Giáo án Tập đọc lớp 1

Giáo án Tập đọc lớp 1

A. MỤC TIÊU:

 Giúp HS:

· HS đọc trơn được cả bài trường em. Từ ngữ: cô giáo, bè bạn, thân thiết, anh em, điều hay, mái trường.

· Ôn các vần ai, ay, dấu chấm (.), dấu phẩy (,).

· Hiểu được từ ngữ: ngôi nhà, thân thiết và hiểu được nội dung bài.

· Hỏi đáp theo mẫu về trường lớp.

B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 208 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1146Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC: TRƯỜNG EM
A. MỤC TIÊU:
	Giúp HS:
HS đọc trơn được cả bài trường em. Từ ngữ: cô giáo, bè bạn, thân thiết, anh em, điều hay, mái trường.
Ôn các vần ai, ay, dấu chấm (.), dấu phẩy (,).
Hiểu được từ ngữ: ngôi nhà, thân thiết và hiểu được nội dung bài.
Hỏi đáp theo mẫu về trường lớp.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáp viên
Học sinh
Bổ sung
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu về phân môn học tập.
3.Bài dạy
*Giới thiệu bài: hàng ngày các em đến trường học, trường học đối với em thân thiết như thế nào?
-Ở trường có ai, trường học dạy em điều gì?
HOẠT ĐỘNG 1.
*Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
a)Giáo viên đọc mẫu bài văn.
b)Học sinh luyện đọc.
Luyện đọc tiếng, từ, ngữ: cô giáo, thứ hai, dạy em, điều hay, rất yêu, mái trường.
-Giáo viên gạch chân các âm, vần cần lưu ý.
-Giáo viên củng cố cấu tạo của tiếng.
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ khó cho các em: Ngôi nhà thứ hai là trường học giống như một ngôi nhà, ở đó có những người rất gần gũi, thân yêu. Thân thiết là rất thân, rất gần gũi.
HOẠT ĐỘNG 2.
*Luyện đọc câu:
Giáo viên chỉ bảng từng tiếng ở câu thứ nhất.
Tương tự sang câu 2, 3, 4.
Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu. Giáo viên nhận xét, uốn nắn, sửa sai cho từng học sinh.
*Luyện đọc toàn bài:
Thi đua đọc đúng, to, rõ.
Giáo viên nhận xét:
HOẠT ĐỘNG 3.
c)Ôn các vần ai, ay.
Bài 1: 
Tìm tiếng trong bài có vần ai, ay.
Giáo viên ghi vần ai, ay lên bảng lớp.
Bài 2: 
Tìm tiếng ngoài bài có vần ai, ay.
Bài 3: 
Nói câu chứa tiếng có vần ai, ay.
CỦNG CỐ DẶN DÒ: 
Đọc bài trên bảng lớp, chuẩn bị tiết 2.
Nhận xét tiết học.
- PT tiếng trường = tr + ương
- Học sinh phát âm lại âm (vần) đó tr(trờ) – ương
- Học sinh phân tích, đánh vần, đọc trơn.
-Trường = tr + ương+ \
-Tr – ương – trương - \ trường, Trường.
- Học sinh nghỉ giữa tiết. Hát vui.
- Học sinh đọc nhẩm theo tay cô.
- 3, 4 học sinh đọc câu thứ nhất.
- Học sinh đọc theo dãy, bàn.
- Luyện đọc tiếng không thứ tự thành câu có nghĩa.
- Từng nhóm hoặc từng dãy nối tiếp nhau đọc, mỗi em đọc 1 đoạn.
- Cá nhân đọc cả bài, tổ, nhóm, bàn.
- Đồng thanh 1 lần.
- HS mở SGK đọc toàn bài văn: 2, 3 em.
- Hs tìm đọc các tiếng có vần ai, ay: thứ hai, mái trường, dạy em, điều hay.
- PT tiếng hai, mái, dạy, hay.
- HS đọc từ mẫu : con nai, máy bay.
- HS nêu: mái nhà, chai lọ, sai bảo, thay áo, may vá, bàn tay.
- HS nói theo hai câu mẫu trong SGK.
- HS thi nói câu chứa tiếng có vần ai, ay:
 + Ở trường em có hai bạn thân
 + Phải rửa tay trước khi ăn.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG 1.
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra tiết 1:
-Giáo viên kiểm tra, uốn nắn, sửa sai
3-Bài dạy: 
-Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
HOẠT ĐỘNG 2.
 a) Tìm hiểu bài:
Giáo viên đọc mẫu toàn bài 1 lần.
Yêu cầu học sinh đọc theo đoạn và trả lời câu hỏi.
1/ Trong bài trường học được gọi là gì?
2/ Nói tiếp câu: 
 -Trường học là ngôi nhà thứ hai của em vì 
-Học sinh khá, giỏi có thể nói nhiều ý khác ngoài bài.
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh đọc tốt.
Nghỉ giữa tiết:
HOẠT ĐỘNG 3.
b) Luyện nói:
Đề tài gì? Tranh vẽ gì?
Từng đôi bạn hỏi, đáp theo câu các em tự nghĩ ra; khuyến khích học sinh nói tự nhiên.
Trò chơi củng cố :
Củng cố dặn dò:
Khen những học sinh học tốt, làm BTTV và luyện đọc trôi chảy bài Trường em. Xem trước bài Tặng cháu. Nhận xét
- HS đọc bài trên bảng lớp. 
- HS nghe.
- 2 HS đọc câu văn thứ nhất và trả lời câu hỏi.
- Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.
- 3HS nối tiếp nhau đọc câu 2, 3, 4.
- HS nói tiếp:
 + Ở trường có cô giáo hiền như mẹ.
 + Ở trường có nhiều bạn bè thân thiết như anh em.
 + Trường học dạy em thành người tốt.
 + Trường học dạy em những điều hay.
- 2, 3 Học sinh đọc diễn cảm toàn bài.
Trò chơi thư giãn.
- Hỏi nhau về trường, lớp.
- 2 HS hỏi – đáp theo mẫu.
- 2 bạn HS đang trò chuyện.
- Trường của bạn tên gì?
- Ở trường, bạn yêu ai nhất?
- Ở trường, bạn thích cái gì nhất.
- Ai là bạn thân nhất của bạn?
- Bạn thích học môn nào nhất.
- Bạn học giỏi môn nào?
CHÍNH TẢ: TRƯỜNG EM
A. MỤC TIÊU:
	Giúp HS:
HS chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn văn 26 chữ trong bài trường em. Tốc độ viết: tối thiểu 2 chữ / 1 phút.
Điền đúng vần ai, ay, chữ c hoặc k vào chỗ trống.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Bổ sung
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Đây là bài đầu tiên của phân môn chính tả. GV giới thiệu về phân môn chính tả. (tập chép)
3.Bài dạy:
-Chính tả “Trường em”
HOẠT ĐỘNG 1.
*GT bài chính tả:
 - “Trường học anh em”
a)Luyện phát âm tiếng khó:
Hướng dẫn và uốn nắn, sửa sai cách phát âm các âm (vần) dễ nhầm lẫn.
b)Luyện viết:
Đọc lại từng tiếng cho HS viết bảng con.
c)Hướng dẫn HS tập chép:
Ghi ngày tháng lùi 2 ô.
Phân môn chính tả lùi 6 ô.
Tựa bài giữa trang vở.
Chữ đầu của đoạn văn lùi 1 ô.
Sang hàng lùi 1 ô.
Sau dấu chấm viết hoa.
HOẠT ĐỘNG 2.
*Chép vào vở :
GV theo dõi, kiểm tra, uốn nắn, sửa sai tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở của học sinh.
*Sửa bài:
GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ để HS rà soát lại bài chép của mình.
Chấm tại lớp một số vở và nhận xét quá trình viết.
Nghỉ giữa tiết: Trò chơi.
HOẠT ĐỘNG 3.
*Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
a)Điền vần ai hoặc ay :
Đính tranh lên bảng và ghi dưới tranh :
gà m´... , m´ ảnh
ch.’.. tóc , suối ch.’..
Yêu cầu đọc lại từng cặp từ :
Gà mái – máy ảnh
Chải tóc – suối chảy
b)Điền chữ c hoặc k.
á vàng , 
iến lửa,
thước ẻ, 
quả à,
lá ọ , 
cái ìm,
Chốt luận chính tả với c, k.
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
Tuyên dương HS viết đúng, đẹp. Về nhà chép lại cả bài vào vở.
Nhận xét tiết học.
- Trường em.
- 2, 3 HS đọc đoạn văn.
- Trường, ngôi, hai, giáo, hiền, nhiều, thân thiết.
- tr – ch, ôi – oi, gi – d, iêu – iu, iên – in – iêng, ân – ưng, iêt – it.
-Đọc lại các tiếng, từ khó.
-Cả lớp viết.
- Nghe cô hướng dẫn.
- Nhìn bảng lớp chép.
-Tự sửa bài : gạch dưới chữ sai, sửa lại cho đúng ra lề vở và ghi số lỗi.
-1 HS đọc yêu cầu.
-Xem tranh và làm bài.
-Sửa bài: 2 HS lên sửa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung.
-1 học sinh đọc yêu cầu.
-Làm bài, sửa bài : 2 học sinh lên sửa bài, các bạn khác nhận xét, bổ sung.
-Đọc từ.
TẬP VIẾT: A, A Ê, A Â – ai, ay, mái trường, điều hay
A. MỤC TIÊU:
	Giúp HS:
HS biết tô các chữ hoa A, Ă, Â. Viết đúng các vần ai, ay. Các từ ngữ: mái trường, điều hay - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đúng nét, đúng qui trình và khoảng cách, độ cao.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Bổ sung
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Bài 103
Nhận xét bài viết của học sinh.
Viết bảng: luyện tập, luýnh quýnh.
3.Bài dạy:
*GT:
Trong giờ tập viết đầu tiên của STV tập 2 các em sẽ tập tô chữ A hoa và tập viết các vần ai, ay, mái trường, điều hay.
HOẠT ĐỘNG 1.
A
a)Qui trình:
Đặt bút ngay đường li 3 viết nét móc lượn cong rồi lượn lên đường li 6 viết liền nét móc. Điểm kết thúc ngay đường li 2. Nhấc bút viết nét lượn ngay trên đường li 3.
HOẠT ĐỘNG 2.
b)Viết vần, từ ứng dụng:
ai – ay
mái trường , điều hay
Điểm đặt bút, điểm kết thúc?
Nối nét liền mạch, đặt dấu phụ, dấu thanh từ trái sang phải.
Nghỉ giữa tiết: 
Trò chơi thư giãn.
HOẠT ĐỘNG 3.
c)Viết vào vở:
Hướng dẫn học sinh cầm bút, để vở, xê dịch vở cho đúng. Tư thế ngồi đúng.
*Chấm sửa bài:
Chấm tại lớp một số vở, nhận xét các lỗi phổ biến về nối nét, vị trí đặt dấu phụ, dấu thanh, về khoảng cách giữa các chữ, các từ.
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
Cho cả lớp xem vở viết sạch đẹp.
Tiếp tục luyện viết phần B vào giờ tự học.
Chuẩn bị bài sau: B, ang, cái bảng, ac, bản nhạc.
Nhận xét tiết học.
-Cả lớp viết.
-Tô chữ A hoa.
-Quan sát và nhận xét.
-Gồm chữ cong lượn, nét móc, nét lượn ngang, cao 2 ô rưỡi.
-Chữ Ă, Â khác A dấu phụ ^ , ˘.
-Viết bảng con.
-m nối ai ở đường li 2, dấu / trên a.
-tr nối ương ở đầu nét hất, dấu \ trên ê.
-h nối ay ở đường li 2.
-Viết bảng con.
-Tập tô các chữ hoa: A, Ă, Â.
-Lần lượt viết từng dòng cho đến hết bài.
TẬP ĐỌC: TẶNG CHÁU
A. MỤC TIÊU:
	Giúp HS:
HS đọc trơn được cả bài Tặng cháu. Từ ngữ: tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non.
Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.
Ôn các vần ao, au. Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ao, au. Hiểu từ ngữ nước non.
Hiểu tình cảm Bác Hồ vớithiếu nhi. Học thuộc bài thơ.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáp viên
Học sinh
Bổ sung
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Đọc bài trường em: đoạn, cả bài.
Trong bài, trường học được gọi là gì?
Vì sao gọi trường học là ngôi nhà thứ hai của em?
Nhận xét.
3.Bài dạy :
Tặng cháu.
HOẠT ĐỘNG 1.
*GT bài:
a)Hướng dẫn HS luyện đọc:
GV đọc mẫu, tranh minh họa.
*Luyện đọc tiếng có âm vần khó: 
vở, cháu, chút, giúp, nước non.
*Luyện đọc từ:
tặng cháu, lòng yêu, tỏ chút, mong cháu, học tập, mai sau, nước non nhà.
HOẠT ĐỘNG 2.
*Luyện đọc câu, đoa ...  thơ cho 2, 3 học sinh luyện đọc trơn.
-2, 3 học sinh đọc cả bài thơ.
-Cá nhân.
-Gạch chân và đọc lên: chia.
-Tia chớp, lá mía, vỉa hè, cá lia thia, cái nia, tỉa lá, mỉa mai, đỏ tía, ......
-Giấy pơ luya, đêm khuya, khuya khoắt, ...
-Luyện đọc tiếng mới.
TIẾT 2
1.Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra tiết 1:
Kiểm tra, uốn nắn, sửa sai cách phát âm cho học sinh.
3.Bài dạy:
 Tìm hiểu bài và luyện nói.
HOẠT ĐỘNG 1.
a)Tìm hiểu và luyện đọc:
Yêu cầu học sinh đọc và hỏi đáp theo từng khổ thơ, vài học sinh đọc khổ thơ 1.
Vài học sinh đọc khổ thơ 2, 3 và hỏi đáp: Làm anh phải làm gì:
Khi em bé khóc?
Khi em bé ngã?
Khi mẹ cho quà bánh?
Khi có đồ chơi đẹp?
Vài học sinh đọc khổ thơ cuối
Làm anh, phải có tình cảm thế nào với em bé?
HOẠT ĐỘNG 2.
b)Luyện HTL khổ thơ em thích:
c)Luyện nói:
Đề bài.
Giáo viên khuyến khích học sinh phát triển lời nói tự nhiên.
Củng cố dặn dò:
Đọc bài, Làm BTTV.
Xem trước bài: “Người trồng na”.
Nhận xét tiết học.
-Cá nhân đọc bài.
-Luyện đọc và tự hỏi đáp, các bạn khác nhận xét bổ sung.
-Anh phải dỗ dành.
-Anh nâng dịu dàng.
-Chia em phần hơn.
-Nhường em luôn.
-Làm anh phải luôn yêu quí em bé.
-Cá nhân học sinh xung phong đọc thuộc khổ thơ mình thích.
-Kể về anh (chị, em) của em.
-Các nhóm học sinh (3, 4 em) kể với nhau về anh chị em của từng bạn.
-Cá nhân học sinh kể trước lớp về anh chị em của mình.
TẬP VIẾT: Y , ia, uya - tia chớp , đêm khuya
A. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
Biết tô chữ hoa Y. 
Tập viết chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đúng qui trình, khoảng cách.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Bổ sung
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
X
Nhận xét chung bài viết của học sinh.
Viết lại: X, bình minh, phụ huynh.
Nhận xét.
3.Bài dạy:
Y, ia – tia chớp, uya – đêm khuya.
HOẠT ĐỘNG 1.
a)Tô chữ hoa:
Y
Gồm nét: 
Qui trình: 
HOẠT ĐỘNG 2.
b)Viết vần, từ ngữ ứng dụng:
ia – uya 
tia chớp , đêm khuya
Yêu cầu học sinh nêu:
Điểm bắt đầu, điểm kết thúc.
Nối nét, vị trí đặt dấu phụ, dấu thanh.
Chú ý viết liền mạch chữ, khoảng cách đều, đẹp, đúng thời gian qui định.
HOẠT ĐỘNG 3.
c)Viết vào vở:
Nhắc nhở và kiểm tra học sinh cách cầm bút, để vở, xê dịch vở, tư thế ngồi.
Yêu cầu học sinh viết: chú ý viết liền mạch chữ, khoảng cách đều, đẹp, viết đúng thời gian.
d)Chấm, chữa bài:
Chấm tại lớp một số vở, biểu dương vở viết sạch đẹp. Nhắc nhở sai sót còn phổ biết.
Củng cố dặn dò:
Tiếp tục luyện viết phần B.
Nhận xét tiết học.
-Cả lớp viết.
-Quan sát, nhận xét cấu tạo, qui trình .
-Luyện viết.
-t nối ia ở đầu nét hất.
-ch nối ơp ở đường li 2, dấu ù trên ơ.
-đ nối êm ở đầu nét hất.
-kh nối uya ở đầu nét hất.
-Cả lớp viết.
-Tập tô chữ Y đúng qui trình.
-Lần lượt viết từng dòng cho đến hết.
-Viết chữ cở nhỏ, đều, đẹp, nối nét đúng.
CHÍNH TẢ : CHIA QUÀ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh chép lại chính xác, trình bày đúng và đẹp đoạn văn Chia quà trong SGK. Tập trình bày đạon văn có ghi lời đối thoại. Điền đúng s hay x.
Kĩ năng: Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp.
Thái độ: Giáo dục học sinh thái độ lễ phép và biết nhường nhịn em nhỏ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ viết đoạn văn.
Học sinh: Vở bài tập chính tả.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Viết 2 câu: Minh mừng quýnh. Minh muốn chạy thật nhanh vào nhà.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Chia quà.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh tập chép, tìm từ khó.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên chép sẵn đoạn văn.
- Giáo viên cho học sinh chép vở.
- Giáo viên cho soát lỗi. Giáo viên đọc chậm rãi.
- Giáo viên chấm 1 số vở.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Phương pháp: Luyện tập.
Bài 2a: Điền s hay x.
- Giáo viên gọi đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên cho lên bảng điền.
Bài 2b: Điền v hay d.
- Tiến hành tương tự.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Hát
- Vài học sinh lên bảng.
- Bạn nhận xét.
- 3 – 5 Học sinh đọc cá nhân – cả lớp ĐT.
- Tìm tiếng khó, phân tích tiếng.
- Học sinh viết tập.
- Học sinh soát lỗi và sửa ra lề.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh làm miệng.
- Học sinh làm bảng.
- Cả lớp làm vở.
TẬP ĐỌC: NGƯỜI TRỒNG NA
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ. Đọc đúng các câu đối thoại. Chú ý cách ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm.
Ôn các tiếng có vần oai, oay: Học sinh tìm được tiếng có vần oai trong bài. Tìm được tiếng có vần oai, oay ngoài bài. Nói được câu chứa vần oai, oay.
Hiểu: Học sinh hiểu được nội dung bài.
Học sinh chủ động nói theo đề tài: Kể về ông bà của em.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, phần luyện nói.
Học sinh: SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Đọc thuộc khổ thơ em thích.
- Viết bảng từ ngữ: người lớn, dỗ dành.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Người trồng na.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Mục tiêu: Học sinh đọc các từ khó, đọc giỏi, nhanh cả bài.
- Phương pháp: Đàm thoại – Trực quan.
a. Giáo viên đọc mẫu lần 1.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Luyện các tiếng, từ ngữ.
- Giáo viên viết từ bảng lớp.
- Giáo viên ghi bảng.
- Luyện đọc câu.
- Luyện đọc lời người hàng xóm và lời cụ già.
- Luyện đọc đoạn bài.
- Giáo viên cho đọc phân vai.
- Giáo viên cho đọc toàn bài.
Hoạt động 2: Ôn lại các vần oai, oay.
- Mục tiêu: Tìm tiếng, câu có chứa vần oai, oay.
- Phương pháp: Luyện tập.
a. Tìm tiếng trong bài có vần oai, oay.
- Giáo viên cho học sinh lấy bộ chữ ráp tiếng có vần oai, oay.
b. Điền tiếng có vần oai hoặc oay.
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
4. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- Học sinh đọc.
- Học sinh viết bảng,
- 3 – 5 Học sinh đọc CN – ĐT.
- 2 Học sinh đọc: người hàng xóm.
- 2 Học sinh đọc lời cụ già.
- 4 – 6 Em.
- 1 Em.
- Học sinh phân tích tiếng.
- Học sinh thực hành.
- Học sinh đọc.
- Làm miệng.
NGƯỜI TRỒNG NA
(Tiết 2)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: 
- Mục tiêu: Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc.
- Phương pháp: Đàm thoại.
a. Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Học sinh đọc theo đoạn.
Cụ già đang làm gì?
Ngừơi hàng xóm khuyên cụ điều gì?
- Đọc toàn bài: 
Dùng dấu gì để kết thúc câu hỏi?
- Giáo viên nhận xét.
b. Luyện nói:
- Đề bài: Kể về ông và bà em.
- Cách thực hiện.
- Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm 4 em.
- Cử đại diện trình bày.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố:
- Đọc lại toàn bài.
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Về nhà kể chuyện cho cả nhà nghe.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Anh hùng biển cả.
Hát
- 2 – 5 Học sinh đọc.
- 1 - 2 Học sinh đọc.
- Dấu chấm hỏi.
- Học sinh chia nhóm.
- Tự kể cho nhau nghe về ông bà.
- Học sinh đại diện.
- 1 Em.
- Học sinh nêu.
KỂ CHUYỆN : HAI TIẾNG KÌ LẠ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Ghi nhớ được nội dung câu chuyện để dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi của giáo viên kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Kĩ năng: Biết thể hiện giọng kể lôi cuốn người nghe.
Thái độ: Giáo dục học sinh biết lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa câu chuyện trong SGK.
Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:
- Kể câu chuyện: theo phận vai.
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Hai tiếng kì lạ.
Hoạt động 1: Kể chuyện
- Mục tiêu: Học sinh nghe nhớ nội dung câu chuyện.
- Phương pháp: Kể chuyện.
- Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện.
- Giáo viên kể lần 2 kèm theo tranh minh họa.
Hoạt động 2: Tập kể từng đoạn.
- Mục tiêu: Học sinh mạnh dạn kể lại câu chuyện một cách mạch lạc.
- Giáo viên treo tranh và hỏi để học sinh kể được.
- Tiến hành tương tự tranh 1, 2, 3, 4.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Mục tiêu: Rèn giọng kể.
- Học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện phân vai.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu và rút ra được ý nghĩa câu chuyện, ứng dụng vào cuộc sống.
- Theo em hai tiếng kì lạ cụ già dạy cho Pao lích là gì?
- Vì sao mọi người yêu mến Pao lích khi cậu nói tiếng đó.
- Giáo viên chốt ý câu chuyện.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể cho người thân nghe.
Hát
- 4 Học sinh kể.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh kể theo từng câu hỏi.
- Học sinh chọn 4 em kể.
- Vui lòng.
- Đã biết ngoan và lễ phép.

Tài liệu đính kèm:

  • doctap doc.doc