Giáo án Tiếng Việt lớp 1 - Bùi Thị Ngọc – Tiểu học Quán Toan - Tuần 27

Giáo án Tiếng Việt lớp 1 - Bùi Thị Ngọc – Tiểu học Quán Toan - Tuần 27

I/ Mục đích yêu cầu

- H đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu: v (vỏ), d (dày), l ( lan, lá, lấp ló), nu ( nụ), các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp.Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy

- Ôn các vần ăm, ăp, tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ăm, ăp

- Hiểu được các từ ngữ trong bài: lấp ló, ngan ngát

- Nhắc lại được các chi tiết tả nụ hoa ngọc lan, hương lan. Hiểu được tình cảm yêu mến cây ngọc lan của em bé.

- Gọi đúng tên các loài hoa trong ảnh

II/ Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ SGK

III/ Các hoạt động dạy học

 

doc 12 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 1127Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 1 - Bùi Thị Ngọc – Tiểu học Quán Toan - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27: (Từ ngày 24/ 3 đến ngày 28/3/2008)
Thứ hai ngày 24 tháng 3 năm 2008
Tập đọc
Hoa ngọc lan
I/ Mục đích yêu cầu
- H đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu: v (vỏ), d (dày), l ( lan, lá, lấp ló), nu ( nụ), các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp.Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy
- Ôn các vần ăm, ăp, tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ăm, ăp
- Hiểu được các từ ngữ trong bài: lấp ló, ngan ngát
- Nhắc lại được các chi tiết tả nụ hoa ngọc lan, hương lan. Hiểu được tình cảm yêu mến cây ngọc lan của em bé.
- Gọi đúng tên các loài hoa trong ảnh
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ SGK
III/ Các hoạt động dạy học
Tiết 1:
1. Kiểm tra bài cũ ( 1’)
2. Dạy học bài mới
a/ Giới thiệu bài ( 2’)
- Đọc bài - Hoa ngọc lan
b/ Luyện đọc ( 20- 22’)
* G đọc mẫu lần 1: giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng
- Bài tập đọc có mấy câu?
* Luyện đọc tiếng, từ
- G hướng dẫn đọc từ khó
- G ghi bảng, đọc mẫu: hoa lan, vỏ bạc trắng, lá dày, lấp ló , ngan ngát
đ giảng: lấp ló – ló ra rồi khuất đi, khi ản hiện: 
VD: Mặt trời lấp ló trên đỉnh núi
 ngan ngát đ mùi thơm dễ chịu, lan toả ra xa
- Cho H đọc lại các tiếng trên bảng
* Luyện đọc câu
- G đọc mẫu từng câu
+ Đoạn 1: Đọc giọng đều, không ngắt
+ Đoạn 2: Nhấn giọng vào từ: cao to, bạc trắng...
* Luyện đọc đoạn
- Cho H đọc đoạn 1 : 
- Hđọc đoạn 2: 
- H đọc đoạn 3: 
- Cho H đọc nối tiếp đoạn
* Luyện đọc cả bài
- G cho H đọc cả bài. 
- Cho 2 – 3 H đọc cả bài
- G cho điểm
c/ Ôn luyện vần ( 10’)
- Giới thiệu: Ôn vần ăm, ăp ( viết)
+ Tìm tiếng có vần ăp trong bài?
+ Tìm tiếng có vần ăm, ăp
+ Nói câu chứa tiếng có vần ăp?
- Cho H đọc câu mẫu trong SGK/ 65
+ Nói câu chứa tiếng có vần ăm
+ Nói câu chứa tiếng có vần ăp ( G hướng dẫn tương tự)
- H đọc thầm
- 8 câu
- H đọc, phân tích tiếng
- H đọc ngan ngát
- 2 – 3 H đọc lại
- H đọc theo dãy
- H đọc
- Từng nhóm 3 H đọc nối tiếp theo đoạn
- H đọc trơn, đánh vần
- khắp
- Vận động viên đang ngắm bắn
- H phân tích
- H nói
Tiết 2:
a/ Luyện đọc ( 10 – 12’)
- G đọc mẫu lại bài “ Hoa ngọc lan ”
- G cho H 
- H đọc nối tiếp đoạn 
- H đọc cả bài
->G nhận xét cho điểm
b/ Tìm hiểu nội dung bài ( 8 – 10’)
- Cho 1 H đọc cả bài.
- Trả lời câu hỏi.
+ Nụ hoa lan mầu gì? Chọn ý đúng 
+ Hương hoa lan thơm như thế nào?
- G đọc diễn cảm bài văn
-> Nhận xét cho điểm
c/ Luyện nói ( 8 – 10’)
- 1 H đọc yêu cầu của bài
- Cho H từng cặp quan sát SGK /65 gọi đúng tên các loài hoa trong ảnh
- Cho h nêu tên một số loài hoa mà em biết
Thi kể đúng tên của các loài hoa mà em biết. 
đ G nhận xét, tính điểm
- H đọc thầm
- 3 dãy
- H đọc theo nhóm
- 8 – 12 em
- Nụ hoa trắng ngần
- Hương lan ngan ngát toả khắp vườn, khắp nhà
- 2, 3 H đọc lại
- Gọi tên các loại hoa trong ảnh
- Hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa râm bụt, hoa đào, hoa sen 
3. Củng cố ( 3 – 5’)
- Hôm nay học bài gì?
- Nhận xét giờ học, tuyên dương những H đọc tốt
- Chuẩn bị bài cho tiết tập đọc “ Ai dậy sớm ”
----------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 25 tháng 3 năm 2008
Chính tả
Nhà bà ngoại
I. Mục đích yêu cầu
- H chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn “ Nhà bà ngoại”
- Điền đúng số dấu chấm trong bài chính tả. Hiểu: dấu chấm dùng để kết thúc câu
- Điền đúng vần ăm hoặc ăp, chữ c hoặc k vào chỗ trống
II/ Đồ dùng dạy học
- Nội dung đoạn văn cần ghép
- Bài tập trên bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2 .Giới thiệu bài (1’): Chép chính tả “ Nhà bà ngoại ”
3 Viết chính tả 
- G hướng dẫn tập chép
- Nhận xét chính tả.
- G đưa bài viết, đọc mẫu viết
* Hướng dẫn viết từ khó ( 8 – 10’)
- G gạch chân các chữ sau: ngoại, rộng rãi, loà xoà, khắp vườn, thoang thoảng
- H đọc kết hợp phân tích 
- G đọc, phân tích cách viết cho H viết bảng con .
- G xoá bảng, đọc lại các chữ trên cho H viết bảng con.
* Viết vở( 13 – 15’)
- G lưu ý H tư thế ngồi viết, cách cầm bút, viết tên đề bài giữa trang vở. Chú ý viết chữ hoa đầu câu.
- Trong bài có mấy dấu chấm?
- Dấu chấm đặt cuối câu để kết thúc câu. Chữ đứng sau dấu chấm phải viết hoa.
- G gõ thước cho H viết vở.
c) Chấm, chữa lỗi ( 5-7 )
- G đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để H soát lại, dừng lại ở những chữ khó viết, đánh vần cho H nghe để H soát lỗi.
- G chấm khoảng 10- 12 bài, nhận xét
* Làm bài tập ( 3 – 5’)
- Hướng dẫn H làm bài trong SGK
- H điền, đọc lại đoạn văn
- Bài 3: H quan sát tranh, điền, đọc lại
- Trước e, ê, i chữ c viết thế nào?
- Cho 2 H chữa bài trên bảng => nhận xét
- 1 H đọc lại, cả lớp đọc thầm
- H đọc lại, phân tích
- H viết bảng con
- H chép bài đoạn văn vào vở
- 4 dấu chấm
- H soát lỗi, gạch chân chữ viết sai, ghi số lỗi ra lề
- H đổi bài tự kiểm tra
- H điền bút chì, đọc lại
3. Củng cố dặn dò ( 2 – 3’) 
- Tuyên dương những H học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
_______________________________________
Tập viết
Tô chữ hoa E, Ê G
I/ Mục đích yêu cầu
- H biết tô các chữ hoa , E, Ê , G
- Viết đúng các vần ăm, ăp, các từ ngữ: chăm học, khắp vườn ...theo mẫu
II/ Đồ dùng dạy học
- Chữ E, Ê , G mẫu, bài mẫu
III/ Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài ( 1’): Tô chữ hoa E, Ê
2. Hướng dẫn H tập tô chữ E, Ê( 3 – 4’)
- G đính chữ E mẫu. Giới thiệu chữ E. Hướng dẫn H quan sát, H nhận xét chữ E?
- G nhận xét về số lượng nét và kiểu nét sau đó nêu quy trình viết: Đặt bút từ đường kẻ 6 viết theo chiều mũi tên... ( Tô trên chữ mẫu)
- G nêu quy trình viết : đặt bút trên đường kẻ 6 viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đằu chữ và vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ - phần cuối nét cong trái thứ hai lượn vòng lên 
- G đính chữ Ê. So sánh chữ E và Ê
- G đưa chữ G mẫu , hướng dẫn viết.đặt bút từ đường kẻ 6 viét nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái , tạo vòng xoắn to ở đầu chữ ,phần cuối nét cong trái đến đường kẻ 3 thì dừng lại . Nét 2 từ điểm dừng bút của nét 1 chuyể hướng ngược lại viết nét khuyết ngược dừng bút ở đường kẻ 2.
3. Hướng dẫn viết và ứng dụng ( 5 – 7’)
- Nhận xét chữ ăm? Nhận xét độ cao các con chữ?
- Đặt bút từ đường kẻ 3 viết con chữ a nối với con chữ m...
- Các từ còn lại ( tương tự)
4. Hướng dẫn viết vở ( 15 – 17’)
- Dòng 1,2, 3, 4: Tô chữ E, Ê: G nêu lại quy trình viết. Sửa tư thế ngồi , cách cầm bút. Cho H tô
- Dòng 5: G nêu lại quy trình viết, cách 2 ô viết 1 chữ 
- Dòng 6: viết 1 lần
- Dòng 8: viết 1 lần 
- Dòng 3 : viết 1 lần 
- Dòng 4 : viết 1 lần.
5. Chấm chữa ( 5 – 7’)
G chấm bài, nhận xét
6. Củng cố dặn dò ( 1 – 3’)
- Luyện viết tiếp phần B
- H nhận xét về độ cao, số lượng nét
- H tô chữ trên không
- Khác ở dấu phụ
- H viết bảng 1 dòng Ê
- Có 2 con chữ ă, m cao 2 dòngli
- H viết bảng
- H mở vở đọc nội dung bài viết
- H viết vở
Thứ tư ngày 26 tháng 3 năm 2008
Tập đọc
Ai dậy sớm
I/ Mục đích yêu cầu
- H đọc trơn toàn bài
- Phát âm đúng các từ ngữ: dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón
- Đạt tốc độ đọc tối thiểu 25 – 30 tiếng/ phút
- Ôn các vần ươn, ương. Cụ thể: Phát âm đúng những tiếng có vần ươm, ương
- Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có các vần trên. Hiểu các từ ngữ trong bài thơ: Vừng đông, đất trời
- Hiểu nội dung bài: Cảnh buối sáng rất đẹp. Ai dậy sớm mới thấy được cảnh đẹp ấy. Biết hỏi, đáp tự nhiên, hồn nhiên về những việc làm buổi sáng. Học thuộc lòng bài thơ
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK/ 67
III/ Các hoạt động dạy học
Tiết 1:
1. Kiểm tra bài cũ ( 3’)
- Cho 2 H đọc bài “ Hoa ngọc lan ” và trả lời câu hỏi
- Hoa ngọc lan có màu gì?
- Hương hoa lan có mùi thơm như thế nào?
2. Dạy học bài mới
a/ Giới thiệu bài ( 2’) Dạy sớm sẽ được hưởng những niềm vui từ con người thiên nhiên.....
b/ Luyện đọc ( 20 - 21’)
 * G đọc diễn cảm bài thơ: giọng đọc nhẹ nhàng, vui tươi
* Luyện đọc tiếng, từ
+ G viết các từ: dậy sớm, ra vườn, ngát hương, lên đồi, đất trời, chờ đón
+ G đọc mẫu
+ Giải nghĩa từ khó.
đ Giảng: vừng đông: lúc mặt trời mọc
 đất trời: mặt đất và bầu trời
-> Chỉ bảng cho H đọc
* Luyện đọc câu
- G đọc mẫu từng câu, hướng dẫn H đọc .
- H đọc theo dãy
* Luyện đọc đoạn
- G hướng dẫn H đọc 
- H đọc từng khổ thơ.
- Cho H đọc nối tiếp các khổ thơ
* Luyện đọc cả bài
- Cho H đọc cả bài
đ G nhận xét cho điểm
c/ Ôn vần ( 8 - 10’)
- H đọc vần trong SGK
- Giới thiệu: Ôn vần ươm, ương( viết)
+ Tìm tiếng có vần ươn , ương trong bài?
+ Tìm tiếng có vần ươn, ương
+ Nói câu chứa tiếng có vần ươn, ương?
- cho H đọc câu mẫu SGK
- Trong câu trên tiếng nào có vần ươn?
+ Nói câu chứa tiếng có vần ươn
- Vần ương tương tự
đ G nhận xét
- H mở SGK theo dõi
- H đọc lại kết hợp phân tích tiếng
- H đọc
- H đọc lại
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc
- H đọc 
- H đọc, phân tích
- Vườn, hương
- hướng dương
- H nói theo mẫu
- Nói tự do
Tiết 2:
a/ Luyện đọc ( 10 – 12’)
- G đọc mẫu lại bài “ Ai dậy sớm ”
- Đọc nối tiếp khổ thơ đ G chấm điểm
- Đọc cả bài 
b/ Tìm hiểu bài ( 8 – 10’)
+ Cho 1 H đọc bài.
+ Trả lời câu hỏi:
- Khi dậy sớm, điều gì chờ đón em ở ngoài vườn?
- Trên cánh đồng?
- Trên đồi?
+ Cho H quan sát SGK/67
+ G đọc diễn cảm lại bài thơ
+ Cho H đọc thuộc lòng bài thơ
c/ Luyện nói ( 8 – 10’)
- G nêu chủ đề luyện nói: Hỏi nhau về những việc làm buổi sáng?
- Cho H tự nói về những việc làm của mình vào buổi sáng
- H đọc thầm
- 2 dãy
- 10 – 12 em
- Hoa thơm
- Mặt trời...
- Cả đất trời...
- H đọc diễn cảm bài
- H nhẩm thuộc lòng
- H đọc thuộc lòng
- H đọc mẫu SGK
+ Sáng sớm bạn làm việc gì?
- Tôi tập thể dục...
3. Củng cố ( 3 – 5’)
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài học: Mưu chú Sẻ
Thứ năm ngày 27 tháng 3 năm 2008
Chính tả
Câu đố
I/ Mục đích yêu cầu
- H ghép lại chính xác, trình bày đúng câu đố về con ong
- Làm đúng các bài tập chính tả: điền chữ tr/ ch hoặc v/ d/ gi
II/ Đồ dùng dạy học
- Bảng chép sặn nội dung câu đố - Bảng phụ ghi bài tập 2
III/ Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài (1’): Chép chính tả “ Nhà bà ngoại ”
* Hướng dẫn tập chép.( 8-10’)
- G đọc mẫu
- Nhận xét chính tả.
- Tập viét tiếng từ khó dễ lãn.
- Hướng dẫn viết từ khó 
- G viết bảng.
- G gạch chân các từ sau: chăm chỉ, khắp, suốt ngày, vườn cây.
- G đọc, phân tích cách viết
- G xoá bảng , đọc cho H viết bảng con
-> Nhận xét
* Viết chính tả ( 13 – 15’)
- G hướng dẫn tư thế ngồi viết , cách cầm bút , cách trình bày. Các chữ đầu câu viết hoa, lùi vào 3 ô
- G gõ thước cho H chép từng câu.
* Chấm, chữa lỗi ( 3 – 5’)
- G đọc thong thả, chỉ vào từng chữ cho H soát lỗi. Dừng lại ở những chữ khó viết. Đánh vần, nêu cách viết 
- G chấm khoảng 10- 13 bài, nhận xét
* Làm bài tập ( 3 – 5’)
- G đưa bảng phụ bài 2: a, b
- Hướng dẫn H làm bài trong SGK
- Cho 2 H chữa bài trên bảng
a) Điền ch hay tr
 thi chạy, tranh bóng
b) v, d, hay gi
 vỏ trứng, giỏ cá, cặp da
- 1 H đọc lại, H đọc thầm
- H đọc lại, phân tích
- H viết bảng con
- H chép bài đoạn văn vào vở
- H cầm bút chì soát lỗi, gạch chân những chữ sai, đếm lỗi, ghi số lỗi 
- H đổi bài tự kiểm tra
- H làm SGK
- H đọc lại
3. Củng cố dặn dò ( 2 – 3’) 
- Tuyên dương những H học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
Kể chuyện
Trí khôn
I/ Mục đích yêu cầu
- H nghe G kể, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh. Sau đó kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Tập cách đổi giọng để phân biệt lời của Hổ, Trâu, người và lời dẫn truyện.
- Thấy được sự ngốc nghếc, khờ khạo của Hổ , hiểu Trí khôn – sự thông minh của con người khiến con người làm chủ được muôn loài
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh truyện SGK
-Mặt nạ Trâu, Hổ, 1 chiếc khăn để H quấn đầu khi đóng vai bác nông dân
II/ Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu:
- Con người hơn muôn loài, trở thành chúa tể của muôn loài vì con người có trí khôn. Vậy trí khôn của con người để ở đâu... Trí khôn.
2. G kể chuyện
- Kể lần 1 để H biết câu chuyện
- Kể lần 2, 3 kết hợp với tranh minh hoạ, yâu cầu H nhớ truyện
+ Kĩ thuật kể: Chuyển giọng kể linh hoạt từ người kể sang lời Hổ, Trâu, lời của bác nông dân. Lời người dẫn truyện: vào truyện với giọng chậm rãi, nhanh hơn, hồi hộp khi kể về cuộc trò chuyện giữa Hổ với bác nông dân, hào hứng ở đoạn kết truyện: Hổ hiểu thế nào là trí khôn. Lời Hổ: tò mò, háo hức. Lời Trâu: an phận, thật thà. Lời bác nông dân: Điềm tĩnh, khôn ngoan)
3. Hướng dẫn H kể từng đoạn theo tranh
+ Tranh 1: Cho H xem tranh. Đọc câu hỏi
- Tranh 1 vẽ gì? ( Bác nông dân đang cày...)
- Cho H kể lại đoạn 1
+ Tranh 2: Tranh 2 vẽ gì? ( Hổ và trâu đang nói truyện...)
- Chúng nói gì với nhau? H kể lại đoạn 2
+ Tranh 3, 4 Tương tự.
- Cả lớp nhận xét xem bạn có nhớ nội dung không? Có kể thiếu hay thừa chi tiết nào không? Có diễn cảm không?
4. Hướng dẫn H kể lại truyện
- Cho H kể lại truyện
- Cho h kể phân vai: Mỗi nhóm 4 H đóng vai: người dẫn truyện, Hổ, Trâu, bác nông dân thi kể lại tru
5. Tìm hiểu ý nghĩa truyện
- Câu chuyện này khuyên các em điều gì? ( Hổ to xác nhưng dốt... con người nhỏ...)
6. Củng cố dặn dò
- Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2008
Tập đọc
Mưu chú sẻ
I/ Mục đích yêu cầu
- H đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu n/ l: nén ( sợ), lễ ( phép), v / x: vuốt râu, xoa ( mép)..... có phụ âm cuối t ( mắt, vuốt, vụt). Các từ ngữ: chộp, hoảng lắm, sãch sẽ, tức giận
- Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy
- Ôn các vần uôm, uông, tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần uôn, uông.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: chộp, lễ phép
- Hiểu sự thông minh, nhanh trí của Sẻ đã khiến chú tự cứu được mình thoát nạn
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK
III/ Các hoạt động dạy học
Tiết 1:
1. Kiểm tra bài cũ ( 3’)
- H đọc thuộc lòng bài thơ “ Ai dậy sớm” và trả lời cầu hỏi
- Khi dậy sớm, điều gì chờ đón em: 	ở ngoài vườn? trên cánh đồng? Trên đồi?
2. Dạy bài mới
a/ Giới thiệu bài
b/ Luyện đọc ( 20 – 21’)
* G đọc mẫu: giọng kể hồi hộp, căng thẳng ở 2 câu đầu ( Sẻ rơi vào miệng Mèo); nhẹ nhàng, lễ độ ( lời của Sẻ), thoải mái ở những câu văn cuối ( Mèo mắc mưu, Sẻ thoát nạn)
- Bài có mấy câu?
* Luyện đọc tiếng từ
- G viết các từ: mưu, hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ . đọc mẫu.
- Giải nghĩa từ khó.
- Chỉ bảng cho H đọc
* Luyện đọc câu:
- G đọc mẫu từng câu.
- Chú ý: câu 3 dài, không có dấu phẩy. Khi đọc phải ngắt nhịp: " Tại sao một người sạch sẽ như anh / trước khi ăn lại không rửa mặt"
- G chỉ câu khó cho H đọc
* Luyện đọc đoạn
- G hướng dẫn H đọc từng đoạn khó
- G đọc mẫu 
- Cho H đọc đoạn 1, 2, 3
đ G nhận xét cho điểm
c/ Ôn vần ( 8 – 10’)
- G giới thiệu: Ôn các vần uôn, uông
+ Tìm tiếng trong bài có vần uôn ?
+ Tìm tiếng ngoài bài có vần uôn, uông
- G ghi: chuồn chuồn
+ Nói câu chứa tiếng có vần uôn?
- Câu trên tiếng nào có vần uôn?
- Nói câu chứa tiếng có vần uôn?
+ Nói câu chứa tiếng có vần uông ( tương tự )
- 6 câu
- H đọc lại kết hợp phân tích tiếng
- đọc lại
- H đọc
- H đọc
đọc theo dãy
- H đọc
- H đọc
- H đọc
- H đọc, phân tích
- Muộn, phân tích
- H tìm tiếng có vần uôn
- H đọc câu mẫu trong SGK
- H nêu tiếng
- H nói tự do, H khác nhận xét
Tiết 2:
a/ Luyện đọc ( 10 – 12’)
- G đọc lại bài “ Mưu chú Sẻ ”
- Thi đọc nối tiếp đoạn
- Đọc nối tiếp đoạn đ G chấm điểm
- Đọc cả bài
b/ Tìm hiểu nội dung ( 8 – 10’)
Cho H đọc câu đoạn 1 đ 1 H đọc to
 Trả lời câu hỏỉ
+ Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với Mèo? Chọn ý trả lời đúng
- H đọc đoạn 2 
+ Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất?
- G cài sẵn các thẻ từ ngữ như yêu cầu 3
- Xếp các ô chữ thành câu nói đúng trong bài.
- G đọc diễn cảm bài văn
c/ Luyên nói ( 8 – 10’)
- Cho H tự kể lại toàn bộ câu truyện
- Cho H kể phân vai: sẻ, người dẫn truyện, mèo.
- H đọc thầm
- 2 dãy
- 8 – 10 em
- Chú ý a: Sao anh không rửa mặt
- Sẻ vụt bay đi
- H nối bằng bút chì, đọc lại ( Sẻ + thông minh)
- H đọc diễn cảm
- H nhìn tranh kể
3. Củng cố dặn dò ( 3 – 5’)
- Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • doc27.doc