Giáo án Tiếng việt - Học kì 1 - Lớp 1

Giáo án Tiếng việt - Học kì 1 - Lớp 1

TUẦN 1

Thứ ba ngày 5 tháng 9 năm 2006

ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

I. MỤC TIÊU:

- HS nhận biết được những việc thường phải làm trong các tiết học Tiếng Việt.

- HS biết cách sử dụng bộ đồ dùng và nắm được một số quy định của GV trong giờ học Tiếng Việt

II. CHUẨN BỊ:

- GV:Sách Tiếng Việt,phấn màu.

- HS: Sách Tiếng Việt , bảng con, bộ đồ dùng.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TIẾT 1

1. Các quy định học môn Tiếng Việt

 - GV nêu các quy định học môn Tiếng Việt.

 + Thường xuyên có ý thức rèn đọc và rèn viết.

 + Đọc to, không để sách quá gần mắt.

 + Viết: - Bảng con: Cách đặt bảng, giơ bảng, cách cầm phấn

 - Vở: cách đặt vở, cách giở vở, cầm bút.

 - Tư thế ngồi viết: ngồi thẳng lưng, tay trái đặt nhẹ trên vở, tay phải cầm bút viết.

- GV vừa hướng dẫn vừa làm mẫu.

- HS quan sát , thực hành- GV chỉnh sửa.

2. Giới thiệu những kí hiệu cần thiết:

 - GV giới thiệu HS làm theo những kí hiệu trên bảng.

b : lấy bảng con.

s/ 5 : mở sách trang 5.

v : lấy vở.

đd : mở đồ dùng.

0 : khoanh tay, trật tự.

 - HS thực hành ,GV chỉnh sửa.

 

doc 330 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt - Học kì 1 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ ba ngày 5 tháng 9 năm 2006 
ổn định tổ chức
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được những việc thường phải làm trong các tiết học Tiếng Việt.
- HS biết cách sử dụng bộ đồ dùng và nắm được một số quy định của GV trong giờ học Tiếng Việt 
II. Chuẩn bị:
- GV:Sách Tiếng Việt,phấn màu.
- HS: Sách Tiếng Việt , bảng con, bộ đồ dùng.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
1. Các quy định học môn Tiếng Việt
 - GV nêu các quy định học môn Tiếng Việt.
 + Thường xuyên có ý thức rèn đọc và rèn viết.
 + Đọc to, không để sách quá gần mắt.
 + Viết: - Bảng con: Cách đặt bảng, giơ bảng, cách cầm phấn
 - Vở: cách đặt vở, cách giở vở, cầm bút.
 - Tư thế ngồi viết: ngồi thẳng lưng, tay trái đặt nhẹ trên vở, tay phải cầm bút viết.
- GV vừa hướng dẫn vừa làm mẫu.
- HS quan sát , thực hành- GV chỉnh sửa.
2. Giới thiệu những kí hiệu cần thiết:
 - GV giới thiệu HS làm theo những kí hiệu trên bảng.
b : lấy bảng con.
s/ 5 : mở sách trang 5.
v : lấy vở.
đd : mở đồ dùng.
: khoanh tay, trật tự.
 - HS thực hành ,GV chỉnh sửa.
Tiết 2
1. Quy định sử dụng bảng con bằng tiếng thước:
- Gõ 1 tiếng thước: HS chống tay cầm phấn.
- 1 tiếng thước tiếp theo: viết.
- 1 tiếng thước: giơ bảng.
- 1 tiếng thước: hạ bảng.
- 2 tiếng thước: xoá bảng.
 HS thực hành – GV chỉnh sửa
2. GV hướng dẫn cách đọc theo bàn, theo dãy.
 Chỉ gọi tên HS đầu dãy, đầu bàn, các HS khác tự động đứng lên đọc khi người ngồi trước mình vừa đọc xong.
3. Hướng dẫn HS sử dụng đồ dùng.
 - GV hướng dẫn,kết hợp làm mẫu:
+ Giới thiệu bộ đồ dùng: các con chữ, dấu, thanh gài.
+ Hướng dẫn cách lấy chữ, cách gài vào thanh ghép.
+ Cách giơ thanh ghép theo tín hiệu tiếng thước.
+ Cách trả chữ.
 - HS thực hành, GV chỉnh sửa.
* GV hướng dẫn HS làm quen với các thao tác, các công việc phải làm trong một tiết học Tiếng Việt.
5.Dặn dò: Nhắc HS chuẩn bị đầy đủ sách TV, bảng con, bộ đồ dùng.
Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2006
ổn định tổ chức
I. Mục tiêu:
- HS thuộc tên các nét cơ bản.
- Biết viết đúng quy trình các nét cơ bản vào bảng con, tô các nét trong vở tập viết.
II. Chuẩn bị
 -GV: Bảng chép sẵn nội dung bài viết.
 - HS: Bảng con, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
1. Giới thiệu bài: GVgiới thiệu và ghi tên bài.
2. Bài mới:	
* Hoạt động 1: Đọc tên nét.
- GV đưa bảng viết mẫu các nét lên bảng.
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS đọc: cá nhân - theo dãy.
- So sánh các nét:
 + Nhóm các nét cong: cong hở phải, cong hở trái, cong kín.
+ Nhóm các nét: Nét ngang, nét sổ thẳng, nét xiên.
+ Nhóm nét khuyết: khuyết trên, khuyết dưới.
+ Nhóm nét thắt: thắt đầu, thắt giữa.
 - HS luyện đọc và học thuộc tên các nét cơ bản.
* Hoạt động 2. Hướng dẫn viết bảng con.
- GV hướng dẫn theo nhóm nét:
 + GVtô các nét mẫu và nêu quy trình viết.
 + Nhận xét độ cao, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các nét.
 + GV hướng dẫn: Điểm bắt đầu, điểm kết thúc, điểm giao của nét khuyết.
 +HS tô khan từng nét.
 + HS viết bảng con.
 + GV nhận xét, chỉnh sửa.
Tiết 2
1. Luyện đọc
- HS tiếp tục luyện đọc các nét cơ bản.
- GV chỉ nét - HS đọc tên nét.
- GV nêu tên nét - HS chỉ nét.
2. Luyện viết:
- HS mở vở - đọc tên các nét cần tô
- GV đưa vở mẫu cho HS quan sát.
- GV hướng dẫn HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở.
- GV hướng dẫn HS tự tô từng dòng:
+ Đọc tên nét
+ Nêu quy trình tô các nét.
+ HS tô theo hiệu lệnh của GV.
 - GV chấm vở - nhận xét .
3. Dặn dò:
- VN học thuộc tên các nét cơ bản, luyện viết vào bảng con.
Thứ ngày 7 tháng 9 năm 2006
Bài 1 : e ( 4 )
I. Mục tiêu:
 - HS làm quen, nhận biết âm e, con chữ ghi âm e.
 - Bước đầu nhận thứ được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ tên đồ vật, sự vật có âm e.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Lớp học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SáchTV, chữ e mẫu ( phóng to),phấn màu.
- HS: sách TV, bảng con, bộ đồ dùng.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1.
1. Giới thiệu bài:( 5 phút)
 - GV treo tranh - HS quan sát
? Tranh vẽ gì? ( em bé, con ve, xe.)
 - GV ghi bảng
 GV: Các tiếng trên đều có 1 âm giống nhau là âm e ( GV chỉ âm e trong các tiếng) - GV giới thiệu tên bài - HS nhắc lại
2. Bài mới.
1. Nhận diện âm, phát âm ( 8 phút ).
- GV ghi bảng: Đây là âm e .
- GV phát âm: e( mặt lưỡi, luồng hơi không bị cản).
- HS phát âm: cá nhân ( theo dãy)
- HS gài âm e 
- HS đọc chữ trên thanh ghép.
- GV chỉ bảng - HS đọc lại
2. Nhận diện chữ, viết chữ ( 10 - 12 phút ).
 - GV : Để ghi âm e ta có con chữ e.
? Con chữ e do nét gì tạo thành? ( nét thắt to)
? Con chữ e cao mấy dòng li? ( 2 dòng li)
? Nhận xét độ rộng con chữ? ( 1, 5 ô li)
 - GV hướng dẫn quy trình viết: Điểm bắt đầu cao hơn dòng kẻ li thứ nhất một chút, kéo lên hết dòng li thứ nhất lượn cong sang trái chạm vào dòng kẻ li thứ 3, lượn đưa xuống, điểm kết thúc cao hơn dòng kẻ li thứ nhất một chút.
 - GV lưu ý HS : Điểm bắt đầu, kết thúc, chỗ thắt của chữ
 - HS tô khan con chữ e.
 - HS viết bảng con: một dòng e.
 - Giơ bảng - nhận xét – GV chỉnh sửa.
Bài 1
Học âm e
bé me xe ve
e
Tiết 2. Luyện tập.
1. Luyện đọc ( 10 phút)
- HS đọc: e - cá nhân
? Tranh vẽ gì?
? Tiếng đó có âm gì vừa học?
- Đọc SGK: e
- HS nhìn tranh đọc tiếng có âm e: bé, me, xe, ve
- GV nhận xét chung.
2. Luyện viết. ( 15 - 17 phút ).
- HS đọc nội dung bài viết.
- HS chỉ tay - qưan sát chữ mẫu.
- GV hướng dẫn tô chữ
+ Điểm bắt đầu. Điểm kết thúc.
+ Quy trình tô giống quy trình viết, tô đè lên nét chữ mẫu.
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở.
- HS tô bài theo hiệu lệnh.
- GV chấm vở: 10 - 12 HS
- Nhận xét bài viết của HS.
3. Luyện nói ( 5 - 7 ).
- HS quan sát tranh ,đọc chủ đề bài nói .
- GV đặt câu hỏi gợi mở.
? Tranh vẽ gì? Vẽ con gì? Đang làm gì?
- Tranh 1: Các chú hoạ mi đang tập hót.
- Tranh 2. Các bạn ve đang tập kéo đàn.
- Tranh 3: Các chú ếch đang ngồi học bài.
- Tranh 4: Các chú gấu con đang tập đọc.
 ? Các bức tranh có gì chung? ( đều vẽ các lớp học và các bạn nhỏ đang say sưa học bài)
 ? Mọi loài vật đều chăm chỉ học tập, còn các bạn nhỏ thì sao? ( Các bạn nhỏ cũng đang say sưa học bài)
 GV: Học tập không nhữnng rất cần thiết mà còn rất vui. Xung quanh chúng ta, ai cũng chịu khó học tập. Vậy lớp mình cùng thi đua các bạn trong bài học đi học đều và học tập chăm chỉ.
* Củng cố - dặn dò ( 3 - 5 phút).
- Chỉ âm e trong các tiếng.
- HS tìm thêm tiếng có âm e.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài 2.
Thứ ngày 8 tháng 9 năm 2006
Bài 2. b ( 6 )
I. Mục tiêu
- HS làm quen, nhận biết âm và con chữ ghi âm b.
- Làm quen với cách ghép âm thành tiếng. Ghép tiếng be.
- Nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề - Các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng dạy học
 .- GV : sách TV,chữ b(phóng to),phấn màu.
 - HS : sách TV ,bộ đồ dùng, bảng con .
-
III. Các hoạt động dạy học.
Tiết 1.
A. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ).
- HS viết bảng con: 1 dòng con chữ e - Nhận xét.
- HS đọc chữ viết.
- GV nhận xét chung.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài ( 3 - 5 phút ).
 - GV hướng dẫn HS quan sát tranh vật thật bằng hệ thống câu hỏi:
? Tranh vẽ gì? ( bê ,bóng)
? Tranh vẽ ai? ( bé, bà )
 - GV ghi bảng.
 - GV: Các tiếng đều có âm giống nhau: b. Đó là âm mới hôm nay chúng ta học.
 - GV ghi đầu bài.
 - HS nhắc lại.
2. Nhận diện âm ( 8 phút ).
- GV phát âm
- Hướng dẫn phát âm: bật hơi, có thanh nhẹ.
- HS phát âm: cá nhân, nhóm, bàn.
- HS gài âm b - HS đọc chữ trên thanh ghép.
3. Ghép tiếng ( 7 phút ).
 ? Hôm trước học âm gì? ( e )
 - HS phát âm .
 ? Âm mới hôm nay học là âm gì? (b)
 - HS phát âm)
 - GV: Ghép hai âm lại được tiếng be.
 - GV đọc: be - HS đọc.
 ? Âm nào đứng trước, âm nào đứng sau?
GV: Có âm b lấy thêm âm e tạo tiếng be? HS gài tiếng be.
 - GV nhận xét.
 - HS đọc chữ trên thanh ghép.
 - GV hướng dẫn cách phân tích: Tiếng be có âm b đứng trứơc, âm e đứng sau.
 - HS phân tích: cá nhân ,theo dãy.
 - GV đánh vần: bờ - e - be.
 - HS đánh vần: cá nhân theo dãy.
 - HS đọc trơn: cá nhân theo dãy.
4. Tập viết ( 10 - 12 phút ).
* b - GV: Để ghi âm b ta có con chữ b.
 - HS quan sát chữ mẫu.
 ? Con chữ b gồm mấy nét? Là những nét nào? (Nét khuyết trên và nét thắt đầu ).
 ? Con chữ b cao mấy dòng li? Rộng mấy ô li?(cao 5 dòng li, rộng 1,5 ô li)
 - GV hướng dẫn quy trình viết: Điểm bắt đầu trên dòng kẻ li thứ hai, viết nét khuyết trên rộng 1 ô li, cao 5 dòng li, đến giữa dòng li cuối nối liền mạch với nét thắt đầu rộng 1 li rưỡi. Điểm kết thúc thấp hơn dòng kẻ li thứ ba một chút.
 - HS tô khan.
 - HS viết bảng con :1 dòng b.
 - GV chữa bảng - nhận xét, chỉnh sửa.
* Viết chữ: be
 - HS đọc: be
? Chữ be gồm những con chữ nào?
? Nhận xét độ cao từng con chữ?
 - GV hướng dẫn cách nối và khoảng cách.
 + Kéo nét thắt của con chữ b xuôi xuống dòng li thứ 2, nối với nét thắt của con chữ e, lưu ý lưng con chữ e cong tròn. 
 + Khoảng cách giữa hai con chữ là một nửa con chữ o.
- HS viết bảng con: be.
- GV nhận xét , chỉnh sửa.
Bài 2
Học âm b
bé bê bà bóng
b
b
e
be
Tiết 2. Luyện tập
1. Luyện đọc ( 10 - 12 phút ).
- Đọc bảng lớp:
 HS đọc trơn, phân tích, đánh vần, đọc trơn ( theo dãy ).
- Đọc sách.
 ? Tranh vẽ gì? Tranh vẽ ai?
 + GV đọc mẫu.
 ? Những tiếng đó có âm gì vừa học?
 + HS đọc cá nhân - GV nhận xét , chỉnh sửa.
2. Luyện viết ( 15 - 17 phút ).
- HS đọc nội dung bài tô.
 - HS quan sát chữ mẫu trong vở.
 - GV hướng dẫn: ? Điểm bắt đầu? điểm kết thúc?
 * Lưu ý tô chữ trùng khít lên nét mẫu.
 - GV đưa vở mẫu cho HS quan sát.
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- HS tô từng dòng.
- 1 HS đọc dòng 3 ( be ): GV lưu ý HS cách nối b - e.
 - HS tô: be.
 - GV chấm vở - nhận xét.
3. Luyện nói ( 5 - 7 phút ). 
 - 1HS đọc chủ đề luyện nói .
? Bạn Hoạ Mi đang làm gì? ( tập hát ).
? Bạn nào đang tập viết? bạn viết chữ gì? ( bạn Gấu tập viết chữ e )
? Tại sao bạn Voi lại khóc? ( Voi không biết chữ, không biết đọc ).
? Bạn gái đang làm gì? ( tập kẻ vở )
? Hai em bé đang làm gì? ( chơi xếp hình )
- GV hỏi , HS trả lời.
 * Lưu ý HS diễn đạt thành câu. 
GV: Mỗi bạn đều có công việc riêng của mình nhưng ai cũn ...  đã giúp đỡ nhau như thế nào?
? Em quý bạn nào nhất? Vì sao?
C. Củng cố - dặn dò: ( 3 - 5 phút)
 - Thi tìm tiếng có vần ôp, ơp.
 - Dặn dò: VN học bài, chuẩn bị bài sau
Thứ năm ngày 19 tháng 1 năm 2006
Bài 87 ep - êp (10)
I. Mục tiêu
- Nhận biết cấu tạo vần ep, êp, tiếng chép, xếp. Phân biệt được sự khác nhau ở 2 vần.
- Đọc viết đúng: ep, êp, cá chép, đèn xếp.
- Đọc đúng các từ, câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xếp hàng vào lớp.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phấn màu, vở mẫu.
III. Các hoạt động dạy học. 
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ ( 3 - 5 phút ).
1. Đọc.	
bánh xốp
lợp nhà
tia chớp
tốp ca
hợp tác
hộp bánh
2. Viết: tốp ca, hợp tác.
B. Bài mới:
 - Giới thiệu bài: Học 2 vần mới: ep, êp.
1. Nhận diện vần ( 15 - 17 phút ).
a. Vần ep. GV giới thiệu vần ep: gồm âm e và âm p.
- GV phát âm mẫu - HS phát âm ep.
- GV phân tích - HS phân tích.
- GV đánh vần - HS đánh vần: e - p - ep.
- HS đọc trơn: ep.
- HS gài vần ep- Đọc lại.
GV: Ghép âm ch đứng trước vần ep , dấu sắc trên âm ep để tạo chép.
- HS gài tiếng chép - Đọc - GV ghi bảng.
 - GV phân tích - HS phân tích.
- GV đánh vần - HS đánh vần.
- HS đọc trơn: chép.
- GVđưa từ khoá - GV đọc - HS đọc.
- HS đọc phần 1.
b. Vần êp. GV giới thiệu vần êp. 
 ? Gồm những âm nào?
- GV phát âm - HS phát âm: êp.
- HS phân tích vần êp.
- GV đánh vần - HS đánh vần: ê - p - êp. 
- HS đọc trơn: êp.
- HS gài vần êp - Đọc lại.
? GV: ghép âm x trước vần êp, dấu sắc trên âm ê được tiếng gì? ( xếp )
- HS gài tiếng xếp - Đọc - GV ghi bảng.
- HS đọc, phân tích tiếng xếp.
- GV đánh vần: x - êp - xêp - sắc - xếp.
- HS đọc trơn: xếp.
- GV đưa từ khoá - GV đọc - HS đọc. 
- HS đọc phần 2, đọc cả bảng.
? Chúng ta vừa học 2 vần gì?
? So sánh? 
2. Từ ứng dụng ( 5 phút )
- GV đưa từ ứng dụng - HS đọc thầm.
- GV đọc mẫu - HS luyện đọc.
? Tìm nào có chứa vần ep, êp? GV gạch chân: phép, đẹp, nếp, bếp.
- HS đọc ( Kết hợp phân tích, đánh vần ).
- HS đọc cả bảng.
3. Tập viết ( 10 - 12 phút )
- HS đọc nội dung bài viết.
- Vần ep. HS đọc.
? Vần ep gồm mấy con chữ? Là những con chữ nào? 
? Nhận xét độ cao các con chữ?
? Khoảng cách giữa các con chữ?
GV hướng dẫn cách nối: e - p.
HS viết: ep - ep.
- Vần êp. HS đọc
? Vần êp gồm những con chữ nào?
? So sánh với cách viết vần ep.
- GV hướng dẫn - HS viết: êp - êp.
- Từ cá chép. HS đọc.
? Từ cá chép gồm mấy chữ?
? Khoảng cách giữa 2 chữ, giữa 2 con chữ?
? Nhận xét độ cao các con chữ?
? Vị trí dấu sắc?
GV hướng dẫn cách nối: ch - ep.
 - HS viết: chép.
- Từ đèn xếp. HS đọc
? Từ đèn xếp do những chữ nào ghép lại?
? Nhận xét độ cao các con chữ? 
? Vị trí dấu?
- GV hướng dẫn cách nối x - êp. 
- HS viết: xếp.
- GVnhận xét - sửa lỗi.
Bài 87
ep - êp (10)
ep
chép
cá chép
 êp
 xếp
đèn xếp
lễ phép
xinh đẹp
gạo nếp
bếp lửa
Tiết 2: Luyện tập
 Việt Nam đát nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
 Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
1. Luyện đọc ( 10 - 12 phút )
 - Đọc bảng lớp: 
+ Vần, tiếng, từ khoá.
+ Từ ứng dụng.
+ Câu ứng dụng.
? Tranh vẽ gì? GV đưa câu ứng dụng:
Câu ứng dụng sẽ cho ta thấy cảnh 
đẹp của đất nước Việt Nam ta.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc: 
Phát âm đúng: nước, lúa, bay lả, trời, che, sớm chiều
Nghỉ hơi cuối mỗi dòng thơ. 
- GV đọc mẫu lần 2.
- GV đọc - HS đọc? Tiếng nào có vần vừa học? ( Phân tích, đánh vần )
- HS đọc cả bảng.
 - Đọc SGK
 + GV đọc mẫu.
 + HS đọc: trang 1, trang 2, cả bài.
 - GV nhận xét - cho điểm.
2. Luyện viết ( 15 - 17 phút )
- HS đọc nội dung bài viết.
- Nhắc lại cấu tạo, độ cao, khoảng cách các chữ.
- Cho HS quan sát vở mẫu, nhận xét cách trình bày
- GV hướng dẫn HS viết từng dòng.
- Ngồi đúng tư thế viết theo hướng dẫn.
- GV chấm vở - Nhận xét - Cho HS xem bài viết đẹp.
3. Luyện nói: ( 5 - 7 phút)
- HS đọc chủ đề luyện nói: Xếp hàng vào lớp.
? Các bạn trong tranh đang làm gì?
? Khi xếp hàng ra vào lớp, chúng ta phải xếp hàng như thế nào?
? Xếp hàng như thế nào cho thẳng, đẹp?
? Xếp hàng ra vào lớp có tác dụng gì?
? Ngoài xếp hàng vào lớp em còn xếp hàng khi nào?
? Hãy kể lại việc xếp hàng của lớp mình?
C. Củng cố - dặn dò: ( 3 - 5 phút)
 - Thi tìm tiếng có vần ép, ếp
 - Dặn dò: VN học bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 20 tháng 1 năm 2006
Bài 88 ip - up (12)
I. Mục tiêu
- Nhận biết cấu tạo vần ip, up, tiếng nhịp, búp. Phân biệt được sự khác nhau ở 2 vần.
- Đọc viết đúng: ip, up, bắt nhịp, búp sen
- Đọc đúng các từ, câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giúp đỡ cha mẹ
II. Đồ dùng dạy học.
- Phấn màu, vở mẫu.
III. Các hoạt động dạy học. 
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ ( 3 - 5 phút ).
1. Đọc.	
thếp giấy
lễ phép
gạo nếp
sắt thép
gác xép
nhà bếp
2. Viết: cá chép, đèn xếp.
B. Bài mới:
 - Giới thiệu bài: Học 2 vần mới: ip. up
1. Nhận diện vần ( 15 - 17 phút ).
a. Vần ip. GV giới thiệu vần ip: gồm âm i, p
- GV phát âm mẫu - HS phát âm ip.
- GV phân tích - HS phân tích.
- GV đánh vần - HS đánh vần: i - p
- HS đọc trơn: ip.
- HS gài vần ip- Đọc lại.
GV: Ghép âm nh đứng trước vần ip , dấu nặng dưới âm i tạo tiếng nhịp.
- HS gài tiếng nhịp - Đọc - GV ghi bảng.
 - GV phân tích - HS phân tích.
- GV đánh vần - HS đánh vần: nh - ip - nhip - nặng - nhịp
- HS đọc trơn: nhịp.
- GVđưa từ khoá - GV đọc - HS đọc.
- HS đọc phần 1.
b. Vần up. GV giới thiệu vần up
 ? Vần up gồm những âm nào?
- GV phát âm - HS phát âm: up.
- HS phân tích vần up.
- GV đánh vần - HS đánh vần: u - p - up
- HS đọc trơn: up
- HS gài vần up - Đọc lại.
? GV: ghép âm b trước vần up, dấu sắc trên âm u được tiếng gì? ( búp)
- HS gài tiếng búp - Đọc - GV ghi bảng.
- HS đọc, phân tích tiếng búp.
- GV đánh vần - HS đánh vần.
- HS đọc trơn: búp.
- GV đưa từ khoá - GV đọc - HS đọc. 
- HS đọc phần 2, đọc cả bảng.
? Chúng ta vừa học 2 vần gì?
? So sánh? 
2. Từ ứng dụng ( 5 phút )
- GV đưa từ ứng dụng - HS đọc thầm.
- GV đọc mẫu - HS luyện đọc.
? Tìm nào có chứa vần vừa học? GV gạch chân: dịp, kịp, chụp, giúp.
- HS đọc ( Kết hợp phân tích, đánh vần ).
- HS đọc cả bảng.
3. Tập viết ( 10 - 12 phút )
- HS đọc nội dung bài viết.
- Vần ip. HS đọc.
? Vần ip gồm những con chữ nào? 
? Nhận xét độ cao các con chữ?
? Khoảng cách giữa các con chữ?
GV hướng dẫn cách nối: i - p
HS viết: ip, ip
- Vần up. HS đọc
? Vần up gồm những con chữ nào?
? Độ cao mỗi con chữ?
- GV hướng dẫn cách nối u -p.
- HS viết: up - up.
- Từ bắt nhịp. HS đọc.
? Từ bắt nhịp gồm mấy chữ?
? Khoảng cách giữa 2 chữ, giữa 2 con chữ?
? Nhận xét độ cao các con chữ?
? Vị trí dấu .?
GV hướng dẫn: Điểm bắt đầu trên dòng kẻ li thứ 2..... kết thúc trên dòng kẻ li thứ 2, cách nối nh - ip.
- HS viết: nhịp.
- Từ búp sen. HS đọc
? Từ búp sen do những chữ nào ghép lại?
? Nhận xét độ cao các con chữ? 
? Vị trí dấu / ?
- GV hướng dẫn - HS viết: búp
- GVnhận xét - sửa lỗi.
Bài 80
ip - up (12)
ip
nhịp
bắt nhịp
up
búp
búp sen
nhân dịp
đuổi kịp
chụp đèn
giúp đỡ
Tiết 2: Luyện tập
 Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
 Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
1. Luyện đọc ( 10 - 12 phút )
 - Đọc bảng lớp: 
+ Vần, tiếng, từ khoá.
+ Từ ứng dụng.
+ Câu ứng dụng.
? Tranh vẽ gì? GV đưa câu ứng dụng
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc.
- Phát âm: làm, nắng, gió, reo, dịu.
Nghỉ hơi cuối mỗi dòng thơ. 
- GV đọc - HS đọc? Tiếng nào có vần vừa học? ( Phân tích, đánh vần )
- HS đọc cả bảng.
 - Đọc SGK
 + GV đọc mẫu.
 + HS đọc: trang 1, trang 2, cả bài.
 - GV nhận xét - cho điểm.
2. Luyện viết ( 15 - 17 phút )
- HS đọc nội dung bài viết.
- Nhắc lại cấu tạo, độ cao, khoảng cách các chữ.
- Cho HS quan sát vở mẫu, nhận xét cách trình bày
- GV hướng dẫn HS viết từng dòng: Chữ viết trong mấy ô? Viết thêm được mấy lần?
? Nhận xét điểm bắt đầu? Điểm kết thúc
- Ngồi đúng tư thế viết theo hướng dẫn.
- GV chấm vở - Nhận xét - Cho HS xem bài viết đẹp.
3. Luyện nói: ( 5 - 7 phút)
- HS đọc chủ đề luyện nói: Gúp đỡ bố mẹ.
? Các bạn trong tranh đang làm gì?
? Em đã bào giờ giúp bố mẹ chưa?
? Em đã làm gì để giúp bố mẹ?
? Em thường giúp bố mẹ vào những lúc nào?
? Khi được giúp bố mẹ em cảm thấy thế nào?
- HS luyện nói theo chủ đề - Nhận xét - sửa câu cho HS.
C. Củng cố - dặn dò: ( 3 - 5 phút)
 - Thi tìm tiếng có vần ip, up.
 - Dặn dò: VN học bài, chuẩn bị bài sau.
Tập viết
Tuần 18 con ốc, đôi guốc, rước đèn, kênh rạch, vui thích, xe đạp
I. Mục tiêu
- Viết đúng, đẹp các từ con ốc, đôi guốc, rước đèn, kênh rạch, vui thích, xe đạp
- Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, đúng khoảng cách, đều nét.
- Rèn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, ý thức rèn chữ.
II. Đồ dùng dạy học
- Vở mẫu.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kểm tra bài cũ ( 5 phút ).
 - Viết: điếu thuốc, múa sạp.
B. Bài mới.
- Giới thiệu bài tập viết tuần 18
1. Hướng dẫn viết bảng con ( 10 - 12 phút)
- HS đọc nội dung bài viết.
? Các từ trong bài viết có điểm gì giống nhau? ( Đều có hai chữ ghép lại)
? Khoảng cách giữa hai chữ, giữa hai con chữ là bao nhiêu?
- Từ đôi guốc. HS đọc.
 ? Từ đôi guốc do chữ nào ghép lại?
? Độ cao các con chữ là bao nhiêu?
? Vị trí dấu sắc?
GV hướng dẫn: Bắt đầu từ dưới dòng kẻ li thứ 3...... dừng bút ở dòng kẻ li thứ hai, cách 1 con chữ o viết chữ guốc, điểm bắt đầu dưới dòng kẻ li thứ 3..... kết thúc ở giữa dòng li thứ 1, nhấc bút viết dấu phụ của con chữ ô, và dấu sắc trên con chữ ô. - HS viết: đôi guốc.
- Từ kênh rạch: HS đọc.
 ? Từ kênh rạch gồm những chữ nào?
? Nhận xét độ cao các con chữ? 
? Dấu nặng viết ở đâu? 
- GV hướng dẫn cách nối k - ênh, r - ach, lưu ý độ cao con chữ r.
- HS viết: rạch.
- Nhận xét.
2. Luyện viết vở ( 17 - 20 phút ).
- HS đọc nội dung bài viết.
- GV hướng dẫn HS viết từng dòng: nhận xét điểm bắt đầu và điểm kết thúc? Từ viết trong mấy ô? 
* lưu ý khoảng cách giữa các từ.
- Quan sát vở mẫu, nhận xét cách trình bày.
- HS ngồi đúng tư thế viết theo hướng dẫn.
 - GV chấm, nhận xét, sửa lỗi.
C. Củng cố - dặn dò ( 3 phút)
 - Về nhà tập viết ra bảng con những chữ chưa đẹp, chưa chính xác.

Tài liệu đính kèm:

  • doctv 1- CO MAI.doc