Giáo án Phòng chống Sốt xuất huyết lớp 1 - GV: Trần Thị Cẩm Nhung - Trường Tiểu học Thạnh Nhựt 1

Giáo án Phòng chống Sốt xuất huyết lớp 1 - GV: Trần Thị Cẩm Nhung - Trường Tiểu học Thạnh Nhựt 1

Tuần 4

Bài 1: BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Ngày dạy: 06/ 9/ 2012

I/. MỤC TIÊU :

Sau bài học, HS sẽ:

- Trả lời được SXH là bệnh lây nhiễm.

- Trả lời được đối tượng nào có thể bị nhiễm SXH và số lần nhiễm trong đời

 của một người.

- Trình bày được đường lây của bệnh, thời gian phát triển bệnh trong năm.

- Trình bày được SXH nguy hiểm như thế nào.

II/. THỜI GIAN: 30 phút

III/. CHUẨN BỊ :

- Thiết kế bài giảng, câu chuyện kể, câu hỏi.

- Hình ảnh 3 loại muỗi ( muỗi cỏ, muỗi đòn xóc, muỗi vằn)

 IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG 1: Kể chuyện

-Kể chuyện: “ Chuyện của An”

-Hỏi để HS phân tích câu chuyện

+ Theo các em thì bạn An bị bệnh gì?

 + Dựa vào đâu các em biết bạn An bị bệnh SXH?

 + Tại sao bạn An bị SXH?

 + Theo các em tại sao nhà An có rất nhiều muỗi?

 - Chốt ý:

 Nhà An có rất nhiều muỗi, An bị muỗi đốt nên bị sốt cao, chảy máu răng, nổi chấm xuất huyết dưới da, uống thuốc hạ sốt không khỏi. An đã bị bệnh sốt xuất huyết.

 - Nhận xét khen ngợi những HS học tập tích cực.

HOẠT

 

doc 16 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Phòng chống Sốt xuất huyết lớp 1 - GV: Trần Thị Cẩm Nhung - Trường Tiểu học Thạnh Nhựt 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Bài 1: BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Ngày dạy: 06/ 9/ 2012
I/. MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS sẽ:
Trả lời được SXH là bệnh lây nhiễm.
Trả lời được đối tượng nào có thể bị nhiễm SXH và số lần nhiễm trong đời
 của một người.
Trình bày được đường lây của bệnh, thời gian phát triển bệnh trong năm.
Trình bày được SXH nguy hiểm như thế nào.
II/. THỜI GIAN: 30 phút
III/. CHUẨN BỊ : 
Thiết kế bài giảng, câu chuyện kể, câu hỏi.
Hình ảnh 3 loại muỗi ( muỗi cỏ, muỗi đòn xóc, muỗi vằn)
 IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG 1: Kể chuyện
Kể chuyện: “ Chuyện của An” 
Hỏi để HS phân tích câu chuyện
+ Theo các em thì bạn An bị bệnh gì?
 + Dựa vào đâu các em biết bạn An bị bệnh SXH?
 + Tại sao bạn An bị SXH?
 + Theo các em tại sao nhà An có rất nhiều muỗi?
 - Chốt ý:
 Nhà An có rất nhiều muỗi, An bị muỗi đốt nên bị sốt cao, chảy máu răng, nổi chấm xuất huyết dưới da, uống thuốc hạ sốt không khỏi. An đã bị bệnh sốt xuất huyết.
 - Nhận xét khen ngợi những HS học tập tích cực.
HOẠT ĐỘNG 2: Nhận biết muỗi vằn
 - Gắn hình ảnh 3 loại muỗi lên bảng hướng dẫn HS quan sát hình dáng.
Hỏi HS:
 + Theo em 3 con muỗi trên bảng thì con nào có thể gây ra bệnh SXH?
 - Nhận xét khen ngợi những HS học tập tích cực.
 - Giải thích: Muỗi vằn gây bệnh SXH, muỗi đòn xóc gây bệnh sốt rét, muỗi cỏ lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản B.
 HOẠT ĐỘNG 3: Đàm thoại 
- Hỏi gọi HS trả lời:
+ Ai dễ bị mắc bệnh SXH?
 + Một người có thể bị mắc bệnh SXH bao nhiêu lần?
 + Theo các em bệnh SXH có lây không? Bệnh lây như thế nào?
 + Theo các em bệnh SXH có nguy hiểm không?
 + Tại sao bệnh SXH nguy hiểm?
- Chốt ý:
 + Tất cả mọi ngưởi đều có thể mắc bệnh SXH, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn người lớn.
 + Bệnh rất nguy hiểm vì không có thuốc ngừa và thuốc trị. 
- Nhận xét khen ngợi những HS học tập tích cực.
HOẠT ĐỘNG 4: Đúc kết bài học
Nêu kết luận:
SXH là một bệnh dễ lây lan.
Bệnh lây do muỗi vằn hút máu từ người bệnh truyền sang người không bệnh.
Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng tập trung nhiều vào mùa mưa ( từ tháng 5 đến tháng 11)
Bệnh xảy ra với tất cả mọi người, nhưng xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn.
Một người có thể bị mắc nhiều lần, những lần mắc sau nguy hiểm hơn những lần mắc trước.
Bệnh rất nguy hiểm vì không có thuốc phòng ngừa, không có thuốc trị và có thể gây chết.
- Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Cả lớp lắng nghe
- Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét
- Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp quan sát hình 3 con muỗi.
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cá nhân xung phong trả lời.
- Nhận xét
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ.
- Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ
 Tuần 5
Bài 2: CÁC DẤU HIỆU NGHI NGỜ 
BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Ngày dạy: 13/ 9/ 2012
I/. MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS sẽ:
Trả lời được 2 dấu hiệu chính nghi ngờ SXH là sốt và xuất huyết.
Kể được các dấu hiệu xuất huyết thường gặp khi mắc bệnh SXH.
Mô tả được dấu xuất huyết dưới da.
II/. THỜI GIAN: 30 phút
III/. CHUẨN BỊ : 
Thiết kế bài giảng, câu hỏi.
Hình ảnh về dấu xuất huyết dưới da.
IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn bài cũ
Hỏi gọi HS trả lời:
+ Nguyên nhân gây ra bệnh SXH là gì?
 + Bệnh có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào?
 + Bệnh xảy ra vào lúc nào?
 + Ai là người dễ bị bệnh SXH?
 + Một người có thể bị mắc SXH bao nhiêu lần?
 - Nhận xét khen ngợi những HS trả lời đúng.
HOẠT ĐỘNG 2:Chơi trò chơi
Chia lớp làm 3 nhóm
- Mỗi nhóm lần lượt chơi trò chơi “ Lăng quăng nổi- Lăng quăng chìm”
 - Nhận xét khen ngợi nhóm chơi tốt.
HOẠT ĐỘNG 3: Xem tranh minh họa 
 - Gắn hình ảnh lên bảng.
 - Hỏi và gọi HS trả lời:
 + Các em thấy gì ở hình ảnh trên?
 - Tóm lại: Hình trên bảng là chân của người bệnh SXH bị xuất huyết dưới da. Da chân có những chấm đỏ. Những chấm đỏ nầy khi ấn vào thì không bị mất đi.
- Nhận xét khen ngợi những HS học tập tích cực.
HOẠT ĐỘNG 4: Đúc kết bài học
Nêu kết luận:
* Bệnh SXH có 2 dấu hiệu chính là sốt và xuất huyết .
Sốt:
- Trẻ bị sốt cao: 390C trở lên, sờ bằng mu bàn tay thấy nóng nhiều.
- Sốt đột ngột, liên tục: đang chơi bỗng lăn ra sốt.
 Cơn sốt kéo dài ( 3- 6 ngày), khó làm hạ sốt ( cho uống thuốc hạ sốt thì sốt hạ được vài giờ rồi sốt cao trở lại).
Xuất huyết:
- Xuất huyết dưới da: Da có những vết đỏ, ấn không tan.
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng.
- Ói ra máu.
- Đi tiêu ra phân đen.
- Không phải tất cả các trẻ bị bệnh SXH đều có đủ 2 dấu hiệu nầy. Có trẻ chỉ bị sốt mà không có xuất huyết.
Ngoài ra còn có các dấu hiệu phụ khác kèm theo sốt như: 
- Mắc ói, ói.
- Đau bụng nhiều ở phía bên phải.
Các dấu hiệu này có thể thấy ở nhiều bệnh khác nên khó phân biệt.
- Nhận xét tiết học. 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Cả lớp lắng nghe
- Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét
- Các nhóm lần lượt chơi
- Nhận xét.
- Cả lớp quan sát hình trên bảng
- Cá nhân trả lời.
- Nhận xét
- Theo dõi, lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ.
 Tuần 6 - 7
Bài 3: ĐẶC TÍNH CỦA MUỖI VẰN-
CÁCH DIỆT MUỖI
Ngày dạy: 20 và 27/ 9/ 2012
I/. MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS sẽ:
Nhận biết được chính xác con muỗi vằn. 
Nói được các giai đoạn phát triển của muỗi vằn.
Nói được các ý chính về cách sinh hoạt của muỗi vằn: sống quanh quẩn trong nhà, ưa chỗ mát và bóng tối, thường chích người vào lúc sáng sớm và chạng vạng tối.
Nêu được những nơi sinh sản của muỗi vằn.
Nêu được các biện pháp diệt muỗi và tránh muỗi đốt.
II/. THỜI GIAN: 60 phút
III/. CHUẨN BỊ : 
Thiết kế bài giảng, câu hỏi.
Hình ảnh 3 loại muỗi ( muỗi cỏ, muỗi đòn xóc, muỗi vằn).
Hình ảnh về các giai đoạn phát triển của muỗi: 4 hình
IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn bài cũ
- Đặt câu hỏi gọi HS trả lời:
+ SXH có mấy dấu hiệu chính? Các dấu hiệu đó là gì?
 + Người bệnh SXH bị sốt như thế nào?
 + Những biểu hiện xuất huyết thường gặp ở người bệnh SXH?
 - Nhận xét khen ngợi những HS trả lời đúng.
HOẠT ĐỘNG 2:Nhận biết muỗi vằn và cách sinh hoạt của muỗi vằn.
 - Dán hình ảnh 3 loại muỗi lên bảng
 - Hỏi HS: 
 + Muỗi gây bệnh SXH là muỗi gì? Đó là hình nào trong 3 hình trên?
 + Muỗi vằn sinh sống ở đâu?
- Chốt ý: 
 + Muỗi gây bệnh SXH là muỗi vằn.
 + Chỉ hình muỗi vằn HD HS QS: Muỗi vằn có kích thước trung bình, thân màu đen, có những đốm vảy trắng ở chân và bụng. Khi đậu thân hình muỗi nằm ngang với bề mặt mà nó đậu nghỉ.
 + Muỗi vằn chỉ sống quanh quẩn trong nhà. Muỗi vằn thường đậu ở các chỗ mát và có bóng tối trong nhà như hốc kẹt, sàn ván, vách có treo quần áo ( đặc biệt là quần áo dơ có mùi mồ hôi), buồng ngủ, trong tủ quần áo.
 - Nhận xét khen những em hoạt động tốt. 
HOẠT ĐỘNG 3: Đàm thoại
- Hỏi HS:
 + Theo các em muỗi đẻ trứng ở đâu?
 + Các em hãy kể ra những nơi muỗi thường sinh sản ở trong nhà và xung quanh nhà của mình?
- Chốt ý: 
 + Bất cứ chỗ nào có nước là muỗi có thể đẻ trứng được. Trứng bám vào thành vách dụng cụ chứa nước hoặc chìm xuống đáy. Trứng có tồn tại trong điều kiện khô.
 + Muỗi vằn đẻ trứng ở những chỗ chứa nước sạch trong nhà và xung quanh nhà, đặc biệt là những chỗ chứa nước mưa hoặc đọng nước mưa.
 + Vì vậy, muốn diệt muỗi có kết quả ta phải: làm cho muỗi không có chỗ đẻ, những nơi muỗi có thể đẻ được thì diệt lăng quăng không cho nở thành muỗi.
- Nhận xét khen ngợi những em hoạt động tốt.
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của muỗi vằn.
- Dán 4 hình: trứng, lăng quăng, nhộng, muỗi lên bảng.
- Yêu cầu HS lên xếp thành các giai đoạn phát triển của muỗi.
- Chốt ý:
 + Muỗi cái trưởng thành đẻ trứng trong nước. 
 + Trứng nở ra lăng quăng.
 + Lăng quăng biến thành nhộng.
 + Nhộng lột xác thành muỗi.
- Nhận xét, khen những em hoạt động tốt.
HOẠT ĐỘNG 5: Diễn kịch câm về các biện pháp diệt muỗi và tránh muỗi đốt.
- Chia lớp làm 3 đội.
- HD cách chơi: mỗi đội sẽ diễn kịch về các biện pháp diệt muỗi và tránh muỗi đốt. Khi 1 đội diễn thì 2 đội còn lại đoán ra đó là biện pháp nào. Nếu chưa đoán ra thì đội kia phải diễn lại.
- Dẫn chương trình và ban giám khảo.
- Nhận xét, khen những em hoạt động tốt.
- Chốt ý: 
 Các biện pháp diệt muỗi và tránh muỗi đốt:
 + Phun hóa chất xung quanh nhà.
 + Đốt nhang muỗi.
 + Cho trẻ mặc quần áo dài tay, sáng màu và rộng rãi.
 + Ngủ mùng.
 + Dùng vợt điện.
 + Quạt gió nhẹ.
 + Thoa kem chống muỗi.
- Nhận xét, khen những em hoạt động tốt.
HOẠT ĐỘNG 6: Đúc kết bài học
Nêu kết luận:
- Muỗi vằn gây ra bệnh SXH.
- Muỗi vằn sống quanh quẩn trong nhà.
- Thường đậu ở chỗ mát và có bóng tối.
- Chích người vào lúc sáng sớm và chạng vạng tối.
- Muỗi vằn đẻ trứng ở những chỗ chứa nước sạch trong nhà và xung quanh nhà, đặc biệt là những chỗ chứa nước mưa hoặc đọng nước mưa.
- Muốn diệt muỗi có kết quả ta phải: làm cho muỗi không có chỗ đẻ, những nơi muỗi có thể đẻ được thì diệt lăng quăng không cho nở thành muỗi.
- Các biện pháp diệt muỗi và tránh muỗi đốt:
 + Phun hóa chất xung quanh nhà.
 + Đốt nhang muỗi.
 + Cho trẻ mặc quần áo dài tay, sáng màu và rộng rãi.
 + Ngủ mùng.
 + Dùng vợt điện.
 + Quạt gió nhẹ.
 + Thoa kem chống muỗi.
- Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Cả lớp lắng nghe
- Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét
- Cả lớp theo dõi, quan sát
- Cá nhân xung phong trả lời
- Nhận xét
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ.
- Cá nhân xung phong trả lời
- Nhận xét
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ
- Cả lớp theo dõi
- Cá nhân xung phong lên xếp hình
- Nhận xét
- Chia 3 đội: đội 1, đội 2, đội 3.
- Các đội lắng nghe 
- Các đội diễn kịch
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ
 Tuần 8
Bài 4: BIỆN PHÁP THẢ CÁ DIỆT LĂNG QUĂNG
 Ngày dạy: 04/ 10/ 2012
I/. MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS sẽ:
Mô tả đúng các loại cá thả trong dụng cụ chứa nước.
Mô tả được cách thả cá và cách bảo quản cá trong các dụng cụ chứa nước.
II/. THỜI GIAN: 30 phút
III/. CHUẨN BỊ :
Thiết kế bài giảng, câu hỏi
Một số hình ảnh về các loại cá: cá bảy màu, cá rô, cá sặc, cá bảy trầu, cá lia thia.
1 keo thủy tinh nhỏ
10 con lăng quăng.
1 con cá bảy màu hoặc cá lia thia.
IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG 1: Thí nghiệm thả cá trong vật chứa có lăng quăng
Đặt 1 keo thủy tin ... Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe
- Cá nhân xung phong trả lời
- Nhận xét
- Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ
- Cả lớp nhắc lại
 Tuần 9
Bài 5: BIỆN PHÁP SÚC RỬA DỤNG CỤ CHỨA NƯỚC 
Ngày dạy:11/ 10/ 2012
I/. MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS sẽ:
Nêu được lý do phải súc rửa các vật chứa nước.
Nêu được các bước thực hiện súc rửa vật chứa nước.
II/. THỜI GIAN: 30 phút
III/. CHUẨN BỊ :
Thiết kế bài giảng, câu hỏi.
Xô nhựa, bàn chải.
 IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG 1: Đàm thoại “lý do súc rửa vật chứa nước”
- Đặt câu hỏi:
 + Em hãy kể ra các dụng cụ chứa nước mà nhà em đang sử dụng?
 + Gia đình em bao lâu súc rửa các dụng cụ chứa nước một lần?
 + Súc rửa dụng cụ chứa nước là một biện pháp để phòng chống bệnh SXH. Vậy theo các em lý do của việc súc rửa vật chứa nước để phòng chống bệnh SXH là gì?
- Chốt ý:Muỗi đẻ trứng ở thành vách dụng cụ chứa nước. Trứng muỗi bám rất chắc vào thành vách các dụng cụ chứa nước và chịu sự khô hạn. Vì vậy, khi súc rửa lu hồ, nếu không loại bỏ sạch trứng muỗi thì trứng sẽ nở thành lăng quăng trong lần hứng nước kế tiếp.
- Nhận xét, khen những em học tốt.
HOẠT ĐỘNG 2: Trình diễn súc rửa vật chứa nước.
- Trình diễn súc rửa vật chứa nước trước lớp, vừa thực hiện vừa diễn giải các bước súc rửa.
 + Dùng bàn chải chà mạnh và kỹ thành lu hồ. Chà sạch từ trên miệng lu xuống đến đáy lu.
 + Dùng nước sạch dội sạch cả lu hồ, đổ bỏ cặn dơ.
 + Hứng nước sạch để sử dụng, kết hợp đậy nắp lu hồ hoặc thả cá.
 Ít hơn 7 ngày phải thực hiện súc rửa lu hồ một lần.
- Gọi HS lên thực hiện súc rửa.
- Khen ngợi những bước thực hiện đúng.
- Chỉnh sửa lại các bước chưa đúng.
HOẠT ĐỘNG 3: Đàm thoại “ ưu, khuyết điểm của biện pháp súc rửa vật chứa nước”
- Đặt câu hỏi:
 + Theo các em, ưu khuyết điểm của việc súc rửa vật chứa nước để phòng chống bệnh SXH là gì?
- Chốt ý:
 * Ưu điểm:
 + Làm sạch sẽ các vật chứa nước: không còn rong rêu, cặn bụi, lăng quăng, trứng.
 + Làm sạch hoàn toàn trứng và lăng quăng. Nếu có kết hợp đậy kín nắp hoặc thả cá, sẽ chắc chắn không có lăng quăng trong lu hồ.
 * Khuyết điểm:
 + Tốn nhiều công sức. Hộ gia đình chỉ có người già và trẻ em sẽ không thể thực hiện được.
 +Không thể dùng cho những lu quá to, những hồ có miệng nhỏ.
- Đặt câu hỏi:
 + Theo các em, chúng ta có thể làm gỉ để khắc phục những khuyết điểm của phương pháp nầy?
- Chốt ý: 
 + Đối với những lu quá to, những hồ có miệng nhỏ gây khó khăn cho việc súc rửa, ta có thể thả cá vào các vật này hoặc đậy nắp kín các vật chứa nước.
 + Hộ gia đình chỉ có người già và trẻ em cũng có thể sử dụng 2 biện pháp trên để phòng ngừa muỗi sinh sản gây bệnh SXH.
- Nhận xét, khen ngợi những em hoạt động tốt.
HOẠT ĐỘNG 4: Đúc kết bài học
- Nêu kết luận:
 1. Các bước thực hiện súc rửa vật chứa nước:
 - Dùng bàn chải chà mạnh và kỹ thành lu hồ. Chà sạch từ miệng lu đến đáy lu.
 - Dùng nước sạch dội cả lu hồ và đổ cặn dơ đi.
 - Hứng nước sạch để sử dụng, kết hợp đậy nắp và thả cá.
 - Ít hơn 7 ngày phải súc rửa lu hồ 1 lần.
 2. Ưu- khuyết điểm của biện pháp súc rửa vật chứa nước:
 * Ưu điểm;
 - Làm sạch sẽ các vật chứa nước: không còn rong rêu, cặn bụi, lăng quăng, trứng.
 - Làm sạch hoàn toàn trứng và lăng quăng. Nếu có kết hợp đậy kín nắp hoặc thả cá sẽ chắc chắn không có lăng quăng trong lu hồ.
 * Khuyết điểm:
 - Tốn nhiều công sức. Hộ gia đình chỉ có người già sẽ không thực hiện được.
 - Không thể dùng cho những lu quá to, những hồ có miệng nhỏ.
- Liên hệ giáo dục: Không có lăng quăng thì không có bệnh sốt xuất huyết.
- Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Cá nhân xung phong trả lời
- Nhận xét
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ.
- Cả lớp theo dõi
- Vài HS lên thực hiện.
- Nhận xét
- Cá nhân xung phong trả lời
- Nhận xét
- Cả lớp lắng nghe
- Cá nhân xung phong trả lời
- Nhận xét
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ
- Cả lớp nhắc lại
 Tuần 10
Bài 6: BIỆN PHÁP ĐẬY KÍN CÁC VẬT CHỨA NƯỚC 
Ngày dạy: 18/ 10/ 2012
I/. MỤC TIÊU :
 Sau bài học, HS sẽ:
Nêu được mục đích của việc đậy nắp kín các vật chứa nước.
Trình bày đúng tiêu chuẩn đậy nắp kín.
Nêu được các loại nắp nên sử dụng để đậy kín các vật chứa nước.
II/. THỜI GIAN: 30 phút
III/. CHUẨN BỊ :
Thiết kế bài giảng, câu hỏi.
Xô nhựa có nắp đậy.
IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG 1: Đàm thoại “ mục đích của việc đậy nắp kín các vật chứa nước”
- Giới thiệu
- Đặt câu hỏi:
 + Theo các em mục đích của việc đậy nắp kín các vật chứa nước là gì?
 + Nhà các em có đậy kín các vật chứa nước không?
 + Nếu đậy nắp không kín sẽ gây ra hiệu quả gì?
- Chốt ý:
 Mục đích của việc đậy nắp kín các vật chứa nước là:
 + Để muỗi không thể vào đẻ trứng sinh lăng quăng.
 + Nếu các vật chứa đã có lăng quăng nở thành muỗi, đậy nắp kín sẽ làm cho muỗi không thể bay ra ngoài được.
 + Nếu đậy nắp không kín muỗi sẽ vào sống và đẻ trứng, vì lúc này lu rất mát và tối.
-Nhận xét, khen ngợi những em hoạt động tốt.
HOẠT ĐỘNG 2: Trình diễn đậy nắp kín các vật chứa nước
- Gọi 2 em lên bảng thực hiện việc đậy kín nắp
- Yêu cầu HS nhận xét vể việc đậy nắp kín vật chứa mà 2 bạn đã thực hiện.
- Thực hiện lại động tác đậy nắp kín vật chứa.
- Hỏi:
 + Chúng ta có thể sử dụng những loại nắp nào để đậy kín các vật chứa nước?
 + Theo các em loại nắp nào là tốt nhất để đậy kín các vật chứa nước?
- Chốt ý:
 + Đậy kín , không để khoảng hở để muỗi vào đẻ trứng.
 + Nắp được mở ra và đậy lại dễ dàng.
 + Nắp tốt nhất để đậy kín các vật chứa nước là: nắp bằng mâm nhựa, mâm nhôm, miếng ni lông che kín lu, phía trên có dằn thêm nắp nặng hoặc có ràng dây xung quanh miệng lu.
- Nhận xét, khen ngợi những em hoạt động tốt.
HOẠT ĐỘNG 3: Đàm thoại “ ưu- khuyết điểm của biện pháp đậy nắp kín vật chứa nước”
- Đặt câu hỏi:
 + Theo các em, ưu và khuyết điểm của việc đậy nắp kín vật chứa nước để phòng chống bệnh SXH là gì?
- Chốt ý;
 Việc đậy nắp kín các vật chứa nước có những ưu, khuyết điểm sau:
 * Ưu điểm:
 + Thích hợp với lu chứa nước trữ lâu dài, không thường xuyên mở.
 + Nước sẽ không lăng quăng, không bụi và rất sạch.
 * Khuyết điểm:
 + Khó đối với các lu thường sử dụng. Khi đậy lại chưa chắc đã đậy kín.
- Nhận xét, khen ngợi những em hoạt động tốt.
HOẠT ĐỘNG 4: Đúc kết bài học
- Nêu kết luận:
 + Đậy kín các vật chứa nước để muỗi không thể vào đẻ trứng sinh lăng quăng.
 + Nếu các vật chứa nước đã có lăng quăng nở thành muỗi, đậy nắp kín sẽ làm cho muỗi không thể bay ra ngoài được.
 + Đậy kín không để hở để muỗi vào đẻ trứng.
 + Đậy nắp bằng mâm nhựa, mâm nhôm, miếng ny lông che kín lu, phía trên có dằn thêm nắp nặng hoặc có ràng dây xung quanh miệng lu là tốt nhất.
- Liên hệ giáo dục: Không có lăng quăng thì không có bệnh sốt xuất huyết.
- Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Cả lớp lắng nghe
- Cá nhân xung phong trả lời
- Nhận xét
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- Vài em nhận xét
- Cả lớp quan sát
- Cá nhân xung phong trả lời
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ
- Cá nhân xung phong trả lời
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ
- Cả lớp nhắc lại
Tuần 11
Bài 7: BIỆN PHÁP DỌN DẸP VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 
Ngày dạy: 25/ 10/ 2012
I/. MỤC TIÊU : 
Sau bài học, HS sẽ:
Nêu được cách xử trí các vật linh tinh trong nhà.
Nêu được cách xử trí các vật linh tinh ngoài vườn.
Thực hiện dọn dẹp vệ sinh môi trường phòng chống SXH.
II/. THỜI GIAN: 30 phút
III/. CHUẨN BỊ :
 Thiết kế bài giảng, câu hỏi
IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG 1: Đàm thoại
- Giới thiệu
- Đặt câu hỏi:
 + Các em hãy kể ra các vật linh tinh chứa nước trong nhà?
 + Các em hãy kể ra các vật linh tinh có thể chứa nước ngoài vườn?
- Chốt ý: 
 + Các vật linh tinh chứa nước trong nhà như: bình bông, chén cúng nước trên bàn thờ, các chén nước chống kiến ở chân tủ, khay nước tủ lạnh
 + Các vật linh tinh có thể chứa nước ngoài vườn như: chai, lọ, lon, vỏ đồ hộp, túi ny lông, lốp xe hư, xô, chậu, vỏ quả dừa,
- Nhận xét, khen ngợi những em hoạt động tốt.
HOẠT ĐỘNG 2: Thảo luận nhóm về các biện pháp dọn dẹp vệ sinh môi trường để diệt lăng quăng.
- Cho HS thảo luận nhóm 4 nêu các biện pháp dọn dẹp vệ sinh môi trường để diệt lăng quăng.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Chốt ý: 
 Các biện pháp dọn dẹp vệ sinh môi trường để diệt lăng quăng như: bình bông súc rửa, bỏ muối vào chén chống kiến ở chân tủ thức ăn, đậy kín hồ nước và thả cá, đập bỏ lu bể, lật úp vỏ dừa, súc rửa lu nước, đậy kín và thả cá.
- Nhận xét, khen ngợi những em hoạt động tốt.
HOẠT ĐỘNG 3: Đúc kết bài học
- Nêu kết luận:
 1. Cách xử trí các vật linh tinh trong nhà:
 + Bỏ muối hoặc dầu cặn vào chén chống kiến tủ thức ăn để muỗi không thể vào đẻ trứng và lăng quăng không thể sống được.
 + Đổ bỏ và rửa sạch chén cúng nước.
 + Thay nước bình bông 2 – 3 ngày/ lần
 + Bỏ cát hoặc mùn cưa vào bình bông chưng cây.
 + Đổ bỏ khay nước tủ lạnh 2 – 3 ngày/ lần
 2. Cách xử trí các vật linh tinh ngoài vườn:
 + Thu nhặt các loại rác thải để chôn lấp.
 + Đập nát các mảnh lu bể để tránh đọng nước.
 + Cắt các vỏ xe không sử dụng nữa ra.
 + Lấp đầy cát các gốc cây xung quanh nhà.
 + Dọn sạch sẽ rác tất cả các máng dẫn nước.
 + Các vỏ dừa, vỏ ca cao lật úp xuống hoặc bổ ra để ngăn ngừa tích trữ nước.
 + Lật úp xô, chậu, dụng cụ tưới nước khi không sử dụng để phòng nước mưa tích tụ.
HOẠT ĐỘNG 4: Nhiệm vụ của HS tại trường và tại nhà.
- Giao nhiệm vụ để HS thực hiện:
 + Vào những ngày cuối tuần, các em chia thành từng tổ để dọn dẹp các vật chứa nước đọng xung quanh lớp học và ở sân trường.
 + Ngày thứ bảy, chủ nhật ở nhà, các em sẽ thực hiện kiểm tra và diệt lăng quăng tại nhà mình. Kiểm tra tất cả các vật chứa nước trong nhà và ngoài vườn . 
- Liên hệ giáo dục: Không có lăng quăng, không có muỗi thì không có bệnh SXH.
- Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Cả lớp lắng nghe
- Cá nhân xung phong trả lời
- Nhận xét
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ
- Hoạt động nhóm 4
- Cử đại diện lên trình bày
- Nhận xét
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ
- Cả lớp lắng nghe để thực hiện 
- Cả lớp nhắc lại

Tài liệu đính kèm:

  • docGA SXH.doc