Giáo án môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 27

Giáo án môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 27

Tập đọc:

Hoa ngọc lan

A. Mục tiêu:

 - Đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn,. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.

 - HS trả lời được câu hỏi 1, câu hỏi 2 (SGK)

B. Đồ dùng dạy học:

 * Giáo viên:

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trên máy.

 - Một số loại hoa (cúc, hồng, sen ), bông hoa ngọc lan.

 * Học sinh:

 - SGK, bút dạ,Sưu tầm các loại hoa

 

doc 23 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010
Tập đọc:
Hoa ngọc lan
A. Mục tiêu: 
 - Đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn,.... Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.
 - HS trả lời được câu hỏi 1, câu hỏi 2 (SGK)
B. Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trên máy. 
 - Một số loại hoa (cúc, hồng, sen), bông hoa ngọc lan.
 * Học sinh:
 - SGK, bút dạ,Sưu tầm các loại hoa
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS đọc bài Vẽ ngựa
 + Tại sao nhìn tranh bà không đoán được bé vẽ gì ?
 - GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS đọc bài trước lớp và trả lời câu hỏi.
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 a, Giáo viên đọc mẫu lần 1:
 - Giọng đọc chậm, nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm.
- Cả lớp đọc thầm.
 b, Hướng dẫn luyện đọc:
 * Luyện đọc các tiếng, từ ngữ: 
 - GV gợi ý cho HS nêu- GV gạch chân các từ ngữ trên màn hình.
- HS nêu: hoa ngọc lan, xoè ra, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn...
 - Gọi HS tiếp nối đọc.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
- Đọc theo tay chỉ của GV trên màn hình.
 - Yêu cầu HS phân tích một số tiếng. 
- HS phân tích theo yêu cầu: xoè, sáng, lan.
 - GV giải nghĩa từ.
 + Ngan ngát: có mùi thơm ngát, lan toả rộng, gợi cảm giác thanh khiết, dễ chịu.
 + Lấp ló: ló ra rồi khuất đi, khi ẩn khi hiện.
- Cả lớp quan sát bông hoa ngọc lan, trên màn hình.
 * Luyện đọc câu:
 - Cho HS đọc tiếp nối.
- HS đọc cá nhân, bàn, cả lớp.
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
 * Luyện đọc đoạn, bài:
 - GV chia đoạn- gọi HS đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1: ( ở ngay đầu hè... xanh thẫm )
- 3 HS đọc đoạn 1.
 + Đoạn 2: ( Hoa lan... khắp nhà )
- 3 HS đọc đoạn 2.
 + Đoạn 3: (Vào mùa lan.... tóc em.)
- 2 HS đọc đoạn 3.
 - Cho HS đọc toàn bài.
- 2 HS đọc toàn bài- cả lớp đọc đồng thanh.
 * Thi đọc trơn cả bài.
 - Yêu cầu mỗi tổ cử 1 HS thi đọc, 1 HS chấm điểm.
- Một số HS đại diện các nhóm đọc bài.
- HS chấm điểm
 - GV nhận xét, cho điểm.
 3. Ôn các vần ăm, ăp:
 (1). Tìm tiếng trong bài có vần ăm, ăp:
 - Yêu cầu HS tìm và phân tích.
- HS tìm: khắp
- Tiếng khắp có âm kh đứng trước, vần ăp đứng sau, dấu sắc trên ă.
 (2). Nói câu có chứa tiếng có vần ăm, có vần ăp.
- Gọi HS nêu yêu cầu trong SGK.
 - Gọi HS đọc câu mẫu
M: Vận động viên đang ngắm bắn.
 Bạn học sinh rất ngăn nắp.
 - Cho HS suy nghĩ rồi tiếp nối nhau nói câu- GV chỉnh sửa cho HS và chọn một vài câu ghi bảng.
VD: Bạn Ngọc lớp em rất chăm học.
 Khắp vườn, hoa nở đỏ rực.
 - Cho HS đọc lại các câu trên bảng.
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
 - Nhận xét chung giờ học
Tiết 2
 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
 a, Tìm hiểu bài đọc:
 - Gọi HS đọc đoạn 1 và 2
 + Nụ hoa lan có màu gì ?
 - Cho HS đọc đoạn 2 và 3
 + Hương lan thơm như thế nào ?
 - GV đọc diễn cảm bài văn.
 - Cho HS đọc toàn bài
 - GV nhận xét, cho điểm.
 b, Luyện nói:
 - Gọi HS đọc yêu cầu luyện nói
 - Cho HS quan sát tranh trên màn hình yêu
cầu HS gọi tên các loài hoa đó. Nói thêm
- 2 HS đọc và trả lời 
+ Nụ hoa lan có màu trắng ngần.
- 2 HS đọc
+ Hương lan thơm ngát toả khắp vườn, khắp nhà.
- Một số HS khác nhận xét.
* Kể tên các loài hoa mà em biết.
- HS luyện nói theo cặp bằng hoa thật.
 những điều em biết về loài hoa mà em kể tên.
+ Đây là hoa gì ? Hoa có màu gì ?
+ Cánh hoa to hay nhỏ , có mấy cánh? Nở vào mùa nào ?
 - Cho HS nói về các loài hoa mà em biết.
- Đại diện một số cặp nói trước lớp.
 - GV nhận xét, cho điểm.
III. Củng cố - dặn dò: 
 - Cho HS đọc lại cả bài.
- HS đọc đồng thanh cả bài.
 - GV nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS đọc lại bài, chuẩn bị bài: Ai dậy sớm.
- HS nghe và ghi nhớ.
Toán:
Tiết 105: 
 Luyện tập
A. Mục tiêu:
 - HS biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số. Biết tìm số liền sau của một số. 
 - HS biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị .
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:	 
 - SGK, bảng phụ bài 3, bài 4(144).
 * Học sinh:
 - SGK, bảng con, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS lên bảng điền dấu.
 - Yêu cầu HS nêu cách so sánh 2 số có hai chữ số.
 - GV nhận xét, cho điểm
- 3 HS lên bảng điền dấu: 
 96 > 54 74 < 99	39 < 93
- Một vài HS nêu.
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 * Bài 1( 144):
 + Bài yêu cầu gì ?
 - GV đọc cho HS viết.
 - Cho HS gắn bài.
* Viết số.
- HS viết bảng con, 3 HS lên viết trên bảng phụ. 
- Gắn bảng phụ, chữa bài, nhận xét.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
a, 30, 13, 12, 20. 
b, 77, 44, 96, 69.
c, 81, 10, 99, 48.
 * Bài 2( 144):
 - Gọi HS nêu yêu cầu.
* Viết (theo mẫu):
 - Giúp HS nhận biết mẫu.
 M: Số liền sau của 80 là 81.
 - Yêu cầu HS làm bài.
- Cả lớp làm bài SGK.
 - Cho HS tiếp nối đọc kết quả.
- HS đọc kết quả.
 - Gọi HS khác nhận xét.
 - GV nhận xét chung bài làm của HS.
 a, Số liền sau của 23 là 24.
 Số liền sau của 70 là 71.
 b, Số liền sau của 84 là 85.
 Số liền sau của 98 là 99.
 c, Số liền sau của 54 là 55.
 Số liền sau của 69 là 70.
 d, Số liền sau của 39 là 40.
 Số liền sau của 40 là 41.
 * Bài 3( 144): 
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Điền dấu >, <, = vào ô trống
 - Cho HS làm bài vào vở.
- Cả lớp làm bài vào vở.
 - GV thu một số bài chấm
 - Gọi 3 HS chữa bài trên bảng phụ.
 - Cho HS nhận xét và hỏi cách so sánh.
 - GV nhận xét bài làm của HS.
 - Yêu cầu HS đổi bài kiểm tra theo cặp.
- HS diễn đạt cách so sánh hai số có chữ số hàng chục giống, và khác nhau.
a, 34 45 c, 55 < 66
 78 > 69 81 33
 72 90 77 < 99
 62 = 62 61 22
 * Bài 4( 144):
 - Gọi HS nêu yêu cầu.
* Viết (theo mẫu):
- Gắn bảng phụ giúp HS nhận biết mẫu.
 - Tổ chức HS tham gia chơi: Truyền điện
M: 
a, 87 gồm 8 chục và 7 đơn vị;
 ta viết: 87 = 80 + 7
 - Gọi HS nhận xét 
- Hai đội chơi. Mỗi đội tham gia 3 HS
b, 59 gồm 5 chục và 9 đơn vị; 
 ta viết: 59 = 50 + 9
 - GV nhận xét , công bố kết quả.
c, 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị; 
 ta viết: 20 = 20 + 0
d, 99 gồm 9 chục và 9 đơn vị;
 ta viết: 99 = 90 + 9
III. Củng cố- dặn dò:
 - GV, HS hệ thống bài học.
 - Dặn HS về xem lại bài- tập phân tích số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. 
 Chuẩn bị bài: Bảng các số từ 1 đến 100.
Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2010
Toán:
Tiết 106: 
Bảng các số từ 1 đến 100
A. Mục tiêu:
 - HS nhận biết được 100 là số liền sau của 99 . 
 - Đọc, viết , lập được bảng các số từ 0 đến 100.
 - Nhận biết một số đặc điểm các số trong bảng.
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Bảng các số từ 1 đến 100. bảng phụ bài 3(145).
 * Học sinh:
 - SGK, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy - học:
 I. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS lên bảng làm bài.
 + Số liền sau của 25 là bao nhiêu ?
Vì sao em biết ? ....
 - GV nhận xét và cho điểm.
- 2 HS mỗi em làm 1 phần.
 78 > 69 44 > 33
 62 = 62 88 < 90
 61 < 63 28 < 82 
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Giới thiệu bước đầu về số 100:
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Cho HS làm bài, nối tiếp đọc kết quả.
 - GV gắn lên bảng tia số có viết các số 90 đến 99 và 1 vạch để không.
 - GV treo bảng gài sẵn 99 que tính và hỏi:
 + Trên bảng có bao nhiêu que tính?
 + Vậy số liền sau của 99 là số nào?
 + Vì sao em biết?
 - Cho HS lên bảng thao tác thêm 1 đơn vị.
 - GV gắn lên tia số 100
 + 100 là một số có mấy chữ số.
 - GV nói : 100 là số có 3 chữ số , chữ số 1 
* Viết số liền sau:
+ Số liền sau của 97 là 98
+ Số liền sau của 98 là 99
+ Số liền sau của 99 là 100
 - 1 HS đọc bài làm bài trên tia số. 
(lên bảng chỉ và chữa bài)
+ Trên bảng có 99 que tính.
+ Số liền sau của 99 là 100.
+ Vì em cộng thêm 1 đơn vị.
+ 100 là một số có 3 chữ số.
bên trái chỉ 1 trăm (10 chục), chữ số 0 ở giữa chỉ 0 chục và chữ số 0 thứ hai ở bên phải chỉ 0 đơn vị.
 - 100 gồm 10 chục và 0 đơn vị và đọc là. “Một trăm”.
 - GV viết gắn lên bảng số 100.
- HS phân tích: 100 gồm 10 chục và 0 đơn vị.
- HS đọc: một trăm
 3. Giới thiệu bảng số từ 1 đến 100:
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV hướng dẫn:
 + Nhận xét các số ở hàng ngang đầu tiên .
 + Nhận xét ở hàng đơn vị của các số ở cột dọc đầu tiên.
 + Hàng chục thì sao ?
 *GVKL: Đây chính là, mối quan hệ giữa các số trong bảng số từ 1 đến 100.
 - GV tổ chức cho HS thi đọc các số trong bảng.
 - Hướng dẫn HS dựa vào bảng để nêu số liền sau, số liền trước của một số có 2 số bất kì.. 
 + Nêu số liền sau của 35, 59,...
 + Nêu số liền trước của 80, 99, ...
* Viết số còn thiếu vào ô trống trong bảng các số từ 1 đến 100:
+ Từ 1 đến 10.
+ Hàng đơn vị của các số ở cột dọc đầu tiên
đều là 1 đơn vị.
+ Theo thứ tự từ bé đến lớn.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
 4. Giới thiệu một vài đặc điểm của bảng các số từ 1 đến 100:
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3
 - Hướng dẫn HS dựa vào bảng số để làm 
* Trong bảng các số từ 1 đến 100:
- HS làm bài vào vở và đọc kết quả. 
bài tập vào vở.
 - Gọi HS nêu miệng kết quả từng phần.
 - Cho HS trả lời một số câu hỏi.
 + Số lớn nhất có một chữ số trong bảng là số nào? (9) 
 + Số bé nhất có một chữ số trong bảng là số nào?(1)
 + Ngoài ra, còn số nào bé nhất có 1 chữ số nữa không ?( không)
a, Các số có một chữ số là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
b, Các số tròn chục là: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90.
c, Số bé nhất có hai chữ số là: 10 
d, Số lớn nhất có hai chữ số là: 99
đ, Các số có hai chữ số giống nhau là: 11, 22, 33, 44, 55, 66, 77, 88, 99.
 + Số tròn chục lớn nhất là số nào ? (90)
 + Số tròn chục bé nhất là số nào ? (10)
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - Cho HS đọc các số trong bảng.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
III. Củng cố - dặn dò:
 - ... a bài, nhận xét.
 - GV nhận xét công bố kết quả.
Số liền trước
Số đã biết
Số liền sau
44
45
46
68
69
70
98
99
100
 * Bài 3( 146): 
 - Gọi HS nêu yêu cầu.
* Viết các số:
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Cả lớp làm bài vào vở. 
- 2 em làm bài trên bảng phụ.
 - Cho HS gắn bài- chữa bài trên bảng.
- HS chữa bài.
 - Gọi HS nhận xét.
a, Từ 50 đến 60: 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60. 
 - GV nhận xét chung bài làm của HS.
b, Từ 85 dến 100: 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100.
 * Bài 4( 146): 
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
* Dùng thước và bút nối các điểm để có hai hình vuông:
 - Yêu cầu HS dùng thước và bút nối các điểm để có hai hình vuông.
 Lưu ý: Phải đặt thước qua hai điểm, giữ thước phải chặt, không được xê dịch; khi nối bút phải tựa vào thước.
 - GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Cho HS kiểm tra theo cặp.
 - Nhận xét bài làm của HS.
- HS thực hành nối các điểm trong SGK.
- Kiểm tra theo cặp - nhận xét.
III. Củng cố - dặn dò:
 - GV, HS hệ thống toàn bài. 
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS luyện đọc, viết các số có hai chữ số. Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
- HS nghe và ghi nhớ.
Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2010
Tập đọc:
Mưu chú Sẻ
a. Mục tiêu:
 - Đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ: chộp được, hoảng lắm, nén sợ, lễ phép,...Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
 - Hiểu nội dung bài: Sự thông minh, nhanh trí của Sẻ đã khiến chú có thể tự cứu mình thoát nạn.
 - HS trả lời được câu hỏi 1, câu hỏi 2 (SGK)
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và luyện nói .
 - Bảng phụ viết bài tập đọc, thẻ từ.
 * Học sinh:
 - SGK, bảng con, bộ đồ dùng Tiếng Việt.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Kiểm tra bài cũ:
 - Cho HS đọc thuộc lòng bài thơ"Ai dậy sớm"
 - Yêu cầu HS trả lời lại các câu hỏi trong SGK. 
 - GV nhận xét, cho điểm.
- 4 HS đọc bài: Ai dậy sớm..
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 a, GV đọc mẫu lần 1:
 - Lưu ý: Giọng kể hồi hộp, căng thẳng ở hai câu văn đầu khi Sẻ có nguy cơ rơi vào miệng mèo. Giọng nhẹ nhàng, lễ độ khi đọc lời của Sẻ nói với Mèo. Giọng thoải mái ở những câu văn cuối khi Mèo mắc mưu, Sẻ thoát nạn.
- HS chú ý nghe
 b, Hướng dẫn HS luyện đọc:
 * Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
 - Yêu cầu HS nêu các tiếng có phụ âm đầu l, n.
 - GV gạch chân trên bảmg phụ các từ đó , gọi HS đọc.
- HS nêu: hoảng lắm, nó, nén sợ, lễ phép, lại, lên, sạch sẽ.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
 hoảng lắm, nó, nén sợ, lễ phép, lại, lên, sạch 
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
sẽ.
 * Luyện đọc câu.
 + Bài có mấy câu ?
+ Bài tập đọc có 5 câu.
 - Yêu cầu HS luyện đọc từng câu.
 - GV theo dõi và chỉnh sửa.
- HS đọc nối tiếp cá nhân
 * Luyện đọc đoạn, bài:
 + Bài gồm mấy đoạn ?
 - Cho HS đọc theo đoạn.
 - Gọi HS đọc cả bài.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
+ Bài có 3 đoạn.
- HS đọc đoạn theo nhóm 3, đọc theo nhóm trước lớp. 
- 3 HS đọc thi- cả lớp nhận xét.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
 3. Ôn các vần uôn, uông:
 (1). Tìm tiếng trong bài có vần uôn.
 - Yêu cầu HS đọc và phân tích
- HS tìm: muộn
- Tiếng muộn có âm m đứng trước, vần uôn đứng sau, dấu (.) dưới ô.
 (2). Tìm tiếng ngoài bài có vần uôn, có vần uông.
 - Cho HS xem tranh trong SGK và hỏi :
 + Tranh vẽ cảnh gì ?
 - Cho HS đọc từ mẫu dưới tranh.
- Cả lớp quan sát tranh vẽ,thảo luận nhóm 2.
+ Tranh vẽ: chuồn chuồn, buồng chuối.
- 2 HS đọc: chuồn chuồn, buồng chuối
 - Trò chơi: Tìm tiếng nhanh
- HS chia hai tổ: một tổ nói tiếng chứa vần uôn; một tổ nói tiếng có vần uông.
 - GV ghi nhanh các tiếng, từ lên bảng trong 3 phút đội nào tìm được nhiều đội đó sẽ thắng cuộc.
+ uôn: luôn luôn, bánh cuốn, cuộn len,khuôn bánh, tuôn rơi ...
+ uông: luống rau, chuồng gà, cái chuông, ruộng lúa, xuống thuyền, ...
 (3). Nói câu chứa tiếng có vần uôn hoặc uông.
 - Cho HS quan sát tranh trong SGK
 + Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Cả lớp quan sát tranh vẽ.
+ Bé đưa cuộn len cho mẹ.
+ Bé đang lắc chuông.
 + Hãy đọc câu mẫu dưới tranh. 
- 2 HS đọc:
 Bé đưa cho mẹ cuộn len.
 Bé lắc chuông.
 - Tổ chức cho HS thi nói câu có tiếng chứa vần uôn, uông. 
- HS thi nói theo bàn.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 * Nhận xét chung giờ học.
Tiết 2
 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
 - GV đọc mẫu lần 2.
 - Gọi HS đọc bài.
- HS chú ý nghe
- 2 HS đọc đoạn 1.
 + Buổi sớm, điều gì xảy ra.
+ Buổi sớm, một con Mèo chộp được một chú Sẻ.
 - Cho HS đọc đoạn 2.
- 2 HS đọc.
 + Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với Mèo?
+ Thưa anh, tại sao một người sạch sẽ như anh, trước khi ăn sáng lại không rửa mặt .
 - Cho HS đọc đoạn 3.
- 2 HS đọc.
 + Sẻ đã làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất ?
+ Sẻ vụt bay đi.
 + Xếp ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ trong bài văn.
- HS xếp thẻ:
 - GV giao thẻ từ cho HS.
 - Yêu cầu HS lên bảng xếp nhanh thẻ theo yêu cầu.
thông minh.
Sẻ
 - GV nhận xét, cho điểm.
 - Gọi 2 HS đọc lại toàn bài.
 - Hướng dẫn HS đọc phân vai.
 - GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
- 2 HS đọc phân vai: người dẫn chuyện, Mèo, Sẻ.
III. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét chung tiết học, biểu dương những HS đọc bài tốt.
 - Dặn HS luyện đọc lại câu chuyện. Chuẩn bị trước bài: Mẹ và cô.
- HS nghe và ghi nhớ
Toán:
Tiết 108: 
 Luyện tập chung
A. Mục tiêu:
 - HS biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số.
 - Biết giải toán có một phép cộng.
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - SGK, bảng phụ Bài 3(147)
 * Học sinh:
 - SGK, bản con, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy - học:
 I. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 HS lên bảng viết các số.
 - GV hỏi HS về số liền trước, số liền sau của 88, 92, 79, ...
HS 1: Viết các số từ 50 - 80
HS 2: Viết các số từ 80 – 100
- HS nêu.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 * Bài 1( 147): 
 - Cho HS nêu yêu cầu. 
 - Yêu cầu HS tự làm bài. 
 - Gọi HS đọc kết quả.
 - Gắn bài, chữa bài, nhận xét.
* Viết số:
- HS làm bài trong SGK. 
- Gắn bài, nhận xét.
a, Từ 15 đến 25: 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25.
 + Bài củng cố gì ?
b, Từ 69 đến 79: 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79.
+ Củng cố về đọc, viết, thứ tự các số có hai chữ số.
 * Bài 2( 147):
 - Cho HS nêu yêu cầu. 
 - GV viết lên bảng các số: 35, 41, 64, 85, 69,70.
 - Gọi HS đọc các số đó và phân tích số.
 - GV nhận xét.
* Đọc số:
- HS tiếp nối đọc
- Ba mươi lăm, bốn mươi mốt, sáu mươi tư, tám mươi lăm, sáu mươi chín, bảy mươi.
 * Bài 3( 147): 
 + Bài yêu cầu gì ?
 - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con theo tổ.
 - Gọi HS chữa bài, nêu cách so sánh.
 - GV nhận xét chung bài làm của HS.
 * Bài 4 (147):
 - Gọi HS đọc bài toán.
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
 + Em hãy nêu tóm tắt bài toán?
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở.
* Điền dấu >, <, = sau chỗ chấm
- HS làm sách sau đó chữa miệng 
>
<
=
 a, 72 65 c, 15 > 10 + 4 
 ? 85 > 81 42 < 76 16 = 10 + 6
 45 < 47 33 < 66 18 = 15 + 3
- 2 HS đọc bài.
Tóm tắt:
Cam : 10 cây
Chanh : 8 cây
Có tất cả : ... cây? 
- HS làm bài, chữa bài vào bảng phụ.
 - GV chấm một số bài.
 - Gắn bảng phụ, chữa bài.	
 - GV nhận xét chung bài làm của HS.
Bài giải
Số cây cam và chanh có tất cả là:
10 + 8 = 18 (cây)
 Đáp số: 18 cây
 * Bài 5 (147): 
 - Gọi HS nêu yêu cầu.
 - Yêu cầu HS viết số trên bảng con.
 - GV nhận xét.
* Viết số lớn nhất có hai chữ số.
+ Số lớn nhất có hai chữ số là số: 99
III. Củng cố - dặn dò:
 - Trò chơi: Thi viết số có 2 chữ số giống nhau.
 - Nnhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS xem lại bài tập. Chuẩn bị bài: Giải toán có lời văn ( tiếp theo)
- HS chơi thi theo tổ.
Sinh hoạt:
Kiểm điểm thực hiện nền nếp lớp
A. Mục tiêu:
 - Giúp HS nắm được toàn bộ những diễn biến và tình hình học tập , rèn luyện, việc
 tham gia các hoạt động của lớp trong tuần .
 - Biết tìm ra nguyên nhân của các nhược điểm để có hướng phấn đấu cho tuần sau. 
 - Giáo dục HS tự giác, tích cực học tập, rèn luyện. Thi đua giành nhiều điểm cao
dâng lên Đoàn nhân ngày 26 - 3.
II. Nội dung sinh hoạt:
 * Cho cả lớp hát chung vài bài:
 + Bông hoa mừng cô.
 + Em là bông hồng nhỏ.
 + Tiến lên đoàn viên. 
 + Bông hồng tặng mẹ và cô.
	+ Sao của em,
 * GV nhận xét việc thực hiện các hoạt động của lớp trong tuần:
 + Ưu điểm: 
 - Các em ngoan, vâng lời cô giáo, cha mẹ, thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường. Đoàn kết giúp đỡ bạn. Chào hỏi lễ phép với người trên, khách đến trường. Thực hiện tốt an toàn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội.
 - Đi học đều, đúng giờ. Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ. Tích cực rèn đọc, rèn viết, rèn tính toán , hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực rèn chữ viết, giữ vở sạch. Các đôi bạn Cùng tiến tích cực giúp đỡ nhau học tập, thi đua dành nhiều điểm giỏi dâng Đoàn 26 -3. Làm bài kiểm tra giữa kì II đạt kết quả cao.
 - Văn nghệ theo chủ đề “ Mẹ và cô ”. Tham gia các hoạt động tập thể đúng quy định của Đội đề ra: tập thể dục giữa giờ, múa hát tập thể tương đối đều, tập bài thể dục nhịp điệu. Tham gia chơi các trò chơi dân gian vui vẻ, lành mạnh.
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực sân trường được phân công sạch sẽ. Tích cực phòng bệnh và dịch cúm A H1N1. Trang phục đúng qui định, phù hợp với thời tiết. Tham gia làm báo điểm, trồng cây xanh, chăm sóc công trình măng non tích cực.
 - Khen ngợi em: Thu Hằng, Quang Huy, Minh Hoàng, Vân Khánh, Hương Giang, Minh Tâm, Thảo Chi, Thùy Linh ...
 + Nhược điểm:
	- Một số em chưa cố gắng thường xuyên để rèn viết đẹp. 
 * Phương hướng tuần sau:
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm thực hiện tốt nền nếp lớp và các hoạt động của Sao.
 - Phấn đấu đạt nhiều điểm khá giỏi dâng Đoàn nhân ngày 26 – 3.
 - Các đôi bạn cùng tiến tích cực giúp đỡ nhau trong học tập. 
 - Tiếp tục luyện tập các bài hát múa tập thể và bài thể dục nhịp điệu, bài thể dục giữa giờ.
 - Chơi trò chơi dân gian theo lịch một cách nghiêm túc.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội.
 - Tích cực phòng chống các dịch bệnh về mùa hè và dịch cúm A H1N1. 
 - Cả lớp tiếp tục vui văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Toan Tieng Viet tuan 27.doc