Giáo án Thủ công 1 - Học kì 1 - Trường Tiểu học Hiệp Hòa “A”

Giáo án Thủ công 1 - Học kì 1 - Trường Tiểu học Hiệp Hòa “A”

 Bài 1 :GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY BÌA

VÀ DỤNG CỤ THỦ CÔNG

I.MỤC TIÊU:

 -Học sinh biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ (thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công.

II.CHUẨN BỊ:

 -Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ học thủ công như: Kéo, thước kẻ, bút chì, hồ dán

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

1.Ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ:

 -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:Tiết thủ công hôm nay cô sẽ giới thiệu một số loại giấy bìa và dụng cụ thủ công.

 -Giáo viên ghi tựa bài.

b.Bài học:

 *Giới thiệu giấy bìa:

 -Giấy bìa được làm từ bột của các loại cây như;Tre, nứa, bồ đề

 -Phân biệt giấy và giấy bìa:Giấy là phần bên trong mỏng, bìa được đóng phía ngoài dày hơn.

 -Giấy màu để học thủ công, mặt trước là các màu xanh, đỏ, vàng mặt sau có kẻ ôli.

 *Giới thiệu dụng cụ thủ công:

 -Thước kẻ:Làm bằng gỗ hoặc nhựa dùng để đo chiều dài, trên mặt thước có chia vạch và đánh số.

 -Bút chì:Dùng để kẻ đường thẳng, thường dùng loại bút chì cứng.

 -Kéo:Dùng để cắt giấy, khi sử dụng cần tránh gây đứt tay.

 -Hồ dán:Dùng để dán giấy thành sản phẩm, hồ dán được chế biến từ bột sắn có pha chất chống gián, chuột và đựng trong hộp nhựa.

 

doc 33 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thủ công 1 - Học kì 1 - Trường Tiểu học Hiệp Hòa “A”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 1: 	
Thứ ba ngày 14 tháng 8 năm 2012
 Môn:Thủ công
 Tiết: 1 
 Bài 1 :GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY BÌA
VÀ DỤNG CỤ THỦ CÔNG
I.MỤC TIÊU:
 -Học sinh biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ (thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công.
II.CHUẨN BỊ:
 -Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ học thủ công như: Kéo, thước kẻ, bút chì, hồ dán
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:Tiết thủ công hôm nay cô sẽ giới thiệu một số loại giấy bìa và dụng cụ thủ công.
 -Giáo viên ghi tựa bài.
b.Bài học:
 *Giới thiệu giấy bìa:
 -Giấy bìa được làm từ bột của các loại cây như;Tre, nứa, bồ đề
 -Phân biệt giấy và giấy bìa:Giấy là phần bên trong mỏng, bìa được đóng phía ngoài dày hơn.
 -Giấy màu để học thủ công, mặt trước là các màu xanh, đỏ, vàng mặt sau có kẻ ôli.
 *Giới thiệu dụng cụ thủ công:
 -Thước kẻ:Làm bằng gỗ hoặc nhựa dùng để đo chiều dài, trên mặt thước có chia vạch và đánh số.
 -Bút chì:Dùng để kẻ đường thẳng, thường dùng loại bút chì cứng.
 -Kéo:Dùng để cắt giấy, khi sử dụng cần tránh gây đứt tay.
 -Hồ dán:Dùng để dán giấy thành sản phẩm, hồ dán được chế biến từ bột sắn có pha chất chống gián, chuột và đựng trong hộp nhựa.
4.Nhận xét -Dặn dò:
 -Thái độ và tinh thần tổ chức của học sinh trong học tập.
 -Về nhà chuẩn bị: Giấy, kéo, hồ dán, vở thủ công, khăn lau tayđể tiết sau học bài xé, dán hình chữ nhật-Hình tam giác.
-Hát vui.
-Sự chuẩn bị của học sinh.
-Vài học sinh nhắc lại tên bài.
-Học sinh theo dõi.
-Học sinh theo dõi.
Bổ sung:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 2: Thứ ba ngày 21 tháng 8 năm 2012
 Môn: Thủ công
 Tiết: 2 
Bài 2 :XÉ, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT
I.MỤC TIÊU:
 - Học sinh biết cách xé hình chữ nhật.
 - Xé, dán được hình chữ nhật. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
II.CHUẨN BỊ:
 -Giáo viên : Bài mẩu về xé,dán hình chữ nhật.
 + Giấy màu (không dùng màu vàng),giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn lau tay.
 -Học sinh: Giấy học sinh, giấy màu, hồ dán, khăn lau tay.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:Hôm nay chúng ta học bài xé, dán hình chữ nhật.
 -Giáo viên ghi tựa bài.
b.Bài học:
 *Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
 -Cho học sinh xem hình mẫu.
 Hình chữ nhật
-Các em hãy quan sát xung quanh mình xem những đồ vật nào có dạng hình chữ nhật.
 ðXung quanh ta có rất nhiều các vật có dạng hình chữ nhật. Các em hãy ghi nhớ đặc điểm hình chữ nhật để xé cho đúng.
 *Hướng dẫn cách xé:
 -Xé hình chữ nhật:
 +Ta xé sau cho hai đường thẳng dài bằng nhau, hai đường thẳng ngắn ở bên dài bằng nhau. (vừa nói vừa xé) làm các thao tác xé từng cạnh hình chữ nhật, tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ để xé giấy dọc theo hình, sau khi xé xong lật mặt màu cho học sinh quan sát.
 +Cho học sinh thực hành trên giấy nháp.
 +Theo dõi giúp đỡ học sinh.
 Lưu ý:Các em xé không to quá và cũng không nhỏ quá.
 + Cho học sinh thực hành trên giấy thủ công.
 +Theo dõi giúp đỡ học sinh.
 *Hướng dẫn dán hình:
 -Lấy một ít hồ đổ ra mảnh giấy, rồi dùng ngón trỏ di đều sau đó bôi lên góc hình và di dọc theo các cạnh.
 -Dán vào nền trắng cho cân đối. (vừa nói vừa làm).
 -Cho học sinh dán hình.
 -Theo dõi giúp đỡ học sinh.
-Cho học sinh làm vệ sinh.
-Thu bài của học sinh.
 -Cho học sinh làm vệ sinh.
 -Thu bài của học sinh.
4.Nhận xét- Dặn dò:
-Nhận xét chung tiết học.
-Đánh giá sản phẩm. Giáo viên trưng bài sản phẩm của học sinh lên cho lớp nhận xét. 
-Giáo viên nhận xét- tuyên dương.
-Về nhà chuẩn bị giấy nháp, hồ dán, khăn lau tayđể tiết sau học bài xé, dán hình tam giác.
-Hát vui.
-Sự chuẩn bị của học sinh.
-Vài học sinh nhắc lại tên bài.
-Học sinh quan sát và nhận xét.
-Hình chữ nhật như: Cái cửa, mặt bàn, quyển sách, tấm bảng 
-Học sinh theo dõi.
+Học sinh thực hành xé trên giấy nháp.
+ Học sinh xé trên giấy thủ công.
-Học sinh theo dõi.
-Học sinh dán hình.
-Lớp nhận xét.
Bổ sung:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 KHỐI TRƯỞNG DUYỆT
 THẠCH THỊ SÔ THONE
Tuần 3: Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2012
 Môn:Thủ công 
 Tiết :3
Bài 2 :XÉ, DÁN HÌNH TAM GIÁC 
I.MỤC TIÊU:
 -Học sinh biết cách xé hình tam giác.
 -Xé, dán được hình tam giác. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
II.CHUẨN BỊ:
 -Giáo viên : Bài mẩu về xé,dán hình tam giác.
 + Giấy màu (không dùng màu vàng), giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn lau tay.
 -Học sinh: Giấy học sinh, giấy màu, hồ dán, khăn lau tay.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài xé, dán hình tam giác.
 -Giáo viên ghi tựa bài.
b.Bài học:
 *Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
 -Cho học sinh xem hình mẫu.
Hình tam giác
 -Các em hãy quan sát sung quanh mình xem những đồ vật nào có dạng hình tam giác.
 ðXung quanh ta có rất nhiều các vật có dạng hình tam giác. Các em hãy ghi nhớ đặc điểm hình tam để xé cho đúng.
 *Hướng dẫn cách xé:
 -Xé hình tam giác:
 +Ta xé hình chữ nhật làm dấu ở giữa đường thẳng dài, từ điểm đánh dấu dùng bút nối với hai điểm dưới của hình chữ nhật ta được hình tam giác đánh dấu 1,2,3.
 +Ta xé từ điểm 1 đến điểm 2, từ điểm 2 đến điểm 3 và từ điểm 3 đến điểm 1 được hình tam giác. Lật mặt màu cho học sinh xem.
 +Cho học sinh thực hành trên giấy nháp.
 +Theo dõi giúp đỡ học sinh.
 + Cho học sinh thực hành trên giấy thủ công.
 +Theo dõi giúp đỡ học sinh.
 *Hướng dẫn dán hình:
 -Lấy một ít hồ đổ ra mảnh giấy, rồi dùng ngón trỏ di đều sau đó bôi lên góc hình và di dọc theo các cạnh.
 -Dán vào nền trắng cho cân đối. (vừa nói vừa làm).
 -Cho học sinh dán hình.
 -Theo dõi giúp đỡ học sinh.
 -Cho học sinh làm vệ sinh.
 -Thu bài của học sinh.
 4.Nhận xét- Dặn dò:
-Nhận xét chung tiết học.
-Đánh giá sản phẩm. Giáo viên trưng bài sản phẩm của học sinh lên cho lớp nhận xét. 
-Giáo viên nhận xét- tuyên dương.
-Về nhà chuẩn bị giấy nháp, hồ dán, khăn lau tayđể tiết sau học bài xé, dán hình vuông.
-Hát vui.
-Sự chuẩn bị của học sinh.
-Vài học sinh nhắc lại tên bài.
-Học sinh quan sát và nhận xét.
-Hình tam giác như: Khăn vàng, thước êke.
-Học sinh theo dõi.
+Học sinh thực hành xé trên giấy nháp.
+ Học sinh thực hành trên giấy thủ công.
-Học sinh theo dõi.
-Học sinh dán hình.
-Lớp nhận xét.
Bổ sung:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 4:
Thứ ba ngày 4 tháng 9 năm 2012
 Môn: Thủ công 
 Tiết : 4 
Bài 3 :XÉ, DÁN HÌNH VUÔNG
I.MỤC TIÊU
- Học sinh biết cách xé hình vuông.
- Xé, dán được hình vuông. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
II.CHUẨN BỊ:
 - Giáo viên: Bài mẩu về xé,dán hình vuông.
 + Giấy màu (không dùng màu vàng), gi ... h 3 
 Hình 3
 -Kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau: Kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau là mũi tên cong. Hình 4
 Hình 4
 -Cho học sinh lên chỉ và nói tên các nếp gấp.
 -Giáo viên nhận xét.
4.Nhận xét, dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà chuẩn bị giấy có kẽ ôli để tiết sau học bài gấp các đoạn thẳng cách đều.
-Hát vui.
-Sự chuẩn bị của học sinh.
-Vài học sinh nhắc lại tên bài.
-Học sinh theo dõi.
-Học sinh lên chỉ và nói tên nếp gấp.
Thứ ., ngày  tháng ... năm .
Tuần 14: Thủ công ( Tiết 14 )
 Bài :GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I.MỤC TIÊU:
 -Biết cách gấp các đoạn thẳng cách đều.
-Gấp được các đoạn thẳng cách đều theo đường kẻ. Các nếp gấp có thể chưa thẳng, phẳng.
II.CHUẨN BỊ:
 -Giáo viên: Mẫu gấp các nếp gấp cách đều có nét lớn. Quy trình các nếp gấp.
 -Học sinh: Giấy nháp, bút chì, thước.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài gấp các đoạn thẳng cách đều.
 -Giáo viên ghi tựa bài.
b.Bài học:
 Bước 1:Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
 -Cho học sinh quan sát vật mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều. Giáo viên đặt câu hỏi.
 +Các nếp gấp như thế nào ?
 Bước 2:Hướng dẫn cách gấp:
 -Gấp nếp gấp thứ nhất: Để tờ giấy màu lên bảng, mặt màu áp sát bảng gấp nếp gấp vào 1 ô theo đường dấu.
 -Nếp gấp thứ hai: Lật tờ giấy ngược lại, mặt màu nằm ở ngoài, gấp nếp gấp vào 1 ô theo đường dấu.
 -Nếp gấp thứ ba: Lật tờ giấy ngược lại, gấp nếp gấp vào 1 ô như hai nếp gấp trên.
 -Gấp tiếp theo: Các nếp gấp tiếp theo thực hiện nhưcác nếp gấp trước.
 *Thực hành:
 -Giáo viên nhắc lại cách gấp.
 -Cho học sinh thực hiện trên giấy nháp cho thành thạo.
 -Theo dõi giúp đỡ học sinh.
4.Nhận xét, dặn dò:
 -Nhận xét tinh thần học tập của học sinh. Đánh giá sản phẩm của học sinh.
 -Chuẩn bị giấy màu, hồ dán, 1 sợi chỉ để tiết sau học bài gấp cái quạt.
-Hát vui.
-Sự chuẩn bị của học sinh.
-Vài học sinh nhắc lại tên bài.
-Học sinh quan sát vật mẫu nhận xét.
+Các nếp gấp cách đều nhau khi xếp chúng lại.
-Lớp theo dõi.
-Học sinh thực hiện gấp trên giấy nháp.
-Học sinh cùng giáo viên đánh giá sản phẩm.
 Thứ ., ngày  tháng ... năm .
Tuần 15: Thủ công ( Tiết 15 )
 Bài :GẤP CÁI QUẠT ( 2 Tiết )
I.MỤC TIÊU:
 -Biết cách gấp cái quạt.
 -Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ.
II.CHUẨN BỊ:
 -Giáo viên: Quạt giấy mẫu, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, 1 sợi chỉ, bút chì, thước kẻ, hồ dán, khăn lau tay,kéo.
 -Học sinh: Giấy nháp, bút chì, thước, kéo, hồ dán, khăn lau tay.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 Tiết 1
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài gấp cái quạt.
 -Giáo viên ghi tựa bài.
b.Bài học:
 -Cho học sinh quan sát quạt mẫu.
 *Hướng dẫn gấp cái quạt:
 Bước 1:Đặt tờ giấy màu lên mặt bảng và gấp các nếp gấp cách đều.
 -Cho học sinh quan sát.
 Bước 2:Gấp đôi tờ giấy để lấy đường dấu giữa. Sau đó dùng chỉ buột chặt phần giữa, phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng.
 -Cho học sinh quan sát.
 Bước 3:Dùng tay ép chặt cho hai mặt hồ dín lại, sau đó mở ra ta được chiếc quạt.
 -Cho học sinh quan sát.
 -Cho học sinh gấp trên giấy nháp.
 -Theo dõi giúp đỡ học sinh.
4.Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
 -Chuẩn bị giấy thủ công, hồ dán, 1 sợi chỉ để tiết sau thực hành gấp cái quạt.
-Hát vui.
-Sự chuẩn bị của học sinh.
-Vài học sinh nhắc lại tên bài.
-Học sinh quan sát quạt mẫu.
-Học sinh theo dõi.
-Học sinh quan sát.
-Học sinh quan sát.
-Học sinh quan sát.
-Học sinh gấp trên giấy nháp.
Thứ ., ngày  tháng ... năm .
Tuần 16: Thủ công ( Tiết 16 )
 Bài :GẤP CÁI QUẠT ( Tiếp theo )
I.MỤC TIÊU:
 -Biết cách gấp cái quạt.
-Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ.
II.CHUẨN BỊ:
 -Giáo viên: Quạt giấy mẫu, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, 1 sợi chỉ, bút chì, thước kẻ, hồ dán, khăn lau tay,kéo.
 -Học sinh: Giấy nháp, bút chì, thước, kéo, hồ dán, khăn lau tay.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 Tiết 2
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài gấp cái quạt (tt).
 -Giáo viên ghi tựa bài.
b.Bài học:
 *Cho học sinh nhắc lại quy trình gấp cái quạt.
 -Cho lớp nhận xét.
 - Giáo viên nhận xét.
 -Cho học sinh xem quạt mẫu.
 -Cho học sinh thực hành gấp cái quạt.
 -Theo dõi giúp đỡ học sinh.
 -Thu bài.
4. Nhận xét, dặn dò:
 -Nhận xét về thái độ học tập của học sinh. Cùng học sinh đánh giá sản phẩm
-Tuyên dương những em xé đẹp, dán cân đối phẳng.
-Chuẩn bị giấy nháp, hồ dán, để tiết sau học bài gấp cái ví .
-Hát vui.
-Sự chuẩn bị của học sinh.
-Vài học sinh nhắc lại tên bài.
*Học sinh nhắc lai quy trình gấp.
Bước 1:Đặt tờ giấy màu lên mặt bảng và gấp các nếp gấp cách đều. Bước 2:Gấp đôi tờ giấy để lấy đường dấu giữa. Sau đó dùng chỉ buột chặt phần giữa, phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng.
Bước 3:Dùng tay ép chặt cho hai mặt hồ dín lại, sau đó mở ra ta được chiếc quạt.
-Lớp nhận xét.
-Học sinh xem quạt mẫu.
-Học sinh thực hành gấp cái quạt.
-Học sinh cùng giáo viên đánh giá sản phẩm.
Thứ ., ngày  tháng ... năm .
Tuần 17: Thủ công ( Tiết 17 )
 Bài :GẤP CÁI VÍ ( 2 Tiết )
I.MỤC TIÊU:
 -Biết cách gấp cái ví bằng giấy.
-Gấp được cái ví bằng giấy. Ví có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
 -Học sinh khéo tay gấp cái ví phẳng, thẳng. Làm thêm được vai xách và trang trí cho ví.
II.CHUẨN BỊ:
 -Giáo viên: Ví giấy mẫu có kích thước lớn, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, bút chì, thước kẻ, hồ dán, khăn lau tay,kéo.
 -Học sinh: Giấy nháp, bút chì, thước, kéo, hồ dán, khăn lau tay.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 Tiết 1
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài gấp cái ví.
 -Giáo viên ghi tựa bài.
b.Bài học:
 -Cho học sinh quan sát ví mẫu.
 *Hướng dẫn gấp cái ví:
 Bước 1:Gấp lấy đường dấu giữa. Đặt tờ giấy màu hình chữ nhật trước mặt để theo chiều dọc giấy. Mặt màu ở phía dưới gấp đôi tờ giấy để lấy đường dấu giữa, rồi mở tờ giấy ra như ban đầu.
 -Cho học sinh quan sát.
 Bước 2:Gấp hai mép ví: Gấp hai mép đầu gấp vào khoảng 1 ô. 
-Cho học sinh quan sát.
 Bước 3:Gấp ví: Gấp tiếp hai phần ngoài vào trong, sao cho hai miệng ví sát đường dấu giữa, lật ra mặt sau gấp vào hai phần ngoài, sau cho cân đối chiều dài và chiều ngang. Gấp đôi đường dấu giữa, cái ví đã hoàn thành.
 -Cho học sinh quan sát.
 -Cho học sinh gấp trên giấy nháp.
 -Theo dõi giúp đỡ học sinh.
 -Nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
 -Chuẩn bị giấy thủ công, hồ dán, để tiết sau thực hành gấp cái ví.
-Hát vui.
-Sự chuẩn bị của học sinh.
-Vài học sinh nhắc lại tên bài.
-Học sinh quan sát ví mẫu.
-Học sinh theo dõi.
-Học sinh quan sát.
-Học sinh quan sát.
-Học sinh quan sát.
-Học sinh gấp trên giấy nháp.
Thứ ., ngày  tháng ... năm .
Tuần 18: Thủ công ( Tiết 18 )
 Bài :GẤP CÁI VÍ ( Tiếp theo )
I.MỤC TIÊU:
 -Biết cách gấp cái ví bằng giấy.
-Gấp được cái ví bằng giấy. Ví có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
 -Học sinh khéo tay gấp cái ví phẳng, thẳng. Làm thêm được vai xách và trang trí cho ví.
II.CHUẨN BỊ:
 -Giáo viên: Ví giấy mẫu có kích thước lớn.
 -Học sinh: 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, giấy trắng làm nền, bút chì, thước kẻ, hồ dán, khăn lau tay,kéo. 
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 Tiết 2
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài gấp cái ví (tt).
 -Giáo viên ghi tựa bài.
b.Bài học:
 -Cho học sinh quan sát ví mẫu.
 *Cho học sinh nhắc lại cách gấp.
 -Cho học sinh thực hành gấp cái ví.
 -Theo dõi giúp đỡ học sinh.
 -Thu sản phẩm trình bày một số bài đẹp cùng học sinh nhận xét.
 4.Củng cố, dặn dò:
 -Nhận xét tiết học, tuyên dương những em xé đẹp, dán cân đối.
 -Chuẩn bị giấy nháp, hồ dán, để tiết sau thực hành gấp mũ ca lô.
-Hát vui.
-Sự chuẩn bị của học sinh.
-Vài học sinh nhắc lại tên bài.
-Học sinh quan sát ví mẫu.
*Học sinh nhắc lại cách gấp.
Bước 1:Gấp lấy đường dấu giữa. Đặt tờ giấy màu hình chữ nhật trước mặt để theo chiều dọc giấy. Mặt màu ở phía dưới gấp đôi tờ giấy để lấy đường dấu giữa, rồi mở tờ giấy ra như ban đầu.
 Bước 2:Gấp hai mép ví: Gấp hai mép đầu gấp vào khoảng 1 ô. 
Bước 3:Gấp ví: Gấp tiếp hai phần ngoài vào trong, sao cho hai miệng ví sát đường dấu giữa, lật ra mặt sau gấp vào hai phần ngoài, sau cho cân đối chiều dài và chiều ngang. Gấp đôi đường dấu giữa, cái ví đã hoàn thành.
-Học sinh thực hành gấp cái ví.
-Học sinh cùng giáo viên nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docthu cong lop 1.doc