I. MỤC TIÊU
1. Đọc
• Học sinh đọc trơn được cả bài.
• Đọc đúng các từ ngữ có vần khó hoặc dễ lẫn.
• Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
• Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật.
2. Hiểu
• Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài.
• Hiểu nghĩa câu tục ngữ: có công mài sắt, có ngày nên kim.
• Hiểu nội dung của bài: Câu chuyên khuyên chúng ta phải biết kiên trì và nhẫn nại. Kiên trì nhẫn nại thì làm việc gì cũng thành công.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
• Tranh minh họa bài tập đọc trong sách giáo khoa (SGK)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Tuần 1 Chủ điểm : EM LÀ HỌC SINH Thứ.ngày..tháng..năm.. Tập đọc CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I. MỤC TIÊU 1. Đọc Học sinh đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó hoặc dễ lẫn. Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật. 2. Hiểu Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài. Hiểu nghĩa câu tục ngữ: có công mài sắt, có ngày nên kim. Hiểu nội dung của bài: Câu chuyên khuyên chúng ta phải biết kiên trì và nhẫn nại. Kiên trì nhẫn nại thì làm việc gì cũng thành công. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Tranh minh họa bài tập đọc trong sách giáo khoa (SGK) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1. MỞ ĐẦU 2. DẠY HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Treo tranh và hỏi: tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì? - Muốn biết bà cụ đang mài cái gì, bà nói gì với cậu bé, chúng ta cùng học bài hôm nay: Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Ghi đầu bài lên bảng. 2.2. Luyện đọc đoạn 1, 2 - Giáo viên đọc mẫu. - HS đọc từng câu - Hướng dẫn phát âm từ khó. Đọc từng đoạn - Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối theo từng đoạn trước lớp, giáo viên và cả lớp theo dõi để nhận xét. - Hướng dẫn ngắt giọng câu văn dài. - Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm. Thi đọc - Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. - Nhận xét, cho điểm. Cả lớp đọc đồng thanh - Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh. 2.3. Tìm hiểu đoạn 1,2 - GV nêu các câu hỏi SGK. - GV nhận xét và chốt lại. - Chuyển đoạn: lúc đầu, cậu bé đã không tin là bà cụ có thể mài thỏi sắt thành một cái kim được, nhưng về sau cậu lại tin. Bà cụ nói gì để cậu bé tin bà, chúng ta cùng học tiếp bài để biết được điều đó. - Trả lời: tranh vẽ một bà cụ già và một cậu bé. Bà cụ đang mài một vật gì đó, bà vừa mài vừa trò chuyện với cậu bé. - Mở sgk Tiếng Việt 2/1, trang 4. - Học sinh theo dõi sgk, đọc thầm theo. - Mỗi học sinh đọc một câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài. - Học sinh tự phát hiện từ khó đọc - Đọc theo hướng dẫn của giáo viên. - Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2 (đọc 2 vòng) - Lần lượt từng học sinh đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. - Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc tiếp nối, đọc đồng thanh một đoạn trong bài. - HS trả lời theo suy nghĩ. TIẾT 2 2.4.Luyện đọc các đoạn 3,4 - GV đọc mẫu. - Đọc từng câu. - Hướng dẫn phát âm từ khó - Đọc từng đoạn trước lớp - Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm - Đọc đồng thanh 2.5. Tìm hiểu các đoạn 3,4 - GV nêu câu hỏi sgk. - GV hỏi: theo em bây giờ cậu bé đã tin lời bà cụ chưa? Vì sao? - Từ một cậu bé lười biếng, sau khi trò chuyện với bà cụ, cậu bé bỗng hiểu ra và quay về học hành chăm chỉ. Vậy câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? - Hãy đọc to lên bài tập đọc này. - Đây là một câu tục ngữ, dựa vào nội dung câu chuyện em hãy giải thích ý nghĩa của câu chuyện này. 2.6. Luyện đọc lại truyện GV nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS 3. CỦNG CỐ ,DẶN DÒ Hỏi: em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao? Nhận xét tiết học, dặn dò HS đọc lại truyện, ghi nhớ lời khuyên của truyện và chuẩn bị bài sau - 1 hs đọc mẫu, cả lớp theo dõi SGK và đọc thầm theo. - HS tiếp nối nhau đọc. - Phát hiện từ khó, đọc theo hướng dẫn của GV. - HS suy nghĩ trả lời - Cậu bé đã tin lời bà cụ nên cậu mới quay về nhà và học hành chăm chỉ. - Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết nhẫn nại và kiên trì, không được ngại khó ngại khổ - Có công mài sắt có ngày nên kim. - Kiên trì nhẫn nại sẽ thành công. - HS chọn đọc đoạn văn em yêu thích. - 2 HS đọc lại cả bài. Em thích nhất bà cụ, vì bà đã dạy cho cậu bé tính nhẫn nại kiên trì. / Vì bà cụ là người nhẫn nại kiên trì. Em thích nhất cậu bé, vì cậu bé hiểu được điều hay và làm theo./ Vì cậu bé biết nhận ra sai lầm của mình và sửa chữa. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Thứngàythángnăm Kể chuyện CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I. MỤC TIÊU Dựa vào tranh minh họa, gợi ý của mỗi tranh và các câu hỏi gơi ý của giáo viên kể lại được từng đoạn và từng bộ nội dung câu chuyện. Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp được lời kể với nét mặt, điệu bộ. Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật, từng nội dung của chuyện. Biết theo dõi lời bạn kể. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Các tranh minh họa trong sách giáo khoa (phóng to). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. MỞ ĐẦU 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Giáo viên: Hãy nêu lại tên câu chuyện ngụ ngôn vừa học trong giờ tập đọc. - Câu chuyện cho em bài học gì? - Nêu: Trong giờ kể chuyện này, các con sẽ nhìn tranh, nhớ lai và kể lại nội dung câu chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim. 2.2. Hướng dẫn kể chuyện a) Kể lại từng đoạn câu chuyện Bước 1: Kể trước lớp - Gọi 4 em học sinh khá, tiếp nối nhau lên kể trước lớp theo nội dung của 4 bức tranh. - Yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét sau mỗi lầm có học sinh kể. Bước 2: Kể theo nhóm - Giáo viên yêu cầu học sinh chia nhóm, dựa vào tranh minh họa và các gợi ý để kể cho các bạn trong nhóm từng nghe. - Khi học sinh thực hành kể, giáo viên có thể gơi ý cho các em bằng cách đặt câu hỏi b) Kể lại toàn bộ câu chuyện - Gọi 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại từng đoạn chuyện. - Gọi 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện từ đầu đến cuối. 3. CỦNG CỐ BÀI - Nhận xét tiết học, khuyến khích học sinh về nhà kể lại chuyện cho bố mẹ và người thân cùng nghe. - Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại. Kiên trì, nhẫn nại mới thành công. - 4 học sinh lần lượt kể. - Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, lần lượt từng em kể từng đoạn của truyện theo tranh. Khi một em kể các em khác lắng nghe, gợi ý cho bạn và nhận xét lời kể của bạn. - Thực hành kể nối tiếp nhau. - Kể từ đầu đến cuối câu chuyện. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. Thứ.ngàytháng..năm. Chính tả CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I. MỤC TIÊU Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn Mỗi ngày mài một ít có ngày cháu thành tài. Biết cách trình bày một đoạn văn: viết hoa chữ cái đầu câu, chữ đầu đoạn viết hoa, lùi vào một ô, kết thúc câu đặt dấu chấm câu Củng cố quy tắc chính tả dùng c/k. Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ. Học thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả 2, 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học MỞ ĐẦU DẠY – HỌC BÀI MỚI Giới thiệu bài Hướng dẫn tập chép a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép Đọc đoạn văn cần chép. Gọi học sinh đọc lại đoạn văn. Hỏi: Đoạn văn này chép từ bài tập đọc nào? Đoạn chép là lời của ai nói với ai? Bà cụ nói gì với cậu bé? b) Hướng dẫn cách trình bày Đoạn văn có mấy câu? Cuối mỗi câu có dấu gì? Chữ đầu đoạn, đầu câu viết thế nào? c) Hướng dẫn viết từ khó Đọc cho học sinh viết các từ khó vào bảng con. d) Chép bài Theo dõi, chỉnh sửa cho học sinh e) Soát lỗi Đọc lại bài thong thả cho học sinh soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khó cho học sinh soát lỗi. g) Chấm bài Thu và chấm 10 -– 15 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của học sinh. 2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: Điền vào chỗ trống c hay k? Gọi học sinh đọc đề bài. Yêu cầu học sinh tự làm bài. Khi nào ta viết là k? Khi nào ta viết là c? Bài 3: Điền các chữ cái vào bảng. Hướng dẫn cách làm bài: Đọc tên chữ cái ở cột 3 và điền vào chỗ trống ở cột 2 những chữ cái tương ứng. Gọi một học sinh làm mẫu. Yêu cầu học sinh làm tiếp bài theo mẫu và theo dõi chỉnh sửa cho học sinh. Gọi học sinh đọc lại, viết lại đúng thứ tự 9 chữ cái trong bài. Xóa dần bảng cho học sinh học thuộc từng phần bảng chữ cái. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh về nhà làm lại bài tập 2, học thuộc bảng chữ cái, chuẩn bị bài sau. Đọc thầm theo giáo viên. 2 đến 3 HS đọc bài Bài Có công mài sắt, có ngày nên kim. Lời bà cụ nói cậu bé. Bà cụ giảng giải cho cậu bé thấy, nhẫn nại, kiên trì thì việc gì cũng thành công. Đoạn văn có hai câu. Cuối mỗi đoạn có dấu chấm (.). Viết hoa chữ cái đầu tiên. Viết các từ: mài, ngày, cháu, sắt Nhìn bảng, chép bài. Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở. Nêu yêu cầu của bài tập. 3 học sinh lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập. (Lời giải: kim khâu, cậu bé, kiên trì, bà cụ.) viết k khi đúng sau nó là các nguyên âm e, ê, i. viết là c trước các nguyên âm còn lại. Đọc yêu cầu của bài. Đọc á – viết ă 2 đến 3 học sinh làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào bảng con. Đọc: a, á, ớ, bê, xê, dê, đê, e, ê. Đọc: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. Thứ.ngàytháng..năm 201 Tập đọc TỰ THUẬT I. MỤC TIÊU 1. Đọc Học sinh đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ có vần khó. Nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các phần, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng. 2. Hiểu Hiểu nghĩa các từ ngữ của phần yêu cầu tự thuật. Hiểu mối quan hệ giữa các từ chỉ đơn vị hành chính: phường/ xã, quận/ huỵên, thành phố/ tỉnh. Nhớ được các thông tin chính về bạn học sinh trong bài. Có hiểu biết ban đầu về một bảng Tự thuật. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảng phụ (hoặc giấy khổ to) vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính. Thành phố / Tỉnh ® Quận / Huyện ® Phường / Xã III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ Kiểm tra 2 học sinh. Nhận xét, cho điểm học sinh. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài Cho học sinh xem ảnh và nói: Đây là một bạn học sinh. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ được nghe bạn ấy tự kể về mình. Những lời tự kể về mình như thế được gọi là Tự thuật. Qua lời Tự thuật, chúng ta sẽ được biết tên, tuổi và nhiều thông tin khác về bạn. Ghi tên bài lên bảng. 2.2. Luyện đọc Giáo viên đọc mẫu lần 1. Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu. Hướng dẫn phát âm từ khó. Đọc từng đoạn trước lớp Đọc theo nhóm Thi đọc Đọc đồng thanh ... uối mỗi câu có dấu gì? Yêu cầu HS viết bảng các từ ngữ: đầu năm, quyết trở thành, giảng lại, đã đứng đầu lớp. Đọc bài cho HS viết, mỗi cụm từ đọc ba lần. Đọc bài cho HS soát lỗi. Chấm điểm một số bài và nhận xét bài của HS. Đọc yêu cầu củabài và nghe GV pgổ biến cách chơi và chuẩn bị chơi. HS phất cờ và trả lời: trang 63 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi và đọc thầm. Đoạn văn có 4 câu. Chữ Bắc phải viết hoa vì đó là tên riêng. Các chữ Đầu, Ở, Chỉ phải viết hoa là vì chữ đầu câu. Cuối mỗi câu có dấu chấm. Thực hành viết bảng. Nghe GV đọc và viết lại. Soát lỗi theo lời đọc của GV và dùng bút ghi lỗi sai ra lề vở. TIẾT 4 I. MỤC TIÊU. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và các dấu câu. Ôn luyện về cách nói lời an ủi và cách nói lời tự giới thiệu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Phiếu ghi tên các bài tập đọc. Bảng phụ chép sẵn đoạn văn bài tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Tiến hành như đã giới thiệu ở tiết1. 2. Ôn luyện về tư chỉ hoạt động Hoạt động dạy Hoạt động học Yêu cầu HS đọc đề bài và đọc đoạn văn tỏng bài. Yêu cầu HS tìm và gạch chân dưới 8 từ chỉ hoạt động có trong đoạn văn. Gọi HS nhận xét bài bạn. Kết luận về câu trả lời đúng sau đó cho điểm. Lời giải: nằm, lim dim, kêu, chạy, vươn mình, dang (đôi cánh), vỗ, gáy. 3. Ôn luyện về các dấu chấm câu. Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn, đọc cả các dấu chấm câu. Hỏi: Trong bài có những dấu câu nào? Dấu phẩy viết ở đâu trong câu? Hỏi tương tự với các dấu câu khác. 4. Ôn luyện về cách nói lời an ủi và tự giới thiệu. Gọi HS đọc tình huống. Hỏi: Nếu em là chú công an, em sẽ hỏi thêm những gì để đưa em nhỏ về nhà? (Em hãy an ủi em bé trước rồi phải hỏi tên, hỏi địa chỉ của em bé thì mới có thể đưa được em về nhà). Yêu cầu HS thực hành theo cặp. Sau đó gọi một số cặp lên trình bày và cho điểm. Đọc đè bài. 1 HS làm trên bảng lớp. Cả lớp làm vào Vở bài tập. Nhận xét bạn làm bài Đúng/sai. Bổ sung nếu bạn còn thiếu. Đọc bài. Ví dụ: Càng về sáng, phẩy, tiết trời càng lạnh giá, chấm. Trong bài có dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm cảm, dấu ba chấm. Dấu phẩy viết ở giữa câu văn. Dấu chấm đặt ở cuối câu. Dấu hai chấm viết trước lời nói của ai đó (trước lời nói củabác Mèo mướp và tiếng gáy của gà trống). Dấu ngoặc kép đặt đầu và cuối lời nói. Dấu ba chấm đặt ở giữa các tiếng gáy của gà trống. 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. 2 HS khá làm mẫu trước. Ví dụ: HS 1: Cháu đừng khóc nữa, chú sẽ đưa cháu về nhà với mẹ. HS 2: thật hả chú? HS 1: Ừ, đúng thế, nhưng trước hết cháu cho chú biết cháu tên là gì? Mẹ cháu tên là gì? Nhà cháu ở đâu? Nhà cháu có số điện thoại không? (Hỏi từng câu). HS 2: cháu tên là A. Mẹ cháu tên là Phương. Nhà cháu ở số 8, Ngõ Chợ, phố Khâm Thiên. Điện thoại nhà cháu là 8342719. Thực hiện yêu cầu của GV. ThứNgàythángnăm 201 TIẾT 5 I.MỤC TIÊU On luyện tập đọc và học thuộc lòng. On luyên về từ chỉ hoạt động và đặt câu với từ chỉ hoạt động On luyện kỷ năng nói lời mời, đề nghị. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Phiếu ghi tên các bài tập đọc. Tranh minh hoạ bài tập 2. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1.Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng Tiến hành tương tự như Tiết 1 đã giới thiệu. 2.Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và đặt câu hỏi với từ chỉ hoạt động Hoạt động dạy Hoạt động học Treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS gọi tên hoạt động được vẽ trong tranh. Yêu cầu HS đặt câu với từ tập thể dục. Yêu cầu HS tự đặt câu với các từ khác viết vào Vở bài tập. Gọi một số HS đọc bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Ôn luyện kỷ năng nói lời mời, lời đề nghị. Gọi 3 HS đọc 3 tình huống trong bài. Yêu cầu HS nói lời của em trong tình huống 1. Yêu cầu HS suy nghĩ và viết lời nói của em trong các tình huống còn lại vào Vở bài tập. Gọi một số HS đọc bài làm của mình. Nhận xét và cho điểm từng HS. Nêu: 1 – Tập thể dục; 2 – vẽ tranh; 3 – học bài; 4 – cho gà ăn; 5- quét nhà. Một vài HS đặt câu. Ví dụ: Chúng em tập thê dục/ Lan và Ngọc tập thể dục/ Buổi sáng, em dậy sớm tập thể dục./ Làm bài cá nhân. 3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo. Một vài HS phát biểu. Ví dụ: chúng em mời cô đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của lớp ạ!/ Thưa cô, chúng em kính mời cô đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam với lớp chúng em ạ!/ Làm bài cá nhân. TIẾT 6 I.MỤC TIÊU On luyện tập đọc và học thuộc lòng. On luyện kỷ năng kể chuyện theo tranh và sắp xếp các câu thành bài. On luyện kỷ năng viết tin nhắn. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng trong chương trình học kỳ I. Tranh minh hoạ bài tập 2. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Tiến hành tương tự như với kiểm tra đọc thành tiếng. 2. Kể chuyên theo tranh và đặt tên cho truyện Hoạt động dạy Hoạt động học Gọi 1 HS đọc yêu câu của bài. Yêu cầu HS quan sát tranh 1. Hỏi: trên đường phố, mọi người và xe cộ đi lại như thế nào? Ai đang dứng trên lề đường? Bà cụ định làm gì? Bà đã làm được việc việc bà muốn chưa? Yêu cầu kể lại toàn bộ nội dung tranh 1. Yêu cầu quan sát tranh 2. Hỏi: lúc đó ai xuất hiện? Theo em, cậu bé sẽ làm gì, nói gì với bà cụ. Hãy nói lời của cậu bé. Khi đó bà cụ sẽ nói gì? Hãy nói lại lời bà cụ. Yêu cầu quan sát tranh 3 và nêu nội dung tranh. Yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện. Yêu cầu HS đặt tên cho truyện. Hướng dẫn: đặt tên cần sát nội dung của truyện hoặc nêu nhân vật có trong truyện 3.VIẾT TIN NHẮN Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Vì sao em phải viết tin nhắn? Nội dung tin nhắn cần những gì để bạn có thể đi dự Tết Trung thu? Yêu cầu HS làm bài. 2 HS lên bảng viết. Nhận xét hai tin nhắn của 2 HS lên bảng. Gọi một só em trình bày tin nhắn, nhận xét và cho điểm. 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo. Trên đường phố người và xe đi lại tấp nập. Có một bà cụ già đang đứng bên lề đường. Bà cụ định sang đường nhưng mãi vẫn chưa sang được. Thực hành kể chuyện theo tranh1. Lúc đó một cậu bé xuất hiện . Cậu bé hỏi: Bà ơi, cháu có giúp được bà điều gì không?/ Bà ơi, bà muốn sang đường phải không, để cháu giúp bà nhé!/Bà ơi, bà đứng đây làm gì? Bà muốn sang bên kia đường nhưng xe cộ đi qua lại đông quá, bà không sang được. Cậu bé đưa bà cụ qua đường/ Cậu bé dắt tay bà cụ qua đường Kể nói tiếp theo nội dung từng tranh. Sau đó 2 HS kể lại cả nội dung của truyện. Nhiều HS phát biểu. Ví dụ: Bà cụ và cậu bé/ Cậu bé ngoan/ Qua đường/Giúp đỡ người yêu Đọc yêu cầu. Vì cả nhà bạn đi vắng. Cần ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức. Làm bài cá nhân. Ví dụ: Lan thân mến! Tớ đến nhưng cả nhà đi vắng. Ngày mai, 7 giờ tố, cậu đến Nhà văn hoá dự Tết Trung thu nhé! Chào cậu: Hồng Hà. ThứNgàythángnăm 201 TIẾT 7 I.MỤC TIÊU Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm của người và vật. Ôn luyện về viết bưu thiếp. II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC Phiếu ghi tên bài thơ, chỉ định đoạn thơ cần kểmv tra học thuộc. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. 1.Kiểm tra học thuộc lòng 2. ôn luyện các từ chỉ đặc điểm của người và vật Hoạt động dạy Hoạt động học Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 2. Sự vật được nói đến trong câu Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá là gì? Càng về sáng, tiết trời như thế nào? Vậy từ nào là từ chỉ đặc điểm của tiết trời khi về sáng? Yêu cầu tự làm các câu còn lai và báo cáo kết quả làm bài. Theo dõi và chữa bài. 3.Ôn luyện về cách viết bưu thiếp Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3. Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi một số HS đọc bài làm, nhận xét và cho điểm. 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. Là tiết trời. Càng lạnh giá hơn. Lạnh giá. vàng tươi, sáng trưng, xanh mát. Siêng năng, cần cù. 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. Làm bài cá nhân TIẾT 8 I.MỤC TIÊU Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng On luyện cách nói câu đồng ý, không đồng ý. On luyện cách viết đoạn văn ngắn (5 câu) theo chủ đề cho trước. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Phiếu ghi tên, đoạn thơ cần kiểm tra va học thuộc lòng. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 1.ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng 2.ôn luyện cách nói đồng ý và không đồng ý Hoạt động dạy Hoạt động học Gọi 1 HS đọc đề bài. Yêu cầu 2 HS làm mẫu tình huống 1. Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành theo tình huống, sau đó gọi một số nhóm trình bày. Nhận xét và cho điểm từng cặp HS. 3.VIẾT KHOẢNG 5 CÂU NÓI VỀ MỘT BẠN LỚP EM Yêu cầu HS đọc đề bài. Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi một số em đọc bài làm và chỉnh sữa lỗi cho các em, nếu có. Chấm điểm một số bài tốt. 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. Làm mẫu: ví dụ với tình huống a): HS 1 (vai bà): Hà ơi, xâu giúp bà cái kim! HS 2 (vai cháu): Vâng ạ! Cháu sẽ giúp bà ngay đây ạ!/ Vâng ạ! Bà đưa kim đây cháu xâu cho ạ! Tình huống b: HS 1: Ngọc ơi! Em nhặt rau giúp chị với! HS 2: Chị chờ em một lát. Em làm xong bài tập sẽ giúp chịngay./ Chị ơi, một tí nữa, em giúp chị được không? Em vẫn chưa làm xong bài tập Tình huống c: HS 1: Hà ơi! Bài khó quá, cậu làm giúp tớ với. HS 2: Đây là bài kiểm tra, mình không thể làm giúp bạn được, bạn thông cảm. Tình huống d: HS 1: ngọc ơi, cho tớ mượn cái gọt bút chì. HS 2: Đây, cậu lấy mà dùng./ Đây nó đây./ Ôi, mình quên nó ở nhà rồi, tiếc quá 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. Làm bài và đoc bài làm. ThứNgàythángnăm 201 TIẾT 9 BÀI LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU Rèn luyện kỷ năng đọc hiểu văn bản Ôn tập về cặp từ cùng nghĩa. Củng cố mẫu câu Ai thế nào? II.TIẾN HÀNH GV nêu yêu cầu của tiết học. Yêu cầu HS mở SGK và đọc thầm văn bản Cò và vạc. Yêu cầu HS mở bài tập và làm bài cá nhân. Chữa bài. Thu và chấm một số bài sau đó nhận xét kết quả làmbài của HS TIẾT 10 BÀI LUYÊN TẬP I.MỤC TIÊU Luyện kỷ năng viết chính tả. Luyện kỷ năng viết đoạn văn ngắn theo chủ đề cho trước. II.CÁCH TIẾN HÀNH Nêu nội dung và yêu cầu tiết học. Đọc bài Đàn gà mới nở. Yêu cầu 1 HS đọc lại sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh. Yêu cầu HS nêu cách trình bày bài thơ. Đọc bài thong thả cho HS viết. Đọc bài cho HS soát lỗi. Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài trong Vở bài tập Tiếng Việt tập một. Chấm và nhận xét bài làm HS.
Tài liệu đính kèm: