I. Mục tiêu:
- Nhận biết được vần uynh, uych trong tiếng, từ và các câu ứng dụng
- Đọc, viết được vần uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, tranh minh họa bài Học vần
- Học sinh: SGK, bảng con, vở Tập viết, bút
III. Các hoạt động dạy học:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT Môn: Học Vần Bài: uynh – uych Tuần: 24 Tiết Người soạn: Nguyễn Thị Thủy Diệu I. Mục tiêu: - Nhận biết được vần uynh, uych trong tiếng, từ và các câu ứng dụng - Đọc, viết được vần uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch. - Giáo dục học sinh yêu thích môn Tiếng Việt. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: SGK, tranh minh họa bài Học vần - Học sinh: SGK, bảng con, vở Tập viết, bút III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phương pháp 1) Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định: Hát - Kiểm tra kiến thức cũ: uât, uyêt Trò chơi: “ Hoa của bé”. GV yêu cầu học sinh đọc các vần và từ ứng dụng như: uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh, luật giao thông được ghi trong mỗi bông hoa Nhận xét và ghi điểm - Yêu cầu HS viết bảng con: uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh Nhận xét 2) Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới a. Giới thiệu bài: uynh – uych b. Dạy vần: Uynh ¯ Nhận diện vần - Vần uynh được tạo nên bởi âm nào? ¯ Đánh vần: ¶Vần: - GV đọc mẫu và cho học sinh phát âm lại vần uynh - Yêu cầu học sinh đánh vần – vần uynh ¶Tiếng, từ khóa: - Từ vần uynh, muốn được tiếng huynh ta làm như thế nào? - Viết lên bảng: huynh - GV đánh vần: u - y - nhờ - uynh hờ - uynh – huynh - Yêu cầu học sinh đánh vần lại tiếng huynh - Nhận xét, chỉnh sửa cho học sinh - Yêu cầu học sinh xem tranh và cho biết tranh vẽ gì ? - Yêu cầu học sinh đánh vần và đọc trơn từ khóa : phụ huynh Nhận xét Uych ¯ Nhận diện vần : - Vần uych được tạo nên bởi âm nào ? ¯ Đánh vần : ¶Vần : - Yêu cầu học sinh đánh vần – vần uych ¶Tiếng, từ khóa : - Yêu cầu học sinh xem tranh và cho biết tranh vẽ gì ? - GV đánh vần : U - y - chờ - uych Hờ - uych - huych - nặng - huỵnh Ngã huỵch - Yêu cầu học sinh đánh vần và đọc trơn từ khóa : ngã huỵch ¶ Đọc lại toàn bài : - Yêu cầu học sinh đọc lại bài ¯ So sánh vần uynh và vần uych ¯ Hướng dẫn viết: - GV viết mẫu: uynh – huynh (vừa viết vừa nhắc quy trình viết. Lưu ý nét nối giữa h và uynh) - Yêu cầu học sinh thực hành viết Nhận xét - GV viết mẫu: uych – huỵch (vừa viết vừa nhắc quy trình viết. Lưu ý cách đặt dấu nặng ở tiếng huỵch) - Yêu cầu học sinh thực hành viết Nhận xét 3) Hoạt động 3: Luyện tập- Thực hành - Luyện đọc từ ứng dụng: Luýnh quýnh huỳnh huỵch Khuỳnh tay uỳnh uỵch - GV cho học sinh luyện đọc, giải nghĩa từ cho học sinh Nhận xét và sửa sai cho học sinh 4) Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Trò chơi: “Ai tài thế” Chia lớp thành 2 đội .Mỗi đội sẽ điền vần uynh hay vần uych vào chỗ trống của các từ: mừng quýnh, hoa quỳnh, to uỵch , chạy uỳnh uỵch . Đội nào điền đúng và nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc - Nhận xét trò chơi - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh đọc lại bài và chuẩn bị cho tiết 2 - Hát tập thể - Cá nhân đọc các vần và từ ứng dụng Nhận xét - Cá nhân thực hiện - Lắng nghe - Vần uynh tạo bởi âm: u y và nh - Học sinh thực hiện - U - y- nhờ - uynh( cá nhân, nhóm, lớp) - Ta thêm âm h trước vần uynh. - Học sinh đánh vần lại (cá nhân, nhóm, lớp) - Học sinh thực hiện - Cá nhân: Nhận xét - Vần uych tạo bởi âm: u y và ch - Cá nhân: U- y – chờ - uych - Học sinh thực hiện - Lắng nghe - Học sinh thực hiện( cá nhân, nhóm, lớp) - Cá nhân * Giống : cùng bắt đầu bằng u và y . * Khác : uych kết thúc bằng âm ch, uynh kết thúc bằng âm nh - Học sinh theo dõi và lắng nghe - Cá nhân thực hiện - Học sinh theo dõi và lắng nghe - Cá nhân thực hiện - Cá nhân đọc bài - Nhận xét - Hai đội tham gia trò chơi - Nhận xét tiết học - Lắng nghe Phương pháp trò chơi học tập Phương pháp hỏi -đáp kết hợp với phương pháp phân tích ngôn ngữ Phương pháp thực hành theo mẫu Phương pháp hỏi – đáp và phân tích ngôn ngữ Phương pháp thực hành theo mẫu Phương pháp trực quan Phương pháp phân tích ngôn ngữ và hỏi – đáp Phương pháp trực quan Phương pháp thực hành theo mẫu Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề kết hợp với phương pháp phân tích ngôn ngữ Phương pháp thực hành , luyện tập theo mẫu Phương pháp thực hành kết hợp với phương pháp giảng giải Phương pháp tổ chức trò chơi học tập
Tài liệu đính kèm: