Giáo án Thủ công lớp 2 - Tuần 4 đến 8

Giáo án Thủ công lớp 2 - Tuần 4 đến 8

TUẦN: 04 Môn: Thủ công 2

TIẾT: 4 BÀI: GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC (TIẾT 2)

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Biết cách gấp máy bay phản lực.

Kĩ năng:

- Gấp được máy bay phản lực. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.

+ Với HS khéo tay: gấp được máy bay phản lực. Các nếp gấp phẳng, thẳng. Máy bay phản lực sử dụng được.

Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị

GV: Quy trình gấp làm máy bay phản lực. Một số mẫu đã làm của HS năm trước. Giấy bìa, giấy khổ lớn để tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.

HS: Giấy thủ công. Kéo, hồ dán, bút chì, bút màu, thước kẻ.

III. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp: Hát:

2. Kiểm tra bài cũ: dụng cụ của HS.

3. Bài mới:

 

doc 10 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công lớp 2 - Tuần 4 đến 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 04	Môn: Thủ công 2
TIẾT: 4	BÀI: GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết cách gấp máy bay phản lực.
Kĩ năng:
- Gấp được máy bay phản lực. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
+ Với HS khéo tay: gấp được máy bay phản lực. Các nếp gấp phẳng, thẳng. Máy bay phản lực sử dụng được.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Quy trình gấp làm máy bay phản lực. Một số mẫu đã làm của HS năm trước. Giấy bìa, giấy khổ lớn để tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
HS: Giấy thủ công. Kéo, hồ dán, bút chì, bút màu, thước kẻ.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp: Hát:
2. Kiểm tra bài cũ: dụng cụ của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu: Tiết này cô hướng dẫn các em làm được máy bay phản lực bằng chính đôi tay của mình.
a. Hoạt động 1: HS thực hành gấp máy bay phản lực:
Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại và thực hành
b. Hoạt động 2: Ôn lại quy trình:
Giáo viên treo tranh quy trình và hỏi muốn làm máy bay phản lực ta cần gì? Giấy, kích cỡ, v..v..
- Giáo viên tổ chức cho HS thực hành:
- Gợi ý cho HS trang trí máy bay phản lực như vẽ ngôi sao 5 cánh hoặc viết chữ Việt Nam lên 2 cánh máy bay.
- GV quan sát uốn nắn HS gấp chưa đúng hoặc lúng túng.
c. Hoạt động 3: Giới thiệu mẫu sáng tạo.
- Giới thiệu một số mẫu gấp máy bay phản lực.
- GV có thể dùng bài của HS các năm trước để HS quan sát và tự trang trí hoặc GV vừa thực hiện trang trí vừa hướng dẫn gợi ý giúp HS chọn bố cục và hình vẽ yêu thích của mình để trang trí cho sản phẩm.
- GV tổ chức Ban giám khảo để chấm sản phẩm: tuyên dương sản phẩm trang trí đẹp.
- Giáo viên chọn một số máy bay gấp đẹp để tuyên dương và cho cả lớp quan sát.
- Giáo viên tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên đánh giá chung.
- GV tổ chức cho HS thi phóng máy bay, nhắc nhở các em giữ trật tự, vệ sinh, an toàn khi phóng máy bay.
- HS thực hiện.
Bước 1: Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay phản lực.
Bước 2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng.
- HS nhóm.
- HS quan sát để chọn cách trang trí yêu thích.
- HS cử Ban giám khảo để đánh giá sản phẩm trang trí đẹp.
- Hướng dẫn HS quan sát.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét góp ý.
- 2 HS lên thi phóng máy bay trước lớp.
HS năng khiếu,
HS năng khiếu,
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Hướng dẫn HS về nhà tập thực hành những kĩ năng đã học.
- GV nhận xét kết quả học tập và tinh thần thái độ của HS.
- Giờ sau cả lớp mang theo giấy thủ công, giấy nháp, bút màu, thước kẻ, kéo để học bài “gấp máy bay đuôi rời” - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 05	Môn: Thủ công 2
TIẾT: 05	BÀI: GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Gấp được máy bay đuôi rời. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
Kĩ năng:
+ Với HS khéo tay: Gấp được máy bay đuôi rời. Các nếp gấp phẳng, thẳng. Sản phẩm sử dụng được.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Mẫu máy bay đuôi rời gấp bằng giấy thủ công hoặc giấy màu tương đương giấy A4.
- Giấy thủ công (hoặc giấy màu) và giấy nháp tương đương khổ A4.
- Kéo, bút màu, thước kẻ.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp: Hát:
2. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS nêu kĩ thuật gấp máy bay phản lực.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
. a. Giới thiệu: GV nêu yêu cầu của tiết học
b. Hướng dẫn gấp máy bay đuôi rời:
- GV mở máy bay mẫu cho đến khi trở lại dạng ban đầu là tờ giấy hình vuông. 
- Vậy ta cần tờ giấy thế nào?
- GV đặt tờ giấy làm thân, đuôi máy bay và tờ giấy gấp đầu, cánh máy bay lên tờ giấy A4.
c. GV hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Cắt tờ giấy hình chũ nhật thành hình vuông và một hình chữ nhật.
- Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật theo đường dấu gấp ở h1 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài, được h1b.
- Gấp tiếp theo đường dấu gấp ở h1b (miết mạnh để tạo nếp gấp). Sau đó mở tờ giấy ra và cắt theo đường dấu gấp để được một hình vuông và một hình chữ nhật (H2).
Bước 2 : Gấp đầu và cánh máy bay.
- Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo được hình tam giác (H3a).
- Gấp đôi tiếp theo đường dấu gấp ở (H3a) để lấy đường dấu giữa rồi mở ra được hình 3b.
- Gấp theo dấu gấp ở hình 3b sao cho đỉnh B trùng với đỉnh A (H4).
- Lật mặt sau gấp như mặt trước sao cho đỉnh C trùng với đỉnh A (H5).
- Lồng hai ngón tay cái vào lòng tờ giấy hình vuông mới gấp kéo sang hai bên được hình 6.
- Gấp 2 nửa cạnh đáy H6 vào đường dấu giữa được H7.
- Gấp theo các đường dấu gấp (nằm ở phần mới gấp lên) vào đường dấu giữa như hình 8a và 8b
- Dùng ngón tay trỏ và ngón cái cầm vào lần lượt 2 góc hình vuông ở 2 bên ép vào theo nếp gấp H9a được mũi máy bay như hình 9b.
- Bước này tương đối khó. GV cần hướng dẫn chậm, rõ ràng, từng thao tác để học sinh hiểu cách làm được. 
- Gấp theo đường dấu gấp ở hình 9b về phía sau được đầu và cánh máy bay như hình 10 (đường gấp trùng với chân mủi máy bay). 
Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay.
- Dùng phần giấy hình chữ nhật còn lại để làm thân và đuôi máy bay.
- Gấp đôi tờ giấy hình chữ nhật theo chiều dài. Gấp đôi một lần nữa để lấy dấu. Mở tờ giấy ra và vẽ theo đường dấu gấp như hình 11a được hình thân máy bay (phần đầu của thân máy bay vẻ vót vào).
- Tiếp tục gấp đôi 2 lần tờ giấy hình chử nhật theo chiều rộng. Mở tờ giấy ra và đánh dấu khoảng 1/4 chiều dài 
- Để làm đuôi máy bay. Gạch chéo các phần thừa (H11b).
- Dùng kéo cắt bỏ phần gạch chéo được hình 12. 
Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
Mở phần đầu và cánh máy bay ra như hình 9b cho thân máy bay vào trong (H13) gấp trở lại như cũ được máy bay hoàn chỉnh (H14), gấp đôi máy bay theo chiều dài và miết theo đường gấp được hình 15a. Bẻ đuôi máy bay sang ngang hai bên. Sau đó cầm vào chỗ giáp giữa thân với cánh máy bay như hình 15b. 
- HS quan sát.
- Hình vuông.
- HS nhận xét.
- HS theo dõi.
- 1, 2 HS thao tác lại các bước gấp đầu và cánh máy bay đuôi rời. 
HS năng khiếu,
HS năng khiếu,
4. Củng cố: GV kiểm tra lại khả năng ghi nhớ của HS.- Tổ chức cho HS tập gấp đầu và cánh máy bay bằng giấy nháp. GV hướng dẫn học sinh làm giấy nháp
5. Dặn dò: Về tập thao tác cho khỏi quên. - Chuẩn bị đồ dùng cho tiết thực hành sau.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 06	Môn: Thủ công 2
TIẾT: 6	BÀI: GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Gấp được máy bay đuôi rời. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
Kĩ năng:
+ Với HS khéo tay: Gấp được máy bay đuôi rời. Các nếp gấp phẳng, thẳng. Sản phẩm sử dụng được.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Mẫu máy bay đuôi rời gấp bằng giấy thủ công hoặc giấy màu tương đương giấy A4.
- Giấy thủ công (hoặc giấy màu) và giấy nháp tương đương khổ A4.
- Kéo, bút màu, thước kẻ.
III. Hoạt động dạy học: 
1.Oån định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: việc chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu: GV nêu yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn học sinh thực hành:
Hoạt động 1: HS thực hành gấp máy bay đuôi rời:
Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại và thực hành
- Bước 1: cắt tờ giấy hình chử nhật thành một hình vuông và một hình chữ nhật.
- Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay.
- Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay.
- Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
Hoạt động 2: Ôn lại quy trình:
Giáo viên treo tranh quy trình và hỏi muốn làm máy bay đuôi rời ta cần gì? Giấy, kích cỡ, v..v..
- Giáo viên tổ chức cho HS thực hành:
- Gợi ý cho HS trang trí máy bay đuôi rời như vẽ ngôi sao 5 cánh hoặc viết chữ Việt Nam lên 2 cánh máy bay.
- GV quan sát uốn nắn HS gấp chưa đúng hoặc lúng túng.
Hoạt động 3: Giới thiệu mẫu sáng tạo.
- Giới thiệu một số mẫu gấp máy bay đuôi rời.
- GV có thể dùng bài của HS các năm trước để HS quan sát và tự trang trí hoặc GV vừa thực hiện trang trí vừa hướng dẫn gợi ý giúp HS chọn bố cục và hình vẽ yêu thích của mình để trang trí cho sản phẩm.
- GV tổ chức Ban giám khảo để chấm sản phẩm: tuyên dương sản phẩm trang trí đẹp.
- GV hệ thống lại các bước gấp máy bay đuôi rời gồm 4 bước:
- GV đánh giá kết quả học tập của HS.
- Tổ chức thi phóng máy bay. 
- 1, 2 HS thao tác gấp máy bay đuôi rời, cho cả lớp quan sát. Học sinh vừa thao tác vừa nêu cách gấp.
- HS khác nhận xét.
- Thực hành theo nhóm.
- Trang trí trưng bày sản phẩm. Lớp nhận xét
- Đại diện nhóm hoặc 2 em thi với nhau.
- Gom hết giấy vụn bỏ sọt rác nhằm thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nêu được:
- Bước 1: cắt tờ giấy hình chử nhật thành một hình vuông và một hình chữ nhật.
- Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay.
- Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay.
- Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
- GV tổ chức cho HS thực hành.
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và sản phẩm của HS. Tuyên dương những cá nhân và nhóm gấp đúng yêu cầu kỹ thuật, trang trí, trình bày máy bay đẹp.
- Dặn dò HS giờ sau mang giấy thủ công và giấy nháp để học bài “Gấp thuyền phẳng đáy không mui”.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 07	Môn: Thủ công 2
TIẾT: 7	BÀI: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
Kĩ năng:
- Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. 
+ Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp phẳng, thẳng.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Mẫu thuyền phẳng đáy không mui được gấp bằng tờ giấy thủ công hoặc giấy màu tương đương khổ A4 hoặc A3.
- Quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui có hình vẽ minh họa cho từng bước gấp.
- Giấy thủ công (hoặc giấy màu), giấy nháp tương đương khổ A4 để hướng dẫn gấp hình.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS quan sát mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- GV đặt câu hỏi: về hình dáng, màu sắc và các phần của thuyền mẫu (2 bên main thuyền, đáy thuyền, mũi thuyền).
- GV mở dần thuyền mẫu cho đến khi trở lại là tờ giấy hình chữ nhật ban đầu. Sau đó gấp lại theo nếp gấp để được thuyền mẫu ban đầu.
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS nêu cách gấp thuyền. Từ đó giúp HS sơ bộ hình dung được các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui.
c. GV hướng dẫn:
Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều.
- Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở trên (H2) gấp đôi tờ giầy theo chiều dài được H3, miết theo đường mới gấp cho thẳng.
- Gấp đôi mặt trước theo đường dấu gấp ở H3 được H4. Lật H4 ra được sau, gấp đôi như mặt trước được H5.
Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
- Gấp theo đường dấu gấp của H5 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được H6. tương tự, gấp theo đường dấu gấp H6 được H7.
- Lật H7 ra mặt sau. Gấp hai lần giống như H5, H6 được H8.
- Gấp theo dấu gấp của H8 được H9. Lật mặt sau H9, gấp giống như mặt trước được H10.
Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
- Lách 2 ngón tay vào trong 2 mép giấy, các ngón tay còn lại cầm ở 2 bên phía ngoài, lộn các nếp vừa gấp vào trong lòng thuyền (H11). Miết dọc theo hai cạnh thuyền vừa lộn cho phẳng sẽ được thuyền phẳng đáy không mui (H12).
+ Lần thứ nhất chậm giúp HS nắm được từng bước. Lần thứ hai thao tác nhanh hơn.
- Khi hướng dẫn, sau mỗi bước gấp GV nên đính phần vừa gấp lên bảng.
- Kết thúc phần hướng dẫn.
- GV nhắc: Sau mỗi bước gấp cần miết mạnh các đường mới gấp cho phẳng.
- Tổ chức cho HS tập gấp thuyền phẳng đáy không mui theo các bước đã hướng dẫn bằng giấy nháp. 
- HS quan sát mẫu gấp thuyền không mui.
- HS nói về tác dụng của thuyền, hình dáng, màu sắc, vật liệu làm thuyền thực tế.
- HS nêu cách gấp thuyền.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi thực hành.
- HS nhìn vào từng bước gấp trên bảng thực hiện.
- 1, 2 HS lên bảng thao tác lại.
- Gọi 1, 2 HS khác nhận xét các thao tác vừa gấp của bạn.
- HS thực hành bằng giấy nháp.
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và sản phẩm của HS. Tuyên dương những cá nhân và nhóm gấp đúng yêu cầu kỹ thuật, trang trí, trình bày máy bay đẹp.
- Dặn dò HS giờ sau mang giấy thủ công và giấy nháp để học bài “Gấp thuyền phẳng đáy không mui” (tiếp theo)
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 08	Môn: Thủ công 2
TIẾT: 8	BÀI: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
Kĩ năng:
- Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. 
+ Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp phẳng, thẳng.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Mẫu thuyền phẳng đáy không mui được gấp bằng tờ giấy thủ công hoặc giấy màu tương đương khổ A4 hoặc A3.
- Quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui có hình vẽ minh họa cho từng bước gấp.
- Giấy thủ công (hoặc giấy màu), giấy nháp tương đương khổ A4 để hướng dẫn gấp hình.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hướng dẫn học sinh thực hành:
HS thực hành gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- GV treo bảng quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui lên bảng và nhắc lại các bước của quy trình gấp thuyền.
Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều.
Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
- GV tổ chức cho HS thực hành. Trong quá trình HS thực hành GV đến từng nhóm để quan sát.
Chú ý: uốn nắn, giúp đỡ những HS còn yếu.
Cuối giờ: GV tổ chức trưng bày sản phẩm, thi đua các nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập. Sản phẩm thực hành của cá nhân, nhóm. - Tuyên dương trước lớp. 
- 1, 2 HS lên bảng thao tác lại các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui đã học ở tiết 1 và nhận xét.
- Thực hành gấp (theo nhóm).
- HS trang trí, trưng bày sản phẩm.
(lớp nhận xét)
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và sản phẩm của HS. Tuyên dương những cá nhân và nhóm gấp đúng yêu cầu kỹ thuật, trang trí, trình bày máy bay đẹp.
- Dặn dò HS giờ học sau mang giấy nháp, giấy thủ công để học bài “Gấp thuyền phẳng đáy có mui”
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Thu cong 4-8.doc