Chủ đề 1 : NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ ( 2 tiết )
I / MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT ĐƯỢC
* Nêu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và vai trò của mà sắc trong cuộc sống.
* Nhận ra và nêu được các cặp màu bổ túc , màu nóng , màu lạnh.
* Vẽ được các mảng màu cơ bản, các cặp màu bổ túc, màu nóng , màu lạnh tạo sản phẩm trang trí hoặc bức tranh biểu cảm.
* Giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp : vẽ cùng nhau, vẽ biểu cảm.
- Hình thức tổ chức : hoạt động nhóm
III/ ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
GV chuẩn bị :
- Sách mỹ thuật lớp 4
- Tranh ảnh, đồ vật có nhiều mảng màu khác nhau.
- Tranh được đóng khung từ bài vẽ theo nhạc
HS chuẩn bị :
- Sách mỹ thuật lớp 4
- Màu vẽ , giấy vẽ, kéo , hồ dán, thước.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Chủ đề 1 : NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ ( 2 tiết ) I / MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT ĐƯỢC * Nêu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và vai trò của mà sắc trong cuộc sống. * Nhận ra và nêu được các cặp màu bổ túc , màu nóng , màu lạnh. * Vẽ được các mảng màu cơ bản, các cặp màu bổ túc, màu nóng , màu lạnh tạo sản phẩm trang trí hoặc bức tranh biểu cảm. * Giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC - Phương pháp : vẽ cùng nhau, vẽ biểu cảm. - Hình thức tổ chức : hoạt động nhóm III/ ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN GV chuẩn bị : - Sách mỹ thuật lớp 4 - Tranh ảnh, đồ vật có nhiều mảng màu khác nhau. - Tranh được đóng khung từ bài vẽ theo nhạc HS chuẩn bị : - Sách mỹ thuật lớp 4 - Màu vẽ , giấy vẽ, kéo , hồ dán, thước... IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 A. khởi động : học sinh các nhóm viết tên màu của cầu vòng, và vạch màu lên giấy theo tên màu đã viết. B. nội dung chính : 1/ Tiềm hiểu : - HS hoạt động nhóm - yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1 sách mỹ thuật lớp 4 và thảo luận theo câu hỏi gợi mở sau : * màu sắc do đâu mà có ? * màu sắc trong thiên nhiên và màu sắc trong tranh có điểm gì khác nhau ? * màu sắc có vai trò gì trong cuộc sống ? - yêu cầu HS quan sát hình 1.2 SGK và nhắc lại tên 3 màu cơ bản * MÀU BỔ TÚC : - GV hướng dẫn HS quan sát hình 1.4 SGK và chỉ ra các cặp màu đối diện nhau trong vòng tròn là màu bổ túc : vàng – tím ; lam - cam ; đỏ - lục ( xanh lá cây ). - yêu cầu HS cảm nhận về các cặp màu bổ túc * em có cảm giác thế nào khi nhìn các cặp màu bổ túc đứng cạnh nhau ? * em có thấy các cặp màu tươi hơn , rực rỡ hơn khi chúng đứng cạnh nhau không ? MÀU NÓNG – MÀU LẠNH - GV yêu cầu HS quan sát hình 1.6 SGK va nêu câu hỏi : * màu nóng , màu lạnh thường tạo cho ta cảm giác thế nào ? - yêu cầu HS xem hình 1.7 SGK va neu câu hỏi : * trong tranh có những màu nào ? * kể tên cặp màu bổ túc mà em tháy trong tranh ? * bức tranh nào có nhiều màu nóng, bức tranh nào có nhiều màu lạnh ? Màu sắc trong tranh tạo cho em cảm giác gì ? 2/ thực hiện : - Yêu cầu HS quan sát hình 1.8 SGK đẻ nhận biết cách vẽ màu . - Yêu cầu HS quan sát hình 1.9 SGK để có ý tưởng sáng tạo về bố cục và màu sắc trong tranh. - các nhóm khởi động - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - HS quan sát và trả lời câu hỏi - HS quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi - HS quan sát và tập vẽ theo TIẾT 2 3/ Thực hành : - Yêu cầu HS vẽ bức tranh bố cục bằng đường nét , hình mảng, màu sắc vào giấy vẽ theo ý thích . - yêu cầu HS đặt tên bức tranh vừa vẽ. 4/ Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm : - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - hướng dẫn HS thuyết trình qua các câu hỏi gợi mở : * em có thấy thích khi thực hiện bài vẽ không, em cảm nhận như thế nào về bài vẽ của mình ? * em đã lựa chọn và thể hiện màu sắc như thế nào trong bài vẽ của mình ? * Em thích bài vẽ nào của các bạn, em học hỏi được gì từ những bài vẽ của các bạn ? * hãy nêu ý kiến của em về cách sử dụng màu sắc trong cuộc sống hằng ngày? C/ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ - GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực , động viên, khuyến khích các em HS chưa hoàn thành bài. VẬN DỤNG – SÁNG TẠO Yêu cầu HS tạo những bức tranh bằng các mảng màu theo ý thích. - HS vẽ tranh cùng nhau - các nhóm trưng bày sản phẩm, quan sát và đưa ra những ý kiến của mình về nhũng bức vẽ. - HS chú ý lắng nghe - HS làm bài thêm ở nhà. Chủ đề 2 : CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ( 4TIẾT) I / MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT ĐƯỢC * Nhận biết và nêu được một số hình dáng , môi trường sống của một số vật nuôi. * Thể hiện được hình ảnh con vật bằng hình thức vẽ xé dáng hoặc tạo hình 3D. * Tạo dựng được bối cảnh, không gian, chủ đè câu chuyện cho nhóm sản phẩm. * giới thiệu, nhân xét và neu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC - phương pháp : Vẽ cùng nhau và xây dựng cốt truyện. - hình thức tổ chức : hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III/ ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN GV chuẩn bị : - SGK, tranh ảnh , mô hình sản phẩm về các con vật. HS chuẩn bị : - SGK , màu, giấy vẽ, giấy báo, bìa, giấy màu, kéo, hồ dán, đất nặn, các đồ vật như vỏ hộp, chai , lọ,.... IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 A. khởi động : cho HS hát một số bài hát về con vật, Cá vàng bơi , chú ếch con, chú voi con ở Bản Đôn.. B. nội dung chính : 1/ Tiềm hiểu : - tổ chức HS hoạt động theo nhóm. - yêu cầu HS Quan sát hình 2.1 SGK và thảo luận * trong hình là những con vật gì, thức ăn của chúng là gi? * Những con vật đó có những đặc điểm gì nổi bật? * con vật thường có nhứng hoạt động gì? Môi trường sống của chúng như thế nào ? - Yêu cầu HS quan sát hình 2.2 SGK thảo luận * em quan sát thấy những hình ảnh gì trong mỗi sản phẩm ? * hình dáng, màu sắc của các con vật trong các sản phẩm như thế nào? * Các sản phẩm có thể được thực hiện bằng những hình thức, chất liệu gì ? - HS khởi động - HS quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi TIẾT 2 2/ Thực hiện - Yêu câu HS lựa chọn con vật và hình thức thể hiện con vật đó qua sự hướng dẫn của GV. * Em sẽ chon con vật nào đẻ tạo hình ? * Con vật đó có đặc điểm gì, sống ở đâu ? * Em thể hiện con vật bằng chất liệu gì, bằng cách nào ? 2.1/ VẼ - XÉ DÁN - Yêu cầu HS tham khảo hình 2.3SGK tìm hiểu và nhận biết cách vẽ, xé dán bức tranh về con vật. 2.2/ NẶN - GV yêu cầu HS quan sát hình 2.4SGK tìm hiểu cách nặn con vật – GV làm mẫu bằng 2 cách nặn cho HS quan sát * cách 1 : nặn từng bộ phận rồi ghép lại * cách 2 : từ một thỏi đất, nặn, vê, vuốt tạo hình khối chính của con vật, sau đó thêm các chi tiết phụ. 2.3/ TẠO HÌNH TỪ VẬT LIỆU TÌM ĐƯỢC * Dựa vào vật liệu tìm được của HS – GV gợi ý cho HS tạo con vật theo ý thích. TIẾT 3 + TIẾT 4 3/ Thực hành 3.1/ hoạt động cá nhân - yêu cầu HS suy nghĩ chọn con vật yêu thích để thực hiện xây dưng kho hình ảnh 3.2/ hoạt động nhóm - Yêu cầu HS hợp tác nhóm, tạo sản phẩm tập thể: + Lựa chọn các con vật trong kho hình ảnh, sắp xếp bố cục bức tranh. + Sáng tạo thêm các chi tiết khác để tạo không gian cho bức tranh sinh động. - Gợi ý xây dựng cho câu chuyện của nhóm : + tưởng tượng các con vật thành các nhân vật có tính cách : các nhân vật đó đang làm gì, ở đâu? Các nhân vật đó đang tham gia hoạt động gì, sự kiện gì?... + có thể viết lời thoại cho các nhân vật để xây dựng câu chuyện, tiểu phẩm. -Hướng dẫn HS thảo luận thống nhất câu chuyện, tiểu phẩm của nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm: sắm vai nhân vật, thuyết trình, dẫn chuyện.... 4/ Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm : -Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm -Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình qua câu hỏi gợi mở : *em có thấy thích khi làm bài này không, em có cảm nhận gì về sản phẩm của mình? *em đã thể hiện như thế nào cho sản phẩm của mình? * em thích sản phẩm nào nhất trong lớp mình? Hãy nêu nhận xét của mình về sản phẩm này? *em đã học được gì từ sản phẩm của các bạn? C/ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ - GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực , động viên, khuyến khích các em HS chưa hoàn thành bài. VẬN DỤNG – SÁNG TẠO Gợi ý HS sử dụng kiến thức về vẽ, nặn, tạo dáng con vật từ vật liệu tìm được để sáng tạo linh hoạt ở các bài học mỹ thuật khác và áp dụng vào đời sống thực tế như trang trí góc học tập, nhà cửa, lớp học... của em. - HS làm bài cá nhân - HS vẽ tranh cùng nhau -HS cùng nhau thảo luận xây dựng tiểu phẩm - các nhóm trưng bày sản phẩm, quan sát và đưa ra những ý kiến của mình về những bức vẽ. - HS chú ý lắng nghe -HS lắng nghe -HS vận dụng sáng tạo - HS làm bài thêm ở nhà. Chủ đề 3 : NGÀY HỘI HÓA TRANG (2 tiết ) I / MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT ĐƯỢC *Phân biệt và nêu được đặ điểm một số loại mặt nạ sân khấu chèo, tuồng, lễ hội dân gian Việt Nam và một vài lễ hội quốc tế. *Biết cách tạo hình mặt nạ *Tạo hình được mặt nạ, mũ con vật, nhân vật... theo ý thích. *Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC -Phương pháp : tạo hình từ vật tìm được, trình diễn sắm vai. -Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân , hoạt động nhóm. III/ ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN GV chuẩn bị : -SGK , tranh ảnh về một số lễ hội hóa trang như Halloween, canaval, tuồng , chèo, cải lương..; - một số sản phẩm tạo hình mặt nạ hóa trang của HS. HS chuẩn bị : -SGK, giấy vẽ, màu vẽ, hồ dán, bìa, đất nặn, kéo, dây, khuy, ruy băng.... IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 A. khởi động : cho HS chơi trò chơi “ Tôi là ai”. B. nội dung chính : 1/ Tiềm hiểu : -Tổ chức hoạt động theo nhóm. -Yêu cầu HS quan sát một số mặt nạ GV chuẩn bị được và hình 3.1 SGK để nhận biết hình dáng, chất liệu của một số mặt nạ. -GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm : *em thấy mặt nạ thường có hình gì? *mặt nạ thường được sử dụng khi nào, ở đâu? *em thấy mặt nạ được trên trí màu sắc như thế nào? *mặt nạ được làm bằng các chất liệu gì? 2/ thực hiện : -Yêu cầu HS quan sát hình 3.2SGK, GV đặt câu hỏi : *Để làm mặt nạ/mũ em cần chuẩn bị những vật liệu gì? *em sẽ thể hiện như thế nào để tạo ra mặt nạ/mũ? -Yêu cầu HS quan sát hình 3.3SGK để có thêm ý tưởng thực hiện sản phẩm. - các nhóm khởi động - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - HS quan sát và trả lời câu hỏi - HS quan sát thảo luận và trả lời thực hiện sản phẩm. TIẾT 2 3/ Thực hành : Yêu cầu HS tạo một sản phẩm hóa trang theo ý thích. 4/ Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm : -Tổ chức HS trưng bày sản phẩm. -Đặt câu hỏi gợi mở cho HS thuyets trình : *Em có thích thực hiện chủ đè này không? *em đã lựa chọn hình thức nào để tạo sản phẩm hóa trang của mình? C/ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ - GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực , động viên, khuyến khích các em HS chưa hoàn thành bài. VẬN DỤNG – SÁNG TẠO Yêu cầu HS tạo những bức tranh bằng các mảng màu theo ý thích. - HS tạo sản phẩm cá nhân -HS trưng bày s ... g hoạt động gì? *em thích nhất sản phẩm nào? Vì sao? *Sản phẩm em thích được tạo dáng bằng chất liệu gì? Em có hình dung ra cách thực hiện chúng không. - HS khởi động - HS quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS suy nghĩ thể hiện TIẾT 2 2/ thực hiện : 2.1.Tạo dáng người bằng đất nặn Yêu cầu HS quan sát hình 5.4SGK và nêu cách tạo dáng người bằng đất nặn. 2.2.Tạo dáng người bằng dây thép, giấy cuộn -Yêu cầu HS quan sát hình 5.5SGK đẻ nhận biết cách uốn dây thép tạo dáng người. -Yêu cầu HS quan sát hình 5.6SGK để biết cách dùng giấy cuộn quấn bên ngoài dáng người bằng dây thép để tạ khối cho nhân vật và vẽ màu, trang trí thêm trang phục bằng giấy màu, vải, sợi.... làm cho hình khối nhân vật sinh động hơn. 3/ Thực hành : 3.1.Hoạt động cá nhân : Yêu cầu HS suy nghĩ tìm ý tưởng để tạo hình dáng người đang hoạt động và chất liệu thể hiện. * Em sẽ tạo hình dáng người dang làm gì? Dáng người đó có gì nổi bật? *em định chọn vật liệu gì để thể hiện? Em sẽ chọn hình dáng có liên quan nào khác để thể hiện sinh động hơn cho dáng người đó? a. Tạo hình dáng người bằng đất nặn b. Tạo hình dáng người bằng dây thép 3.2.Hoạt động nhóm : - Thảo luận nhóm để lựa chọn nội dung chủ đề. -Lựa chọn dáng người trong kho hình ảnh. -Chỉnh sữa và sắp xếp dáng người phù hợp với nội dung chủ đề. -Thêm các chi tiết tạo không gian cho sản phẩm. - HS tạo sản phẩm cá nhân -Tạo sản phẩm nhóm -HS hoạt động cá nhân -HS hoạt động nhóm TIẾT 3 4/ Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm : -Tổ chức HS trưng bày sản phẩm. -Đặt câu hỏi gợi mở cho HS thuyết trình : *Em có thích thú khi thực hiện chủ đề này không? Em có cảm nhận gì về sản phẩm của mình? *Em đã lựa chọn các vật liệu với màu sắc như thế nào để thể hiện dáng người trong sản phẩm của mình? * Câu chuyện của nhóm em có nội dung gì? *Em thích sản phẩm nào nhất? vì sao? * Em đã học hỏi được gì từ sản phẩm của các bạn? C/ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ - GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực , động viên, khuyến khích các em HS chưa hoàn thành bài. VẬN DỤNG – SÁNG TẠO Gợi ý HS tiếp tục sáng tạo linh hoạt các bài học mỹ thuật để tạo ra những sản phẩm theo ý thích của minh. -HS trưng bày sản phẩm, quan sát và đưa ra những ý kiến của mình về các sản phẩm của bạn. - HS chú ý lắng nghe - HS làm bài thêm ở nhà. Chủ đề 6 : NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN (4 TIẾT) I / MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT ĐƯỢC *Hiểu và nêu được một số đặc điểm về ngày tết, lễ hội và mùa xuân. *Sáng tạo được sản phẩm mỹ thuật bằng cách vẽ, nặn, tạo hình từ vật liệu tìm được và sắp đặt theo nội dung chủ đề “ Ngày tết, lễ hội và mùa xuân” *Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC -Phương pháp : tạo hình 3D – tiếp cận chủ đề. -Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân , hoạt động nhóm. III/ ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN GV chuẩn bị : -SGK , tranh ảnh , sản phẩm tạo hình về chủ đề “Ngày tết, lễ hội và mùa xuân” -Những sản phẩm tạo hình của học sinh. HS chuẩn bị : -SGK, giấy vẽ, màu vẽ, hồ dán, bìa, đất nặn, kéo, bìa sách, báo, tạp chí, các vật dễ tìm. IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 A. khởi động : cho HS hát bài “ Sắp đến tết rồi” B. nội dung chính : 1/ Tiềm hiểu : -Yêu cầu HS hình 6.1 SGK thảo luận : *em quan sát tháy những hình ảnh gì? Đó là những hoạt động nào ? diễn ra ở đâu, khi nào? *Không khí , cảnh vật, màu sắc trong hình như thế nào? *Em hãy kể tên những lễ hội mà em biết? *Em hãy kể một số hoạt động khác trong dịp tết cổ truyền của dân tộc ngoài những hoạt động em tháy trong hình? *Em yêu thích nhất hoạt động nào trong ngày tết , lễ hội và mùa xuân? - Yêu cầu HS quan sát hình 6.2SGK và nêu câu hỏi thảo luận : *em thích sản phẩm tạo hình nào nhất? đó là hoạt động gì của ngày tết, lễ hội và mùa xuân? *Hình ảnh nào là hình ảnh chính? Hình ảnh nào là hình ảnh phụ trong mỗi sản phẩm? *Hình ảnh phụ có phù hợp với hình ảnh chính không? *Sản phẩm em thích được tạo hình bằng chất liệu gì? Các hình ảnh được sắp xếp như thế nào? - HS hát khởi động - HS quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS quan sát thảo luận và trả lời thực hiện sản phẩm. TIẾT 2 2/ thực hiện : - Yêu cầu HS thảo lận nhóm: GV đua ra sơ đồ tư duy về ngày tết, lễ hội và mùa xuân. Giúp HS tìm hiểu hiểu những hình ảnh liên quan qua câu hỏi gợi mở. - Yêu cầu HS quan sát hình 6.3SGK để tìm hiểu cách tạo hình sản phẩm với chủ đề “ngày tết, lễ hội và mùa xuân” - Yêu cầu HS thực hiện hình ảnh các nhân vật băng các hình thức khác nhau để tạo ngân hàng hình ảnh của nhóm. -HS suy nghĩ tìm ra những hình ảnh gắn liền với ngày tết, lễ hội và mùa xuân. -HS thể hiện TIẾT 3 3/ Thực hành : 3.1.Hoạt động cá nhân : -Yêu cầu HS vẽ , xé, cắt dán hoặc nặn từ những vật tìm được theo nội dung đã chọn. 3.2.Hoạt động nhóm : Hướng dấn HS *Sắp xếp các hình ảnh thành bố cục. *Thêm một số hình ảnh , nhân vật khác vào bối cảnh để tăng thêm sự sinh động, phong phú cho sản phẩm. -HS làm bài cá nhân -HS làm bài nhóm TIẾT 4 4/ Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm : -Tổ chức HS trưng bày sản phẩm. -Đặt câu hỏi gợi mở cho HS thuyết trình : *Nội dung câu chuyện được thể hiện thông qua sản phẩm mĩ thuật của nhóm em là gì? *Các nhân vật là nhừng ai? Họ đang làm gì? ở đâu? *Em đã thể hiện không khí lễ hội, ngày tết và mùa xuân như thế nào? *Em có nhận xát gì về bố cục và màu sắc của sản phẩm nhóm mình? *Em thích nhất sản phẩm của nhóm nào? Vì sao? *Em thích sản phẩm nào của các bạn trong lớp ? *Em có nhận xét gì và học hỏi được gì từ sản phẩm của các bạn? C/ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ - GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực , động viên, khuyến khích các em HS chưa hoàn thành bài. VẬN DỤNG – SÁNG TẠO Gợi ý HS tiếp tục sáng tạo trên những sản phẩm mỹ thuật mà mình đã học, và viết một đoạn văn ngắn về ngày tết, lễ hội và mùa xuân. -HS trưng bày sản phẩm, quan sát và đưa ra những ý kiến của mình về các sản phẩm của bạn. - HS chú ý lắng nghe - HS làm bài thêm ở nhà. Chủ đề 7 : VŨ ĐIỆU CỦA SẮC MÀU (2 TIẾT) I / MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT ĐƯỢC *Biết cách lắng nghe và vận động theo giai điệu của âm nhạc, chuyển âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy. *Nhận ra được các hòa sắc màu nóng, lạnh, tương phản, đậm, nhạt trong bức tranh vẽ theo nhạc. *Từ đường nét, màu sắc trong bức tranh vẽ theo nhạc, cảm nhận và tưởng tượng được hình ảnh có ý nghĩa. *Phát triển được trí tưởng tượng và sáng tạo trong quá trình tạo ra bức tranh biểu cảm mới. *Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC -Phương pháp : vẽ theo nhạc -Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân , hoạt động nhóm. III/ ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN GV chuẩn bị : -SGK , nhạc thiếu nhi, một số minh họa sản phẩm vẽ theo nhạc của HS, giấy A0. HS chuẩn bị : -SGK,màu vẽ, hồ dán, bìa, đất nặn, kéo, băng dính... IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 A. khởi động : tổ chức cho HS chơi trò chơi “kết bạn” sử dụng kết quả chủa trò chơi để tổ chức nhóm cho các hoạt động của chủ đề. B. nội dung chính : 1/ Tiềm hiểu : 1.1.trải nghiệm vẽ theo nhạc - chia học sinh theo nhóm nhỏ, yêu càu HS quan sát hình 7.1 SGK có hình dung ban đầu về hoạt động vẽ theo nhạc. - Tổ chức học sinh trải nghiệm vẽ theo nhạc: + Dán giấy vào bàn bằng băng dính cho giấy khỏi dịch chuyển. +Lựa chọn màu theo thứ tự từ nhạt đến đậm ( hạn chế màu đen) +Cảm thụ âm nhạc và vẽ: GV hướng dẫn HS vận động cơ thể theo nhịp, màu sắc, phách tiết tấu, giai điệu...( GV minh họa) - Kết thúc hoạt động vẽ theo nhạc, GV yêu cầu HS nêu suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động vùa trải nghiệm qua câu hỏi gợi mở: *Em có thích hoạt động vẽ theo nhạc không? Vì sao? *Em đã vận cơ thể như thế nào khi nghe các nhịp, phách, giai điệu, giết tấu? *các nét màu em vẽ như thế nào khi nghe nhạc? 1.2.Hướng dẫn cảm nhận về màu sắc - yêu cầu HS quan sát bức tranh vẽ để tìm ra các mảng màu: sáng – tối ; nóng – lạnh ; màu bổ túc , màu hòa sắc. 1.3.Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng - Hướng dẫn HS sử dụng khung giấy hình chữ L để chọn phần tranh mình thích. - Gợi ý HS cảm nhận và tìm ra những hình ảnh cụ thể trong bức tranh nhiều màu sắc. *Em có cảm nhận gì về những bức tranh vẽ theo nhạc? *Em hãy chỉ ra những mảng màu có hòa sắc nóng, lạnh, đậm, nhạt hay tương phản. *Từ những đường nét và màu sắc trong bức tranh, em liên tưởng tới hình ảnh gì? Từ những hình ảnh đó em nghĩ đén câu chuyện gì? Chủ đề gì? - HS khởi động - HS trải nghiệm -HS quan sát suy nghĩ - HS suy nghĩ thể hiện -HS nêu cảm nhận -HS dùng khung giấy chữ L để tìm hình ảnh trong bức tranh. -HS suy nghĩ trả lời TIẾT 2 2/ thực hiện : -Hướng dẫn HS cắt phần tranh đã chọn ra khỏi bức tranh vẽ theo nhạc. - Gợi y cho HS them màu sắc để làm rõ hơn hình ảnh tưởng tượng ở trong tranh. 3/ Thực hành : Hướng dẫn HS cảm nhận, chọn hình ảnh và sáng tạo bức tranh biểu cảm từ bức tranh vẽ theo nhạc. 4/ Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm : -Tổ chức HS trưng bày sản phẩm. -Đặt câu hỏi gợi mở cho HS thuyết trình : *Em đã tưởng tượng ra những hình ảnh gì trong phần tranh mình chọn? em có vẽ thêm đường nét và màu sắc vào bức tranh đó không? Nội dung bức tranh của em là gì? *Em đã thể hiện được hòa sắc nóng, lạnh, đậm, nhạt, sáng, tối hay tương phản trong bức tranh của mình chưa? *Để hiểu thêm về nội dung bức tranh của các bạn, em đã đặt câu hỏi như thế nào? *Em thích bức tranh nào nhất? vì sao? * Em đã học hỏi được gì từ sản phẩm của các bạn? C/ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ - GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực , động viên, khuyến khích các em HS chưa hoàn thành bài. VẬN DỤNG – SÁNG TẠO Gợi ý HS tiếp tục sáng tạo linh hoạt các bài học mỹ thuật để tạo ra những sản phẩm theo ý thích của minh. - HS tạo sản phẩm cá nhân -Tạo sản phẩm nhóm -HS trưng bày sản phẩm, quan sát và đưa ra những ý kiến của mình về các sản phẩm của bạn. - HS chú ý lắng nghe - HS làm bài thêm ở nhà.
Tài liệu đính kèm: