Giáo án Thủ công 1 - Tuần 9 đến 16

Giáo án Thủ công 1 - Tuần 9 đến 16

BÀI 5: XÉ, DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN (TIẾT 2)

I.Mục tiêu

 - Biết cách xé, dán có hình cây đơn giản.

 - Xé dán được hình tán lá cây, thân cây. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dáng tương đối phẳng, cân đối.

 Với HS khéo tay:

+ Xé, dán dược hình cây đơn giản. Đường xé ít răng cưa. Hình dáng cân đối phẳng.

+ Có thể xé được hình thân cây đơn giản có hình dạng, kích thước, màu sắc khác.

- Yêu thích sản phẩm mình làm ra.

II. Chuẩn bị

 - Giáo viên:

 +Bài mẫu về xé, dán hình cây đơn giản.

 + Giấy thủ công các màu.

 + Hồ dán, giấy trắng làm nền.

 - Học sinh: Giấy thủ công các màu, bút chì, tẩy, thước, hồ dán, vở thủ công.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 17 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công 1 - Tuần 9 đến 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :9
Tiết :9 	Ngày dạy: 10 / 10 / 2012
BÀI 5: XÉ, DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN (TIẾT 2)
I.Mục tiêu
 - Biết cách xé, dán có hình cây đơn giản.
 - Xé dán được hình tán lá cây, thân cây. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dáng tương đối phẳng, cân đối.
 Với HS khéo tay:
+ Xé, dán dược hình cây đơn giản. Đường xé ít răng cưa. Hình dáng cân đối phẳng.
+ Có thể xé được hình thân cây đơn giản có hình dạng, kích thước, màu sắc khác.
- Yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên:
 +Bài mẫu về xé, dán hình cây đơn giản.
 + Giấy thủ công các màu.
 + Hồ dán, giấy trắng làm nền.
 - Học sinh: Giấy thủ công các màu, bút chì, tẩy, thước, hồ dán, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
ĐIỀU CHỈNH
1. Khởi động:
- Ổn định lớp.
- Giới thiệu bài mới: “Xé, dán hình cây đơn giản (tiết 2)”.
2. Hoạt động 1: Huớng dẫn Hs dán hình.
* Mục tiêu: HS dán được hình tán lá cây, thân cây tương đối phẳng, cân đối.
- GV hướng dẫn làm thao tác và lần lượt dán ghép hình thân cây, tán lá:
 + Dán phần thân ngắn với tán lá tròn.
 + Dán phần thân dài với tán lá dài.
3. Hoạt động 2: Học sinh thực hành.
* Mục tiêu: HS xé, dán được hình tán lá cây, thân cây. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dáng tương đối phẳng, cân đối.
- Yêu cầu HS lấy một giấy màu xanh lá cây.
- Yêu cầu HS đếm ô, đánh dấu vẽ hình vuông cạnh 6 ô và hình chữ nhật cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô.
- Yêu cầu HS xé hình vuông và hình chữ nhật. Sau đó xé 4 góc mỗi hình để tạo hình tán lá cây tròn và tán lá cây dài.
* Lưu ý: Xé hình tán lá không cần phải xé điều 4 góc.
- Yêu cầu HS lấy tấm giấy màu nâu xé hình thân cây.
* Lưu ý: Xé hình thân cây không cần xé điều, có thể xé phần trên nhỏ, phần dưới to.
¯ Trong khi thực hành, GV có thể nhắc lại và uốn nắn các thao tác xé hình tán lá, thân cây cho những em còn lúng túng.
- Nhắc nhở HS:
 +Trước khi dán cần sắp xếp vị trí 2 cây sao cho cân đối.
+ Chú ý bôi hồ đều, dán cho phẳng vào vở thủ công.
+ Dán xong phải thu dọn giấy thừa và lau sạch tay.
4. Hoạt động 3:Nhận xét, đánh giá.
- GV lấy vài bài tốt và chưa tốt cho HS nhận xét.
! Củng cố: Trò chơi:”Ai nhanh hơn”
 - Phổ biến luật chơi: Chia lớp là 2 đội mỗi đội cử 2 bạn tham gia trò chơi, 2 bạn của mỗi đội cùng vẽ cái cây đội nào vẽ nhanh, đúng là đội thắng cuộc. Đội nào thua sẽ bị phạt.
- Tổ chức cho HS chơi.
- Yêu cầu lớp nhận xét
- Nhận xét
 ! Nhận xét tiết học: GV nhận xét sự chuẩn bị,tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
! Dặn dò: Tuần sau đem giấy nháp, bút chì, hồ để xé dán hình con gà con.
- Hát
- Lắng nghe
- HS theo dõi.
- Đặt tờ giấy màu xanh lá cây lên bàn, lật mặt sau có kẻ ô lên trên.
- Thực hiện đếm ô, đánh dấu và vẽ hình vuông và hình chữ nhật.
- Thực hiện xé tán lá cây một cách chậm rãi.
- Thực hiện xé thân cây.
- Xếp hình cân đối, dán sản phẩm vào vở.
- Thu dọn giấy thừa và lau sạch tay.
- Quan sát, nhận xét.
- Lắng nghe
- Tham gia trò chơi, cổ vũ.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
TUẦN : 10
TIẾT : 10 	Ngày dạy: 17 / 10 / 2010
BÀI 6: XÉ, DÁN HÌNH CON GÀ CON (TIẾT 1)
I. Mục tiêu
 - Biết cách xé, dán hình con gà con.
 - Xé, dán được hình con gà con. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Mỏ, mắt, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ.
 * Với HS khéo tay:
 + Xé, dán được con gà con. Đường xé ít răng cưa. Hình dáng phẳng. Mỏ, mắt gà có thể dùng bút màu để vẽ.
 + Có thể xé được thêm hình con gà con có hình dạng, kích thướt, màu sắc khác.
 + Có thể kết hợp vẽ trang trí hình con gà con.
- Rèn HS tính cẩn thận, thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên:
 + Bài mẫu về xé, dán hình con gà con, có trang trí cảnh vật.
 + Giấy thủ công màu, hồ dán, giấy trắng làm nền.
 - Học sinh: Giấy nháp có kẻ ô, bút chì, hồ dán, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học.
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
ĐIỀU CHỈNH
1. Khởi động:
- Ổn định lớp.
- Giới thiệu bài mới: “Xé dán hình con gà con”.
2. Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
* Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con gà. 
- GV cho HS xem bài mẫu và hỏi:
+ Con gà gồm có những bộ phận nào.
 + Em nào biết con gà con có gì khác so với gà lớn( gà trống, gà mái) về đầu, thân, cánh, đuôi và màu lông.
 * Lưu ý: Khi xé, dán hình con gà con, các em có thể chọn giấy màu theo ý thích.
3. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
* Mục tiêu: HS biết cách xé, dán hình con gà con.
a. Xé hình thân gà.
 - Gv dùng tờ giấy màu vàng, lật mặt sau, đếm ô, đánh dấu, vẽ hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô, cạnh ngắn 8 ô.
 - Xé hình chữ nhật khỏi tờ giấy màu.
 - Vẽ và xé 4 góc theo đường cong của hình chữ nhật.
 - Sau đó tiếp tục xé chỉnh, sửa để cho giống hình thân gà.
 - Lật mặt sau để HS quan sát.
* Cho HS tập xé thân gà trên giấy nháp có kẻ ô.
b. Xé hình đầu gà.
 - Đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé một hình vuông mỗi cạnh 5 ô ( giấy cùng màuvới thân gà).
 - Vẽ và xé 4 góc theo đường cong của hình vuông.
 - Xé chỉnh, sửa cho gần tròn giống hình đầu gà ( lật mặt màu để HS quan sát).
* Cho HS tập xé đầu gà trên giấy nháp có kẻ ô.
c. Xé hình đuôi gà (dùng giấy cùng màu với đầu gà).
 - Đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé một hình vuông mỗi cạnh 4 ô.
 - Vẽ hình tam giác.
 - Xé thành hình tam giác.
d. Xé hình mỏ, chân và mắt gà. 
 - Dùng giấy khác màu để xé hình mỏ, mắt, chân gà (các hình này chỉ xé ước lượng, không xé theo ô). Vì mắt gà và mỏ gà rất nhỏ nên có thể dùng bút màu để tô, vẽ.
 - Cho Hs tâp xé đuôi, mắt, mỏ, chân gà trên giấy nháp có kẻ ô.
e. Dán hình.
 - Trước khi dán cần sắp xếp chân, đầu, đuôi, chân gà cho cân đối.
 - Sau đó cho Hs quan sát hình con gà hoàn chỉnh (H6).
! Củng cố: Trò chơi:”Ai nhanh hơn”
 - Phổ biến luật chơi: Chia lớp là 2 đội mỗi đội cử 7 bạn tham gia trò chơi, mỗi bạn xé từng bộ phận của con gà sau đó dán thành con gà hoàn chỉnh. Đội nào dán nhanh, đúng là đội thắng cuộc. Đội nào thua sẽ bị phạt.
- Tổ chức cho HS chơi.
- Yêu cầu lớp nhận xét
- Nhận xét
 ! Nhận xét tiết học: GV nhận xét sự chuẩn bị,tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
! Dặn dò: 
+ Xem lại các bài đã học.
+ Tuần sau đem giấy màu, bút chì, hồ để xé dán.
- Hát
- Lắng nghe
- Hs quan sát, nhận xét, trả lời.
- Hs lắng nghe.
 - Quan sát, lắng nghe.
- Lấy giấy nháp có kể ô, tập vẽ, xé hình thân.
- Quan sát, lắng nghe.
- Lấy giấy nháp có kể ô, tập vẽ, xé hình đầu gà.
- Quan sát, lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe.
- Lấy giấy nháp kẻ ô, tập vẽ, xé hỉnh đuôi, chân, mỏ, mắt gà.
- Quan sát, lắng nghe
- Lắng nghe
- Tham gia trò chơi, cổ vũ.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
TUẦN : 11
TIẾT : 11	Ngày dạy: 24 / 10 / 2012
BÀI 6: XÉ, DÁN HÌNH CON GÀ CON (TIẾT 2)
I. Mục tiêu
 - Biết cách xé, dán hình con gà con.
 - Xé, dán được hình con gà con. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Mỏ, mắt, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ.
 * Với HS khéo tay:
 + Xé, dán được con gà con. Đường xé ít răng cưa. Hình dáng phẳng. Mỏ, mắt gà có thể dùng bút màu để vẽ.
 + Có thể xé được thêm hình con gà con có hình dạng, kích thướt, màu sắc khác.
 + Có thể kết hợp vẽ trang trí hình con gà con.
- Rèn HS tính cẩn thận, thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên:
 + Bài mẫu về xé, dán hình con gà con, có trang trí cảnh vật.
 + Giấy thủ công màu, hồ dán, giấy trắng làm nền.
 - Học sinh: Giấy màu, bút chì, hồ dán, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐIỀU CHỈNH
1. Khởi động:
- Ổn định lớp.
- Giới thiệu bài mới: “Xé, dán hình con gà con (tiết 2)”.
2. Hoạt động 1: Học sinh thực hành.
 * Mục tiêu: Hs xé, dán được hình con gà con. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Mỏ, mắt, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ.
- GV gọi Hs nhắc lại các bước xé ở tiết 1.
- GV yêu cầu Hs lấy giấy màu (chọn màu theo ý thích của các em), đặt mặt kẻ ô lên.
 + Lần lượt đếm ô, đánh dấu và vẽ các hình chữ nhật cạnh dài 10 ô, cạnh ngắn 8 ô, hình vuông cạnh 5 ô, hình tam giác trên hình vuông cạnh 4 ô.
 + Xé rời các hình khỏi tờ giấy màu.
 + Lần lượt xé hình thân gà, đầu gà, đuôi gà như đã hướng dẫn.
* GV lưu ý HS: Trong khi thực hành xé không được xé vội mà nên xé từ từ, vừa xé vừa sửa cho hình giống mẫu.
* Trong khi Hs thực hành GV đến từng bàn quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Sau khi xé được hình đầu, thân và đuôi mới xé tiếp hình mỏ, mắt và chân. Riêng mắt gà nhỏ nên có thể cho HS dùng bút màu để tô mắt.
 - GV nhắc các em dán theo thứ tự, chú ý dán cho cân đối, dán cho phẳng và đều.
4. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
 - Gv chọn một số bài tốt và chưa tốt đính lên bảng nhận xét đánh giá.
! Củng cố: Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
 - Phổ biến luật chơi: Chia lớp là 2 đội mỗi đội cử 4 bạn tham gia trò chơi, 4 bạn của mỗi đội lần lượt dán từng bộ phận của con gà để thành con gà hoàn chỉnh. Đội nào dán nhanh, đúng là đội thắng cuộc. Đội nào thua sẽ bị phạt.
- Tổ chức cho HS chơi.
- Yêu cầu lớp nhận xét
- Nhận xét
 ! Nhận xét tiết học: GV nhận xét sự chuẩn bị,tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
! Dặn dò: Tuần sau đem giấy màu, bút chì, hồ để xé dán hình con gà con.
- Hát
- Lắng nghe
- HS trả lời
- HS thực hành xé thân, đầu đuôi gà theo dự hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe
- Thực hành xé mắt, mỏ, chân gà.
- Dán sản phẩm vào vở, thu dọn giấy vụn và lau sạch tay.
- Hs cùng tham gia nhận xét.
TUẦN : 12 
TIẾT : 12 	 Ngày dạy : 31 / 11 / 2012
BÀI 7: ÔN TẬP CHƯƠNG I – KĨ THUẬT XÉ, DÁN GIẤY.
I. Mục tiêu
 - Cũng cố được kiến thức, kĩ năng xé, dán giấy.
 - Xé, dán được ít nhất một hình trong các hình đã học. Đường xé ít răng cưa. Hình dáng tương đối phẳng.
 * Với Hs khéo tay:
 + Xé, dán được ít nhất 2 hình trong các hình đã học. Hình dáng cân đối, phẳng. Trình bày đẹp.
 + Khuyến khích xé, dán thêm những sản phẩm mới có tính sang tạo.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Hình mẫu các bài đã học.
 - Học sinh: Giấy màu, bút chì, hồ dán, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG SINH 
CỦA HỌC
ĐIỀU CHỈNH
1. Khởi động:
- Ổn định lớp.
- Giới thiệu bài mới: “ôn tập chương 1 – kĩ thuật xé, sán giấy.”
2. Hoạt động 1: Học sinh thực hành.
* Mục tiêu: Hs làm ít nhất 2 hình đã học.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các hình đã được học xé dán.
- GV cho HS xem lại hình mẫu các bài.
- GV yêu cầu HS thực hành: (HS tự chọn 2 hình thực hành).
 + Xé, dán hình chữ nhật – hình tam giác.
 + Xé, dán hình vuông – hình tròn.
 + Xé, dán hình quả cam.
 + Xé, dán hình cây đơn giản.
 +Xé, dán hình con gà .
- GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành tạo ra sản phẩm đẹp. 
- Khuyến khích xé, dán thêm những sản phẩm mới có tính sáng tạo.
- Nhắc Hs giữ trật tự khi làm bài.
3. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Chọn màu phù hợp với nội dung bài.
+ Đường xé đều, hình xé cân đối.
+ Cách ghép, dán và trình bày cân đối.
+ Bài làm sạch sẽ, màu sắc đẹp.
- Nhận xét
! Nhận xét tiết học: GV nhận xét sự chuẩn bị,tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
! Dặn dò: Tuần sau đem giấy màu, bút chì, hồ để học bài: “Các qui tắc cơ bản về gấp giấy và gấp hình”.
- Hát
- Lắng nghe
- HS trả lời
- HS quan sát
- Hs tập trung thực hành.
- Lắng nghe
- Tham gia nhận xét cùng GV
- Lắng nghe
-Lắng nghe
TUẦN: 13 
TIẾT : 13	 Ngày dạy : 07 / 11 / 2012
BÀI 8: CÁC QUY ƯỚC CƠ BẢN VỀ GẤP GIẤY 
VÀ GẤP HÌNH
I. Mục tiêu
 - Biết các kí hiệu, quy ước về gấp giấy.
 - Bước đầu gấp được giấy theo kí hiệu, quy ước.
- Rèn HS tính cẩn thận, thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Mẫu vẽ những kí hiệu quy ước về gấp hình (mẫu vẽ được phóng to).
 - Học sinh: giấy nháp trắng, bút chì, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐIỀU CHỈNH
1. Khởi động:
- Ổn định lớp.
- Giới thiệu bài mới: “Các quy ước cơ bản về gấp giấy và gấp hình”
2. Hoạt đông 1: Hướng dẫn học sinh vẽ các kí hiệu.
* Mục tiêu: HS biết các kí hiệu, quy ước về gấp giấy.
- Giới thiệu từng mẫu kí hiệu để HS nhận biết.
- GV hướng dẫn HS vẽ các kí hiệu:
 ù Kí hiệu đường giữa hình.
- Đường dấu vẽ hình là đường có nét gạch, chấm ( - - - -) (H1).
- GV hướng dẫn HS vẽ kí hiệu trên đường kẻ ngang và kẻ dọc của vở thủ công.
 ù Kí hiệu đường dấu gấp. 
- Đường dấu gấp là đường có nét đứt
( - - - - ).
- GV hướng dẫn HS vẽ kí hiệu đường dấu gấp.
ù Kí hiệu đường dấu gấp vào.
- Trên đường dấu gấp có mũi tên chỉ hướng gấp vào (H3).
- Hướng dẫn HS vẽ đường dấu gấp và mũi tên chỉ hướng gấp vào. 
 ù Kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau. 
- Kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau là mũi tên cong (H4).
- Hướng dẫn HS vẽ đường dấu gấp và dấu gấp ngược ra phía sau. 
! Củng cố: Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
 - Phổ biến luật chơi: Chia lớp là 2 đội mỗi đội cử 3 bạn tham gia trò chơi, 3 bạn của mỗi đội lần lượt vẽ kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau. Đội nào vẽ nhanh, đúng là đội thắng cuộc. Đội nào thua sẽ bị phạt.
- Tổ chức cho HS chơi.
- Yêu cầu lớp nhận xét
- Nhận xét
 ! Nhận xét tiết học: GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
 ! Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu để học bài “Gấp các đoạn thẳng cách đều”.
- Hát
- Lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe, vẽ vào tập.
- Lắng nghe
- Tham gia chơi
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
TUẦN :14 	 
TIẾT :14	 Ngày dạy : 14 / 11 / 2012
BÀI 9: GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I. Mục tiêu
 - Biết cách gấp các đoạn thẳng cách đều.
 - Gấp được các đoạn thẳng cách đều theo đường kẻ. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, thẳng.
 * Với Hs khéo tay: Gấp được các đoạn thẳng cách đều. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên:
 + Mẫu gấp các nếp gấp cách đều có kích thướt lớn.
 + Tranh qui trình.
 - Học sinh: giấy màu, hồ dán, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐIỀU CHỈNH
1. Khởi động:
- Ổn định lớp.
- Giới thiệu bài mới: “Gấp các đoạn thẳng cách đều”.
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
* Mục tiêu: HS rút ra nhận xét các nếp gấp
- Dán mẫu gấp các đọan thẳng cách đều.
- Hỏi: Em có nhận xét gì về các nếp gấp? 
- Nhận xét – Kết luận: Các nếp gấp cách đều nhau, có thể chồng khít lên nhau khi xếp chúng lại.
3. Họat động 2: Hướng dẫn mẫu cách gấp.
* Mục tiêu: Hs biết cách gấp các đoạn thẳng cách đều.
- Treo tranh quy trình các nếp gấp.
- Hướng dẫn gấp nếp thứ nhất:
 + Đính tờ giấy màu lên bảng, mặt màu áp sát vào mặt bảng.
 + Gấp mép giấy vào 1ô theo đường dấu (H.2).
- Hướng dẫn gấp nếp thứ hai:
 Ghim mẫu giấy lên bảng, mặt màu quay ra ngoài để gấp nếp thứ hai. Cách gấp giống như nếp gấp thứ nhất.(H.3)
- Hướng dẫn gấp nếp thứ ba:
 Lật tờ giấy màu và ghim lại mẫu gấp lên bảng, gấp vào 1ô như 2 nếp gấp trước được hình 4.
- Hướng dẫn gấp các nếp gấp tiếp theo:
 - Các nếp gấp tiếp theo thực hiện gấp như các nếp gấp trước.
4. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành.
* Mục tiêu: HS gấp được các đoạn thẳng cách đều theo đường kẻ.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách gấp .
- Cho HS gấp các nếp gấp có khoảng cách 2ô trên tờ giấy nháp.
- Cho HS gấp trên giấy màu có khoảng cách 1 ô.
 * Trong khi Hs thực hành GV đến từng bàn quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng. 
5. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. 
- Chọn một số sản phẩm đạt và chưa đạt đính lên bảng HS nhận xét.
! Củng cố: Trò chơi: “Ai khéo tay”
 - Phổ biến luật chơi: Chia lớp là 2 đội mỗi đội cử 3 bạn tham gia trò chơi, 3 bạn của mỗi đội lần lượt gấp các đoạn thẳng cách điều. Đội nào gấp nhanh, đúng là đội thắng cuộc. Đội nào thua sẽ bị phạt.
- Tổ chức cho HS chơi.
- Yêu cầu lớp nhận xét
- Nhận xét
 ! Nhận xét tiết học: GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
 ! Dặn dò: Chuẩn bị giấy nháp để học bài “Gấp cái quạt”.
- Hát
- Lắng nghe
- Quan sát
- Trả lời
- Lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- Trả lời.
- Lắng nghe, thực hành.
- Tham gia nhận xét.
- Lắng nghe
- Hs tham gia.
- Nhận xét
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
TUẦN :15	 
TIẾT :15	 Ngày dạy : 21 / 11 2012
BÀI: GẤP CÁI QUẠT (TIẾT 1)
I. Mục tiêu
 - Biết cách gấp cái quạt. 
 - Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ.
 * Với Hs khéo tay: Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Đường dán nối quạt tương đối chắc chắn. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng.
 - Yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên:
 + Quạt giấy mẫu. 
 + Một tờ giấy nháp hình chữ nhật, len, hồ dán.
 + Tranh quy trình.
 - Học sinh: Một tờ giấy màu hình chữ nhật, hồ,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘN G CỦAHỌC SINH
ĐIỀU CHỈNH
1. Khởi động:
- Ổn định lớp.
- Giới thiệu bài mới: “Gấp cái quạt (tiết 1)”.
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
* Mục tiêu: HS hiểu biết về vật mẫu.
- Giới thiệu quạt mẫu, định hướng quan sát của HS về các nếp gấp cách đều.
- Gợi ý:
 Giữa quạt mẫu có hồ dán.Nếu không dán hồ ở giữa thì 2 nửa quạt nghiêng về 2 phía.
3. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
* Mục tiêu: HS gấp và dán nối được cái quạt 
- Hướng dẫn HS cách quy trình cách gấp:
 + Bước 1: GV đặt giấy màu kên mặt bàn và gấp các nếp gấp cách đều (H3).
 + Bước 2: Gấp đôi (H3) để lấy dấu giữa,sau đó phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng (H4).
 + Bước 3: Gấp đôi (H4), dùng tay ép chặt để 2 phần đã phết hồ dính sát vào nhau (H5). Khi hồ khô, mở ra ta được chiết quạt như H1.
 - Cho HS thực hành gấp cái quạt trên giấy vở có kẻ ô để tiết 2 gấp trên giấy màu.
! Củng cố: Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
 - Phổ biến luật chơi: Chia lớp là 2 đội mỗi đội cử 3 bạn tham gia trò chơi, 3 bạn của mỗi đội cùng nhau gấp cái quạt. Đội nào gấp nhanh, đúng là đội thắng cuộc. Đội nào thua sẽ bị phạt.
- Tổ chức cho HS chơi.
- Yêu cầu lớp nhận xét
- Nhận xét
 ! Nhận xét tiết học: GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
 ! Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu để học bài “Gấp cái quạt”.
- Hát
- Lắng nghe
- Quan sát
- Lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe.
- Thực hành gấp trên giấy nháp.
- Lắng nghe
- Tham gia chơi
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
TUẦN :16 	 
TIẾT :16 	 Ngày dạy : 28 / 11 / 2011
BÀI: GẤP CÁI QUẠT TIẾT 2
I. Mục tiêu
 - Biết cách gấp cái quạt. 
 - Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ.
 * Với Hs khéo tay:
 Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Đường dán nối quạt tương đối chắc chắn. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng.
 - Yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Quạt giấy mẫu, tranh quy trình.
 - Học sinh: Một tờ giấy màu hình chữ nhật, len, hồ,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐIỀU CHỈNH
1. Khởi động:
- Ổn định lớp.
- Giới thiệu bài mới: “Gấp cái quạt (tiết 2)”.
2. Hoạt động 1: Học sinh thực hành.
* Mục tiêu: HS gấpđược cái quạt.
- Treo tranh quy trình.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình gấp quạt.
- Cho HS thực hành gấp cái quạt.
- Quan sát HS thực hành và giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
 * Lưu ý:
 Mỗi nếp gấp phải được miết kĩ ; bôi hồ phải mỏng, đều, đẹp.
 3. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- Chọn một số bài tốt và chưa tốt đính lên bảng HS nhận xét.
- Hát
- Lắng nghe
- 2 HS nhắc lại
- Thực hành gấp cái quạt
- Lắng nghe, thực hành.
- Tham gia nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_9_Xe_dan_hinh_lo_hoa_don_gian.doc