Tự nhiên và xã hội
Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời
I. Mục tiêu
+ Sau bài học, học sinh :
- Có biểu tượng ban đầu về hệ mặt trời.
- Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
II. Đồ dùng
GV : Các hình trong SGK.
HS : SGK
Tuần 31 Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2007 Tự nhiên và xã hội Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời I. Mục tiêu + Sau bài học, học sinh : - Có biểu tượng ban đầu về hệ mặt trời. - Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. - Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp. II. Đồ dùng GV : Các hình trong SGK. HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Trái đất chuyển động như thế nào ? B. Bài mới a. HĐ1 : Quan sát tranh theo cặp - HS trả lời - Nhận xét * Mục tiêu : Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời. Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. * Cách tiến hành + Bước 1 : GV giảng hành tinh là thiên thể chuyển động quanh mặt trời - Hệ mặt trời có mấy hành tinh ? - Từ mặt trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy ? - Tại sao Trái Đất được gọi là 1 hành tinh của hệ Mặt Trời ? + HS QS H1 SGK / 116 trả lời cùng bạn - HS trả lời * GVKL : Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời. b. HĐ2 : Thảo luận nhóm * Mục tiêu : Biết trong hệ mặt trời trái đất là hành tinh có sự sống. Có ý thức luôn giữ cho trái đất xanh, sạch và đẹp. * Cách tiến hành + Bước 1 : - Trong hệ mặt trời hành tinh nào có sự sống ? - Chúng ta phải làm gì để giữ cho trái đất luôn xanh, sạch, đẹp. + Bước 2 : + HS thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý + Đại diện nhóm trình bày kết quả * GVKL : Trong hệ mặt trời, trái đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho trái đất luôn xanh, sạch đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vứt rác, đổ rác đúng nơi quy định, giữ vệ sinh môi trường sung quanh. c. HĐ3 : Thi kể về hành tinh trong hệ mặt trời * Mục tiêu : Mở rộng hiểu biết về một số hành tinh trong hệ mặt trời * Cách tiến hành : + Bước 1 : GV chia nhóm, phân công các nhóm sưu tầm tư liệu về 1 hành tinh nào đó trong 9 hệ hành tinh của mặt trời + Bước 2 : + Bước 3 + HS trong nhóm nghiên cứu - Tự kể về hành tinh trong nhóm + Đại diện nhóm kể trước lớp - Nhận xét IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Thứ năm ngày 19 tháng 4 năm 2007 Tự nhiên và xã hội Mặt trăng là vệ tinh của trái đất. I. Mục tiêu + Sau bài học học sinh có khả -năng : - Trình bày mối quan hệ mặt trời, trái đất và mặt trăng. - Biết mặt trăng là vệ tinh của trái đất. - Vẽ sơ đồ mặt trăng quay xung quanh trái đất. II. Đồ dùng GV : Các hình trong SGK, quả địa cầu HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Tại sao trái đất được gọi là hành tinh trong hệ mặt trời ? B. Bài mới a. HĐ1 : QS tranh theo cặp - HS trả lời. - Nhận xét * Mục tiêu : - Có biểu tượng ban đầu về hệ mặt trời. - Nhận biết được vị trí của trái đất trong hệ mặt trời. * Cách tiến hành : + Bước 1 : - Chỉ mặt trời, trái đất và mặt trăng và hướng chuyển động của mặt trăng quanh trái đất. - Nhận xét chiều quay của trái đất quanh mặt trời và chiều quay của mặt trăng quanh trái đất - Nhận xét độ lớn của mặt trăng, mặt trời và trái đất. + Bước 2 : + HS QS H1 / 118, trả lời với bạn theo gợi ý + 1 số HS trả lời trước lớp * GV kết luận : Mặt trăng chuyển động quanh trái đất theo hướng cùng chiều quay của trái đất quanh mặt trời. Trái đất lớn hơn mặt trăng, còn mặt trăng lớn hơn trái đất rất nhiều. b. HĐ2 : Vẽ sơ đồ mặt trăng quay xung quanh trái đất. * Mục tiêu : Biết mặt trăng là vệ tinh của trái đất. Vẽ sơ đồ mặt trăng quay xung quanh trái đất. * Cách tiến hành : + Bước 1 : GV giảng - Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh - Tại sao mặt trăng được gọi là vệ tinh của trái đất ? + Bước 2 : Vẽ sơ đồ + GVKL : Mặt trăng c.động quanh trái đất nên nó được gọi là vệ tinh của trái đất. - HS trả lời - HS vẽ sơ đồ mặt trăng quay xung quanh trái đất như H2 SGK. - Nhận xét, trao đổi sơ đồ của bạn. c. HĐ3 : Chơi trò chơi mặt trăng chuyển động quanh trái đất. * Mục tiêu : Củng cố cho HS kiến thức về sự chuyển động của mặt trăng quanh trái đất Tạo hứng thú học tập * Cách tiến hành + Bước 1 : GV chia nhóm - HD nhóm trưởng điều khiển nhóm + Bước 2 : Thực hành chơi trò chơi + Bước 3 : + HS chơi trò chơi - 1 vài HS lên biểu diễn trước lớp. - Nhận xét bạn IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Tuần 32 Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2007 Tự nhiên và xã hội Ngày và đêm trên trái đất. I. Mục tiêu + Sau bài học HS có khả năng : - Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên trái đất ở mức độ đơn giản. - Biết thời gian để trái đất quay được 1 vòng quanh mình nó là 1 ngày. - Biết 1 ngày có 24 giờ. Thực hành biểu diễn ngày và đêm. II. Đồ dùng GV : Các hình trong SGK, đèn điện để bàn. HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. HĐ 1 : QS tranh theo cặp * Mục tiêu : Giải thích được vì sao có ngày và đêm * Cách tiến hành + Bước 1 : HD HS QS H1 và 2 - Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ? - Khoảng thời gian phần trái đất đựơc mặt trời chiếu sáng được gọi là gì ? - Khoảng thời gian phần trái đất không đựơc mặt trời chiếu sáng được gọi là gì ? - Khi Hà Nội là ban ngày thì ở La Ha-ba-na là ngày hay đêm ? + Bước 2 : - GV bổ sung - HS QS và trả lời + 1 số HS trả lời trước lớp * GVKL : Trái đất của chúng ta hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng 1 phần. Khoảng thời gian phần trái đất được mặt trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm. b. HĐ2 : Thực hành theo nhóm * Mục tiêu : Biết khắp mọi nơi trên trái đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm. * Cách tiến hành + Bước 1 : GV chia nhóm + Bước 2 : - HS lần lượt làm thực hành - 1 vài HS lên thực hành trước lớp - Nhận xét * GVKL : Do trái đất tự quay quang mình nó, nên mọi nơi trên trái đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy trên bề mặt trái đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng c. HĐ3 : Thảo luận cả lớp * Mục tiêu : Biết thời gian để trái đất quay được quanh mình nó là 1 ngày. Biết 1 ngày có 24 giờ * Cách tiến hành + Bước 1 : GV đánh dấu 1 điểm trên quả địa cầu - GV quay quả địa cầu 1 vòng theo chiều quay ngược chiều kim đồng hồ, có nghĩa là điểm đánh dấu trở về chỗ cũ. + Bước 2 : Vậy 1 ngày có bao nhiêu giờ ? - Nếu trái đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên trái đất như thế nào ? - 24 giờ - Thì 1 phần trái đất luôn luôn được chiếu sáng, ban ngày sẽ kéo dài mãi mãi, còn phần kia sẽ là ban đêm vĩnh viễn * GVKL : Thời gian để trái đất quay được 1 vòng quanh mình nó là 1 ngày, 1 ngày có 24 giờ. IV. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Thứ năm ngày tháng 4 năm 2007 Tự nhiên và xã hội Năm, tháng và mùa. I. Mục tiêu + Sau bài học HS biết : - Thời gian để trái đất chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời là 1 năm. - 1 năm thường có 365 ngày và được chia làm 12 tháng. - 1 năm thường có 4 mùa. II. Đồ dùng GV : Các hình trong SGK. Một số quyển lịch HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. HĐ1 : Thảo luận theo nhóm * Mục tiêu : Biết thời gian để trái đất chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời là 1 năm, 1 năm có 365 ngày * Cách tiến hành + Bước 1 : - 1 năm thường có bao nhiêu ngày ? Bao nhiêu tháng ? - Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ? - Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày ? + Bước 2 : - Khi chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời trái đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng ? + Dựa vào vốn hiểu biết và QS lịch thảo luận theo câu hỏi gợi ý. + Đại diện các nhóm trình bày kết quả * GVKL : Thời gian để trái đất chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời là 1 năm. 1 năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng. b. HĐ2 : làm việc với SGK theo cặp * Mục tiêu : Biết 1 năm thường có 4 mùa * Cách tiến hành : + Bước 1 : + Bước 2 : + 2 HS làm việc với nhau theo gợi ý. - 1 số HS lên trả lời câu hỏi trước lớp. * GVKL : Có 1 số nơi trên trái đất, 1 năm có 4 mùa : Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông, các mùa ở bắc bán cầu và nam bán cầu trái ngược nhau. c. HĐ3 : Chơi trò chơi : Xuân, Hạ, Thu, Đông. * Mục tiêu : HS biết đặc điểm khí hậu 4 mùa. * Cách tiến hành : + Bước 1 : Nêu đặc trưng khí hậu 4 mùa ? + Bước 2 : GV HD HS cách chơi. - HS nêu - HS chơi trò chơi IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Tuần 33 Thứ hai ngày tháng 4 năm 2007 Tự nhiên và xã hội Các đới khí hậu I. Mục tiêu + Sau bài học HS có khả năng : - Kể tên các đới khí hậu trên trái đất. Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu. - Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu. II. Đồ dùng GV : Các hình trong SGK, quả địa cầu, tranh ảnh sưu tầm được .... HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. HĐ1 : làm việc theo cặp * Mục tiêu : Kể được tên các đới khí hậu trên trái đất. + Bước 1 : - Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở bắc bán cầu và nam bán cầu ? - Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ? - Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến bắc cực và xích đạo đến nam cực + Bước 2 : - HS QS Hình trong SGK trả lời câu hỏi - 1 số HS trả lời trước lớp. - Nhận xét * GVKL : Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí hậu. Từ xích đạo đến bắc cực hay đến nam cực có các đới sau : nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. b. HĐ2 : Thực hành theo nhóm * Mục tiêu : Biết chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu. Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu. * Cách tiến hành. + Bước 1 : GV HD HS cách chỉ vị trí các đới khí hậu + Bước 2 : + Bước 3 : - HS làm việc trong nhóm - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. * GVKL : Trên trái đất những nơi các ơ gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh. Nhiệt đới thường nóng quanh năm, ôn đới, ôn hoà có đủ 4 mùa, hàn đới rất lạnh. ở hai cực trái đất quanh năm đóng băng. c. HĐ3 : Chơi trò chơi tìm vị trí các đới khí hậu * Mục tiêu : Giúp HS nắm vững vị trí của các đới khí hậu. Tạo hứng thú trong học tập * Cách tiến hành + Bước 1 : GV chia nhóm phát cho các nhóm hình vẽ như SGK và 6 dải màu. + Bước 2 : + Bước 3 : - Đánh giá KQ của HS - HS trong nhóm trao đổi với nhau dán các dải màu vào hình vẽ - HS trưng bày sản phảm trước lớp IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Thứ năm ngày tháng 5 năm 2007 Tự nhiên và xã hội Bề mặt trái đất. I. Mục tiêu + Sau bài học HS có khả năng : - Phân biệt được lục địa, đại dương. Biết bề mặt trái đất có 6 lục địa, 4 đại dương. - Nói tên và chỉ được vị trí 6 lục địa và 4 đại dương trên lược đồ các châu lục và các đại dương II. Đồ dùng GV : Các hình rtong SGK. Tranh ảnh về lục địa và đại dương HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. HĐ1 : Thảo luận cả lớp * Mục tiêu : Nhận biết được thế nào là lục địa đại dương * Cách tiến hành + Bước 1 : + Bước 2 : GV chỉ cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu - Nước hau đất chiến phần lớn hơn trên bề mặt trái đất ? + Bước 3 : GV giải thích kết hợp với minh hoạ bằng tranh ảnh để HS biết thế nào là lục địa thế nào đại dương - HS chỉ đâu là đất, đâu là nước trong H1 * GVKL : Trên bề mặt trái đất có chỗ là đất có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt trái đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt trái đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt trái đất có 4 đại dương. b. HĐ2 : Làm việc theo nhóm * Mục tiêu : Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới. Chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ. * Cách tiến hành : + Bước 1 - Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ H3. - Có mấy đại dương ? Chỉ và tên các đại dương trên lược đồ H3 - Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào ? + Bước 2 : - HS trong nhóm làm việc theo gợi ý. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. * GVKL : Trên thế giới có 6 châu lục: châu á, châu âu, châu mĩ, châu phi, châu đại dương, châu nam cực và 4 đại dương : thái bình dương, ấn độ dương, đại tây dương, bắc băng dương. c. HĐ3 : Chơi trò chơi tìm vị trí châu lục và các đại dương * Mục tiêu : Giúp HS nhớ tên và nắm vững vị trí của các châu lục và các đại dương * Cách tiến hành + Bước 1 : Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 lược đồ câm 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục hoặc đại dương. + Bước 2 : + Bước 3 : - Đánh giá kết quả. - HS trao đổi với nhau dán các tấm bìa vào lược đồ câm - Trưng bày sản phẩm IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Tuần 34 Thứ hai ngày tháng 5 năm 2007 Tự nhiên và xã hội Bề mặt lục địa. I. Mục tiêu + Sau bài học, HS : - Mô tả bề mặt lục địa. - Nhận biết được suối, sông, hồ. II. Đồ dùng GV : Các hình trong SGK. Tranh ảnh suối, sông, hồ. HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. HĐ1 : Làm việc theo nhóm * Mục tiêu : Biết mô tả bề mặt lục địa * Cách tiến hành + Bước 1 : - Chỉ trên H1 chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước. - Mô tả bề mặt lục địa. + Bước 2 : + HS QS H1 trả lời theo các gợi ý. + 1 số HS trả lời trước lớp. - Nhận xét, bổ sung. * GVKL : Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao ( đồi, núi ) có chỗ bằng phẳng ( đồng bằng, cao nguyên ), có những dòng nước chảy ( sông, suối ) và những nơi chứa nước ( ao, hồ ) b. HĐ2 : Làm việc theo nhóm. * Mục tiêu : Nhận biết được suối, sông, hồ * Cách tiến hành + Bước 1 : - Chỉ con suối, con sông trên sơ đồ ? - Con suối thường bắt nguồn từ đâu ? - Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các dòng suối, con sông ( dựa vào mũi tên trên sơ đồ ) - Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu + Bước 2 : + QS H1 trả lời theo câu hỏi gợi ý + HS trả lời câu hỏi trong 3 hình * GVKL : Nước theo những khe chảy ra thành suối, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ c. HĐ3 : làm việc cả lớp * Mục tiêu : Củng cố các biểu tượng suối, sông, hồ * Cách tiến hành + Bước 1 : - Nêu tên 1 số suối, sông, hồ gần nơi em ở + Bước 2 : + Bước 3 : GV giới thiệu thêm 1 số vài con sông, hồ....nổi tiếng ở nước ta. - HS nêu - HS trả lời kết hợp trưng bày sản phẩm. IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà ôn bài Thứ năm ngày tháng 5 năm 2007 Tự nhiên và xã hội Bề mặt lục địa ( tiếp ) I. Mục tiêu + Sau bài học, HS có khả năng : - Nhận biết được núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên. - Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng. II. Đồ dùng GV : Hình trong SGK. Tranh ảnh đồi, núi, đồng bằng, cao nguyên. HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. HĐ1 : Làm việc theo nhóm * Mục tiêu - Nhận biết được núi đồi. - Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi. * Cách tiến hành + Bước 1 : + Bước 2 : + Dựa vào vốn hiểu biết bà QS thảo luận và hoàn thành bảng sau Núi Đồi Độ cao Đỉnh Sườn - Đại diện nhóm trình bày kết quả - Nhận xét bổ sung * GVKL : Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc, còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải b. HĐ2 : QS tranh theo cặp * Mục tiêu - Nhận biết được đồng bằng và cao nguyên - Nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên * Cách tiến hành + Bước 1 : - So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên ? - Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau và khác nhau ở điểm nào ? + Bước 2 : - HS QS H3,4,5/131 trả lời theo gợi ý. - 1 số HS trả lời câu hỏi trước lớp - Nhận xét * GVKL : Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, những cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc. c. HĐ3 : Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên * Mục tiêu : Giúp HS khắc sâu các biểu tượng về đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên * Cách tiến hành + Bước 1 + Bước 2 : + Bước 3 : - HS vẽ đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên ra giấy - Đổi vở nhận xét hình vẽ của bạn - Trưng bày 1 số hình vẽ của HS trước lớp IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài.
Tài liệu đính kèm: