I- Mục đích yêu cầu.
Học sinh nắm được khái niệm thuật ngữ. Phân biệt thuật ngữ với các từ ngữ thông dụng khác.
Tích hợp với phần Văn, Tập làm văn.
Rèn luyện kĩ năng giải thích của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói, viết.
II- Chuẩn bị
Thầy: Soạn bài, chuẩn bi bảng phụ
Trò: Xem trước bài
III- Lên lớp
Tuần 6 Tiết 29 Ngày soạn: Ngày dạy: Thuật ngữ I- Mục đích yêu cầu. Học sinh nắm được khái niệm thuật ngữ. Phân biệt thuật ngữ với các từ ngữ thông dụng khác. Tích hợp với phần Văn, Tập làm văn. Rèn luyện kĩ năng giải thích của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói, viết. II- Chuẩn bị Thầy: Soạn bài, chuẩn bi bảng phụ Trò: Xem trước bài III- Lên lớp Tổ chức. Kiểm tra. ? Thế nào là trau dồi vốn từ? Nêu các cách trau dồi vốn từ? Bài mới. H? Gọi học sinh đọc ví dụ trên bảng phụ. I- Thuật ngữ là gì? H? Theo em trong hai cách giải thích nước và muối 1. Ví dụ 1. cách nào giải thích dễ hiểu hơn? Cách giải thích thứ nhất. H? Theo em vì sao cách giải thích này dễ hiểu như vậy? Vì nó đã chỉ rõ đặc điểm bên ngoài sự vật dạng lỏng hay rắn, màu sắc, mùi vị, xuất xứ ở đâu -> Nhìn thấy được. GV: Đó là cách giải thích hình thành trên cơ sở kinh nghiệm có tính cảm tính. H? Theo em vì sao cách giải thích thứ hai khó hiểu hơn? Vì những người có kiến thức chuyên môn về hoá học mới hiểu được. GV: Cách giải thích thứ hai thể hiện những đặc tính bên trong của sự vật. Những đặc tính này phải qua nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học thì mới biết được đặc tính của nó. Do đó, nếu không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực có liên quan thì người tiếp nhận không giải thích được. Cách giải thích thứ nhất là cách giải thích nghĩa thông thường. Cách giải thích thứ hai là cách giải thích của thuật ngữ. H? Vậy em hiểu thuật ngữ là gì? - Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học H? Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ 2/I/SGK/88. công nghệ. H? Đọc những định nghĩa sau đây và trả lời câu hỏi cho bên dưới? H? Em đã học những định nghĩa này ở những bộ môn nào? Thạch nhũ: Bộ môn địa lí. Bazơ: Bộ môn hoá học. ẩn dụ: Bộ môn Ngữ văn. Phân số: Bộ môn toán học. H? Qua việc trả lời câu hỏi, em thấy thuật ngữ được sử - Thuật ngữ thường được dụng trong những loại văn bản nào? dùng trong các văn bản khoa học công nghệ. GV: Các em cần chú ý từ “thường” ở đây. Như vậy, có nghĩa là thuật ngữ đôi khi được dùng trong những loại văn bản khác. Chẳng hạn: một bản tin, một phóng sự hay một bài bình luận báo chí có thể sử dụng thuật ngữ khi đề cập đến những khái niệm có liên quan. H? hãy nhắc lại thế nào là thuật ngữ, cách sử dụng thuật ngữ? Học sinh nêu phần ghi nhớ SGK/88. II- Đặc điểm của thuật ngữ H? Đọc lại hai thuật ngữ ở mục I2 trên bảng phụ? H? Các thuật ngữ: Thạch nhũ, ba zơ, ẩn dụ còn có nghĩa nào khác không? Không, chỉ có một nghĩa như đã nêu. H? Từ nghĩa của thuật ngữ trên, em có thể kết luận như - Về nguyên tắc, trong một thế nào về đặc điểm của thuật ngữ? lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ GV: Thuật ngữ thể hiện rõ ràng, chặt chẽ các khái được biểu thị bằng một thuật niệm. Tính chính xác đòi hỏi hệ thống thuật ngữ không ngữ. có hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, đồng nghĩa, những hiện tượng rất phổ biến đối với những từ ngữ thông thường. Gọi gọc sinh đọc ghi nhớ II2. H? Cho biết trong hai ví dụ sau, ở ví dụ nào từ muối có sắc thái biểu cảm? H? Từ “muối” ở mục a thuộc thuật ngữ hay tư ngữ thông thường? Tương tự từ “muối” ở mục b? Muối ở mục a: Thuật ngữ chỉ khái niệm của muối. Muối ở mục b: từ ngữ thông thường, chỉ mối quan hệ khăng khít giữa tình cảm của con người-> mang tính biểu cảm. H? Vậy theo em, thuật ngữ còn có đặc điểm nào nữa? - Thuật ngữ không có tính biểu cảm. GV: Đây chính là phần ghi nhớ 2 SGK. Lưu ý cho học sinh tính hệ thống của thuật ngữ. Các khái niệm của một ngành chuyên môn có quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, các thuật ngữ biểu thị những khái niệm này cũng tạo thành một hệ thống chặt chẽ. VD: II- Luyện tập. H? Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập. 1. Bài tập 1/89. H? Theo em mục đích bài tập này là gì? Tìm thuật ngữ cho các khái niệm cho sắn và chỉ rõ thuật ngữ tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào? H? Em hãy tìm thuật ngữ? Lực: là tác dụng (vật lí). Xâm thực là (Địa lí); Hiện tượng hoá học (Hoá học) Trường từ vựng (Ngữ văn); Di chỉ (lịch sử); Thụ phấn (Sinh học); Lưu lượng (Địa lí); Trọng lực (Vật lí); Khí áp (Địa lí); Đơn chất (Hoá học); Thị tộc phụ hệ (Lịch sử); Đường trung trực (Toán học). 2. Bài tập 2/90. H? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Từ “ điểm tựa” có thể coi là thuật ngữ vật lí hay không? H? Bằng kiến thức vật lí em hãy nêu khái niệm của “điểm tựa”? Thuật ngữ: Điểm tựa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản. H? Theo em hiểu “ điểm tựa” trong đoạn thơ này có nghĩa gì? Điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính, nơi gửi gắm niềm tin và hi vọng (vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến có sự góp sức của ) ( ví đây như là một điểm tựa)-> nên không phải là thuật ngữ. Bài tập 5 Thuật ngữ “ thị trường” là hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ thị trường của kinh tế học và của quang học không vi phạm nguyên tắc thuật ngữ- một khái niệm thuộc hai lĩnh vực khoa học chứ không phải một lĩnh vực. * Hướng dẫn về nhà. Nắm chắc thuật ngữ, đặc điểm của thuật ngữ. Làm các bài tập còn lại. * Rút kinh nghiệm. Tuần 6 Tiết 30 Ngày soạn: Ngày dạy: Trả bài tập làm văn số 1 I- Mục đích yêu cầu. Giúp học sinh ôn tập củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh. Đánh giá được những ưu nhược điểm của một bài viết cụ thể về các mặt: Kiểu bài: Có đúng với văn bản thuyết minh không. Nội dung: các tri thức có cung cấp cố đầy đủ có khách quan không? Có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí, có hiệu quả không? II- Chuẩn bị. GV: Chấm bài, sửa lỗi sai. HS: Xem lại bài và tự sửa lỗi. III- Lên lớp. Tổ chức. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ. Bài mới. H? Gọi học sinh nhắc lại đề? 1. Đề bài: Thuyết minh về chiếc quạt giấy quê em. H? Xác định thể loại đề bài trên? Thể loại: Chứng minh. H? Đối tượng thuyết minh ở đây là gì? Giới hạn đối tượng? Đối tượng: chiếc quạt giấy quê em. H? Về mặt hình thức bài làm phải đảm bảo yêu cầu gì? Sử dụng các phương pháp thuyết minh có đan xen các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. H? Về nội dung thuyết minh phải như thế nào? Thuyết minh được nguồn gốc, cấu tạo, cách làm của cái quạt. H? Cho học sinh nhắc lại dàn ý bài văn? Học sinh làm dàn ý phải đảm bảo theo yêu cầu dàn ý chi tiết kiểm tra tuần 3 tiết 14-15. 2. Nhận xét: GV nhận xét ưu nhược điểm của học sinh. Ưu điểm: + Các em đã nắm được yêu cầu về kiểu bài thuyết minh về một đồ dùng. + Nhiều em rất linh hoạt trong việc kết hợp với biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả làm bài văn sinh động, hấp dẫn. + Chữ viết sạch sẽ rõ ràng. Tồn tại: + Một số em thuyết minh sơ sài, chưa vận dụng biện pháp nghệ thuật vào bài làm, có em vận dụng thì gượng ép. + Một số em giới thiệu còn thiếu một số phần cơ bản của chiếc quạt. + Còn nhiều em trình bày cẩu thả, chưa rõ ràng kết cấu ba phần. + Sai lỗi chính tả, lỗi câu rất nhiều. 3. Chữa lỗi sai. H? Gọi học sinh chữa lỗi sai: * Lỗi sai chính tả: viết đúng Lan, tre, lứa - Nan, che, nứa Dữ cẩn thận - Giữ cẩn thận. * Lỗi câu: 3. Đọc bài: H? Gọi một học sinh làm bài tốt đọc để học sinh khác học và rút ra được kinh nghiệm. H? Gọi học sinh làm bài kém đọc cho nhận xét những sai sót và tự bổ sung. * Hướng dẫn về nhà. Về nhà làm lại đề bài này - đối với những em yếu. Chuẩn bị bài viết số 2. Tuần 7 Tiết 31 Ngày soạn: Ngày dạy: kiều ở lầu ngưng bích Nguyễn Du I- Mục đích yêu cầu Qua hai đoạn trích giúp học sinh cảm nhận được: Đoạn “Kiều ở ” hiểu được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng. Rèn kĩ năng đọc thơ lục bát. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc miêu tả thiên nhiên. II- Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu soạn giáo án. HS: Soạn bài theo câu hoi SGK. III- Lên lớp. Tổ chức. Kiểm tra. ? Đọc thuộc lòng đoạn thơ “Cảnh ngày xuân”? nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ ấy? Bài mới. H? Yêu cầu đọc: Giọng nhẹ nhàng, trầm lắng, nhấn I- Đọc, giải thích từ khó. mạnh những từ ngữ miêu tả cảnh, miêu tả tâm trạng. 1. Đọc. GV đọc mẫu- luyện đọc. H? Gọi học sinh đọc chú thích sách giáo khoa. 2. Giải thích từ khó. H? Em chia văn bản này ra làm mấy phần? 3. Bố cục văn bản. Đoạn 1: Sáu dòng thơ đầu Đoạn 2: Tám dòng thơ tiếp theo. Đoạn 3: Tám dòng thơ cuối. H? Theo em vì sao có thể tách đoạn như thế? Vì mỗi đoạn diễn tả một nội dung trọn vẹn. + Đoạn 1:Cảnh trước lầu Ngưng Bích. + Đoạn 2: Lòng thương nhớ cha mẹ và chàng Kim của Kiều. + Đoạn 3: Nỗi buồn của Kiều. GV:Có thể chia làm hai phần: Phần 1: 6 câu đầu Phần 2: Còn lại: Tâm trạng của Kiều. H? Trong đoạn văn này được miêu tả ở phương diện nào? Miêu tả ở phương diện nội tâm H?Vậy phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì? Phương thức biểu cảm. GV: Toàn văn bản là tâm trạng Thuý Kiều trong những II- Tìm hiểu văn bản ngày bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. 1. Cảnh trước lầu Ngưng H? Đọc 6 câu thơ đầu. Bích. H? Dưới con mắt của Kiều thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích hiện lên như thế nào? Bầu trời: vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung. Mặt đất: Bốn bề bát ngát, cát vàng, bụi hồng. H? Qua những hình ảnh thơ em hãy hình dung và miêu tả lại cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích? H? Qua cách miêu tả em có nhận xét gì về cảnh thiên - Cảnh thiên nhiên đẹp, nên nhiên trước lầu Ngưng Bích? thơ, mênh mông nhưng hoang vắng không một bóng người. GV: Cảnh đối lập với nàng: rộng lớn- nhỏ bé Hoà hợp: vắng vẻ- cô đơn. H? Trước cảnh thiên nhên đó Kiều có tâm trạng như thế nào? Bẽ bàng đèn khuya-> Tâm trạng buồn tủi, bẽ bàng, cô đơn, ngổn ngang, sầu thương, vô duyên trước cảnh đẹp. H? Vì sao Kiều có tâm trạng đó? H? Đọc đoạn thơ em có nhận xét gì về cách viết của tác giả? Tác giả ngắt câu thơ thành từng cặp đối xứng Vẻ non xa/ tấm trăng gần H? Cách ngắt nhịp đối xứng trong các câu thơ có tác dụng gì? Góp phần diễn tả tâm trạng ngổn ngang, bề bộn của ... chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc. GV: Truyện còn phê phán, lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ đã gây ra bao cảnh con mất cha, vợ mất chồng. V- Luyện tập 1. Bài tập H? Em có suy nghĩ gì về nhan đề “ Chiếc lược ngà” của tác phẩm? Thể hiện ước mơ trẻ thơ của bé Thu. Biểu tượng của tình yêu nhớ con của ông Sáu. Biểu hiện tình đồng chí, đồng đội. Kỉ vật thiêng liêng của tình cảm cha con. Là cầu nối giữa các nhân vật. * Hướng dẫn về nhà. Tóm tắt truyện, phân tích vai trò cái ‘thẹo’ trong đoạn truyện. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Thu, ông Sáu. * Rút kinh nghiệm. Tuần 15 Tiết 73 Ngày soạn: Ngày dạy: ôn tập tiếng việt I-Mục đích yêu cầu Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức về phương châm hội thoại, lời dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp, xưng hô trong hội thoại. Tích hợp với các văn bản Văn và bài tập Tập làm văn đã học. Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về sử dụng các phương châm hội thoại, lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp trong khi nói và viết. II- Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án. Trò: Ôn lại kiến thức III-Lên lớp. Tổ chức Kiểm tra: kết hợp trong giờ. Bài mới. I- Ôn lí thuyết 1. Các phương châm hội thoại. H? Em hãy kể tên các phương châm hội thoại đã học? Phương châm về lượng Phương châm về chất. Phương châm quan hệ. Phương châm lịch sự. Phương châm cách thức. H? Thế nào là phương châm về lượng, về chất? Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu không thừa. Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực. H? Mỗi phương châm về lượng, chất em hãy lấy 2 ví dụ, một trường hợp sử dụng đúng, một trường hợp sử dụng sai, hãy chỉ rõ? Phương châm về lượng: A:- Anh ăn cơm chưa? B 1 - Tôi đã ăn rồi (đúng phương châm về lượng). B 2- Từ lúc tôi mặc chiếc áo hàng hiệu, tôi vẫn chưa ăn cơm. (sai). Phương châm về chất. + Con bò to bằng con trâu (đúng phương châm về chất). + Con bò to bằng con voi (sai). H? Phương châm cách thức, phương châm quan hệ, lịch sự như thế nào? Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề. Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ. Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. H? Tìm ví dụ cho 3 phương châm trên và phân tích? Phương châm quan hệ: Hỏi: Anh đi đâu đấy? Trả lời: Tôi đi bơi (đúng) Con mèo đen nhà tôi bị chết (sai). Phương châm cách thức: + Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không? (đúng). + Con có thích ăn quả táo mà mẹ để trên bàn không? (sai). Phương châm lịch sự: + Anh làm ơn cho tôi hỏi đường ra quốc lộ 1 đi lối nào ạ? + Bác cứ đi thẳng khoảng một trăm mét rồi rẽ phải là tới ạ? (đúng). + Đi thẳng 100 mét là tới (sai). 2. Xưng hô trong hội thoại. H? Khi tham gia hội thoại người tham gia hội thoại phải đảm bảo yêu cầu gì khi xưng hô? Ví dụ? Người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. Ví dụ: Đối với người trên: Bác- cháu, anh, chị- em. Đối với bạn bè: bạn- tớ, cậu- tớ. Đối với trường hợp buổi hội nghị trong lớp: bạn- tôi, các bạn- chúng tôi. 3. Cách dẫn trực tiếp, cách dãn gián tiếp. Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật. + Dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. + Lời dẫn gián tiếp: lời nói hay ỹ nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong ngoặc kép. H? Lấy ví dụ cách dẫn trực tiếp của một trong những tác phẩm đã học và chuyển thành cách dẫn gián tiếp? Bao nhiêu nỗi mong chờ được gặp con, mới nhìn thấy con thôi ông Sáu đã kêu to “Thu con”. Bao nhiêu nỗi mong chờ mong được gặp con, mới nhìn thấy con ông Sáu đã kêu to gọi tên con. II-Luyện tập Bài tập 1: Hãy tìm một số tình huống giao tiếp mà người tham gia không tuân thủ các phương châm hội thoại và chỉ rõ mục đích không tuân thủ? H? Muốn làm bài tập này chúng ta cần lưu ý điều gì? Người vô ý, vụng về thiếu văn hoá. Người nói ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác hoặc yêu cầu khác quan trọng hơn. Người nói muốn gây sự chú ý. H? Căn cứ vào đó em hãy tìm? VD 1: Trong giờ vật lí, Thầy giáo hỏi một học sinh đang nhìn ra cửa sổ: Em cho thầy biết sóng là gì? Thưa thầy “sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ! Bài tập 2: Trong Tiếng Việt, xưng hô thường tuân thủ theo yêu cầu “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ. “ Xưng khiêm hô tôn” thuộc loại từ thuần Việt hay Hán Việt? Từ hán Việt. H? Em hiểu 2 cụm từ trên ntn? Khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường là “xưng khiêm” và gọi người đối thoại một cách tôn kính gọi là “hô tôn’. H? Lấy ví dụ? Bạn bè xưa xưng “tiểu đệ” gọi người khác là “đại ca”. Bài tập 3: Đọc đoạn trích “Vua Quang Trung dẹp tan”. Em hãy chuyển đối thoại trong đoạn trích này thành lời dẫn gián tiếp. Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại? Gọi học sinh làm và nhận xét. Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào. Nguyễn thiếp trả lời rằng bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh bị dẹp tan. Nhận xét: “tôi” chuyển thành người kể gọi “nhà Vua”, vua QT ( ngôi 3). * Hướng dẫn về nhà Ôn tập lại hệ thống các phương châm ôn các bài tiếng Việt đã được học. * Rút kinh nghiệm Tuần 15 Tiết 74 Ngày soạn: Ngày dạy: Kiểm tra tiếng việt I-Mục đích yêu cầu Qua tiết kiểm tra giúp học sinh củng cố lại hệ thống kiến thức tiếng Việt đã được học. Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn bản và trong giao tiếp xã hội. Giáo dục học sinh sử dụng thành thạo hệ thống kiến thức Tiếng Việt đã được học. II- Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu ra đề Trò: Ôn tập III- Lên lớp Tổ chức Kiểm tra Đề bài: Câu 1: Thế nào là phép tu từ ẩn dụ, phép tu từ so sánh? Lấy ví dụ? Câu 2: Phân tích tác dụng của từ láy trong đoạn thơ sau: “ Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình” (Nguyễn Duy- ánh trăng) Câu 3: Cho biết cách nói nào trong số những cách nói sau có sử dụng phép nói quá: Một tấc lên trời, chưa ăn đã hết, cười vỡ bụng, sợ vã mồ hôi, tiếc đứt ruột. Câu 4: Câu thơ: “ Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh Hỏi quê rằng: huyện Lâm Thanh cũng gần” Trong câu trả lời trên của MGS vi phạm phương châm hội thoại nào? Tại sao? Tác giả sử dụng cách dẫn nào? Yêu cầu và đáp án. Câu 1: (2 đ) ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Con cò ăn bãi rau răm Đắng cay chịu vậy, đãi đằng cùng ai? So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự vệc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Thân em như ớt trên cây Càng tươi ngoài vẻ, càng cay trong lòng. Câu 2(3đ) Các từ láy: vành vạnh- thể hiện trăng tròn đầy, nguyên vẹn. Phăng phắc- im lặng tuyệt đối Tác dụng: Trăng vẫn tròn đầy nguyên vẹn không thay đổi sau thời gian gặp lại thế mà cứ vô tình, trăng càng im lặng bao nhiêu thì làm cho con người tự trách vấn mình bấy nhiêu. Câu 3 (2đ) Các phép tu từ nói quá: một tấc tới trời, chưa ăn đã hết, cười vỡ bụng, tiếc đứt ruột. Câu 4: (3đ) Câu trả lời của MGS đã vi phạm phương châm hội thoại lịch sự vì khi đến nhà gái được hỏi thăm lai lịch sự thì trả lời cộc lốc thiếu sự tôn trọng Sử dụng cách dẫn trực tiếp lời nhân vật MGS được để trong ngoặ kép. Hết giờ thu bài, hướng dẫn về nhà Ôn lại hệ thống kiến thức TV từ lớp 6- 9 * Rút kinh nghiệm Tuần 15 Tiết 75 Ngày soạn: Ngày dạy: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại I- Mục đích yêu cầu Trên cơ sở hướng dẫn ôn tập qua bài kiểm tra giúp học sinh nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học, làm tốt bài kiểm tra tại lớp. Qua bài kiểm tra đánh giá được kết quả học tập của học sinh về tri thức, kĩ năng, thái độ để có định hướng giúp học sinh khắc phục những điểm còn yếu. II- Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu ra đề Trò: Ôn bài III- Lên lớp Tổ chức Kiểm tra Câu 1: Em hãy kể tên các tác phẩm thơ, truyện hiện đại (chỉ rõ tên tác giả) trong sách ngữ văn 9 tập 1 Câu 2: Tóm tắt truyện “Làng”- Kim Lân Câu 3: Nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện “Chiếc lược Ngà” –Nguyễn Quang Sáng Yêu cầu biểu điểm Câu 1: Đồng chí- Chính Hữu Bài thơ tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật. Đoàn thuyền đánh cá -Huy Cận Bếp lửa- Bằng Việt Khúc hát ru những em bé ngủ trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm ánh trăng- Nguyễn Duy. Làng- Kim Lân Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng. Câu 2: Tóm tắt truyện Làng: ở nơi tản cư ông Hai lúc nào cũng nhớ tới làng. Từ phòng thông tin ra, ông gặp những người tản cư ông được biết làng ông theo Tây. Ông Hai đau khổ, dằn vặt, lo sợ, nhục nhã là người làng theo giặc. Gia đình ồn có lệnh bị đuổi khỏi nơi tản cư, nhà ông rơi vào cảnh bế tắc. Ông Hai chỉ còn biết tâm sự cùng con để vơi đi nỗi buồn và thể hiện tình yêu làng, kháng chiến. Khi có tin cải chính làng ông không theo Tây, ông sung sướng đi khắp xóm làng khoe nhà mình bị giặc đốt. Câu 3: (Thay đổi) Cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ “ Đồng chí” - Chính Hữu? Người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là những người nông dân ra đi từ những miền quê nghèo lam lũ. Họ gặp nhau nơi chiến hào, gắn bó, sẻ chia gian khổ, niềm vui với đồng đội bởi họ cùng chung cảnh ngộ, cùng chung nhiệm vụ. Đặc biệt là cùng chung lí tưởng chiến đấu trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. (trong quá trình cảm nhận cần đưa được dẫn chứng) D- Củng cố Hết giờ thu bài, về nhà chấm Nhận xét thái độ, ý thức làm bài. * Hướng dẫn về nhà Soạn văn bản “Cố hương” * Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: