Nghe
- 3 em lên chữa bài: vừa nêu vừa viết số có 2 hình vuông, em viết số 2...
- Nắm rỏ yêu cầu bài tập
- HS làm và chữ bài
- HS nhắc lại cách ;àm
- HS tự làm bài
- Hai với một được 3
- Một với hai được 3
- HS phát biểu và ghi 1. 2. 3
 3. 2. 1
Môn:	Toán	Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: CÁC SỐ 1, 2, 3, 4, 5
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức	: Khái niệm các số 4, 5. Nắm thứ tự dẫy số qua đó HS biết số nào bé nhất, lớn nhất
b/ Kỹ năng	: đếm được từ bé đến lớn, từ lớn đến bé
c/ Thái độ	: Thích học Toán
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên	: Mẫu vật với số lượng 5; Các số bằng bìa
b/ Của học sinh	: SGK, bảng cài, bảng con
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Mời 2 HS lên bảng cùng làm, mỗi người làm một bài: đếm và ghi số tương ứng
- Mời một em lên đếm xuôi, đếm ngược rồi ghi số
Hoạt động 2: Bài mới
1/ Giới thiệu: Hôm nay sẽ học thêm 2 sô 4 và 5
2/ Giới thiệu số 4, số 5
- Cài lên bảng 3 bông hoa rồi cài thêm một bông hoa
- Giới thiệu số 4 đếm liền sau số 3
- Cài 4 quả na rồi cài thêm 1 quả na
- Giới thiệu số 5 đếm liền sau số 4
- Giới thiệu số 4 và số 5 viết in và viết thường
- Hướng dẫn viết số 4, số 5
- Tìm hiểu thứ tự các số.
Hoạt động 3: Thực hành
- Bài 1: Viết số đúng, đẹp
- Bài 2: Đếm rồi ghi số
- Bài 3: điền số
Giải thích vì sao viết số 3, số 5
- Bài 4: Trò chơi nối nhóm vật với số
Hoạt động 4: Tổng kết
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò làm hoàn chỉnh bài tập
- 2 em làm bài
- Đế, 3 bông hoa rồi viết số 3
- Đếm 5 con thỏ viết số 5
1
2
3
3
2
1
- HS nhắc lại: 3 bông hoa thêm 1 bông hoa có 4 bông hoa
- Quan sát
- HS đếm và viết: 1, 2, 3, 4, 5
- HS viết số 4, 5
- HS tự làm bài 
- HS làm bài và chữa bài
- HS tự làm bài
-Tham dự chơi 4 nhóm
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc