Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 13 đến 17

Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 13 đến 17

TUẦN: 13 MÔN: tập đọc

Tiết: 37 + 38 BÀI: BÔNG HOA NIỀM VUI

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

Kĩ năng:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Tốc độ có thể đạt khoảng 40 tiếng/phút.

Thái độ:

- Quý trọng tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ.

GDBVMT (trực tiếp): Giáo dục tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.

II Chuẩn bị

- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.

- Tranh hoa cúc đại đóa hoặc hoa thật.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS đọc TL bài thơ “Mẹ” và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, cho điểm.

 

doc 80 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 13 đến 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08 – 11 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 13	MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT: 37 + 38	BÀI: BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
Kĩ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Tốc độ có thể đạt khoảng 40 tiếng/phút.
Thái độ:
- Quý trọng tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ.
GDBVMT (trực tiếp): Giáo dục tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.
II Chuẩn bị
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
- Tranh hoa cúc đại đóa hoặc hoa thật.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS đọc TL bài thơ “Mẹ” và trả lời câu hỏi. 
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1/ Giới thiệu:
- Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Đây là “Bông hoa Niềm Vui” bông hoa giúp bạn thể hiện tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình của mình như thế nào, các em đọc bài tập đọc để hiểu được điều đó.
- GV ghi tựa bài.
3.2/ Luyện đọc đoạn 1,2
a/ GV đọc mẫu
- GV đọc mẫu đoạn 1, 2 và cho HS đọc thầm.
b/ Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn
- Cho HS đọc các từ khó: lộng lẫy, bệnh viện, dịu cơn đau, ngắm vẻ đẹp.
- Y/c HS đọc và luyện các câu: Em muốn đem tặng bố/ một bông hoa Niềm Vui/ để bố dịu cơn đau.// Những bông hoa màu xanh/ lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng.//
c/ Đọc từng đoạn 
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong bài.
- GV chia nhóm và cho HS đọc theo từng nhóm.
d/ Thi đọc giữa các nhóm
- GV cho HS thi đọc cá nhân, đọc ĐT.
- Nhận xét, cho điểm.
e/ Cả lớp đọc ĐT
3.3/ Tìm hiểu đoạn 1,2
- Đoạn 1,2 kể về bạn nào?
- Mới sáng, Chi vào vườn hoa để làm gì?
- Chi tìm Bông Hoa Niềm Vui để làm gì?
- Vì sao bông cúc màu xanh được gọi là bông hoa niềm vui?
- Bạn Chi đáng khen ở chỗ nào?
Giáo dục tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình
- Bông hoa Niềm Vui đẹp như thế nào?
- Vì sao Chi lại chần chừ khi ngắt hoa?
- Bạn Chi còn đáng khen ở chỗ nào?
- Tranh vẽ cô giáo đang đưa cho bạn HS ba bông cúc.
Cả lớp theo dõi và đọc thầm. 
- HS đọc
- HS đọc
- HS đọc đoạn 1,2
- Từng HS đọc. Các HS khác bổ sung.
- HS thi đọc
- Cả lớp đọc
- Bạn Chi
- Tìm bông cúc màu xanh, cả lớp gọi là Bông Hoa Niềm Vui.
- Tặng bố để bố dịu cơn đau
- Màu xanh là màu của hi vọng vào điều tốt lành.
- Bạn rất thương bố và mong bố mau khỏi bệnh.
- HS lắng nghe.
- Rất lộng lẫy.
- Vì nhà trường cấm hái hoa.
- Biết bảo vệ của công.
HS khá giỏi thực hiện
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.4/ Luyện đọc đoạn 3,4
a/ GV đọc mẫu
- GV đọc mẫu đoạn 3,4 và cho HS đọc thầm.
b/ Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn
- Cho HS đọc các từ khó: ốm nặng, hai bông nữa, cánh cửa kẹt mở, hãy hái, hiếu thảo, khỏi bệnh, đẹp mê hồn.
- Y/c HS đọc và luyện các câu: Em hãy hái thêm hai bông nữa,/ Chi ạ!// Một bông cho em,/ vì trái tim nhân hậu của em.// Một bông cho mẹ,/ vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
GV giải thích thêm một số từ mà HS không hiểu.
c/ Đọc từng đoạn 
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong bài.
- GV chia nhóm và cho HS đọc theo từng nhóm.
d/ Thi đọc giữa các nhóm
- GV cho HS thi đọc cá nhân, đọc ĐT.
- Nhận xét, cho điểm.
e/ Cả lớp đọc ĐT
3.5/ Tìm hiểu đoạn 3,4
- Khi nhìn thấy cô giáo, Chi đã nói gì?
- Khi biết lí do Chi rất cần bông hoa, cô giáo làm gì? 
- Thái độ của cô giáo ra sao?
- Bố của Chi đã làm gì khi khỏi bệnh?
- Theo em bạn Chi có những đức tính gì đáng quí?
Liên hệ thực tế: Các em có yêu thương những người thân trong gia đình mình không? Các em đã từng làm những việc gì để thể hiện điều đó?
3.6/ Thi đọc truyện theo vai
- Cho 3 HS đóng vai: người dẫn chuyện, cô giáo và Chi 
- HS theo dõi và đọc 
- HS đọc
- HS đọc
- HS đọc đoạn 3,4.
- Từng HS đọc. Các HS khác bổ sung.
- HS thi đọc
- Cả lớp đọc
- “Xin cô cho em...bố em đang ốm nặng”
- Oâm Chi vào lòng và nói:”em hãy...... hiếu thảo”.
- Trìu mến, cảm động
- Đến trường cảm ơn cô giáo, tặng trường khóm hoa cúc màu tím. 
- Thương bố, tôn trọng nội qui, thật thà.
- HS tự kể về mình.
- Cả lớp lắng nghe, học tập bạn.
- HS đọc theo vai 
HS khá giỏi thực hiện
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Gọi 2 HS đọc đoạn tuỳ thích, nói rõ vì sao?
5. Dặn dò: Dặn HS phải học tập bạn Chi: biết yêu thương người thân trong gia đình mình.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 08 – 11 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 13	MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT: 39	BÀI: QUÀ CỦA BỐ
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho con.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
Kĩ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng ở những câu văn có nhiều dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý.
- Tốc độ có thể đạt khoảng 40 tiếng/phút.
Thái độ:
- Quý trọng tình yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho các con.
GDBVMT (gián tiếp): HS cảm nhận: Món quà của bố tuy chỉ là những con vật bình thường nhưng là “cả thế giới dưới nước”, “cả một thế giới mặt đất”. Từ đó kết hợp liên hệ mở rộng (đối với HS khá giỏi) về GDBVMT: Em hiểu vì sao tác giả nói “Quà của bố làm anh em tôi giàu quá!” (Vì có đủ “cả một thế giới dưới nước” và “cả một thế giới mặt đất” – ý nói có đầy đủ các sự vật của môi trường thiên nhiên và tình yêu thương của bố dành cho các con)
II Chuẩn bị
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
- Ảnh về một số con vật trong bài.
- Bảng phụ chép sẵn các câu cần luyện đọc, các từ cấn luyện phát âm. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 4 HS lên bảng đọc bài Bông hoa Niềm Vui.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1/ Giới thiệu bài:
- Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Đó là những món quà rất đặc biệt của bố dành cho các con. Để biết ý nghĩa món quà chúng ta học bài Quà của bố.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
3.2/ Luyện đọc:
a/ GV đọc mẫu
- GV đọc mẫu, giọng đọc nhẹ nhàng, vui, hồn nhiên. Sau đó gọi 1 HS khá đọc lại.
b/ Đọc từng câu
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Cho HS tìm các từ khó đọc và ghi lên bảng: quẫy toé nước, mốc thếch, ngó ngoáy, hấp dẫn, cánh xoăn.
- Treo bảng phụ các câu cần luyện.
- Yêu cầu HS ngắt giọng và đọc: Mở thúng câu ra là  chọi nhau phải biết. 
- Y/c HS nêu nghĩa các từ: thúng câu, cà cuống, niềng niễng, nhộn nhạo, cá sộp xập xành, muỗm, mốc thếch.
c/ Đọc từng đoạn 
- Cho 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp
- Chia nhóm và cho HS đọc bài theo từng nhóm.
d/ Thi đọc giữa các nhóm
- GV cho HS thi đọc cá nhân, đọc ĐT.
e/ Cả lớp đọc ĐT
3.3/ Tìm hiểu bài
- Y/c HS đọc thầm và gạch chân các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: cả một thế giới dưới nước, nhộn nhạo, thơm lùng, tóe nước thao láo, cả một thế giới mặt đất, to xù, mốc thếch, ngó ngoáy, lạo xạo, gáy vang nhà, giàu quá.
- Bố đi đâu về các con có quà?
- Quà của bố đi câu về có những gì?
- Vì sao có thể gọi đó là “một thế giới dưới nước”?
- Các món quà ở dưới nước của bố có đặc điểm gì?
- Bố đi cắt tóc về có quà gì?
- Em hiểu thế nào là “một thế giới mặt đất”?
- Những món quà đó có gì hấp dẫn?
- Từ nào cho thấy các con rất thích những món quà đó?
- Em hiểu vì sao tác giả nói “Quà của bố làm anh em tôi giàu quá!”?
- Kết luận: Bố mang về cho các con cả một thế giới mặt đất, cả một thế giới dưới nước, những món quà đó thể hiện tình thương yêu của bố với các con.
- Quan sát và trả lời: Vẽ cảnh hai chị em đang chơi với mấy chú dế.
- Mở SGK
- 1 HS đọc bài. Cả lớp theo dõi, đọc thầm. 
- Mỗi HS đọc 1 câu.
- HS tìm trong đoạn mới đọc và luyện đọc nhiều lần.
- HS luyện đọc các câu.
- Đọc chú giải trong SGK.
-Cả lớp theo dõi và nhận xét
- Từng HS đọc. Các HS khác bổ sung và sửa lỗi.
- HS thi đọc
- Cả lớp đọc
- Đọc và gạch chân các từ.
- Đi câu, đi cắt tóc dạo.
- Cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, cá sộp, cá chuối. 
- Vì những con vật sống dưới nước.
- Sống động, bò nhộn nhạo, tỏa hương thơm lừng, quẫy tóe nước, mắt thao láo.
- Xập xành, muỗm, dế. 
- Nhiều con vật sống ở mặt đất
- Chúng ngó ngoáy, chọi nhau.....
- Hấp dẫn, giàu quá.
- Vì có đủ “cả một thế giới dưới nước” và “cả một thế giới mặt đất” – ý nói có đầy đủ các sự vật của môi trường thiên nhiên và tình cảm yêu thương của người bố dành cho các con
HS khá giỏi thực hiện
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Bài tập đọc muốn nói với chúng ta điều gì?
Dặn HS về nhà tìm đọc tập truyện Tuổi thơ im lặng. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày ... V nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1. Giới thiệu bài:
Bài hôm nay các em quan sát tranh, trả lời đúng các câu hỏi về nội dung tranh viết được 1 mẩu nhắn tin ngắn gọn, đủ ý.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
3.2. 1. Bài tập 1. (Miệng)
GV: Các em quan sát tranh, trả lời các câu hỏi.
- GV khuyến khích HS nói theo cách nghĩ của mình.
GV theo dõi nhận xét.
3.2. 2. Bài tập 2: (viết).
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
GV: Em đi chơi với bà. Bố mẹ đi làm chưa về, em hãy viết vài câu nhắn lại để bố mẹ em biết.
- GV cho HS làm vào vở BT.
- GV theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- GV cho HS đọc bài viết của mình.
- Cả lớp bình chọn người viết tin hay nhất. 
- HS nói yêu cầu bài.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
VD:
Bạn nhỏ đang bonù bột cho búp bê.
Mắt bạn nhìn búp bê thật âu yếm.
Tóc bạn buộc thành 2 bím thắt nơ.
Bạn mặc 1 bộ quần áo rất gọn gàng.
2 HS ngồi cạnh nhau nói cho nhau nghe sau đó 3 em lên trình bày.
- HS viết bài.
Ví Dụ:Mẹ ơi ! Bà đến đón con đi chơi. Bà đợi mãi mà mẹ chưa về. Bao giờ mẹ về thì gọi điện cho ông bà mẹ nhé. 
HS khá giỏi thực hiện
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà nhớ thực hành viết nhắn tin.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 22 – 11 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 15	MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT: 15	BÀI: CHIA VUI - KỂ VỀ ANH CHỊ EM
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết nói lời chia vui (chúc mừng) hợp tình huống giao tiếp (BT1, 2)
- Viết được đoạn văn ngắn kể về anh chị em (BT3).
Kĩ năng:
- Kể được về anh chị em của mình, nói được lời chia vui.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
GDBVMT (trực tiếp): Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ BT1.
- vở tập làm văn 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 3 HS. HS 1 làm lại BT1 tuần 14.
HS 2, 3 làm lại BT 2 (đọc lời nhắn tin đã viết).
GV nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1. Giới thiệu bài:
Trong tiết TLV ở tuần 11, các em đã học cách nói lời chia buồn, an ủi, trong tiết học hôm nay, các em sẽ học cách thể hiện tình cảm đẹp đẽ trong gia đình bằng nói lời chia vui. Sau đó viết đoạn văn ngắn kể về anh chị em.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
3.2. 1. Bài tập 1 và 2 (miệng)
Treo bức tranh: Bức tranh vẽ cảnh gì?
GV cho HS đọc yêu cầu bài
Chị Liên có niềm vui gì?
Nam chúc mừng chị Liên như thế nào?
Nếu là em, em sẽ nói gì với chị Liên để chúc mừng chị
GV khen những HS nhắc lại lời chia vui hay nhất kết hợp giáo dục tình cảm anh chị em cao đẹp trong gia đình.
3.2. 2. Bài tập 3 (viết):
GV gợi ý: Các em chọn viết về 1 người đúng là anh chị em của em.
Em tự giới thiệu tên của người ấy, đặc điểm về hình dáng, tính tình cuả người ấy, tình cảm của em đối với người ấy.
GV cho HS làm vở tập làm văn.
GV theo dõi, uốn nắn.
GV nhận xét, gợi ý sửa những câu kể tả khô khan thiếu tình cảm gia đình 
GV thu chấm 5 bài.
GV nhận xét và giáo dục tình cảm gia đình.
Bé trai đang ôm hoa tặng chị.
Bạn Nam chúc mừng chị Liên được giải nhì trong kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh. Hãy nhắc lại lời của Nam.
Đạt giải nhì trong kỳ thi học sinh giỏi của tĩnh.
Tặng hoa và nói: Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm được giải nhất.
Em xin chúc mừng chị. / Chúc chị học giỏi hơn nữa. /Mong chị đạt thành tích cao hơn
- HS lắng nghe.
Hãy viết từ 3-4 câu kể về anh, chị, em ruột (Hoặc anh, chị, em họ) của em
HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài.
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- Cả lớp nhận xét.
HS khá giỏi thực hiện
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Yêu cầu HS nói lời chia vui trong một số tình huống sau:
Em sẽ nói gì khi biết bố bạn đi công tác xa về?
Bạn em được cô giáo khen.
5. Dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà hoàn thành nốt bài tập
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 29 – 11 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 16	MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT: 16	BÀI: KHEN NGỢI - KỂ NGẮN VỀ CON VẬT
	LẬP THỜI GIAN BIỂU
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen (BT1)
- Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà (BT2). Biết lập thời gian biểu (nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày (BT3)
Kĩ năng:
- Nói được câu khen, kể về con vật nuôi, lập được thời gian biểu buổi tối.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
GDBVMT (trực tiếp): Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật.
II. Chuẩn bị
Tranh minh họa các con vật nuôi trong nhà.
Bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to phát cho 3, 4 HS làm BT3.
Vở tập làm văn. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: 3 HS làm lại BT 3 tuần 15.
GV nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1. Giới thiệu bài:
Bài TLV hôm nay cô sẽ hướng dẫn với các em biết nói lời khen ngợi. Biết kể về 1 con vật nuôi với ý thức bảo vệ các loài động vật và biết lập thời gian biểu.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
3.2. 1. Bài tập 1. (Miệng)
GV cho HS làm vở tập làm văn.
Chú Cường rất khoẻ.
Lớp mình hôm nay rất sạch.
Bạn Nam học rất giỏi.
GV cho nhiều HS phát biểu ý kiến.
GV nhận xét.
3.2. 2. Bài tập 2: HS làm miệng.
GV nêu yêu cầu của bài: kể về vật nuôi trong nhà, kể từ 3 đến 5 câu.
GV nhận xét và gợi ý thể hiện được ý thức bảo vệ các loài động vật trong bài kể.
GV nhận xét.
GV nhận xét, kết luận người kể hay nhất.
3.2. 3. Bài tập 3 (viết).
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
GV nhắc HS chú ý: Nên lập thời gian biểu đúng như trong thực tế.
GV nhận xét cho điểm.
- HS đọc bài.
HS đọc yêu cầu bài.
Chú Cường khoẻ quá.
Lớp mình hôm nay sạch quá.
Bạn Nam học giỏi thật.
HS đọc bài viết của mình.
HS nhận xét.
HS xem tranh minh họa các vật nuôi trong SGK. Chọn kể chân thật về 1 vật nuôi mà em biết. Đó có thể là vật nuôi trong nhà em hoặc nhà hàng xóm và có thể là 1 con không được vẽ trong tranh.
4, 5 em nói tên con vật em chọn kể.
2 HS khá kể mẫu.
Nhiều HS kể. Cả lớp nhận xét.
Cả lớp đọc thầm lại TGB buổi tối của bạn Phương Thảo (SGK trang 132).
2 HS làm mẫu. HS nhận xét.
Cả lớp làm vở tập làm văn. HS nối tiếp nhau kể.
Những HS làm trên giấy dán bài trên bảng lớp trình bày.
HS khá giỏi thực hiện
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. HS đọc thời gian biểu.
5. Dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà tập lập thời gian biểu.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 06 – 11 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 12	MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT: 17	BÀI: NGẠC NHIÊN THÍCH THÚ- LẬP THỜI GIAN BIỂU
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp (BT1, 2)
- Dựa vào mẩu chuyện, lập được thời gian biểu theo cách đã học (BT3).
Kĩ năng:
- Nói được lời ngạc nhiên, thích thú phù hợp.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
Tranh minh hoạ BT1 (SGK).
Bút dạ + 2, 3 tờ giấy to để HS làm BT3.
vở tập làm văn. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra.
- 1 HS làm lại BT2.	- 1 HS làm lại BT3.
GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1. Giới thiệu bài:
Bài TLV hôm nay cô dạy các em biết cách thể hiện ngạc nhiên, thích thú và biết cách lập thời gian biểu.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
3.2. 1. Bài tập 1 (Miệng)
- GV cho cả lớp đọc thầm lời bạn nhỏ, quan sát tranh để hiểu tình huống trong tranh, từ đó hiểu lời nói của cậu con trai – thể hiện thái độ gì?
- 4 HS đọc lại lời nói của cậu con trai thể hiện đúng thái độ ngạc nhiên thích thú và lòng biết ơn.
3.2. 2. Bài tập 2: HS làm miệng:.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi nhiều HS nói câu của mình. Chú ý sửa từng câu cho HS về nghĩa và từ.
- GV nhận xét.
Qua BT này các em biết tỏ thái độ thích thú và biết cảm ơn khi có người tặng quà.
3.2. 3. Bài tập 3 (viết).
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Phát giấy và bút dạ cho HS.
- Nhận xét từng nhóm làm việc. 
- 1 HS khá giỏi đọc yêu cầu của bài. Đọc diễn cảm lời bạn nhỏ trong tranh.
- HS: Ôi ! Quyển sách đẹp quá! Con cảm ơn mẹ.
(Lời giải: Lời nói của cậu con trai thể hiện đúng thái độ ngạc nhiên thích thú khi thấy món quà mẹ tặng. Ôi ! Quyển sách đẹp quá! Lòng biết ơn me: Con cảm ơn mẹ.)
- HS đọc: Ôi! Quyển sách đẹp quá! Con cảm ơn mẹ.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Ôi! Con ốc biển đẹp quá! Con cảm ơn bố. (Ôi! con xin bố ạ! Con ốc biển đẹp quá)
- Đọc đề bài.
- HS hoạt động theo nhóm. Trong 5 phút mang tờ giấy có bài làm lên bảng dán. 
HS khá giỏi thực hiện
6 giờ 30’
Ngủ dậy và tập thể dục
6 giờ 45’
Đáng răng rửa mặt
7 giờ 00
Aên sáng
7 giờ 15’
Mặc quần áo
7 giờ 30’
Đến trường
10 giờ 00
Về nhà ông bà 
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các bài đã học, chuẩn bị ôn tập cuối kì I.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Tieng Viet 13-17.doc