GIÁO ÁN BÀI DẠY LỚP 1
Tuần 2
Môn: Thủ công
Tiết 2: Xé, dán hình chữ nhật
(SCKTKN/90, SGK/ , )
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách xé hình chữ nhật.
- Xé, dán được hình chữ nhật. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa thẳng.
* Với HS khéo tay:
+ Xé dán được hình chữ nhật. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng.
+ Có thể xé được thêm hình chữ nhật có kích thước khác nhau.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Bài mẫu; hai tờ giấy màu khác nhau (không dùng màu vàng), giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn lau tay.
2. Học sinh:
- Giấy thủ công màu, giấy nháp có kẻ ô, hồ dán, bút chì.
Ngày dạy: Thứ ba, 17/8/2010 GIÁO ÁN BÀI DẠY LỚP 1 Tuần 2 Môn: Thủ công Tiết 2: Xé, dán hình chữ nhật (SCKTKN/90, SGK/ , ) I. MỤC TIÊU: - HS biết cách xé hình chữ nhật. - Xé, dán được hình chữ nhật. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa thẳng. * Với HS khéo tay: + Xé dán được hình chữ nhật. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. + Có thể xé được thêm hình chữ nhật có kích thước khác nhau. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bài mẫu; hai tờ giấy màu khác nhau (không dùng màu vàng), giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn lau tay. 2. Học sinh: - Giấy thủ công màu, giấy nháp có kẻ ô, hồ dán, bút chì. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. ỔN ĐỊNH : 2. KTBC : - Kiểm tra dụng cụ HS. -Nhận xét 3. BÀI MỚI: a) Giới thiệu bài : GV nêu tựa – ghi bảng b) Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: - Cho xem bài mẫu, hỏi: + Những đồ vật nào có dạng hình chữ nhật? - GV nhấn mạnh: xung quanh ta có nhiều đồ vật dạng hình chữ nhật, em hãy ghi nhớ những đặc điểm của hình đó để tập xé, dán cho đúng. c) Giáo viên hướng dẫn mẫu: * Vẽ và xé hình chữ nhật: - Lấy 1 tờ giấy thủ công màu sẫm, lật mặt sau đánh dấu và vẽ 1 hình chữ nhật có cạnh dài và cạnh ngắn cân đối . - Làm thao tác xé từng cạnh hình chữ nhật: tay trái giữ chặt tờ giấy (sát cạnh hình chữ nhật), tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ để xé giấy dọc theo cạnh hình, lần lượt các thao tác như vậy để xé các cạnh. - Sau khi xé xong lật mặt có màu để HS quan sát hình chữ nhật . * Dán hình: - Sau khi đã xé dán xong được hình chữ nhật , GV hướng dẫn dán: - Lấy 1 ít hồ dán, dùng ngón tay trỏ di đều, sau bôi lên các góc hình và di dọc theo các cạnh. * Để hình khi dán không nhăn, thì sau khi dán xong nên dùng 1 tờ giấy đặt lên trên và miết tay cho phẳng. - Ướm đặt hình vào các vị trí cho cân đối trước khi dán. d) Học sinh thực hành: - Thực hiện các bước vẽ và xé 1 hình chữ nhật. Nhắc HS vẽ cẩn thận. - Yêu cầu HS kiểm tra lại hình. - Xé 1 cạnh của hình chữ nhật. - Nhắc HS cố gắng xé đều tay, xé thẳng, tránh xé vội, xé không đều, còn nhiều vết răng cưa. - Nhắc HS kiểm tra lại sản phẩm. e) Trình bày sản phẩm: - Yêu cầu HS trình bày sản phẩm theo nhóm . - Hướng dẫn HS cách nhận xét , đánh giá *Gợi ý : + Hình xé đúng hay sai ? + Nhóm nào có nhiều sản phẩm xé đều , ít răng cưa ? Hình dán phẳng ? - Nhận xét , đánh giá . IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: xé dán hình tam giác. Hát : Quê hương tươi đẹp - Chuẩn bị giấy màu, hồ, bút chì, giấy nháp,. - 2 em nhắc lại tựa bài + Quan sát những đồ vật xung quanh và trả lời . - Quan sát - Lấy giấy nháp có kẻ ô tập vẽ và xé hình chữ nhật. - Quan sát - Quan sát - Thực hành vẽ và xé dán hình chữ nhật . *HS khá ,giỏi : Xé dán được hình chữ nhật ,đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng . * HS yếu:Hình dán chưa phảng , đường xé bị răng cưa. - Trình bày sản phẩm theo nhóm. - Quan sát , nhận xét bình chọn sản phẩm đẹp . Duyệt: , ngàythángnăm 20 , ngàythángnăm 20 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG ? Đóng góp ý kiến: ? Đóng góp ý kiến:
Tài liệu đính kèm: