Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1 trọn bộ

Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1 trọn bộ

Tuần 1

Tiết 1: Bài 1 :

 XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI

I.Mục tiêu :

 -Giúp HS làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.

-Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.

- HSG bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của từng bức tranh

II.Đồ dùng dạy học:

-Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi (ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại .).

-Học sinh : Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi.

III.Các hoạt động dạy học :

1. KTBC: Kiểm tra dụng cụ học môn mĩ thuật của học sinh.

2. BÀI MỚI:

Hoạt động 1: Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi.

GV giới thiệu tranh để học sinh quan sát:

Đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và ở các nơi khác. Chủ đề vui chơi rất rộng, người vẽ có thể chọn một trong rất nhiều các hoạt dộng vui chơi mà mình thích để vẽ thành tranh.

Ví dụ:

+ Cảnh vui chơi ở sân trường với rất nhiều hoạt động khác nhau: nhảy dây, múa hát, kéo co, chơi bi,

+ Cảnh vui chơi ngày hè cũng có nhiều hoạt động khác nhau: thả diều, tắm biển, tham quan du lịch, .

GV nhấn mạnh:

 Đề tài vui chơi rất rộng, phong phú và hấp dẫn người vẽ. Nhiều bạn đã say mê dề tài này và vẽ được những tranh đẹp.

 

doc 65 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1 trọn bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1: Bài 1 :
 XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI
 **********************
I.Mục tiêu :
 	-Giúp HS làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
-Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.
- HSG bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của từng bức tranh
II.Đồ dùng dạy học:
-Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi (ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại.).
-Học sinh : Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi.
III.Các hoạt động dạy học :
1. KTBC: Kiểm tra dụng cụ học môn mĩ thuật của học sinh. 
2. BÀI MỚI:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt động 1: Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi. 
GV giới thiệu tranh để học sinh quan sát:
Đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và ở các nơi khác. Chủ đề vui chơi rất rộng, người vẽ có thể chọn một trong rất nhiều các hoạt dộng vui chơi mà mình thích để vẽ thành tranh.
Ví dụ:
+ Cảnh vui chơi ở sân trường với rất nhiều hoạt động khác nhau: nhảy dây, múa hát, kéo co, chơi bi,
+ Cảnh vui chơi ngày hè cũng có nhiều hoạt động khác nhau: thả diều, tắm biển, tham quan du lịch,.
GV nhấn mạnh: 
	Đề tài vui chơi rất rộng, phong phú và hấp dẫn người vẽ. Nhiều bạn đã say mê dề tài này và vẽ được những tranh đẹp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh xem tranh và trả lời các câu hỏi của GV
GV treo các bức tranh mẫu có chủ đề vui chơi, đặt câu hỏi gợi ý.
 Bức tranh vẽ những gì?
 Em thích bức tranh nào nhất?
 Vì sao em thích bức tranh đó?
GV tiếp tục đặt các câu hỏi khác để học sinh tìm hiểu thêm về bức tranh:
 Trên tranh có những hình ảnh nào? (nêu các hình ảnh và mô tả hình dáng và động tác )
 Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?
 Hình ảnh trong tranh đang diễn ra ở đâu?
 Trong tranh có những màu nào? Màu nào được vẽ nhiều hơn?
 Em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn?
GV theo dõi khen ngợi, động viên khích lệ các em. GV sữa chữa bổ sung thêm.
3.TÓM TẮT, KẾT LUẬN:
GV hệ thống lại nội dung bài.
	Các em vừa được xem các bức tranh rất đẹp. Muốn thưởng thức được cái hay, cái đẹp của bức tranh, trước hết các em cần quan sát và trả lời câu hỏi, đồng thời đưa ra những nhận xét riêng của mình về bức tranh.
4.NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ:
Nhận xét chung cả tiết học về nội dung bài học, về ý thức học tập của các em.
Học sinh để đồ dùng học tập lên bàn để GV kiểm tra.
Học sinh quan sát và lắng nghe.
Học sinh nêu thêm một vài cảnh hoạt động vui chơi mà các em biết.
Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
Học sinh quan sát vở tập vẽ lớp 1, thảo luận theo cặp.
Đại diện các cặp trả lời câu hỏi.
Cảnh đua thuyền, bể bơi ngày hè.
Học sinh nói theo tùy thích.
Các chiếc thuyền rồng, cờ và các vận động viên đang bơi thuyền.
Học sinh quan sát tranh và nêu theo quan điểm của mình. 
Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
Học sinh lắng nghe.
5.DẶN DÒ:
Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh.
Chuẩn bị cho bài học sau.
Tuần 3
Tiết 3: Bài 3; 
MÀU VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH ĐƠN GIẢN
 **********************
I.Mục tiêu :
-Nhận biết 3 màu: đỏ, vàng, lam.
-Biết vẽ màu vào hình đơn giản. Vẽ được màu kính hình, không (hoặc ít) ra ngoài hình vẽ.
-HSG bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh khi được tơ màu.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: 	-Một số ảnh hoặc tranh có màu đỏ, vàng, lam.
	-Một số đồ vật có màu đỏ, vàng, lam như hộp sáp màu, quần áo, hoa quả
	-Bài vẽ của học sinh các năm trước
HS:	-Vở tập vẽ 1.
	-Bút chì đen, chì màu hoặc bút dạ, sáp màu.
III.Các hoạt động dạy học :
1. KTBC: Kiểm tra dụng cụ học môn mĩ thuật của học sinh. 
2. BÀI MỚI:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt động 1: Giới thiệu màu sắc: 3 màu đỏ, vàng, lam.
GV cho học sinh quan sát hình 1, Bài 3, Vở Tập vẽ 1 và đặt câu hỏi:
Hãy kể tên các màu ở hình 1. Nếu học sinh gọi tên màu sai, GV sửa ngay để các em nhận ra được 3 màu: đỏ, vàng, lam.
Kể tên các đồ vật có màu đỏ, vàng, lam.
GV kết luận :
Mọi vật xung quanh chúng ta đều có màu sắc.
Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn.
Màu đỏ, vàng, lam là 3 màu chính.
Hoạt động 2: Thực hành
Yêu cầu học sinh vẽ màu vào các hình đơn giản (h2, h3, h4, bài 3, VTV1)
GV đặt câu hỏi và gợi ý về màu của chúng:
Lá cờ Tổ quốc. Yêu cầu học sinh vẽ đúng màu cờ.
Hình quả và dãy núi. 
Hướng dẫn học sinh cách cầm bút và cách vẽ màu:
Cầm bút thoải mái để vẽ màu dễ dàng.
Nên vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau.
Theo dõi và giúp học sinh:
Tìm màu theo ý thích.
Vẽ màu ít ra ngoài hình vẽ.
3.NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ:
Nhận xét chung cả tiết học về nội dung bài học, về ý thức học tập của các em.
GV cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ.
Yêu cầu học sinh tìm bài vẽ nào mà mình thích.
Học sinh quan sát và lắng nghe.
Màu đỏ, vàng, lam
Mũ màu đỏ, màu vàng, màu lam,
Quả bóng màu đỏ, màu vàng, màu lam.
Màu đỏ ở hộp sáp,..
Lắng nghe.
Thực hiện vẽ màu vào hình đơn giản (h2, h3, h4, bài 3, VTV1).
Nền cờ màu đỏ, ngôi sao màu vàng.
Vẽ màu theo ý thích:
* Quả xanh hoặc quả chín.
* Dãy núi có thể màu lam, màu tím,
Theo dõi để thực hiện đúng cách cầm bút và cách vẽ màu.
Nhận xét một số bài vẽ của các bạn khác.
Tuỳ ý thích của mỗi học sinh.
Trả lời theo sự hiểu biết của mình
4.DẶN DÒ:
Quan sát mọi vật và gọi tên màu của chúng.
Quan sát tranh của banï trong lớp, xem bạn đã dùng những màu nào để vẽ.
Chuẩn bị cho bài học sau.
Tuần 4
Tiết 4: Bài 4; 
 VẼ HÌNH TAM GIÁC
 ************
I.Mục tiêu :
-Nhận biết được hình tam giác.
-Biết cách vẽ hình tam giác.
-Từ các hình tam giác có thể vẽ được một số hình tương tự trong thiên nhiên.
- HSG từ hình tam giác cĩ thể vẽ tạo hình 
II.Đồ dùng dạy học:
GV: 	-Một số hình vẽ có dạng hình tam giác.
	-cái êke, khăn quàng.
HS:	-Vở tập vẽ 1.
	-Bút chì đen, chì màu hoặc bút dạ, sáp màu.
III.Các hoạt động dạy học :
1. KTBC: Kiểm tra dụng cụ học môn mĩ thuật của học sinh. 
2. BÀI MỚI:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt động 1: Giới thiệu hình tam giác.
GV cho học sinh quan sát hình vẽ ở bài 4, Vở Tập vẽ 1 và đồ dùng dạy học để các em nhận ra:
Hình vẽ cái nón.
Hình vẽ cái êke.
Hình vẽ mái nhà
Chỉ vào các hình minh hoạ ở hình 3 và yêu cầu học sinh gọi tên của các hình đó.
GV tóm tắt: Có thể vẽ nhiều hình (vật, đồ vật) từ hình tam giác.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình tam giác
Đặt câu hỏi: Vẽ hình tam giác như thế nào? Đồng thời GV vẽ lên bảng cho học sinh quan sát cách vẽ:
Vẽ từng nét.
Vẽ nét từ trên xuống.
GV vẽ lên bảng một số hình tam giác khác nhau cho học sinh quan sát.
Hoạt động 3: Thực hành.
Hướng dẫn học sinh tìm ra cách vẽ cánh buồm, dãy núi, nước vào phần giấy bên phải (bài 4, Vở Tập vẽ 1). Có thể vẽ hai, ba cái thuyền buồm to, nhỏ khác nhau.
Hướng dẫn học sinh khá, giỏi:
Vẽ thêm hình: mây, cá
Vẽ màu theo ý thích, có thể là:
*Mỗi cánh buồm một màu.
*Tất cả các cánh buồm là một màu.
*Màu buồm của mỗi thuyền là khác nhau
*Màu thuyền khác với màu buồm.
*Vẽ màu mặt trời, mây.
Hướng dẫn học sinh vẽ màu trời và nước.
3.NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ:
Nhận xét chung cả tiết học về nội dung bài học, về ý thức học tập của các em.
GV cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ.
Yêu cầu học sinh tìm bài vẽ nào mà mình thích.
4.DẶN DÒ:
Quan sát quả, cây, hoa, lá.
Chuẩn bị cho bài học sau.
Học sinh quan sát và lắng nghe.
Cánh buồm;
Dãy núi;
Con cá
Lắng nghe.
Quan sát cách vẽ của GV.
Tìm ra cách vẽ cánh buồm, dãy núi, nước theo hướng dẫn của GV
Vẽ thêm hình theo ý thích của mình hoặc theo sự hướng dẫn của GV.
Nhận xét một số bài vẽ của các bạn khác.
Tuỳ ý thích của mỗi học sinh.
Thực hiện ở nhà.
Tuần 5
Tiết 5: Bài 5 
 VẼ NÉT CONG
 ****************
I.Mục tiêu :
-Nhận biết được nét cong.
-Biết cách vẽ nét cong.
-vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: 	-Một số đồ vật có dạng hình tròn.
	-Một vài hình vẽ hay ảnh có hình là nét cong.
HS:	-Vở tập vẽ 1.
	-Bút chì đen, chì màu hoặc bút dạ, sáp màu.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC: Kiểm tra dụng cụ học môn mĩ thuật của học sinh. 
2. BÀI MỚI:
Hoạt động 1: Giới thiệu hình tam giác.
GV vẽ lên bảng một số nét cong, nét lượn sóng, nét cong khép kín và đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
GV vẽ lên bảng: quả, lá cây, sóng nước, dãy núi,
Gợi ý để học sinh thấy các hình vẽ trên được tạo ra từ nét cong.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ nét cong.
GV vẽ lên bảng để học sinh nhận ra:
Cách vẽ nét cong.
Các hình hoa, quả được vẽ từ nét cong.
Hoạt động 3: Thực hành.
Gợi ý học sinh làm bài tập:
Giúp học sinh làm bài, cụ thể:
+ Gợi ý để học sinh tìm hình định vẽ.
+ Yêu cầu học sinh vẽ hình to vừa với phần giấy ở Vở Tập vẽ 1.
+ Vẽ thêm hình khác có liên quan.
+ Vẽ màu theo ý thích.
3.NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ:
Nhận xét chung cả tiết học về nội dung bài học, về ý thức học tập của các em.
GV cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ.
Ye ...  thực hành:
Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các em yếu hoàn thành nhiệm vụ tại lớp và trưng bày sản phẩm của mình.
3.Nhận xét đánh giá:
Hình vẽ và cách sắp xếp.
Màu sắc và cách vẽ màu.
4.Dặn dò: Thực hành ở nhà.
Quan sát quang cảnh nơi ở của mình.
Vở tập vẽ, tẩy, chì,  .
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh quan sát theo hướng dẫn của giáo viên về các bức tranh phong cảnh thiên nhiên.
Nói được tên các bức tranh.
Ví dụ: 	Cảnh sông, biển.
	Cảnh đồi núi, ruộng đồng.
Học sinh nêu những hình ảnh có trong các cảnh. 
Ví dụ: Cảnh sông biển có các hình ảnh: biển, thuyền, mây, trời .
Học sinh lắng nghe và lựa chọn tranh ảnh để thực hiện bài vẽ của mình.
Học sinh thực hiện bài vẽ của mình theo ý thích.
Học sinh tham gia đánh giá nhận xét cùng giáo viên về bài vẽ của các bạn theo hướng dẫn của giáo viên:
Hình vẽ và cách sắp xếp.
Màu sắc và cách vẽ màu.
Thực hành ở nhà.
Tuần 32 VẼ ĐƯỜNG DIỀM TRÊN VÁY ÁO
I.Mục tiêu : Giúp học sinh:
 	-Nhận biết được vẽ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm (đặc biệt là trang phục của dân tộc miền núi)
-Biết cách vẽ đường diềm trên váy áo.
-Vẽ được đường diềm trên váy áo và vẽ màu theo ý thích.
II.Đồ dùng dạy học:
-Một số tranh ảnh, ảnh chụp hoặc sổ in: thổ cẩm, áo, khăn, túi có trang trí đường diềm.
-Hình minh hoạ các bước vẽ đường diềm.
-Học sinh: Vở tập vẽ, màu vẽ.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Kiểm tra đồ dùng học tập của các em.
2.Bài mới :
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Œ Giới thiệu đường diềm
Giáo viên giới thiệu một số đồ vật đã chuẩn bị (áo, váy, vải dệt hoa,  có trang trí đường diềm) để hướng các em vào bài học.
Đường diềm được trang trí ở đâu ?
Trang trí đường diềm có làm cho áo, váy đẹp hơn không ?
Trong lớp ta, áo váy của bạn nào được trang trí đường diềm ?
Thông qua đó giúp học sinh nhận ra đường diềm được sử dụng nhiều trong việc trang trí quần áo, váy và trang phục của đồng bào miền núi.
 Hướng dẫn học sinh vẽ được đường diềm:
Vẽ hình: Chia khoảng cố gắng chia đều:
Vẽ hình treo nhiều cách khác nhau.
Vẽ màu đường diềm theo ý thích.
Vẽ màu vào hình vẽ.
Vẽ màu nền của đường diềm.
Vẽ màu vào váy, áo (tuỳ ý)
Chú ý : Màu nền kác màu váy, áo
Ž Học sinh thực hành:
Giáo viên nêu yêu cầu của bài vẽ: “Vẽ đường diềm trên áo, váy theo ý thích”.
Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các em yếu hoàn thành nhiệm vụ tại lớp.
3.Nhận xét đánh giá:
Hình vẽ: Các hình giống nhau có đều hay không ?
Vẽ màu: Có đẹp hay không ? (không ra ngoài,  )
Màu có nổi rõ và tươi sáng hay không ?
4.Dặn dò: Thực hành ở nhà.
Quan sát các loại hoa.
Vở tập vẽ, tẩy, chì,  .
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh quan sát theo hướng dẫn của giáo viên về các đồ vật có trang trí đường diềm.
Trên áo, váy, 
Trang trí làm cho áo, váy thêm đẹp.
Học sinh nêu theo thực tế.
Học sinh nhận thấy các dân tộc miền núi thường mang áo, váy có trang trí đường diềm, vì thế trông họ rất đẹp và rực rỡ.
Học sinh lắng nghe và lựa chọn cách trang trí để hoàn thành cho bài vẽ của mình.
Nhắc lại yêu cầu.
Học sinh thực hiện bài vẽ của mình theo ý thích.
Học sinh tham gia đánh giá nhận xét cùng giáo viên về bài vẽ của các bạn theo hướng dẫn của giáo viên:
Hình vẽ và cách sắp xếp các hoạ tiết.
Màu sắc và cách vẽ màu.
Thực hành ở nhà.
Tuần 33 VẼ TRANH BÉ VÀ HOA
I.Mục tiêu : Giúp học sinh:
 	-Nhận biết đề tài bé và hoa.
-Cảm nhận được vẽ đẹp của con người và thiên nhiên.
-Vẽ được bức tranh về đề tài bé và hoa.
II.Đồ dùng dạy học:
-Một số tranh ảnh về đề tài bé và hoa.
-Hình minh hoạ bé và hoa.
-Học sinh: Vở tập vẽ, màu vẽ.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Kiểm tra đồ dùng học tập của các em.
2.Bài mới :
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Œ Giới thiệu đề tài
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và giới thiệu để học sinh thấy “Bé và hoa” đề tài này gần gũi với sinh hoạt vui chơi của các em. Tranh vẽ thể hiện vẻ đẹp hồn nhiên thơ ngây của các em qua hình vẽ và màu sắc.
Trong tranh chỉ cần vẽ một em bé và một bông hoa hoặc có thể vẽ nhiều em bé, nhiều bông hoa, cửa hàng bách hoá, chợ hoa.
 Hướng dẫn học sinh cách vẽ
Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại hình dáng và trang phục của em bé, đặc điểm màu sắc các loại hoa.
Màu sắc và kiểu áo của em bé.
Em bé đang làm gì?
Hình dáng các loại hoa.
Màu sắc của hoa.
Tự chọn loại hoa mà em thích nhất.
Giáo viên hướng dẫn các em vẽ:
Vẽ em bé là hình ảnh chính của tranh, xung quanh là hoa và cảnh vật khác.
Bé trai và bé gái mặc quần áo đẹp trong vườn hoa.
Vẽ thêm cảnh vật khác như cây cối, lối đi, chim, bướm, 
Vẽ màu theo ý thích.
Ž Học sinh thực hành:
Giáo viên nêu yêu cầu của bài vẽ: “Vẽ tranh bé và hoa”.
Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các em yếu hoàn thành nhiệm vụ tại lớp.
3.Nhận xét đánh giá:
Cách thể hiện đề tài (đúng hay chưa rõ đề tài)
Cách sắp xếp hình ảnh trong tranh (bố cục hợp lí hay rời rạc)
Hình dáng ngộ nghỉnh, vui.
Màu csác của tranh rực rỡ và tươi sáng hay không ?
4.Dặn dò: Thực hành ở nhà.
Xem lại tất cả các bài vẽ đã học.
Vở tập vẽ, tẩy, chì,  .
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh quan sát tranh ảnh SGK và tranh phóng lớn của giáo viên và nhận xét.
Tranh vẽ em bé trai hay gái, mấy em bé và mấy bông hoa ?
Cảnh vật xung quanh vẽ như thế nào?
Hình dung cách vẽ cho bài vẽ của mình, (học sinh nêu theo thực tế của tranh)
Học sinh lắng nghe và lựa chọn cách vẽ cho bài vẽ của mình.
Nhắc lại yêu cầu.
Học sinh thực hiện bài vẽ của mình theo ý thích.
Học sinh tham gia đánh giá nhận xét cùng giáo viên về bài vẽ của các bạn theo hướng dẫn của giáo viên:
Chọn ra tranh vẽ đúng đề tài và đẹp nhất để trưng bày trước lớp.
Thực hành ở nhà.
Tuần 34 VẼ TỰ DO
(Bài kiểm tra cuối năm)
I.Mục tiêu : Giúp học sinh:
 	-Tự chọn đề tài để vẽ tranh.
-Vẽ được bức tranh theo ý thích.
II.Đồ dùng dạy học:
-Một số tranh ảnh của các hoạ sĩ về phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, sinh vật, với các chất liệu như sáp màu, bút dạ, màu bột, .
-Học sinh: Vở tập vẽ, màu vẽ.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Kiểm tra đồ dùng học tập của các em.
2.Bài mới :
Giáo viên giới thiệu nội dung, yêu cầu của tiết kiểm tra cuối năm.
Giới thiệu một số tranh ảnh cho học sinh xem để các em biết các loại tranh: phong cảnh, tĩnh vật, sinh vật, chân dung, 
Nêu lại yêu cầu của bài vẽ để học sinh chọn đề tài theo ý thích của mình. 
Gợi ý một số đề tài : 
a) Gia đình:
Chân dung: Ông bà, cha mẹ, anh chị em hay chân dung của mình.
Cảnh sinh hoạt gia đình: Bữa cơm, đi chơi công viên, 
b) Trường học:
Cảnh đến trường, học bài, lao động trồng cây, nhảy dây, 
c) Phong cảnh:
Biển, nông htôn, miền núi, 
d) Các con vật:
Con gà, chó, trâu, bò, 
Ž Học sinh thực hành: Làm bài kiểm tra của mình.
Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các em yếu hoàn thành nhiệm vụ tại lớp.
3.Nhận xét đánh giá:
Cách thể hiện đề tài (đúng hay chưa rõ đề tài)
Cách sắp xếp hình ảnh trong tranh (bố cục hợp lí hay rời rạc)
Hình dáng ngộ nghỉnh, vui.
Màu csác của tranh rực rỡ và tươi sáng hay không ?
4.Dặn dò: Thực hành ở nhà.
Xem lại tất cả các bài vẽ đã học.
Vở tập vẽ, tẩy, chì,  .
Học sinh nhắc lại nội dung yêu cầu của tiết học.
Học sinh quan sát tranh ảnh giáo viên giới thiệu 
Nhắc lại yêu cầu nội dung tiết học.
Học sinh lắng nghe và lựa chọn các đề tài để thực hiện cho bài vẽ của mình.
Học sinh thực hiện bài vẽ của mình theo ý thích.
Học sinh tham gia đánh giá nhận xét cùng giáo viên về bài vẽ của các bạn theo hướng dẫn của giáo viên:
Chọn ra tranh vẽ đúng đề tài và đẹp nhất để trưng bày trước lớp.
Thực hành ở nhà.
Tuần 35 TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP
I.Mục tiêu : Giúp học sinh:
 	-Thấy được kết quả học tập trong năm học.
-Nhà trường tổng kết và thấy được kết quả dạy – học Mỹ thuật.
II.Đồ dùng dạy học:
-Một số tranh ảnh, bài vẽ đẹp của học sinh trong năm học, 
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Kiểm tra chuẩn bị tranh ảnh của học sinh.
Nhận xét chung về tình hình chuẩn bị của học sinh.
2.Bài mới :
Giáo viên giới thiệu nội dung, yêu cầu của tiết học.
Gọi học sinh nêu lại các bài học đã học trong năm (kèm theo tranh ảnh).
Tổ chức cho các em chọn bài đẹp (vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh theo đè tài) và trưng bày nơi thuận tiện nhất cho nhiều người xem.
Cần hướng dẫn các em dán theo loại bài học.
Đánh giá:
Tổ chức cho các em xem và gợi ý các em đánh giá nhận xét các bài vẽ.
Tuyên dương học sinh có bài vẽ đẹp.
Học sinh để tranh ảnh lên bàn để giáo viên kiểm tra.
Nhắc lại.
Đưa tranh và nêu tên tranh hoặc tên bài vẽ đã học.
Lựa chọn tranh ảnh đẹp nhất để trưng bày theo các loại bài học.
Dán và trưng bày tại lớp.
Đánh giá cùng giáo viên.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an mi thuat 1.doc