Giáo án môn Toán, Tiếng Việt - Tuần 7

Giáo án môn Toán, Tiếng Việt - Tuần 7

 I/ MỤC TIÊU:

 Sau bài học, HS biết:

- Phân tích được các hành động phản xạ

- Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống

- Thực hành một số phản xạ

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Các hình trong sgk phóng to

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 26 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán, Tiếng Việt - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Chiều thứ hai ngày 03 tháng 10 năm 2011
Tự nhiên và xã hội
Tiết 13: hoạt động thần kinh
 I/ Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết:
- Phân tích được các hành động phản xạ
- Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống
- Thực hành một số phản xạ
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Các hình trong sgk phóng to
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
TG
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào?
- Vai trò của não bộ và tuỷ sống?
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích tiết học
- Ghi tên bài lên bảng 
2. Hoạt động 1:
Làm việc với SGK
* Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu HS quan sát hình SGK theo nhóm
- GV giao nhiệm vụ thảo luận:
+ Điều gì xảy ra khi ta chạm vào vật nóng?
+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng?
+ Hiện tượng tay ta chạm vào vật nóng đã rụt ngay lại gọi là gì?
* Làm việc cả lớp: Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- GV yêu cầu HS phát biểu khái quát:
+ Phản xạ là gì?
+ Nêu một số VD về phản xạ trong cuộc sống?
- KL: GV kết luận 
3. Hoạt động 2: Thực hành khả năng phản xạ
- Tổ chức, hướng dẫn chơi trò chơi
*. Thử phản xạ đầu gối:
- HD: Gọi 1 số HS lên trước lớp, yêu cầu ngồi trên ghế cao, chân buông thõng, dùng tay đánh nhẹ vào đầu gối xương bánh chè làm cẳng chân đó bật ra phiá trước
- Gọi các nhóm lên thực hành trước lớp
- GV khen ngợi những nhóm làm tốt
- Giảng: Các bác sĩ thường sử dụng phản xạ đầu gối để kiểm tra chức năng hoạt động của tuỷ sống, những người bị liệt thường mất khả năng phản xạ đầu gối
*. Ai phản ứng nhanh:
- Hướng dẫn trò chơi
- Yêu cầu HS thực hành trò chơi
- Tổng kết trò chơi: Khen những bạn có phản xạ nhanh
4. Dặn dò:
- Về nhà tập chơi các phản xạ nhanh
- Chuẩn bị bài sau: “ Hoạt động thần kinh”. ( Tiếp)
- Não bộ, tuỷ sống và dây thần kinh
- Não, tuỷ sống và TƯTK điểu khiển mọi hoạt động của cơ thể
- Nghe giới thiệu
- Nhắc lại tên bài, ghi bài
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1a, b và đọc mục cần biết trang 28 để TLCH GV giao:
- Khi ta chạm tay vào vật nóng lập tức rụt tay lại
- Tuỷ sống đã biết điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng
- Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt lại goi là phản xạ
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, nhận xét 
- Trong cuộc sống, khi gặp kích thích bất ngờ từ bên ngoài cơ thể tự phản ứng lại rất nhanh. Những phản ứng như thế được gọi là phản xạ
VD: Giật mình, co chân tay lại bất ngờ,....
- HS phản xạ đầu gối theo nhóm thực hành
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Nghe giảng
- Nghe hướng dẫn 
- Chơi trò chơi: Người chơi đứng thành vòng tròn, dang 2 tay, bàn tay trái ngửa ngón trỏ để lên lòng bàn tay trái của người bên cạnh. Trưởng trò hô “ Cua” thì lớp hô “ Cắp” , đồng thời tay trái nắm lại để cắp và tay phải rút ra thật nhanh để không bị người khác cắp. Người bị cắp bị phạt
- Người thua hát một bài trước lớp
5ph
2ph
8ph
10ph
5ph
 Sáng thứ sáu ngày 07 tháng 10 năm 2011
Tự nhiên và xã hội
 Bài 14: hoạt động thần kinh
(Tiếp)
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết:
- Vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động suy nghĩ của con người
- Nêu 1 VD cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Các hình trong sgk phóng to
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
TG
1.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu câu hỏi gọi HS trả lời:
+ Nêu 1 số phản xạ thường gặp trong cuộc sống?
- Đánh giá, nhận xét 
2. Bài mới:
- Nêu mục tiêu bài học
- Ghi tên bài lên bảng 
3. Hoạt động1: Làm việc với SGK
- GV chia nhóm 6, nêu nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận: Dựa vào cách phân tích hành động phản xạ “ Rụt tay lại khi sờ vào nước nóng” ở tiết trước. Quan sát hình 1 để TLCH, câu hỏi bằng phiếu
+ Khi bất ngờ dẫm phải đinh, Nam có phản ứng như thế nào?
+ Hoạt động này do não hay tuỷ sống điều khiển?
+ Sau khi rút đinh ra khỏi dép, Nam đã vứt đinh đó đi đâu? Việc làm đó có tác dụng gì?
+ Theo bạn não hay tuỷ sống đã điều khiển suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường?
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- KL đáp án đúng, đánh giá, nhận xét 
3. Hoạt động 2: Thảo luận
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân; nêu nhiệm vụ: Đọc ví dụ về hoạt động viết chính tả ở hình 2, trên cơ sở đó nghĩ ra 1 ví dụ khác và tập phân tích ví dụ mới do mình nghĩ ra để thấy vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp các cơ quan khác nhau hành động cùng một lúc
- GV yêu cầu từng cặp quay mặt vào nhau lần lượt nói cho nhau nghe về ví dụ của mình
- Yêu cầu HS trình bày
- Đánh giá, nhận xét 
- Nêu câu hỏi:
+ Theo em các bộ phận nào của cơ quan TK giúp ta học và ghi nhớ những điều đã học?
+ Vai trò của não trong hoạt động thần kinh?
* Hoạt động 3: Trò chơi
- Chuẩn bị một số đồ dùng như nhau vào 2 cái khay, gọi 1 số HS quan sát sau đó che lại, yêu cầu HS nhớ và viết lại tên các đồ dùng đó. Ai viết được nhiều nhất là người thắng cuộc
- Nhận xét, tuyên dương những HS làm đúng
4. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- 2 HS trả lời:
+ Tay chạm vào nóng, rụt tay lại
+ Giật mình........
- Nghe giới thiệu
- Nhắc lại tên bài, ghi bài
- HS thảo luận nhóm 6. Nhận nhiệm vụ
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1 trang 30 SGK trả lời câu hỏi
- HS đọc kĩ các câu hỏi trong phiếu và thảo luận rút ra câu trả lời:
- Khi dẫm phải đinh bất ngờ, Nam đã rút chân lại
- Hoạt động này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển
- Sau khi rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào thùng rác. Việc làm đó giúp cho người đi đường khác không dẫm phải đinh như Nam
- Não đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam quyết định không vứt đinh ra đường
- Các nhóm cử đại diện trình bày. Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu hỏi, nhóm khác bổ sung, nhận xét 
b) Nêu ví dụ những hoạt động, suy nghĩ của não điều khiển có sự phối hợp
- Mỗi HS suy nghĩ và tìm cho mình một ví dụ
- 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe, đồng thời góp ý cho nhau để cùng hoàn thiện ví dụ
- Một số HS xung phong trình bày trước lớp VD của cá nhân để chứng tỏ vai trò cảu não trong việc điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể
-> Đó là não
-> Điều khiển, phối hợp mọi hoạt động
c) Ai thông minh hơn
- HS chơi trò chơi
- HS khác động viên
- Đánh giá ai là người thắng cuộc
5ph
10ph
10ph
3ph
Tuần 8
Chiều thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tự nhiên và xã hội
Bài 15: vệ sinh thần kinh
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu được một số việc nên làm hoặc không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh
- Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh
- Kể tên được một số thức ăn, đồ uống,.... nếu đưa vào cơ thể sẽ có hại đối với cơ quan thần kinh
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Các hình trong sgk phóng to
	- Phiếu học tập
III/ Hoạt động dạy học:
1. ổn định Tổ Chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
TG
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời:
+ Vai trò của não?
- Đánh giá, nhận xét 
3. Bài mới:
- Nêu mục tiêu bài học
- Ghi tên bài lên bảng 
- Tìm hiểu nội dung bài
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ: nhóm 6
- Nêu nhiệm vụ và phát phiếu học tập cho các nhóm
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả
+ H1: Bạn đang làm gì?
- Nhận xét, đánh giá
- KL: Ngủ, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí đúng thời gian, bố mẹ chăm sóc đều có lợi cho TK
* Hoạt động 2: Đóng vai
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao 4 phiếu, mỗi phiếu ghi một trạng thái tâm lý: + Tức giận
 + Vui vẻ
 + Lo lắng
 + Sợ hãi
- Gọi các nhóm lên trình diễn
- Rút ra điều gì qua phần này?
* Hoạt động 3: Làm việc với SGK
- Yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi
- Nêu nhiệm vụ, quan sát hình 9 và TLCH:
+ Chỉ và nói tên đồ ăn, thức uống,.... nếu đưa vào cơ thể sẽ có hại cho CQTK?
- Yêu cầu đại diện trình bày trước lớp
+ Trong số thứ gây hại, những thứ nào gây nguy hiểm nhất?
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương động viên
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- 2 HS trả lời:
-> Não điều khiển mọi hoạt động, suy nghĩ của con người
- Nghe giới thiệu
- Nhắc lại tên bài, ghi bài
a) Nêu một số việc nên làm và không nên làm để vệ sinh CQTK
- Hoạt động nhóm 6, nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng quan sát hình SGK và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ mỗi nhân vật trong từng hình đang làm gì? Việc làm đó có lợi hay có hại đối với CQTK?
- Thư kí ghi lại kết quả thảo luận vào phiếu học tập
- Đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm chỉ nói về một hình, HS khác bổ sung
+ H1: Một bạn đang ngủ, khi ngủ CQTK được nghỉ ngơi
+ H2: Các bạn đang chơi trên bãi biển, cơ thể được nghỉ ngơi, thần kinh được thư giãn. Nếu phơi nắng....
+ H3: Một bạn đang thức đến 11h đêm để đọc sách làm thần kinh bị mệt
+ H4: Chơi trò chơi điện tử: Nếu chơi trong chốc lát thì cơ thể được giải trí. Nếu chơi quá lâu, cơ thể mệt mỏi, căng thẳng
+ H5: Xem biểu diễn văn nghệ: Giúp giải trí, thần kinh thư giãn
+ H6: Bố mẹ chăm sóc bạn nhỏ trước khi đi học. Được bố mẹ quan tâm chăm sóc, trẻ em luôn cảm thấy mình được yêu thương, che chở. Điều đó có lợi cho trẻ em
+ H7: Một bạn nhỏ bị người lớn hoặc bố mẹ đánh: Khi bị đánh mắng, trẻ em bị căng thẳng, sợ hãi hoặc oán hận, thù hằn, điều đó sẽ có hại cho thần kinh
- Các việc nên làm: 1, 2, 5, 6
- Các việc không nên làm: 3, 4, 7
b) Những trạng thái tâm lý có lợi, có hại đối với CQTK
- Thảo luận theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn theo yêu cầu: Tập diễn đạt vẻ mặt của mỗi người theo trạng thái tâm lí được ghi trong phiếu
- Mỗi nhóm cử 1 bạn lên trình diễn vẻ mặt của người đang ở trạng thái tâm lý trong phiếu
- Nhóm khác quan sát và đoán xem bạn đang thể hiện trạng thái tâm lý mà nhóm được giao
- Cần có trạng thái tâm lý vui tươi, bình tĩnh giúp cho CQTK ổn định
c) Kể tên những thức ăn đồ uống có hại cho CQTK
- 2 HS quay mặt vào nhau, quan sát và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV:
-> Cà phê, rượu, thuốc lá, ma tuý,...
- Các nhóm đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung
-> Ma tuý; Ma t ... i áo,1 HS số 2 đứng dậy chạy
 + Lớp: cho ai? Cho ai?
 + HS số 2 vừa chạy, vừa nói: Cho mẹ cho mẹ. Cuối cùng trưởng trò nói: Tan chợ
- Lớp thảo luận nhóm 6
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm theo nhiệm vụ GV yêu cầu. Cử thư kí ghi trả lời các câu hỏi vào phiếu bài tập
-> Con gái của ông bà là mẹ Hương, con trai là bố Quang
-> Mẹ Quang là con dâu, bố Quang là con rể
-> Quan và Thuỷ là cháu nội, Hương và Hồng là cháu ngoại của ông bà
-> Họ nội của Quang: Ông bà, bố mẹ Hương và Hương
-> Ông bà, bố mẹ Quang và anh em Quang
- Các nhóm kiểm tra lẫn nhau
- Các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung, nhận xét 
- Nghe giảng
10ph
15ph
 Sáng thứ sáu ngày 04 tháng 11 năm 2011
 Bài 22: Thực hành
phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
( Tiếp theo)	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
TG
1- Hướng dẫn các thế hệ của gia đình trong tranh:
+ Gia đình trong tranh có mấy thế hệ?
+ Ông bà Quang có bao nhiêu người con? Đó là ai?
+ Ai là con dâu? Rể?
- Vẽ sơ đồ:
Ông bà
Mẹ của Quang Mẹ của Hương
Bố của Quang Bố của Hương
Quang Thuý Hương Hồng
* Vẽ sơ đồ gia đình mình:
- Yêu cầu lớp làm việc cá nhân 
- Gọi 1 số HS lên bảng giới thiệu sơ đồ
- KL: Cần tôn trọng lễ phép với ông bà, cô bác, dì, cậu,... thương yêu đùm bọc anh chị em.
* Tổ chức trò chơi: Xếp hình gia đình và liên hệ
- GV phổ biến luật chơi:
+ Phát phiếu cho các nhóm ghép tên các thành viên của gia đình, các nhóm phải vẽ mối quan hệ họ hàng của gia đình đó
+ Tổ chức chơi mẫu: Gắn lên bảng: ông bà, bố mẹ Nam, Nam, bố mẹ Linh, Linh.
- Quan sát các nhóm trả lời
- Tổng kết, nhận xét 
2- Yêu cầu vẽ sơ đồ gia đình mình, rồi giới thiệu cùng các bạn:
3. Dặn dò:
	- Về nhà sưu tầm nhiều tranh ảnh nói về gia đình và các thế hệ trong gia đình
	- Chuẩn bị bài sau: “Phòng cháy khi ở nhà”.
> Gồm mười người và 3 thế hệ
-> Ông bà và Quang có 2 con, bố Quang và mẹ Hương
-> Mẹ Hương là con dâu, bố Hương là con rể
- HS quan sát sơ đồ
- HS nhìn sơ đồ nêu lại mối quan hệ của mọi người trong gia đình
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS vẽ sơ đồ điền tên các thành viên trong gia đình mình
- 3 HS lên bảng nói lớp cùng nghe và nêu nghĩa vụ của mình đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em
- Nghe, ghi nhớ
- Nghe hướng dẫn 
- Các em vẽ sơ đồ:
Ông bà
 Bố, mẹ Nam Bố, mẹ Linh
 Nam Linh
- Ông bà có 2 người con: Bố Nam và mẹ Linh
- Các nhóm nhận nội dung của trò chơi:
+ Nhóm 1: Hương, bố mẹ Hương, Linh, bố mẹ Linh, Tuấn( anh trai Linh)
+ Nhóm 2: Ông, con trai, con rể, con gái, con dâu, bà
+ Nhóm 3: Ông bà, Giang Sơn, bác Thư, bố mẹ Giang Sơn
+ Nhóm 4: Cô Lan, chú Tư, Tùng, bố mẹ Tùng, ông bà
- Gọi các nhóm lên trình bày trên sơ đồ của nhóm về mối quan hệ giữa các thành viên. VD:
Ông bà
Bố mẹ Tùng Cô Lan Chú Tư
 Tùng
- Ông bà có 3 con: Bố Tùng, cô Lan, chú Tư, có một cháu là Tùng
- HS làm việc cá nhân, Trình bày trước lớp
15ph
18ph
5ph
----------------------0o0-----------------------
 Tuần 12
Chiều thứ hai ngày 07 tháng 11 năm 2011
 Bài 23: phòng cháy khi ở nhà
I/ Mục tiêu:
 - HS biết được một số vật dễ cháy và hiểu được lí do vì sao không đặt chúng gần lửa
- Biết nói và viết được những thiệt hại do cháy gây ra. Nêu được các việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu
- Biết được một số biện pháp cần làm khi xảy ra cháy nổ
II/ Phương pháp:
	- Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề,....
III/ Đồ dùng dạy học:
	- Các hình trong sgk phóng to
IV/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
TG
1. ổn định T.C: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gia đình em có mấy thế hệ?
- Con phải có nghĩa vụ như thế nào đối với người thân?
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng 
- Nội dung
a) Một số đồ vật dễ cháy
- Cho HS hoạt động tập thể lớp
+ Đọc một số mẩu tin về những vụ hoả hoạn: Cháy trung tâm thương mại TPHCM năm 2003,...
+ Nêu nguyên nhân của các vụ cháy đó?
+ Vật nào gây dễ cháy?
+ Tại sao những vật đó dễ gây cháy?
+ Qua đây con rút ra được bài học gì?
- KL: Một số vật, chất dễ gây cháy như ga, thuốc pháo, tàn lửa, diêm,... bởi vậy ta không nên để các chất này gần lửa nếu không sẽ xảy ra các vụ cháy
b) An toàn khi đun nấu:
- Cho HS quan sát hình SGK và thảo luận nhóm và tìm câu trả lời
- Gọi HS lên báo cáo
+ Theo con đun nấu ở hình 1 hay hình 2 an toàn?
- Để giữ an toàn khi đun nấu ở nhà, trong bếp cần để các vật dễ cháy tránh xa khỏi lửa như: Củi, xăng, diêm,...
c) Tác hại của cháy- Cách phòng cháy
- Yêu cầu HS làm việc cả lớp
+ Từ các mẩu chuyện trên báo, đài, qua quan sát SGK hãy nói thiệt hại do cháy gây ra?
- nhận xét, tổng kết ý kiến
* Cách phòng chống
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Ghi ra giấy các biện pháp phòng cháy khi ở nhà?
- Gọi nhóm trình bày ý kiến
d) Cần làm gì khi ở nhà
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
- GV đưa ra tình huống
+ Nhà con ở thành phố, nhà con bị chập điện, con phải làm gì?
+ Con đang ở nông thôn phát hiện ra cháy do đun bếp bất cẩn, con phải làm gì?
+ Con đang ở vùng núi, nhà con bị cháy con phải làm gì?
- Gọi các nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét và tổng kết các ý kiến của nhóm
- KL: Dù sống ở miền nào, khi phát hiện ra cháy cách xử lí tốt nhất là em nên nhờ người lớn cùng giúp để dập cháy, tránh gây ra lớn thiệt hại xung quanh.
V/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- Thực hiện phòng cháy, chữa cháy.
-
 1 HS trả lời
- Biết yêu thương, quí trọng, giúp đỡ
- Nghe giới thiệu, nhắc lại tên bài
- Nghe giới thiệu
- Do bất cẩn làm lửa rơi xuống miếng xốp gây cháy, do bình ga bị hở, lại để gần lửa, do thuốc pháo để gần lửa
-> Bình ga, thuốc pháo, xốp,...
-> Những vật đó để gần lửa
-> Không để các vật dễ gây cháy gần lửa
- Nghe giảng
- Thảo luận nhóm 6: Nhận yêu cầu thảo luận quan sát tranh và trả lời
- HS thảo luận và đại diện trình bày
- Đun nấu ở hình 2 an toàn hơn vì các chất dễ cháy như củi, thùng cót đã được để xa ngọn lửa
- Nghe giảng
- 1 vài HS nêu ý kiến: Cháy làm của cải xã hội bị thiệt hại, gây chết người, làm cho người bị thương: bỏng, gãy chân tay, gây tắc nghẽn giao thông
- Các cặp nhận yêu cầu, thảo luận và ghi ra giấy:
+ Sắp xếp thứ tự gọn gàng nhất là khi đun nấu
+ Khi đun nấu xong phải dập, tắt ngọn lửa
- Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, nhận xét 
- HS thảo luận nhóm 6
- HS nhận tình huống và nêu cách giải quyết
-> Nhanh chóng cắt cầu dao điện, chạy ra hô hoán người tới giúp. Cháy to gọi 114.
-> Chạy ra hô hoán người tới giúp, lấy nước trong bể, trong chum vại để dập tắt lửa
-> Báo cho người lớn biết, nếu không có ai phải đi tìm người tới giúp...
- Nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
- Nghe giảng
1ph
4ph
8ph
7ph
8ph
8ph
3ph
---------------------o0o---------------------
Sáng thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2011
Bài 24: một số hoạt động ở trường
I/ Mục tiêu:
 - Kể tên được các môn học ở trường
- Nêu được các hoạt động học tập chính trong các giờ học
- Có thái độ đúng đắn trong giờ học
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Các hình trong sgk phóng hII
	- Các miếng ghép trò chơi
III/ phương pháp dạy học:
- Đàm thoại, trực quan, nêu vấn đề,...
IV/ hoạt động dạy học:
1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
TG
1. ổn định T.C: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
 Nêu tên một số vật dễ cháy?
- Nêu cách phòng cháy?
- Đánh giá, nhận xét 
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng 
- Nội dung
a) Các môn học và hoạt động học:
- Yêu cầu hoạt động tập thể
+ Hàng ngày HS đến trường lớp để làm gì?
+ ở trường các con học những môn gì?
- Cho HS thảo luận nhóm
- GVgiao nhiệm vụ: Hoạt động của GV và HS trong giờ học của các môn học
- Gọi các nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm chỉnh sửa, bổ sung
- KL: Trong giờ học, hoạt động chủ yếu của GV là dạy, truyền kiến thức cho HS. Hoạt động chủ yếu của HS là thảo luận nhóm, trao đổi học tập, học và làm bài để tiếp thu những kiến thức đó
b) Hoạt động học trong SGK:
- GV cho HS thảo luận nhóm: Quan sát ảnh trong SGK nói về các hoạt động đang diễn ra của HS trong ảnh?
- Nhận xét câu trả lời của các bạn
- KL: Như vậy, cũng là dạy và học những môn học lại được tổ chức thành những hoạt động phong phú khác nhau. Chính điều đó đã làm nên sự thú vị của mỗi một giờ học
+ Trong các giờ học, em thích môn học nào nhất? Vì sao?
+ Vậy em có thích đi học không? Vì sao?
+ Em cần có thái độ và phải làm gì để hoạt động tốt?
c) Tổ chức trò chơi “ Đoán tên môn học”
- Phổ biến luật chơi
V/ Củng cố, dặn dò:
- Nói tên môn học mà em yêu thích? Vì sao?
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng nêu: Vật dễ cháy: xăng, dâu, diêm, thuốc nổ,...
- Gọn gàng khi đun nấu, để các chất dễ cháy xa lửa
- Nghe giới thiệu, nhắc lại tên bài 
-> Để học
-> 2 HS nêu: Toán, TV, TD, TNXH,...
+ Nhóm 1: Toán + Hát nhạc
+ Nhóm 2: Tiếng việt + Mĩ thuật
+ Nhóm 3: TNXH + Thể dục
+ Nhóm 4: Đạo đức + Thủ công
- Các nhóm trình bày kết quả. VD:
+ Trong giờ học môn toán, cô giáo giảng bài còn chúng em học bài và làm bài
+ Trong môn học hát nhạc cô giáo dạy chúng em hát, chúng em hát, gõ nhịp phách theo cô
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Nghe giảng, ghi nhớ
- Các nhóm tiến hành thảo luận nhóm, quan sát bức ảnh tương ứng và ghi kết quả ra giấy
+ ảnh 1: Đây là giờ TNXH và các bạn HS đang quan sát cây hoa hồng
+ ảnh 2: Đây là giờ KC. Các bạn đang hăng hái giơ tay phát biểu câu hỏi của cô giáo
+ ảnh 3: Đây là giờ đạo đức. Các bạn đang say sưa thảo luận nhóm ghi ý kiến của mình ra giấy
+ ảnh 4: Đây là giờ thủ công. Các bạn đang dán
+ ảnh 5: Đây là giờ toán. Các bạn đang làm bài tập toán
+ ảnh 6: Đây là giờ học thể dục. Các bạn đang tập thể dục trong sân trường
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS nêu. VD:
+ Em thích môn toán nhất vì môn toán có nhiều bài toán hay....
- 2 HS trả lời. VD:
+ Em thích đi học vì ở trường có môn học mà em thích, có bạn bè, thầy cô
- HS trả lời: 
+ Em phải nghiêm túc trong học tập, chăm chỉ học và làm bài
+ Em phải ngoan ngoãn, nghe lời dạy bảo của thầy cô
- HS chơi the hướng dẫn của GV
1ph
5ph
7ph
9ph
10ph
5ph
-------------------------o0o------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(2).doc