Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 21 đến 24

Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 21 đến 24

Ngày soạn: Ngày dạy:

TUẦN: 21 MÔN: tập đọc

Tiết: 61 + 62 BÀI: CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG

I. Mục đích yêu cầu

Kiến thức:

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.

- Trả lời được câu hỏi 1, 2, 4, 5 trong SGK.

- HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 3 trong SGK.

Kĩ năng:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; đọc rành mạch được bài văn.

- Tốc độ có thể đạt khoảng 45 tiếng/phút.

Thái độ

- Các em phải yêu thương các loài chim: không nên bắt chim, không nên nhốt chúng vào lồng.

GDBVMT (gián tiếp): GV hướng dẫn HS nêu ý nghĩa câu chuyện: Cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. Từ đó góp phần giáo dục ý thức BVMT.

II. Chuẩn bị

- Tranh minh họa bài TĐ

- Bảng phụ ghi sẵn các nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài Mùa xuân đến

+ HS 1 đọc đoạn 1, 2 và TLCH 1.

+ HS 2 đọc đoạn 2, 3 và TLCH 2.

+ HS 3 đọc cả bài và nêu ND chính của bài.

- Nhận xét và cho điểm từng HS.

 

doc 73 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 21 đến 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 21	MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT: 61 + 62	BÀI: CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
I. Mục đích yêu cầu 
Kiến thức:
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2, 4, 5 trong SGK.
- HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 3 trong SGK.
Kĩ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; đọc rành mạch được bài văn.
- Tốc độ có thể đạt khoảng 45 tiếng/phút.
Thái độ
- Các em phải yêu thương các loài chim: không nên bắt chim, không nên nhốt chúng vào lồng.
GDBVMT (gián tiếp): GV hướng dẫn HS nêu ý nghĩa câu chuyện: Cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. Từ đó góp phần giáo dục ý thức BVMT.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh họa bài TĐ
- Bảng phụ ghi sẵn các nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài Mùa xuân đến
+ HS 1 đọc đoạn 1, 2 và TLCH 1.
+ HS 2 đọc đoạn 2, 3 và TLCH 2.
+ HS 3 đọc cả bài và nêu ND chính của bài.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Bài mới:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a/ Giới thiệu bài
- Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Em thấy chú chim và bông cúc thế nào? Có đẹp và vui vẻ không?
- Vậy mà đã có chuyện không tốt xảy ra với chim sơn ca và bông cúc làm cả hai phải chết một cách rất đáng thương và buồn thảm. Muốn biết câu chuyện xảy ra như thế nào chúng ta cùng học bài hôm nay: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
b/ Luyện đọc
- Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1. Chú ý phân biệt giọng của chim nói với bông cúc vui vẻ và ngưỡng mộ. Các phần còn lại đọc với giọng tha thiết, thương xót.
b/ Luyện phát âm và đọc nối tiếp mỗi em một câu.
- Yêu cầu mỗi em đọc một câu gv sửa sai cho hs.
- Y/c HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng (tập trung vào HS hay mắc lỗi phát âm).
- Y/c HS đọc từng câu, nghe và ghi bổ sung các từ cần luyện phát âm lên bảng ngoài các từ đã dự kiến. Chú ý theo dõi các lỗi ngắt giọng.
c/ Luyện đọc theo đoạn
- Gọi HS đọc chú giải.
- Hỏi: Bài TĐ có mấy đoạn? Các đoạn được phân chia như thế nào?
- Nêu Y/c luyện đọc đoạn, sau đó gọi 1 HS đọc đoạn 1.
- Trong đoạn văn có lời nói của ai?
- Đó chính là lời khen ngợi của sơn ca với bông cúc. Khi đọc câu văn này, các em cần thể hiện được sự ngưỡng mộ của sơn ca.
- GV đọc mẫu câu nói của sơn ca và cho HS luyện đọc câu này.
- Gọi HS khác đọc lại đoạn 1, sau đó hướng dẫn HS đọc đoạn 2.
- Gọi HS đọc đoạn 2.
- Hãy tìm cách ngắt giọng câu văn cuối của đoạn văn này.
- Cho HS luyện đọc câu văn trên, sau đó đọc lại cả đoạn văn thứ 2.
- Gọi HS đọc đoạn 3.
- Hướng dẫn: Khi đọc đoạn văn này, các em cần đọc với giọng thương cảm, xót xa và chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, gợi tả như: cầm tù, khô bỏng, ngào ngạt, an ủi, vẫn không đụng đến, chẳng, khốn khổ, lìa đời, héo lả.
- Gọi HS đọc lại đoạn 3.
- Gọi HS đọc đoạn 4.
- Hướng dẫn HS ngắt giọng.
d/ Đọc cả bài
- Y/c HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 4 HS và Y/c đọc bài trong nhóm. Theo dõi HS đọc bài theo nhóm.
e/ Thi đọc
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân và đọc đồng thanh.
- Tuyên dương các nhóm đọc bài tốt.
- Cả lớp đọc ĐT
- Bức tranh vẽ 1 chú chim sơn ca và 1 bông cúc trắng.
- Bông cúc và chim sơn ca rất đẹp.
- Mở SGK trang 23.
- 1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Đọc nối tiếp câu
- 5 đến 7 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ: sơn ca, sung sướng, véo von, long trọng, lồng, lìa đời, héo lả.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- Bài TĐ được chia làm 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Bên bờ rào.....xanh thẳm.
+ Đoạn 2: Nhưng sáng hôm sau....chẳng làm gì được.
+ Đoạn 3: Bỗng có 2 cậu bé....héo lả đi vì thương xót.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- 1 HS khá đọc bài.
- Đoạn văn có lời nói của chim sơn ca và bông cúc trắng.
- Luyện đọc câu.
- Một số HS đọc lại đoạn 1,
- 1 HS khá đọc bài.
- 1 HS đọc bài, sau đó nêu cách ngắt giọng. Các HS khác nhận xét và thống nhất cách ngắt giọng: Bông cúc muốn cứu chim / nhưng chẳng làm gì được.//
- Luyện đọc đọan 2.
- 1 HS khá đọc bài.
- Dùng bút chì gạch dưới các từ cần chú ý nhấn giọng theo hướng dẫn của GV.
- Một số HS đọc bài.
- 1 HS khá đọc bài.
- Dùng bút chì vạch vào các chỗ cần ngắt giọng trong câu:
Tội nghiệp con chim !// Khi nó còn sống và ca hát, / các cậu để mặc nó chết vì đói khát.// Còn bông hoa, / giá các cậu đừng ngắt nó/ thì hôm nay/ chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.//
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc 1 đọan.
- Lần lượt từng HS đọc bài trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử đại diện thi đọc cá nhân hoặc 1 HS bất kỳ đọc theo Y/c của GV, sau đó thi đọc đồng thanh đọan 2.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4.
HS khá giỏi thực hiện.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Tìm hiểu bài
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1 của bài.
- Chim sơn ca nói về bông cúc như thế nào?
- Khi được sơn ca khen ngợi, cúc đã cảm thấy thế nào?
- Sung sướng khôn tả có nghĩa là gì?
- Tác giả đã dùng từ gì để miêu tả tiếng hót của chim sơn ca?
- Véo von có nghĩa là gì?
- Qua những điều đã tìm hiểu, bạn nào cho biết trước khi bị bắt bỏ vào lồng, cuộc sống của sơn ca và bông cúc như thế nào?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2, 3, 4 của bài.
- Hỏi: Vì sao tiếng hót của chim sơn ca trở nên rất buồn thảm?
- Ai là người đã nhốt sơn ca vào lồng?
- Chi tiết nào cho thấy hai chú bé đã rất vô tâm đối với sơn ca?
- Không chỉ vô tâm đối với chim mà hai chú bé còn đối xử rất vô tâm với bông cúc trắng, em hãy tìm chi tiết trong bài nói lên điều ấy.
- Cuối cùng thì chuyện gì đã xảy ra với chim sơn ca và bông cúc trắng?
- Tuy bị nhốt vào lồng và sắp chết, nhưng chim sơn ca và bông cúc trắng vẫn rất yêu thương nhau. Em hãy tìm các chi tiết trong bài nói lên điều đó.
- Hai cậu bé đã làm gì khi sơn ca chết?
- Long trọng có nghĩa là gì?
- Theo em, việc làm của các cậu bé đúng hay sai?
- Hãy nói lời khuyên của em với các cậu bé (Gợi ý: Để chim vẫn được ca hót và bông cúc vẫn được tắm nắng mặt trời, các cậu bé cần làm gì?).
- Câu chuyện khuyên em điều gì?
Luyện đọc lại bài
- Y/c đọc bài cá nhân.
- Theo dõi HS đọc bài và chấm điểm cho HS.
- 1 HS khá đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Chim sơn ca nói: Cúc ơi! Cúc mới xinh xắn làm sao!
- Cúc cảm thấy sung sướng khôn tả.
- Nghĩa là không thể tả hết niềm sung sướng đó.
- Chim sơn ca hót véo von.
- Là tiếng hót rất cao, trong trẻo
- Chim sơn ca và cúc trắng sống rất vui vẻ và hạnh phúc.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Vì sơn ca bị nhốt vào lồng.
- Có 2 chú bé đã nhốt sơn ca vào lồng.
- Không những đã nhốt sơn ca vào lồng mà còn không cho sơn ca một giọt nước nào.
- Hai chú bé đã cắt đám cỏ trong đó có cả bông cúc trắng bỏ vào lồng chim.
- Chim sơn ca chết khát, còn bông cúc trắng thì héo lả đi vì thương xót.
- Chim sơn ca dù khát phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng đến bông hoa. Còn bông cúc thì tỏa hương ngào ngạt để an ủi sơn ca. Khi sơn ca chết, cúc cũng héo lả đi và thương xót.
- Hai cậu bé đã đặt sơn ca vào một chiếc hộp thật đẹp và chôn cất thật long trọng.
- Long trọng có nghĩa là đầy đủ nghi lễ và rất trang nghiêm.
- Các cậu bé làm như vậy là sai.
- 3 đến 5 HS nói theo suy nghĩ của mình. Lần sau các cậu đừng bao giờ bắt chim, hái hoa nữa nhé. Chim phải được bay bổng trên bầu trời xanh thẳm thì nó mới hót được. Hoa phải được tắm ánh nắng mặt trời.
+ Cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa.
- HS luyện đọc cả bài. Chú ý tập cách đọc thể hiện tình cảm
HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 3 trong SGK.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Các em phải yêu thương các loài chim: không nên bắt chim, không nên nhốt chúng vào lồng.
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học, Y/c HS về nhà xem lại bài.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 21	MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT: 63	BÀI: VÈ CHIM
I. Mục đích yêu cầu 
Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Một số loài chim cũng có đặc điểm, tính nết cũng như con người.
- Trả lời được câu hỏi 1, 3 trong SGK. Thuộc được một đoạn trong bài vè.
- HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 2 trong SGK. Thuộc được bài vè.
Kĩ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp khi đọc các dòng trong bài vè.
- Tốc độ có thể đạt khoảng 45 tiếng/phút.
Thái độ
- Yêu quý loài chim.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK (phóng to)
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tr ... ọi HS đọc đề bài.
Đề bài yêu cầu gì.?
GV: Đoạn văn gồm 4 câu a,b,c,d. Nếu được sắp xếp hợp lý, 4 câu văn này sẽ tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Em hãy đọc kỹ từng câu, sắp xếp lại cho đúng thứ tự, câu nào đặt trước, câu nào đặt sau để tạo thành một đoạn văn hợp lý.
- GV cho HS thảo luận nhóm.
GV phát cho mỗi nhóm băng giấy(1 bộ gồm 4 băng giấy).
GV nhận xét chốt lại nhóm nào đúng, nhanh nhất.
GV phân tích lời giải
Câu b câu mở đầu: Giới thiệu sự xuất hiện của chú chim gáy.
Câu a: Tả hình dáng những đốm cườm trắng trên cổ chú.
Câu d: tả hoạt động nhẩn nha nhặt thóc rơi
Câu e: Câu kết tiếng gáy của chú chim làm cánh đồng thêm yên ả, thanh bình 
- Làm theo yêu cầu.
- HS đọc đề bài
Cả lớp quan sát tranh đọc thầm lời 2 nhân vật
HS nói về nội dung tranh: bạn ngồi bên phải đánh rơi vở của bạn ngồi bên trái, vội nhặt vở lên và xin lỗi bạn, bạn này trả lời “không sao”
2,3 HS thực hành hỏi đáp, 1 HS hỏi 1 HS trả lời
HS nhận xét
Khi làm điều gì sai trái không phải với người khác phải biết xin lỗi. người đáp lại với thái độ lịch sự,nhẹ nhàng.
HS trao đổi
Tuỳ theo lỗi, có thể nói lời đáp khác nhau: Vui vẻ, buồn, phiền trách móc Song trong mọi trừơng hợp, cần thể hiện thái độ, lịch sự biết thông cảm biết kiềm chế bực tức vì mọi người mắc lỗi đã nhận lỗi, xin lỗi mình.
-1 HS đọc đề bài và tình huống cần đáp lại lời xin lỗi trong bài.
-1 cặp HS làm mẫu
HS 1 nói lời xin lỗi để được đi truớc trên cầu thang
HS 2 đáp lại
- Nhiều cặp HS thực hành nói lời xin lỗi và đáp lại lần lượt theo các tình huống a, b, c, d
- 1 HS đọc đề bài và các câu văn tả con chim gáy cần xếp lại thứ tự cho thành một đoạn văn.
- Cả lớp đọc thầm.
1 HS trả lời.
-HS thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm lên bảng dán các băng giấy cho đúng thứ tự.
HS nhận xét.
-3 HS đọc đoạn văn trên bảng.
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích môn học, giữ gìn sự trong sáng Tiếng Việt.
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn thực hành theo bài học
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 23	MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT: 23	BÀI: ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH
	VIẾT NỘI QUI
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết đáp lời phù hợp với tình huống giao tiếp cho trước (BT1, BT2)
- Đọc và chép lại được 2, 3 điều trong nội quy của trường (BT3)
Kĩ năng:
- Tự tin, dạn dĩ khi nói năng trước nhiều người
Thái độ
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
GV:- Tờ giấy in nội qui nhà trường hoặc bản nội qui được phóng to.
-Bảng phụ ghi nội dung BT 2a
-Tranh ảnh hươu sao, con báo. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV mời 2 HS lên kiểm tra khi em này đưa vở lên, sắm vai thực hành.
- Nhận xét cho điểm hs.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
 Giới thiệu bài.
Trong tiết TLV tuần trước các em đã đáp lời xin lỗi tiết học hôn nay cô sẽ gúp các em biết đáp lại lời khẳng định như thế nào cho hợp với tình huống. Sau đó các em sẽ chép lại 2,3 điều trong nội quy của trường cho đúng quy cách.
Hướng dẫn làm bài tập.
a/ Bài tập 1:(miệng)
- Gọi HS đọc đề bài.
- Đề bài yêu cầu gì.
- GV nêu yêu cầu.: các em quan sát kỹ bức tranh đọc lời các nhân vật trong tranh.
- GV hỏi: bức tranh thể hiện nội dung trao đổi giữa ai với ai.
GV: khi hỏi đáp lời các nhân vật – cần hỏi đáp với thái độ lịch sự vui vẻ.
b/ Bài tập 2:
Gọi HS đọc đề bài
Đề bài yêu cầu gì?
GV nên yêu cầu bài.
GV giới thiệâu tranh, ảnh hươu sao và báo. Sau đó treo bảng phụ ghi nội dung bt 2a và 3 mẫu trả lời. 1 cặp HS đóng vai mẹ và con.
Gv Nhận Xét
GV khi đáp lời khẳng định phù hợp tình huống với thái độ tự nhiên,
. Bài Tập 3: Viết
Gọi HS đề đề bài.
Đề bài yêu cầu gì?
GV nêu yêu cầu vào treo bảng nội qui của nhà trường lên bảng.
- GV hướng dẫn HS trình bày.
- GV kiểm tra chấm vở một số bài.
- 1 HS đọc đề bài
HS trả lời.
- Trao đổi giữa các bạn HS đi xem xiếc với cô bán vé.
Các bạn hỏi cô: “Cô ơi hôm nay có xiếc hổ không ạ” Cô đáp: Có chứ! Làm các bạn rất thích thú.
Từng cặp HS hỏi đáp theo lời nhân vật trong tranh HS 1 là HS, HS2 là cô bán vé.
1 HS đọc đề bài.
HS trả lời.
-1 cặp HS đóng và thực hành hỏi đáp.
-Con: Mẹ ơi đây có phải là con hươu sao không ạ
Mẹ: Phải đấy con ạ.
Con: Trông nó dễ thương quá
Nhiều cặp Hs thực hành hỏi đáp trước lớp theo các tình huống a,b,c.
HS nhận xét.
Các lời đáp.
b- Thế cơ ạ! Nó giỏi quá mẹ nhỉ. Vào rừng mà gặp nó thì nguy mẹ nhỉ?
c- May quá, Cháu xin gặp bạn ấy một chút ạ ! Cháu xin gặp bạn ấy được không ạ!
- HS đọc đề bài.
HS trả lời.
- 1-2 HS đọc thành tiếng nội qui
- HS tự chọn và chép vào vở 2, 3 điều trong nội qui.
- 5,6 HS đọc bài làm của mình (Có thể giải thích lý do chọn chép 2,3 điều này)
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích môn học, giữ gìn sự trong sáng Tiếng Việt.
5. Dặn dò: Yêu cầu HS thực hành những điều đã học: Đáp lời khẳng định thể hiện thái độ lịch sự lễ phép, ghi nhớ và tuân theo nội qui của trường GV nhận xét tiết học
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 24	MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT: 24	BÀI: ĐÁP LỜI PHỦ ĐỊNH
	NGHE TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết đáp lời phủ định trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2)
- Nghe kể, trả lời đúng câu hỏi về mẩu chuyện vui (BT3)
Kĩ năng:
- Tự tin, dạn dĩ khi nói năng trước nhiều người
Thái độ
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
GV - Máy điện thoại (hoặc đồ chơi) để HS thực hành đóng vai 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 2 cặp HS thực hành đóng vai làm lại BT 2b, 2c.
Nhận xét cho điểm hs.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a/ Giới thiệu bài: Bài hôm nay cô hứơng dẫn các em biết đáp lại lời phủ định trong giao tiếp – biết nghe và trả lời câu hỏi
b/ Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: (miệng)
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
Đề bài yêu cầu gì.
GV nên yêu cầu bài.
GV cho HS thảo luận nhóm
GV: Trong tình huống trên nếu chú bé dập máy luôn không đáp lời sẽ bị xem là vô lễ, bất lịch sự, làm cho người đầu máy bên kia khó chịu. Khi trao đổi điện thoại phải có thái độ lịch sự, nhã nhặn.
Bài tập 2: (miệng)
Gọi HS đọc đề bài và tình huống trong bài.
GV cho HS thảo luận nhóm.
GV nhận xét.
GV: Khi nói lời đáp phải phù hợp với mọi tình huống
Bài tập 3: (miệng)
Gọi HS đọc đề bài.
GV cho HS quan sát tranh.
GV vì sao là một chuyện cừơi nói về một cô bé ở thành phố về nông thôn thấy cái gì cũng lạ lẫm. Các em hãy lắng nghe câu chuyện để xem nghe cô bé hỏi anh họ cuả mình ở quê điều gì ?
GV kể: Vì sao ? Một cô bé lần đầu tiên về quê chới gặp cái gì cô cũng lấy làm lạ. thấy một con vật đang ăn cỏ, cô hỏi cậu anh họ.
- Sao con bò này không có sừng hả anh.
Cậu anh đáp.
- Bò không có sừng vì nhiều lý do lắm, có con bị gẫy sừng, có con còn non chưa có sừng. Riêng con này chưa có sùng vì nó là con ngựa.
GV kể lần 1:
Yêu cầu HS đọc các câu hỏi.
GV: kể lần 2,3
Yêu cầu học sinh hỏi đáp vói nhau.
Cho một số cặp hỏi đáp trước lớp.
Gvnhận xét
Yêu cầu hs làm bài vào vở.
- GV chấm một số bài.
- Chữa bài tập trên bảng.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài – cả lớp đọc thầm.
HS trả lời.
HS thảo luận nhóm đôi.
Từng cặp HS thực hành đóng vai HS 1 nói lời cậu bé - HS 2 nói lời một phụ nữ
HS 1: Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ!
HS2: ở đây không có ai là Hoa đâu cháu ạ!.
Thế à cháu xin lỗi cô.
- 1 HS đọc đề bài và tình huống trong bài.
Cả lớp đọc thầm.
HS thảo luận.
Từng cặp HS hỏi đáp.
HS nhận xét.
Các lời đáp.
Dạ thế ạ! Cháu xin lỗi cô /Không sao
Cháu chào cô / Dạ cháu sẽ hỏi thăm người khác ạ!
Thế ạ! Lúc nào rỗi bố mua cho con bố nhé/ Chắc bố bận quá để hôm khác mua cũng đựơc ạ! / Dạ không sao đâu con đợi đựơc bố ạ!..
Thế ạ! Mẹ nghỉ ngơi cho chóng khoẻ thuốc chưa kịp ngấm đấy mẹ ạ!
Hay là con nói với bố đưa mẹ đi bệnh viện nhé.
- HS đọc các đề bài và câu hỏi, câu trả lời.
HS trả lời
Cả lớp đọc thầm 4 câu hỏi quan sát tranh hình dung được nội dung mẩu chuyện.
1,2 HS nói về tranh cảnh đồng quê, một cô bé ăn mặc kiểu thành phố, đang hỏi một cậu bé ăn mặc kiểu nông thôn gì đó. Đứng bên cậu bé là một con ngựa.
HS đọc thầm các câu hỏi
HS thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trả lời.
HS 1 hỏi – HS 2 trả lời
HS nhận xét.
Các câu trả lời.
2 HS dựa vào 4 câu hỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
HS làm vào vở.
1 HS làm bài trên bảng phụ
4,5 HS đọc bài của mình
HS nhận xét.
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích môn học, giữ gìn sự trong sáng Tiếng Việt.
5. Dặn dò: Về nhà Thực hành đáp lời phủ định với tình huống, thể hiện thái độ lịch sự mang lại niềm vui cho mình và ngừơi khác.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Tieng Viet 21-24.doc