Giáo án môn Toán + Tiếng Việt lớp 1 - Tuần học 1

Giáo án môn Toán + Tiếng Việt lớp 1 - Tuần học 1

MÔN : TIẾNG VIỆT

 Tên bài dạy: Các nét cơ bản

A. MỤC TIÊU:

- Học sinh làm quen và nhận biết được các nét cơ bản.

- Đọc đúng tên các nét cơ bản.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ viết sẵn các nét cơ bản

C. CÁC HOẠT ĐỘNG (HD) DẠY HỌC:

I. Ổn định tổ chức:

II. Kiểm tra Bài cũ: kiểm tra sách, vở và dụng cụ học tập.

III. Bài mới:

 

doc 338 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán + Tiếng Việt lớp 1 - Tuần học 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
Thứ hai ngày 24 tháng 08 năm 2009
MÔN : TIẾNG VIỆT
 ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
Thứ ba ngày 25 tháng 08 năm 2009
MÔN : TIẾNG VIỆT
 Tên bài dạy: Các nét cơ bản 
A. MỤC TIÊU:
- Học sinh làm quen và nhận biết được các nét cơ bản.
- Đọc đúng tên các nét cơ bản.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn các nét cơ bản
C. CÁC HOẠT ĐỘNG (HD) DẠY HỌC:
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra Bài cũ: kiểm tra sách, vở và dụng cụ học tập.
III. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Giới thiệu các nét cơ bản:
Giáo viên đọc các nét cơ bản
Hướng dẫn học sinh nhận xét lần lượt từng nét.
2. Hướng dẫn học sinh viết các nét cơ bản vào bảng con:
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết các nét cơ bản.
3. Luyện đọc
Học sinh đọc cá nhân, nhóm, lớp.
Học sinh cá nhân nhận xét.
Học sinh viết lần lượt từng nét vào bảng con.
Cá nhân, nhóm, lớp
4. Củng cố - Dặn dò. 
5. Rút kinh nghiệm
.........
.......... 
Môn: Toán
Tiết 1: Tiết học đầu tiên
A. MỤC TIÊU: 
- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, học sinh tự giới thiệu về mình.
- Bước đầu làm quen với sách giáo khoa, đồ dung học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Sách Toán 1
- Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của HS.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định lớp: 
II. Bài cũ: Kiểm tra sách, đồ dùng học toán.
III. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. GV HD HS sử dụng sách toán 1: 
a. GV cho HS xem sách toán 1
b. GV HD HS lấy sách toán 1
c. GV giới thiệu ngắn gọn về sách toán 1
- Từ bìa 1 đến tiết học đầu tiên
- HD HS giữ gìn sách.
2. HD HS làm quen với 1 số hoạt động học tập toán ở lớp 1: GV tổng kết nội dung theo từng ảnh.
3. Giới thiệu các yêu cầu cần đạt:
- Học toán 1 các em sẽ biết đếm
- Làm tính cộng, tính trừ
- Nhìn hình vẽ nêu được bài toán
- Biết giải các bài toán
- Biết đo độ dài
4. Giới thiệu bộ đồ dùng học toán: 
Cho HS giơ từng đồ dùng học toán
HS mở sách đến trang có “Tiết học đầu tiên”
HS xem phần bài học, phần thực hành trong tiết học toán.
HS thực hành gấp, mở sách.
HS mở sách quan sát tranh ảnh và thảo luận nhóm.
HS mở hộp đựng đồ dùng toán 1
HS nêu các đồ dùng.
5. Củng cố - Dặn dò. 
- Chuẩn bị bài tiết sau: Nhiều hơn, ít hơn; nhận xét - tuyên dương. 
6. Rút kinh nghiệm
.............
.................. 
Thứ tư ngày 26 tháng 08 năm 2009
MÔN : TIẾNG VIỆT
Bài 1: e 
A. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được chữ và âm e.
- Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sách giáo khoa.
- * HS khá giỏi luyện nói 4 – 5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong sách giáo khoa.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giấy ô li có viết chữ cái e, hoặc bảng có kẻ ô li.
- Sợi dây để minh hoạ nét cho chữ cái e.
- Tranh minh họa (hoặc các mẫu vật) các tiếng: bé, me, xe, ve.
- Tranh minh họa phần luyện nói về các “Lớp học” của loài chim, ve ếch, gấu và của HS.
Sách Tiếng Việt 1, tập 1 ( sách HS và sách GV), vở tập viết 1 tập 1, vở bài tập 1.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG (HD) DẠY HỌC:
I. Ổn định tổ chức: tự Giới thiệu HS làm quen với GV và các bạn.
II. Kiểm tra Bài cũ: kiểm tra sách, vở, đồ dùng và giữ gìn sách, vở.
III. Bài mới: 
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Giới thiệu bài:
Cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: các tranh này vẽ ai và vẽ cái gì?
- Bé, me, ve là các tiếng giống nhau đều có âm e
2. GV viết lại chữ e:
Chữ e gồm 1 nét thắt.
- Chữ e giống cái gì?
Giáo viên làm thao tác từ một sợi dây thẳng, vắt chéo lại để thành chữ e.
- Nhận diện âm và phát âm
Giáo viên phát âm – Giáo viên chỉ bảng
Giáo viên sửa lỗi - hướng dẫn tìm trong thực tế tiếng, từ có âm giống âm e vừa học.
- Hướng dẫn viết chữ trên bảng con:
Giáo viên viết mẫu chữ cái e vừa viết và hướng dẫn quy trình.
e
- Hướng dẫn thao tác cá nhân - nhận xét.
Các tranh này vẽ bé, me, xe, ve.
Học sinh phát âm đồng thanh e
Chữ e giống hình sợi dây vắt chéo.
Học sinh theo dõi cách phát âm của giáo viên.
Học sinh phát âm.
Học sinh viết trên không bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ.
Học sinh viết bảng con chữ e.
Tiết 2
3. Luyện tập: 
a) Luyện đọc:
b) Luyện nói: giáo viên tuỳ trình độ học sinh để có các câu hỏi gợi ý thích hợp.
- Quan sát tranh em thấy những gì?
Giáo viên đặt câu hỏi để kết thúc phần luyện nói.
Học sinh lần lượt phát âm, âm e.
Học sinh phát âm theo nhóm, bàn cá nhân
- Các bạn nhỏ đều học
HS khá giỏi nói 4 – 5 câu.
4. Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên chỉ bảng hoặc SGK, học sinh theo dõi đọc theo
- Về học bài, xem trước bài 2.
5. Rút kinh nghiệm
..........
..
Môn: Toán
Tiết 2: Nhiều hơn, ít hơn
A. MỤC TIÊU: 
- Biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật 
- Biết sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn khi so sánh các nhóm đồ vật.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Sử dụng các tranh của tóan 1 và một số nhóm đồ vật cụ thể.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
I. Ổn định lớp: 
II. Bài cũ: Kiểm tra sách, đồ dùng học toán.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. So sánh số lượng cốc và số lượng thìa: 
- Cầm nắm thìa trong tay và nói: có một số cái thìa
Hỏi: Còn cốc nào chưa có thìa?
- Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa thì ta nói: Số cốc nhiều hơn số thìa.
- Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 thìa thì không còn thìa để đặt vào cốc còn lại ta có: Số thìa ít hơn số cốc.
b. HD HS quan sát từng hình vẽ trong bài học: Giới thiệu cách so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng (chai và nút chai, ấm đun nước...)bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm kia có ít hơn.
c. Trò chơi: Nhiều hơn, ít hơn
1 HS lên bảng
HS trả lời và chỉ vào cốc chưa có thìa.
HS nhắc lại: Số cốc nhiều hơn số thìa.
HS nhắc lại: số thìa ít hơn số cốc
1 số HS nêu số.
HS thực hành theo 2 bước: số chai ít hơn số nút chai, số nút chai nhiều hơn số chai.
Thi đua nêu nhanh xem nhóm nào có số lượng nhiều hơn, ít hơn.
2. Củng cố - Dặn dò. 
- Cho một số HS nhắc lại số lượng của 2 nhóm đồ vật; chuẩn bị bài: ình vuông, hình tròn. Nhận xét, tuyên dương.
5. Rút kinh nghiệm
..........
............
Thứ năm ngày 26 tháng 08 năm 2009
 MÔN : TIẾNG VIỆT
Bài 2: b
A. MỤC TIÊU
	- Nhận biết được chữ và âm b
	- Đọc được: be.
	- Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sách giáo khoa. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Giấy ô li có viết chữ cái b hoặc bảng có kẻ ô li.
Sợi dây.
	- Tranh minh họa (hoặc các mẫu vật) các tiếng: bé, bê, bóng, bìa.
	- Tranh minh họa phần luyện nói.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra Bài cũ: cho HS đọc chữ e trong các tiếng: bé, me, xe, ve.
III. Bài mới:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
- Các tranh này vẽ ai và vẽ gì?
- Giải thích: bé, bê, bà, bóng là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có âm b
 GV chỉ chữ b trong bài
2. Dạy chữ ghi âm
GV viết lên bảng chữ b, phát âm và hướng dẫn HS
a) Nhận diện chữ:
- Viết hoặc tô lại chữ b: chữ b gồm hai nét: nét khuyết trên và nét thắt.
- GV lấy sợi dây thẳng đã có một nút thắt.
GV lấy sợi dây thẳng đã có một nút thắt, vắt chéo lại để thành chữ b.
b) Ghép chữ và phát âm: 
GV sử dụng bộ chữ cái Tiếng Việt.
- GV viết trên bảng chữ be.
- Hỏi về vị trí của b và e trong tiếng be.
- GV phát âm mẫu tiếng be.
- GV chữa lỗi phát âm cho HS.
- Hướng dẫn HS tìm trong thực tế có âm nào phát âm lên giống với b vừa học.
c) Hướng dẫn viết trên bảng con
GV nhận xét
HS thảo luận: bé, bê, bà, bóng
HS phát âm đồng thanh bờ (b)
HS ghép tiếng be
b đứng trước - e đứng sau.
HS đọc theo, cả lớp, nhóm, bàn cá nhân
HS: bò, bập bập của em bé
HS tô chữ và tiếng
HS viết bảng con: b, be
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- GV sửa phát âm
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS tô trong vở tập viết
c) Luyện nói: Ai đang học bài? Ai đang tập viết chữ e? Bạn  đang làm gì? Bạn ấy có biết đọc chữ không?
Bức tranh này có gì giống và khác nhau?
HS lần lượt phát âm b và tiếng be
HS tập tô vở tập viết.
- Giống nhau: Ai cũng tập trung vào học tập
- Khác nhau: các loài khác nhau, các công việc khác nhau: các loài khác nhau: xem sách tập đọc, tập viết, kẻ vở, vui chơi.
4. Củng cố - Dặn dò:
GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo.Dặn: học bài. Tìm chữ vừa học trong SGK. 
5. Rút kinh nghiệm
........
... 
Môn: Toán
Tiết 3: Hình vuông, hình tròn
A. MỤC TIÊU: 
Nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa (hoặc gỗ, nhựa...) có kích thước, màu sắc khác nhau.
- Một số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định lớp: 
II. Bài cũ: Kiểm tra sách, đồ dùng học toán.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu hình vuông: 
- Giơ lần lượt từng tấm bìa hình vuông cho HS xem: Đây là hình vuông.
Cho HS xem phần bài học toán 1.
2. Giới thiệu hình tròn:
Tương tự như giới thiệu hình vuông
3. Thực hành:
Bài 1: Tô màu
Bài 2: Tô màu.
Bài 3: Tô màu.
Bài 4: Làm thế nào để có hình vuông? Hướng dẫn học sinh khá giỏi làm. 
4. HD nối tiếp:
Nêu tên các vật hình vuông, các vật hình tròn.
Chơi trò chơi
Cho HS dùng bút chì vẽ theo hình vuông hoặc hình tròn trên tờ giấy và tô màu.
HS nhắc lại hình vuông
HS lấy hộp đồ dùng tóan 1, lấy các hình vuông giơ lên và nói hình vuông.
Trao đổi nhóm và nêu tên những vật nào có hình vuông. Các nhóm ytinhf bày kết quả
HS dùng bút chì màu để tô màu hình tròn, hình vuông được tô màu khác nhau.
HS nêu các vật ở trong lớp
HS tìm hình vuông, hình tròn trong tranh
HS thực hành vẽ hình vuông, hình tròn và tô màu vào hình vẽ mới vẽ được.
5. Củng cố - Dặn dò. 
- Cho một số HS nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn
- Về tìm các vật ở nhà có hình vuông, hình tròn
- Chuẩn bị bài: Hình tam giác; nhận xét, tuyên dương.
6. Rút kinh nghiệm
..........
............
Thứ sáu ngày 28 tháng 08 năm 2009
 MÔN : TIẾNG VIỆT
Bài 3: Dấu ( ́ )
	A. MỤC TIÊU 
 - HS nhận biết được dấu và thanh sắc ( ́ )
	- Đọc được: bé.
	- Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sách giáo khoa.
B. ĐỒ DÙNG:
	- Bảng kẻ ô li.
	- Các vật tự nhiên như hình dấu ( ́ )
	- Tranh minh h ... iết bảng: phụ huynh.
.
b. Phân tích và ghép vần uynh
HD ghép vần uynh trên bảng cài.
c. Ghép tiếng có vần uynh, đọc và viết từ có vần uynh.
+ Vần uych: 
- Cho HS so sánh: uynh với uych.
- Trình tự như vần uynh.
- GV dạy từ và câu ứng dụng.
GV giải thích nghĩa của từ.
TC: chọn đúng từ để củng cố vần oang, oăng.
Tìm hiểu luật chơi: GV gắn các phiếu từ đã chuẩn bị lên bảng và nêu luật chơi. Chia lớp thành nhóm, nhóm nào nhặt nhầm từ của nhóm kia thì phải chịu thua. Nhóm thua lên bảng cõng 1 bạn của nhóm thắng. 
HS chỉ vào tranh và nói theo phụ huynh.
HS nhận xét rút ra vần mới uynh.
HS đọc trơn: uynh.
HS phân tích, đánh vần , đọc trơn.
Cả lớp thực hiện.
HS tự ghép tiếng huynh.Đánh vần, đọc trơn.
HS đọc trơn từ phụ huynh trên bảng lớp và trong SGK
HS viết bảng con: uynh, huynh, phụ huynh.
HS đọc trơn: uynh, huynh, phụ huynh.
HS đọc cá nhân, nhóm ,lớp.
Nhóm 1: nhặt những từ chứa: uynh.
Nhóm 2: nhặt những từ chứa: uych.
Từng nhóm cử 1 người lên nhặt từ, luân phiên nhau cho đến khi cả 2 nhóm nhặt hết từ.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
Củng cố kết quả học ở tiết1.
Đọc câu và đoạn ứng dụng:
- GV đọc mẫu.
- GV và HS nhận xét bài đọc của từng CN.
b. Luyện viết:
c. Luyện nói theo chủ đề: Luyện nói theo chủ đề: Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang.
d. Hd HS làm bài tập. 
- HS đọc trơn lại vần, từ khóa, từ ứng dụng đã học.
- HS chỉ vào chữ theo lời đọc của GV.
- HS đọc từng dòng thơ.
- HS tìm tiếng chứa vần uynh, uych.
- HS chơi trò đọc tiếp nối, mỗi bàn đọc trơn 1 dòng thơ, bàn sau đọc dòng tiếp theo cho đến hết.
- HS đọc cá nhân cả đoạn thơ.
- HS tập viết trong vở TV1/2.
- HS quan sát các loại đèn trong lớp học hoặc liên hệ với loại đèn ở gia đình em để nói tên từng loại đèn đã quan sát.
- HS làm BT.
4. Củng cố - Dặn dò. 
- TC: xướng, họa để nhớ vần uynh và uych.
- HS ôn bài ở nhà, tìm từ có chứa vần mới học, đọc lại cả bài trong SGK, viết từ: phụ huynh, ngã huỵch vào vở. Chuẩn bị bài mới.
5. Rút kinh nghiệm
..
............
MÔN: tiếng việt
LUYỆN ĐỌC 
A. MỤC TIÊU: 
Học sinh đọc được các tiếng, từ trong bài 102.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Luyện đọc.
Cho học sinh đọc thầm trong sách giáo khoa.
Đọc thành tiếng.
GV giúp đỡ HS yếu đọc thành tiếng.
Ghép tiếng mới.
Học sinh đọc thầm hai lần.
Cá nhân, nhóm, cả lớp.
Học sinh ghép tiếng mới
2. Củng cố - Dặn dò. 
Nhận xét, tuyên dương. 
Thứ năm ngày 25 tháng 02 năm 2010
Môn: Toán
Tiết 95: Luyện tập
A. MỤC TIÊU: 
- Biết đặt tính , làm tính cộng các số tròn chục , bước đầu biết về tính chất phép cộng ; biết giải toán có phép cộng .
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Các bó, mỗi bó 1 chục que tính hay các thẻ 1 chục que tính trong bộ đồ dùng học toán 1
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
I. Ổn định lớp: 
II. Bài cũ: Gọi HS giải BT 1, 2, 3; Lớp làm bảng con; Nhận xét bài cũ.
III. Bài mới:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
1. GT bài, ghi đề:
2. HD HS làm BT:
a. Bài 1: Đặt tính rồi tính
HD để HS tự nêu cách làm bài (đặt tính, tính) rồi làm bài và chữa bài.
b. Bài 2a: Tính nhẩm.
Các bài còn lại học sinh khá giỏi làm
c. Bài 3: 
d. Bài 4: Nối theo mẫu.
GV tổ chức cho HS thi đua nối nhanh, nối đúng
HS viết các số sao cho chục thẳng chục, đơn vị thẳng với cột đơn vị
HS tự làm bài phần a, rồi chữa bài.
HS tự nêu đề bài, tự tóm tắt rồi giải bài toán rồi chữa bài.
HS tự nêu cách làm bài
HS thi đua tham gia trò chơi.
3. Củng cố - Dặn dò.
- Cho HS nhắc lại cách thực hiện phép tính hàng dọc
- Về xem lại bài, làm vở bài tập; Chuẩn bị tiết sau: Trừ các số tròn chục
4. Rút kinh nghiệm
..
............
 MÔN: tiếng việt 
Bài 103: Ôn tập
A. MỤC TIÊU 
- Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 98 đến bài 103.
- Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 98 đến bài 103.
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Truyện kể mãi không hết.
* HS khá, giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh minh họa các phiếu từ của các bài từ 98 đến bài 10 và các phiếu từ: ủy ban, hòa thuận, luyện tập.
- Bảng ôn kẻ sẵn trên bảng, các phiếu trắng để HS điền từ.
- Tranh minh họa câu chuyện: Truyện kể mãi không hết.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn các vần: uê, uy, uơ
TC: xướng họa.
GV hd luật chơi, GV làm quản trò.
2. Học bài ôn. GV ghi các vần đã học từ bài 98 đến bài 102.
a. GV dùng bảng ôn và làm mẫu.
Ghép các vần ở từng ô cột dọc với từng âm ở ô dòng ngang để tạo vần sau đó đọc trơn từng vần đã ghép. 
b. GV quan sát các nhóm và giúp đỡ các em gặp khó khăn..
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm viết các vần theo từng bảng ôn.
- HS thực hiện trò chơi.
- HS đọc các vần ở dòng đầu mỗi bài.
- HS tự ôn cách đọc các vần trên bảng
- HS quan sát.
- HS tự làm việc với bảng ôn theo từng cặp.
- HS đọc trơn các từ: ủy ban, hòa thuận, Luyện tập.
- HS thi viết đúng giữa các nhóm.
Tiết 2
c. GV hd HS hiểu quy định của cuộc chơi: Thi giữa 4 nhóm trong lớp, mỗi nhóm phải tìm đủ từ có chứa 10 vần ôn, số lượng từ tìm cho mỗi vần không hạn chế. Viết các từ tìm được của nhóm lên phiết trắng, ghi số nhóm vào góc trên bên trái của phiếu. Dán phiếu lên đúng ô dành cho các từ cần điền ở bảng ôn đã kẻ sẵn trên bảng lớp.
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
GV đọc mẫu cả đoạn.
b. Luyện Viết: 
c. Kể chuyện:
- GV kể lần1.
- GV kể lần 2, hỏi HS để HS nhớ từng đoạn.
d. Hd làm bài tập.
- HS chơi tìm từ có chứa các vần đã học để luyện đọc các từ và mở rộng vốn từ có chứa các vần ôn.
- HS thực hiện trò chơi.
Các nhóm dán xong kết quả, mỗi nhóm đại diện lên đọc kết quả.
- HS luyện đọc trơn đoạn thơ trong bài.
- HS nghe GV đọc mẫu cả bài.
- HS luyện đọc theo từng cặp.
Đọc từng dòng thơ, đọc cả đoạn thơ có nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ.
- Tìm tiếng trong đoạn có chứa vần đang ôn.
- HS đọc đt cả đoạn. Chơi trò đọc tiếp nối giữa các nhóm, mỗi bàn đọc 2 dòng.
- HS tập viết trong vở TV1/2
4. Củng cố - Dặn dò. 
- Dặn HS đọc các vần, từ và đoạn thơ trong bài.
- Kể lại một số đoạn hoặc cả câu chuyện: Truyện kể mãi không hết cho bạn hoặc người thân nghe.
- Chuẩn bị bài mới.
5. Rút kinh nghiệm
.................
Môn: Tập viết
Tiết 21: hòa bình,hí hoáy 
A. MỤC TIÊU 
- Viết đúng các chữ: hòa bình, hí hoáy, khoẻ khoắn, kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập hai.
* HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập hai.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Mẫu chữ phóng to, kẻ sẵn ô ly trên bảng, phấn màu.
- HS: bút, mực, phấn, bảng, khăn lau, vở tập viết.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	I. Ổn định lớp: 
	II. Bài cũ: 
	- Cho HS viết: ngăn nắp, bập bênh
	- GV chấm vở, nhận xét. 
III. Bài mới:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài - ghi đề:
2. Hd HS viết bài:
GV cho HS xem mẫu phóng to.
GV ghi chữ mẫu trên bảng, vừa viết vừa hd HS viết.
Hd HS viết bài vào vở.
GV nhắc tư thế ngồi, để vở, cầm viết. GV viết mẫu dòng thứ nhất.
GV hd tiếp dòng thứ hai cho đến hết bài. Sửa sai, uốn nắn cho HS yếu.
- HS xem mẫu chữ.
- HS đồ chữ trên không.
- HS viết bảng con.
- HS đồ chữ trong vở tập viết.
- HS viết từng hàng theo sự hd của GV đến hết bài.
3. Củng cố - Dặn dò. 
- Thu một số vở chấm - nhận xét.
- Chuẩn bị bài 22, nhận xét - tuyên dương.
- Nhận xét - tuyên dương.
Môn: Tập viết
Tiết 22: tàu thuỷ, giấy pơ-luya 
A. MỤC TIÊU 
- Viết đúng các chữ: tàu thuỷ, giấy pơ - luya, tuần lễ, kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập hai. * HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập hai 
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Mẫu chữ phóng to, kẻ sẵn ô ly trên bảng, phấn màu.
- HS: bút, mực, phấn, bảng, khăn lau, vở tập viết.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	I. Ổn định lớp: 
	II. Bài cũ: 
	- Cho HS viết
	- GV chấm vở, nhận xét bài cũ. 
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài - ghi đề:
2. Hd HS viết bài: GV cho HS xem mẫu chữ phóng to.
GV ghi chữ mẫu trên bảng, vừa viết vừa hd HS viết.
Hd HS viết bài vào vở.
GV nhắc tư thế ngồi, để vở, cầm viết. GV viết mẫu dòng thứ nhất.
GV hd tiếp dòng thứ hai cho đến hết bài. Sửa sai, uốn nắn cho HS yếu.
- HS xem mẫu chữ.
- HS đồ chữ trên không.
- HS viết bảng con.
- HS viết từng hàng theo sự hd của GV đến hết bài.
3. Củng cố - Dặn dò. 
- Thu một số vở chấm, nhận xét, trả bài.
- Chuẩn bị bài 23: tô chữ hoa.
Môn: Toán
Tiết 96: Trừ các số tròn chục
A. MỤC TIÊU: 
- Biết đặt tính , làm tính , trừ nhẩm các số tròn chục ; biết giải toán có lời văn .
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Các bó, mỗi bó 1 chục que tính.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
I. Ổn định lớp: 
II. Bài cũ: Cho 1 số HS lên bảng làm BT 2, 3; Nhận xét bài cũ.
III. Bài mới:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
1. GT cách trừ các số tròn chục:
a. B1: HD các thao tác trên các que tính
- HD HS lấy 50 que tính
b. B2: HD HS làm tính
- Đặt tính
- Kẻ vạch ngang
- Tính (từ trái sang phải)
–
 50 0 trừ 0 bằng 0, viết 0
 20 5 trừ 2 bằng 3 viết 3
 30 Vậy 50 – 20 = 30
2. Thực hành:
a. Bài 1: Tính
b. Bài 2: Tính nhẩm.
GV HD HS trừ nhẩm số tròn chục: 50-30 ta nhẩm: 5 chục – 3 chục = 2 chục
c. Bài 3:
d. Bài 4: > < = HS khá giỏi làm bài
HS nhận biết 50 có 5 chục, 0 đơn vị, tách ra 20 que tính.
HS nhận biết 20 có 2 chục, 0 đơn vị
Số que tính còn lại gồm 3 chục và 0 que tính rồi viết 3 ở cột chục và 0 ở cột đơn vị.
Gọi vài HS nêu lại cách tính
HS làm bài rồi chữa bài
HS đứng tại chỗ trả lời.
HS tự nêu đề toán rồi tự tóm tắt rồi giải và chữa bài.
3.Củng cố - Dặn dò.
- Cho HS nêu cách đặt tính và cách tính
- Về xem lại bài, làm vở bài tập; Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập.
4. Rút kinh nghiệm
..
............
Sinh hoạt lớp
A. MỤC TIÊU
- Nhận biết được ưu điểm khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm sữa chữa được khuyết điểm.
B NỘI DUNG 
1. Nhận xét
a. Ưu điểm:- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
 -Học bài ,làm bài tốt. 
 - Nề nêp thể dục được.
 b. Hạn chế: - 2,3 HS giờ ra chơi,chơi đất bẩn tay.
 - 2 HS vở bẩn. 
2. Phương hướng tuần sau:
 - Duy trì ưu điểm.
 - Giờ ra chơi không được chơi bẩn. 
 - Giữ gìn sạch vở sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Toan va Tieng Viet tuan 1 tuan 24CKTKN Cat Gianghia.doc