Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 - Tuần 1

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 - Tuần 1

A. Yêu cầu:

· HS làm quen và nhận biết được chữ và âm e.

· Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.

· Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình.

B. Đồ dùng dạy học:

· Sách GV, vở BTTV, vở tập viết in, bảng con, bộ chữ cái TV, tranh minh họa tiết 1, 2, khung ô li được phóng to và chữ mẫu e.

C. Các hoạt động dạy và học

doc 73 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 956Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
BÀI 1: e
A. Yêu cầu:
HS làm quen và nhận biết được chữ và âm e.
Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình.
B. Đồ dùng dạy học:
Sách GV, vở BTTV, vở tập viết in, bảng con, bộ chữ cái TV, tranh minh họa tiết 1, 2, khung ô li được phóng to và chữ mẫu e.
C. Các hoạt động dạy và học:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra ĐDHT môn Tiếng Việt.
3.Bày dạy:
Giới thiệu bài:
-Tranh: bé, me, ve, xe.
-Tranh vẽ gì? Vẽ ai? Con gì?
-Nói: Các tiếng bé, me, xe,ve là các tiếng đều có âm e.
-Ghi tựa bài: e.
Dạy chữ ghi âm:
a)Nhận diện chữ: Viết lên bảng chữ e viết, giới thiệu: chữ e in, chữ e viết (khi viết ta dùng chữ e viết).
-Gồm những nét gì? (dùng bảng che)
b)Nhận diện âm và phát âm.
-GV phát âm mẫu và hướng dẫn: miệng hẹp, môi bè về hai phía.
-Yêu cầu HS phát âm âm e và sửa sai cụ thể (Chỉ vào cả âm e in, e viết)
-Tìm tiếng, từ khác có âm e?
Nghỉ giữa tiết: Múa vui.
e
c)Hướng dẫn viết con chữ e:
-Đây là con chữ ghi âm e.
-Con chữ e cao mấy dòng li, gồm nét gì?
Tô khô và hướng dẫn cách viết:
Chú ý: Cách để bảng, giơ bảng, xóa bảng vị trí của mắt, tay đến bảng, cách cầm phấn và xê dịch bảng khi viết.
-Nhận xét, uốn nắn, sửa sai bằng phấn màu.
-Biểu dương HS viết đẹp.
-Trò chơi: Thưởng hoa.
Củng cố dặn dò:
-Chuẩn bị học tiết 2.
-Hát vui.
-Xem tranh, trao đổi, thảo luận
-Nêu nội dung tranh.
-Đồng thanh e.
-Nét hất và nét cong hở phải.
-Nhận diện con chữ ghi âm e trong bộ chữ cái TV.
-Nhận xét, theo dõi.
-Luyện phát âm từng đôi quay mặt vào nhau.
-Phát âm cá nhân, tổ, nhóm, bàn. 100% lớp. Đọc âm e 2/3 lớp.
-Chè, té, kẻ, que, xe, khẻ 
-b
-Làm quen với đường li, dòng li. (khoảng cách giữa 2 đường li là đường li)
-Cao 2 dòng li, gồm nét hất và nét cong hở phải.
-Viết lên không, viết b.
lần 1: e
lần 2: nhiều con chữ e.
-Cả lớp.
TIẾT 2
1.Ổn định:
2.Kiểm tra tiết 1:
-Đọc âm e.
-Nói lại nội dung hình trong SGK,
-Bảng phụ: Gạch chân chữ e trong các chữ sau: vé, tô, mè, đi, xé, hè, quả, kẻ, lẹ, mò, que, nô, khe.
-Nhận xét.
3.Luyện tập:
 Luyện đọc: Phát âm âm e (in, viết) trên bảng lớp.
 Luyện viết: Chỉ vào con chữ e trên khung ô li.
-Chữ e cao mấy dòng li, gồm nét gì? Điểm đặt bút trên đường li 1 một chút, điểm kết thúc giữa dòng li 1.
Lưu ý: Cách để vở, cầm bút, tư thế ngồi.
Nghỉ giữa tiết.
 Luyện nói: Treo tranh minh họa.
-Tranh trong sách và tranh của cô thế nào?
-Yêu cầu HS nói về nội dung tranh hoặc đặt câu hỏi gợi mở tùy trình độ HS.
+Quan sát các tranh em thấy gì?
+Mỗi bức tranh nói về loài vật gì?
+Loài chim đang học gì?
+Loài ve đang học gì?
+Loài ếch đang học gì?
+Loài gấu đang học chữ gì?
+Các bạn nhỏ đang học chữ gì?
+Các tranh này cùng có hoạt động gì?
+Các con cũng đang làm gì đây?
GV chốt ý, liên hệ GD tư tưởng:
- Các con có thích đi học không? Học có vui không?
-Học là cần thiết và rất vui, ai cũng phải đi học và học thật chăm chỉ, học tập còn là một trong những quyền của trẻ em. Vì vậy các con nên cố gắng đi học đều và ngày càng tiến bộ nhé.
-Trò chơi: Đồng hồ tích tắc.
Nhận xét dặn dò:
-Đọc lại bài trong SGK, làm BTTV.
-Xem trước bài 2.
-Hát vui.
-Mở SGK.
-Cá nhân nhìn tranh nói tiếng nào trước cũng được.
-Mỗi tổ 2 bạn, các bạn còn lại nhận xét, bổ sung.
-Cá nhân HS chậm.
-V
-Đồ con chữ e 2 lần.
-Viết thêm 1 hàng con chữ e, phần còn lại viết vào buổi 2.
-Thể dục vui.
-Mở SGK, quan sát tranh minh họa và SGK.
-Giống nhau.
-Trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến, các bạn lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
-Phát biểu vui vẻ, tự tin, trọn câu, đủ ý.
-Tất cả đều học tập.
-Cũng đang học.
BÀI 2: b
A. Yêu cầu:
HS làm quen và nhận biết được chữ và âm b.
Ghép được tiếng be.
Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động học tập khác nhau.
B. Đồ dùng dạy – học:
Các ĐDHT môn TV, tranh minh họa T1, T2, khung ô li phóng to, chữ mẫu b, be.
C. Các hoạt động dạy và học:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Đọc con chữ e trong bảng con GV.
-Bảng phụ: Gạch dưới con chữ e trong các chữ: cá mè, bờ đê, xe bò, tổ dế, bé vẽ.
-Viết e.
-Nhận xét chung.
3.Bài dạy:
Giới thiệu bài:
-Tranh bé, bê, bóng, bà.
-Tranh vẽ gì? Vẽ ai? Vật gì? Con gì?
-Các tiếng bé, bê, bóng, bà đều có âm b.
-Cô dạy con học âm b.
-Ghi tựa bài: b
Dạy chữ ghi âm.
a-Nhận diện chữ: Chữ vào tựa bài và nói:
-Đây là con chữ ghi âm b in.
-Đây là con chữ ghi âm b viết, (Viết b dưới b) Khi viết ta dùng con chữ b viết.
-Gồm nét gì? (dùng bảng che)
b-Nhận diện âm, phát âm, ghép chữ.
Hướng dẫn phát âm: Hai môi chạm nhau, bật hơi ra, có tiếng thanh.
-Đọc âm b.
Ghép chữ:i3
b
e
be
-Lấy cho cô âm b.
-Lấy tiếp âm e đặt sau âm b.
-Cô có tiếng gì?
-Phân tích, đánh vần.
-Đọc trơn, be.
-Tìm tiếng mới có âm b?
Nghỉ giữa tiết:
b be
c-Hướng dẫn viết con chữ ghi âm b, be.
-Đây là con chữ gì?
-Cao mấy dòng li, gồm nét gì?
Tô khô và hướng dẫn cách viết: 
-Đặt bút ở ngay đường li 2 viết nét khuyết, sau đó lia bút viết nét thắt, kết thúc ở ngay đường li 3.
-Nhận xét, uốn nắn, sửa sai bằng phấn màu.
-Biểu dương HS viết đẹp.
-Cô có chữ gì đây?
-Gồm những con chữ gì?
Tô khô và hướng dẫn cách viết: 
-Đặt bút ở ngay đường li 2 viết con chữ b, sau đó viết liền con chữ e, b nối e ở đầu nét hất.
Lưu ý: Khi nối b với e cần hạ thấp nét thắt.
-Nhận xét, uốn nắn, sửa sai.
-Biểu dương HS viết đẹp.
Trò chơi: Bão thổi.
Củng cố dặn dò:
-Chuẩn bị T2.
-Nhận xét tiết học.
-Cá nhân.
-Cả lớp.
-Quan sát và nêu.
-Đồng thanh b.
-Nhận diện chữ b trong bộ chữ cái TV.
-Nét khuyết, nét thắt.
-Theo dõi, luyện phát âm từng đôi.
-Phát âm CN, tổ, nhóm, bàn, 100% lớp.
-2/3 lớp.
-Sử dụng bộ chữ cái TV, thực hành ghép lên thanh cài theo lệnh của GV.
-be.
-2, 3 em: b, e, be
-Cá nhân, tổ, nhóm, bàn.
-Nêu miệng: bí, bà, bố, bó, bò, bi, ba 
-b.
-5 dòng li, nét khuyết, nét thắt.
-Viết lên không.
-Viết b: Lần 1 một con chữ b. Lần 2 nhiều con chữ b.
-be.
-Gồm con chữ b đứng trước, con chữ e đứng sau.
-Viết lên không.
-Viết b. Lần 1 một chữ be. Lần 2 hai chữ be.
TIẾT 2
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra tiết 1:
-Đọc lại: b, b, e, be, b, be.
-Nói lại nội dung hình.
-Gạch dưới chữ b trong các chữ sau: ba ba, bà, bố, bẹ, bẻ, bẽ 
-Nhận xét.
3.Luyện tập:
 Luyện đọc trên bảng lớp: b b, b e be, b, be
 Luyện viết: Chú ý nối nét giữa b với e, nét thắt của con chữ b.
Nghỉ giữa tiết: Thể dục ui.
+Luyện nói: Treo tranh minh họa.
+Câu hỏi gợi mở:
-Tranh vẽ con gì? Vẽ ai?
-Ai đang học bài? Ai đang tập viết chữ e?
-Bạn voi đang làm gì? Bạn ấy có biết đọc không? Vì sao bạn ấy khóc?
-Bạn gái đang làm gì đây?
-Còn hai bạn gái tranh bên dưới đang làm gì?
-Con có biết trò chơi xếp hình không?
-Trò chơi ấy có vui không?
-Các bức tranh này có gì giống nhau và khác nhau?
Chốt ý và liên hệ gd tư dưởng:
- Trong học tập có nhiều công việc khác nhau như tập đọc, tập viết, kể chuyện, tập sử dụng thước kẻ, tập làm tính  Các con cần chăm chỉ rèn luyện ở tất cả các mặt hoạt động. Vui chơi cũng là học tập, và vui chơi giúp em phát triển trí thông minh, thoải mái sau thời gian học tập mệt mõi, từ đó hứng thú học tập ngày càng tiến bộ hơn.
+Trò chơi: Đối đáp.
Củng cố dặn dò:
-Đọc lại bài trong SGK.
-Học bài và làm BTTV.
-Xem trước bài 3.
-Nhận xét tiết học.
-Mở SGK.
-Cá nhân.
-Thi đua mỗi tổ 2 bạn.
-CN.
-V
-Tô con chữ b, be.
-Viết thêm 2 chữ b, 2 chữ be, phần còn lại viết vào buổi hai.
-Mở SGK quan sát và so sánh tranh trong sách và tranh của GV.
-Ai cũng đang học tập.
-Có nhiều loài khác nhau: Chim, gấu, voi, các bạn HS.
-Các công việc học tập khác nhau: Xem sách, tập đọc, tập viết, kẻ vở, vui chơi.
BÀI 3: /
A. Yêu cầu :
HS nhận biết được dấu và thanh sắc (/)
Biết ghép tiếng bé.
Biết được dấu và thanh (/) ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.
Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động khác nhau của trẻ em.
B. Đồ dùng dạy học:
ĐDHT môn TV, tranh minh họa T1, T2, các vật có hình dạng tựa dấu /, khung ô li được phóng to, chữ mẫu / be, bé.
C. Các hoạt động dạy và học:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Đọc b, e, be.
-Gạch dưới con chữ b trong các chữ sau đây, bảng phụ: bí, đỏ, bò bê, ba ba, bà kế bé, bé bi bô.
-Viết b: b, e, be.
-Nhận xét.
3.Bài dạy: /
Giới thiệu bài:
-Tranh: bé, cá, lá (chuối), chó, khế.
-Nói: Các tiếng bé, cá, lá, chó, khế là các tiếng đều có thanh sắc (/) hôm nay ta học ghi tựa bài: /
-Tên của dấu này là dấu sắc.
Dạy dấu thanh:
a)Nhận diện dấu:
-Hướng dẫn đọc dấu / trên bảng lớp.
-Tô khô dấu / trên  ... ùi có các âm đã học.
-Tranh minh họa.
-Tranh minh họa theo SGK.
BÀI 17: U – Ư
A. Yêu cầu:
HS đọc và viết được: u, ư, nụ, thư.
Đọc được câu ứng dụng: thứ tư, bé hà thi vẽ.
Phát biểu lời nói tự nhiên theo chủ đề thủ đô.
B. Hoạt động dạy và học:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
ĐDDH
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Ôn tập.
-Đọc: i a n m d đ t th.
 Tổ cò, da thỏ, lá mạ, thợ nề
 Cò bố mò cá, cò mẹ tha cá về tổ
-Viết: lá mạ, thợ nề.
-Nhận xét.
3.Bài dạy: u – ư
Giới thiệu âm u:
-Đây là gì? Giảng từ.
-Ghi bảng: nụ
-Âm và thanh nào học rồi?
-Còn đây là âm u hôm nay ta học (Tô màu và ghi lên)
a)Nhận diện chữ u.
-GT chữ u in
-Chữ u viết.
-So sánh u và n.
b)Phát âm và đánh vần tiếng.
-Phát âm mẫu: u (miệng hẹp như i 2 môi chúm về trước)
-Đọc âm u.
-Ghép chữ nụ
-Phân tích, đánh vần: nờ – u – nu – . – nụ, nụ.
-Đọc trơn: nụ.
c)Hướng dẫn viết chữ:
-u, nụ: Lưu ý chỗ nối n với u liền nét. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
Giới thiệu âm ư:
-Chữ ư in, ư viết.
-So sánh u, ư.
-Phát âm: ư (miệng mở hẹp, hai môi không chúm, thân lưỡi nâng lên)
-Viết chữ ư, thư: Lưu ý nối nét giữa th với ư.
Nghỉ giữa tiết: Múa vui.
Tiếng, từ ứng dụng:
 cá thu thứ tự
 đu đủ cử tạ
-Giảng từ.
Trò chơi: Ghép tiếng.
Củng cố dặn dò:
-Hôm nay con học âm gì? Tiếng gì? 
-Chuẩn bị học tiết 2.
-Hát vui.
-Nụ hoa.
-n, .
-Gồm nát móc ngược, nét thẳng.
-Gồm nét hất, 2 nét móc ngược.
-Giống nhau có 2 nét móc.
-Khác nhau: u có 2 nét móc ngược n có 2 nét móc xuôi.
-Luyện phát âm từng đôi, tổ, nhóm, bàn.
-HS ghép.
-CN, tổ, nhóm, bàn.
-Cả lớp: n n nụ.
-Viết lên không, viết bảng con.
-Như u nhưng có thêm dấu râu ở nét móc ngược bên phải.
-Khác nhau dấu ’.
-Viết lên không, viết b.
-Luyện đọc, CN, tổ, nhóm, bàn.
-Bảng lớp.
-Bảng con.
-1 nụ hoa.
-Bìa che.
-Bộ chữ TV.
TIẾT 2
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra tiết 1:
-Đọc bài trên bảng lớp.
3.Bài dạy: Luyện tập.
Câu ứng dụng:
 Thứ tư, bé hà thi vẽ
-Tiếng nào có âm vừa học? (gạch dưới và đọc lên)
-Luyện viết: u ư nụ thư
Nghỉ giữa tiết: Trò chơi.
-Luyện nói: Chủ đề gì?
-GV giảng từ thủ đô.
Câu hỏi gợi mở:
-Trong tranh, cô giáo đưa HS đi thăm cảnh gì?
-Chùa một cột ở đâu?
-Hà Nội là gì của nước Việt Nam?
-Mỗi nước có mấy thủ đô?
-Em biết gì về thủ đô Hà Nội?
Trò chơi: Ghép từ.
Củng cố dặn dò:
-Đọc bài, viết bài, làm BTTV.
-Xem trước bài 18.
-Nhận xét tiết học.
-Trò chơi.
-CN, nhóm, bàn.
-Quan sát, trao đổi, phát biểu về nội dung tranh.
-Thứ, tư.
-Luyện đọc: thi vẽ, bé hà thi vẽ, thứ tư thi vẽ 
-Viết vào vở TV.
-Thủ đô.
-Chùa Một cột.
-Ở Hà Nội.
-Là thủ đô.
-Giáo dục HS yêu quý đất nước và con người Việt Nam.
-Thi đua giữa các tổ.
-Tranh minh họa.
BÀI 18: x – ch
A. Yêu cầu:
HS đọc và viết được: x, ch, xe, chó.
Đọc được câu ứng dụng: xe ô tô chở cá về thị xã.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô.
B. Hoạt động dạy và học:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
ĐDDH
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: u – ư.
-Đọc: u – ư
 nụ, thư, cá thu, đu đủ.
 Thứ tư, cử tạ, thủ đô.
 Thứ tư, bé hà thi vẽ.
-Viết: u – ư, thủ đô.
-Nhận xét.
3.Bài dạy: x – ch
Giới thiệu âm x:
-Tranh vẽ gì? Giảng từ.
-Ghi bảng: xe.
-Âm và thanh nào học rồi?
-Còn đây là âm x hôm nay ta học (tô màu, ghi lên)
a)Nhận diện chữ x:
-GT chữ x in.
-Chữ x viết.
-So sánh x với c.
b)Phát âm và đánh vần tiếng:
-Phát âm mẫu x (khe hẹp giữa đầu lưỡi và răng – lợi, hơi thoát ra xát nhẹ không có tiếng thanh).
-Đọc âm x.
-Ghép chữ xe.
-Phân tích, đánh vần: xờ – e – xe, xe.
-Đọc trơn xe.
c)Hướng dẫn viết chữ:
-x: 2 nét cong hở trái, hở phải sát lưng vào nhau.
-xe: lưu ý nét nối giữa x và e là liền nét.
-Nhận xét và sửa lỗi cho HS.
Giới thiệu âm ch:
-Chữ ch là ghép từ 2 con chữ c, h.
-So sánh ch với th.
-Phát âm ch (lưỡi trước chạm lợi, rồi bật nhẹ không có tiếng thanh)
-Viết chữ: ch, chó: Nét nối giữa c với h, giữa ch với o, dấu / trên o.
Nghỉ giữa tiết: Thể dục vui.
Tiếng, từ ứng dụng:
 thợ xẻ chì đỏ
 xa xa chả cá
-Giảng từ.
Trò chơi: Đặt câu.
Củng cố dặn dò:
-Hôm nay con đã học âm gì? Tiếng gì? 
-Chuển bị học T2.
-Hát vui.
-xe ô tô.
-e
-Gồm tiếng xiên trái, nét xiên phải.
-Gồm nét cong hở trái, nét cong hở phải sát nhau.
-Giống nhau: Đều có nét cong hở phải.
-Khác nhau: x có thêm nét cong hở trái.
-Luyện phát âm từng đôi, tổ, nhóm, bàn.
-HS ghép.
-CN, tổ, nhóm, bàn.
-Cả lớp.
-Luyện đọc x - e, xe.
-Viết lên không, viết bảng con.
-Giống nhau: đều có h đứng sau.
-Khác nhau: c, t ở đầu âm.
-Viết lên không, viết b.
-Luyện đọc CN, tổ, nhóm, bàn.
 ..ợ xẻ ..ì đỏ
 ..a xa ...ả cá 
-Thi đua viết tiếp cho thanh câu có 4, 5 chữ.
-Bảng lớp.
-Bảng con.
-Tranh xe ô tô.
-Bìa che.
-Tranh con chó.
-Bìa che.
TIẾT 2
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra tiết 1:
-Đọc bài trên bảng lớp.
3.Bài dạy: Luyện tập.
Câu ứng dụng:
-Xe ô tô chở cá về thị xã.
-Tiếng nào có âm vừa học?
-Luyện viết: x, ch, xe, chó. (viết vào vở TV)
Nghỉ giữa tiết: Trò chơi.
-Luyện nói: chủ đề gì?
Câu hỏi gợi ý:
-Có những loại xe nào trong tranh? Em hãy chỉ từng loại xe?
-Xe bò thường dùng làm gì? Ở quê em còn gọi là xe gì?
-Xe lu dùng làm gì? Xe lu còn gọi là xe gì?
-Xe ô tô trong tranh còn gọi là xe gì?
-Nó dùng để làm gì?
-Có những loại xe ô tô nào nữa? Chúng được dùng làmgì? Còn có những loại xe nào nữa?
-Quê em thường dùng loại xe nào?
Trò chơi: Viết thư.
Củng cố dặn dò:
-Học bài, viết bài, làm BTTV.
-Xem trước bài 19.
-Nhận xét tiết học.
-CN, tổ, nhóm, bàn.
-Quan sát, trao đổi, phát biểu về nội dung tranh.
-Xe, chở, xã.
-Luyện đọc: ô tô chở cá, xe ô tô về thị xã.
-xe bò, xe lu, xe ô tô.
-Tranh minh họa.
-Tranh minh họa.
TẬP VIẾT BÀI 4: mơ, do, ta, thơ
A. Yêu cầu:
Viết đúng qui trình, cấu tạo, độ cao, nối nét các chữ mơ, do, ta, thơ. Biết cách cầm bút, để vở, ngồi đúng tư thế. Bài viết bảo đảm thời gian qui định, rõ ràng, sạch đẹp.
Rèn kĩ năng viết chữ đẹp, thế chữ ngay ngắn.
Giáo dục tính cẩn thận, chịu khó, yêu thích cái đẹp.
B. Đồ dùng dạy học:
Trình bày bảng, chữ mẫu, bìa che, bảng con, phấn, giẻ lau, vở TV, giấy lót tay, bút chì, tẩy, khăn nhỏ lau tay.
C. Hoạt động dạy và học.
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
ĐDDH
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Bài 3: lễ cọ bờ hổ.
-Nhận xét chung bài viết ở vở TV của HS.
-Tuyên dương bài viết sạch đẹp.
-Viết lại: hổ.
3.Bài dạy: Bài 4.
-Giới thiệu bài.
 Chữ mẫu: Đây là chữ gì?
-Gồm những con chữ gì? Dấu gì?
-Điểm bắt đầu và điểm kết thúc?
-m nối ơ ở đâu? Lưu ý dấu râu ’
mơ
Tô khô và hướng dẫn viết:
-Đặt bút ở giữa đường li 3 viết con chữ m, lia bút đến dưới đường li 3 một chút con chữ ơ, m nối ơ ở giữa nét cong. (đường li 2)
-Nhận xét, uốn nắn, sửa sai.
-Biểu dương HS viết đúng đẹp.
 Chữ mẫu: Đây là chữ gì?
-Gồm những con chữ gì?
-Điểm đặt bút, điểm kết thúc?
-d nối o ở đâu?
Tô khô và hướng dẫn viết: 
-Điểm đặt bút ở dưới đường li 3 viết conc hữ d, tiếp tục lia bút đến dưới đường li 3 viết con chữ o, d nối o ở đường li 2.
-Nhận xét, uốn nắn, sửa sai bằng phấn màu. Biểu dương HS viết đúng đẹp.
 Chữ mẫu: Đây là chữ gì?
-Gồm những con chữ gì?
-Điểm đặt bút, điểm kết thúc?
-t nối a ở đâu?
Tô khô và hướng dẫn viết:
-Đặt bút ở đường li 2 viết con chữ t, lia bút đến dưới đường li 3 viết con chữ a, t nối a ở đường li 2.
-Lưu ý t cao 3 dòng li.
-Nhận xét, uốn nắn, sửa sai cho HS bằng phấn màu. Biểu dương HS viết đúng đẹp.
 Chữ mẫu: Đây là con chữ gì?
-Gồm con chữ gì?
-Điểm đặt bút, điểm kết thúc? 
-Th nối ơ ở đâu?
Tô khô và hướng dẫn viết:
-Đặt bút ở đường li 2 viết con chữ th, lia bút đến dưới đường li 3 viết con chữ ơ, th nối ơ ở giữa nét cong. (đường li 2)
-Nhận xét, uốn nắn, sửa sai cho HS bằng phấn màu. Biểu dương HS viết đúng, đẹp.
Nghỉ giữa tiết: Thể dục vui.
Hướng dẫn HS viết vàovở: Tương tự bài 3.
-HS đồ lại chữ mẫu rồi mới viết.
-Chấm và nhận xét tại lớp 10 vở.
-HS nào viết chưa xong về nhà viết tiếp.
Củng cố dặn dò:
-Viết vào vở nhà mỗi chữ 3 dòn.
-Xem trước bài 4.
-Nhận xét tiết học.
-Hát vui.
-mơ, do, ta, thơ.
-mơ.
-Gồm m và ơ.
-Điểm đặt bút giữa đường li 2 và đường li 3. Điểm kết thúc dưới đường li 3 một chút. 
-m nối ơ ở đường li 2.
-Viết lên không.
-Viết bảng con.
-do.
-Gồm d và o.
-Điểm đặt bút ở dưới đường li 3. điểm kết thúc ở dưới đường li 3,
-d nối o ở giữa nét cong.
-Viết lên không.
-Viết bảng con: do do do
do
-ta.
-Gồm con chữ t và con chữ a.
-Điểm đặt bút ở đường li 2, điểm kết thúc ở đường li 2.
-t nối a ở giữa nét cong.
-Viết lên không.
-Viết bảng con: ta ta ta.
ta
-thơ.
-Gồm th và ơ.
-Điểm đặt bút ở đường li 2, điểm kết thúc ở dưới đường li 3.
-th nối ơ ở đường li 2.
-Viết lên không.
-Viết b: thơ thơ thơ.
thơ
-Bảng con.
-Bìa che, các chữ mẫu phóng to.
-Vở TV.

Tài liệu đính kèm:

  • docTV1.doc