Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 9 đến 12

Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 9 đến 12

TUẦN: 09 MÔN: tiếng việt

Tiết: BÀI: ôn tập và kiểm tra giữa học kì i (tiết 1)

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (bài) thơ đã học.

Kĩ năng:

- Bước đầu thuộc bảng chữ cái (BT2). Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật (BT3, 4)

- HS khá, giỏi: Đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 35 tiếng/phút).

Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc

- Bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 80 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 9 đến 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04 – 10 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 09	MÔN: TIẾNG VIỆT
TIẾT:	BÀI: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (bài) thơ đã học.
Kĩ năng:
- Bước đầu thuộc bảng chữ cái (BT2). Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật (BT3, 4)
- HS khá, giỏi: Đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 35 tiếng/phút).
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc
- Bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1/ Giới thiệu bài
- Giới thiệu nội dung học tập của tuần 9 (ôn tập môn TV của các em trong 8 tuần vừa qua).
- Giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.
3.2/ Kiểm tra tập đọc
- Giáo viên cho HS bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Cho HS xem lại bài.
- GV nêu 1 câu hỏi trong bài đó.
- GV ghi điểm.
- Lần lượt GV cho HS bốc thăm và đọc.
3.3/ Đọc thuộc lòng bảng chữ cái
- Cho 1 HS đọc thuộc lòng bảng chữ cái
- Cho HS nối tiếp nhau đọc.
- Cho HS đố nhau.
- GV cho từng cặp HS đố nhau viết lên bảng con.
- Cho 1-2 HS đọc lại toàn bộ chữ cái.
3.4/ Xếp từ đã cho vào ô thích hợp trong bảng (viết)
- Cho 1 HS đọc yêu cầu bài 3
- Cho cả lớp đọc thầm lại.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS lên làm bài ở bảng phụ kẻ sẵn bài 3
GV nhận xét chốt lại lời đúng.
- 8 HS bốc thăm
- Lần lượt từng HS bốc
- HS đọc và trả lời CH
- 8 HS đọc và TLCH
- 1 HS đọc bảng chữ cái
- HS nối tiếp nhau đọc
- 1 HS đọc tên chữ cái
- 1 HS viết chữ cái và ngược lại
- Cả lớp làm vào vở
- 2 HS làm trên bảng
- Cả lớp nhận xét
HS khá, giỏi: Đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 35 tiếng/phút).
Chỉ người
Chỉ đồ vật
Chỉ con vật
Chỉ cây cối
Bạn bè
Bàn
Thỏ
Chuối
Hùng
Xe đạp
Mèo
Xoài
- Cho HS sửa bài
3.5/ Tìm thêm các từ có thể xếp vào các ô trong bảng
- Cho HS viết thêm các từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối vào vở.
- Cho 2 HS tiếp tục viết thêm từ ở bảng phụ.
- Cho HS đứng tại chỗ đọc bài làm của mình.
- Treo bảng phụ sửa bài.
- Cho những HS làm sai sửa bài.
- Những HS làm bài sai
- Viết thêm từ vào các cột của bài 3
- Lớp nhận xét
- 1, 2 HS đọc bài làm trong vở của mình.
- HS khác nhận xét.
Chỉ người
Chỉ đồ vật
Chỉ con vật
Chỉ cây cối
Bạn bè, Hùng .....
Bàn, xe đạp .......
Thỏ, mèo......
Chuối, xoài.....
Cô, bố, mẹ, ông, bà, 
Ghế, tủ, bát, vở.....
Hổ, báo, sư tử, bò, 
Na, mít, ổi, nhãn, cam, 
Em.......
Dê.......
Táo, hồng.......
- GV thu một số vở chấm. 
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Dặn HS học thuộc lòng 29 chữ cái.
- Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 04 – 10 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 09	MÔN: TIẾNG VIỆT
TIẾT:	BÀI: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (bài) thơ đã học.
Kĩ năng:
- Bước đầu đặt câu theo mẫu “Ai là gì?” (BT2). Biết xếp tên riêng người theo thứ tự bảng chữ cái (BT3)
- HS khá, giỏi: Đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 35 tiếng/phút).
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Phiếu ghi các bài tập đọc.
- Bảng phụ trình bày sẵn mẫu câu ở BT2 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1/ Giới thiệu bài
- Trong tiết này kiểm tra lấy điểm tập đọc.
- Ôân cách đặt câu theo mẫu Ai? là gì?.
- Ôân cách xếp tên riêng của người theo thứ tự bảng chữ cái.
3.2/ Kiểm tra tập đọc
- Giáo viên cho HS bốc thăm.
- Cho từng HS đọc lần lượt.
- Cho mỗi HS đọc một đoạn (bài) và TLCH theo nội dung đoạn đọc.
- GV ghi điểm từng em.
- Nếu có HS đọc chưa đạt yêu cầu cho về nhà ôn lại tiết sau kiểm tra.
3.3/ Đặt 2 câu theo mẫu
- Cho 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
- GV mở bảng phụ đã ghi mẫu câu ở BT2
Ai (cái gì, con gì)
Bạn Lan
Chú Nam
Bố em
- Cho 1-2 HS nhìn bảng đặt câu theo mẫu
- Cho HS đặt câu trên giấy nháp
- GV cho HS đọc lại câu em đặt
- GV nhận xét
3.4/ Ghi lại tên riêng của các nhân vật trong những bài tập đọc đã học ở tuần 7 và 8 theo đúng thứ tự bảng chữ cái
- GV nêu yêu cầu bài.
- Cho 1 HS đọc tên bài tập đọc ở tuần 7.
- Cho HS mở từng bài tập đọc, đọc các tên riêng trong bài đó.
- GV ghi lên bảng các tên riêng.
Trong bài ‘’Người thầy cũ’’ có các tên nào?
Bài ‘’Người mẹ hiền’’ có những tên nào?
Bài ‘’Bàn tay dịu dàng’’ có tên nào?
- GV ghi các tên riêng lên bảng.
- GV cho 3, 4 HS lên bảng sắp xếp các tên theo thứ tự như trong bảng chữ cái.
GV nhận xét chốt lại lời giải đúng (An, Dũng, Khánh).
- 7, 8 HS bốc thăm
- Từng HS lần lượt đọc và trả lời câu hỏi
Là gì
là HS giỏi
là công nhân
là bác sĩ
- HS nhìn bảng đặt câu theo mẫu
HS làm bài vào vở nháp
- HS lần lượt đọc các câu em đặt
- Cả lớp mở mục lục sách tìm tuần 7, 8
- Người thầy cũ, thời khoá biểu, cô giáo lớp em, 
- HS đọc các tên riêng trong bài tập đọc
- Dũng, Khánh
- Minh, Nam
- An
HS khá, giỏi: Đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 35 tiếng/phút).
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà tiếp tục học bảng chữ cái.
- Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 04 – 10 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 09	MÔN: TIẾNG VIỆT
TIẾT:	BÀI: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 3)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (bài) thơ đã học.
Kĩ năng:
- Biết tìm từ chỉ hoạt động của vật, của người và đặt câu nói về sự vật (BT2, 3)
- HS khá, giỏi: Đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 35 tiếng/phút).
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Phiếu ghi các bài tập đọc.
Bảng phụ kẻ bảng để HS làm BT2. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1/ Giới thiệu bài
Hôm nay ta kiểm tra lấy điểm tập đọc và ôn các từ chỉ hoạt động.
3.2/ Kiểm tra lấy điểm tập đọc
- Giáo viên cho HS bốc thăm chọn bài tập đọc.
- GV đặt câu hỏi.
- GV ghi điểm từng em.
- Gọi khoảng 8 HS.
- GV cho HS lần lượt đọc, trả lời câu hỏi, ghi điểm.
3.3/ Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người trong bài ‘’Làm việc thật là vui’’ (miệng)
- Cho cả lớp đọc thầm bài ‘’Làm việc thật là vui’’.
- Cho HS viết các từ ra vở nháp.
- 1 HS lên bảng viết từ.
3.4/ Ôân tập về đặt câu kể vê một con vật, đồ vật, cây cối
-Gọi HS đọc yêu cầu bài 3:
- Yêu cầu tự làm bài vào vở.
- Gọi HS lần lượt nói câu của mình, HS nối tiếp nhau trình bày bài làm.
- HS bốc thăm
- HS đọc bài và TLCH
- Từng HS lần lượt bốc thăm, đọc bài, TLCH
- Cả lớp đọc bài
- Viết từ ra nháp
- Đọc yêu cầu bài
- Tự làm bài vào vở.
HS khá, giỏi: Đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 35 tiếng/phút).
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Về xem lại bài. Nhận xét tiết học
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 04 – 10 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 09	MÔN: TIẾNG VIỆT
TIẾT:	BÀI: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 4)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (bài) thơ đã học.
Kĩ năng:
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả Cân voi (BT2); (tốc độ viết khoảng 35 chữ/15 phút).
- HS khá, giỏi: Viết đúng, rõ ràng bài chính tả (tốc độ viết trên 35 chữ/15 phút).
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu ghi các bài tập đọc.
- Vở viết chính tả. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1/ Giới thiệu bài
Hôm nay chúng ta tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và ôn luyện chính tả.
3.2/ Kiểm tra lấy điểm tập đọc (8 HS)
- Giáo viên cho HS bốc thăm.
- GV cho HS đọc bài
- GV ghi điểm.
3.3/ Viết chính tả
- GV đọc bài con voi.
Giải nghĩa các từ: sứ  ... tuyên dương em viết đẹp
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 11 – 10 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 10	MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT: 10	BÀI: KỂ VỀ NGƯỜI THÂN
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết kể về ông bà hoặc người thân dựa theo câu hỏi gợi ý (BT1)
- Viết được đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu về ông bà hoặc người thân (BT2).
Kĩ năng:
- Nói được về ông bà hoặc người thân.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
GDBVMT (trực tiếp): Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ BT1 (SGK).
- Vở tập làm văn. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1. Giới thiệu bài:
Bài TLV hôm nay các em biết kể về ông bà người thân với những tình cảm đẹp đẽ nhất và viết lại được những điều vừa kể thành 1 đoạn văn.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
a. Bài tập 1 (Miệng)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài và các gợi ý.
- GV nhắc HS: Các câu hỏi trong bài tập chỉ là gợi ý, yêu cầu của bài tập là kể chứ không phải trả lời câu hỏi.
- GV gợi tình cảm của ông bà, người thân đối với các em như thế nào?
- Cả lớp suy nghĩ chọn đối tượng sẽ kể.
- HS nói trước lớp đối tượng chọn sẽ kể là ai.
- 1 HS giỏi kể mẫu trước lớp.
- GV nhận xét.
- GV cho HS kể theo nhóm.
- GV theo dõi giúp đỡ.
- Đại diện các nhóm thi kể.
- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn ngưởi kể hay nhất.
GV: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội. Qua bài tập này các em có thể kể về ông, bà hoặc người thân của mình. Từ đó hiểu biết thêm những tình cảm yêu thương của ông bà (người thân) dành cho em để có biểu hiện đúng với tình thương yêu vô vàng đó. 
b. Bài tập 2: (viết).
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- GV nhắc HS: BT yêu cầu các em viết lại những gì các em vừa nói ở BT 1.
+ Các em cần viết rõ ràng, đúng từ, đặt câu cho đúng. Viết xong phải đọc lại bài phát hiện và sửa những chỗ sai.
- GV cho HS làm bài vở tập làm văn.
- GV theo dõi, giúp đỡ những em yếu.
- GV cho nhiều em đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét.
- GV thu 5 vở chấm.
- GV nhận xét bài chấm.
- HS đọc yêu cầu bài và các câu hỏi.
- HS kể.
- HS nhận xét.
- Nhóm 1 nhận xét.
- Kể sát theo các gợi ý: Bà em năm nay 60 tuổi. Trước khi bà nghỉ hưu bà dạy ở trường tiểu học, bà rất yêu thương, chăm sóc, chìu chuộng em.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS viết bài.
- HS đọc bài viết trước lớp.
- HS nhận xét
- Cả lớp nhận xét.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Tình cảm gia đình quý trọng như thế nào? Em có biết ai đang thiếu tình cảm gia đình không? Người đó có bị thiệt thòi gì? Em cần có cách cư xử với người đó như thế nào để giúp họ bớt tủi khổ?
- Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội.
5. Dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thiện bài viết. Viết lại vào vở
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 25 – 10 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 11	MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT: 11	BÀI: CHIA BUỒN AN ỦI
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết nói lời chia buồn, an ủi đơn giản với ông bà trong những tình huống có thể (BT1, 2)
- Viết được một bức bưu thiếp ngắn thăm hỏi ông bà khi em biết tin quê nhà bị bão (BT3)
Kĩ năng:
- Biết viết bưu thiếp thăm hỏi
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Mỗi HS mang đến lớp 1 bưu thiếp.
- Vở tập làm văn. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc đoạn văn ngắn kể về ông bà hoặc người thân (BT2 tuần 10)
GV nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1. Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống, các em không chỉ cần nói lời cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, để nghị mà còn phải nói lời chia buồn, an ủi với người thân và người xung quanh để thể hiện sự thông cảm, quan tâm. Bài học hôm nay cô dạy các em nói lời chia buồn, an ủi ông bà, sau đó các em luyện viết 1 bưu thiếp thăm hỏi ông bà.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
a. Bài tập 1. (Miệng)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- GV nhắc HS cần nói lời hỏi thăm sức khoẻ ông bà, ân cần thể hiện sự quan tâm và tình cảm thương yêu.
- GV cho HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
b. Bài tập 2: HS làm miệng.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- GV: BT này yêu cầu các em hãy nói lời an ủi với ông, bà.
- HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét.
GV: Khi ông bà có điều buồn phiền các em nói lời an ủi với ông bà.
c. Bài tập 3 (viết).
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV: yêu cầu bài này viết thư ngắn – như viết bưu thiếp thăm hỏi ông bà khi nghe tin bị bão.
- GV cho HS đọc lại bài Bưu thiếp (TV2/1 trang 80).
- GV nhắc HS viết lời thăm hỏi ông bà ngắn gọn bằng 2, 3 câu thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng.
- HS viết bài trên bưu thiếp.
- GV cho HS đọc bài.
- GV nhận xét, chấm điểm.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS nhận xét.
- HS có thể nói: ông ơi, ông mệt thế nào ạ, hoặc bà ơi bà cứ nghỉ ngơi cháu sẽ giúp bà mọi việc 
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS nhận xét.
Ví Dụ: Ông đừng tiếc nữa ông ạ. Cái kính này cũ quá rồi, bố cháu sẽ mua tặng ông cái kính khác 
Hoặc: Bà đừng tiếc bà nhé. Ngày mai cháu với bà sẽ trồng 1 cây khác 
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS đọc bài.
- HS viết bài.
- 3 đến 4 em đọc bài.
- HS nhận xét. 
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: GV nhận xét tiết học.
GV nêu yêu cầu HS thực hành những điều đã học, viết bưu thiếp thăm hỏi thực hành nói lời chia buồn, an ủi với bạn bè, người thân 
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 01 – 11 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 12	MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT: 12	BÀI: GỌI ĐIỆN
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Đọc hiểu bài Gọi điện, biết một số thao tác gọi điện; trả lời được các câu hỏi về thứ tự các việc cần làm khi gọi điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại (BT1)
- Viết được 3 – 4 câu trao đổi qua điện thoại theo 1 trong 2 nội dung nêu ở BT2.
Kĩ năng:
- Bước dầu thực hiện được kĩ năng gọi điện thoại.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
Máy điện thoại (máy thật hoặc đồ chơi) 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS làm lại BT1 tuần 11.
- 3 HS đọc bức thư ngắn hỏi thăm ông bà.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1. Giới thiệu bài:
Các em đã đọc bài điện thoại, đã biết 1 số điều cần ghi nhớ khi gọi điện. Tiết TLV hôm nay cô sẽ dạy các em nắm được 1 số điều cần làm khi gọi điện như: thứ tự các việc cần làm khi gọi điện, tín hiệu điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại. Sau đó các em sẽ học viết 1 vài câu trao đổi qua điện thoại theo tình huống giao tiếp cụ thể.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
3.2. 1. Bài tập 1. (Miệng)
- Cho HS đọc bài gọi điện.
- GV hướng dẫn HS trả lời từng câu.
a) Sắp xếp lại thứ tự các việc phải làm khi gọi điện.
- GV: Khi gọi điện các em phải nắm được các thao tác phải làm khi gọi điện thoại.
b) Tìm hiểu các tín hiệu sau nói điều gì?
“Tút” ngắn, liên tục.
“Tút “ dài ngắt quãng.
GV nhận xét.
c) Nếu bố mẹ của bạn cầm máy, em xin phép nói chuyện với bạn như thế nào?
- GV: Các em cần ghi nhớ cách gọi điện thoại lễ phép lịch sự khi nói chuyện điện thoại.
3.2. 2. Bài tập 2: viết.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV gợi ý HS trả lời từng câu hỏi trước khi viết.
Tình huống a:
+ Bạn gọi điện cho em nói chuyện gì?
+ Bạn có thể nói với em như thế nào?
+ Em đồng ý và hẹn ngày giờ cùng đi, em sẽ nói lại thế nào?
Tình huống b:
+ Bạn gọi điện cho em lúc em đang làm gì?
+ Bạn rủ em đi đâu?
+ Em hình dung bạn sẽ nói với em như thế nào?
+ Em từ chối vì còn bận học, em sẽ trả lời bạn ra sao.
+ HS chọn 1 trong 2 tình huống đã nêu để viết 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại.
- GV nhắc HS trình bày đúng lời đối thoại, viết gọn, rõ ràng.
- GV giúp đỡ những em yếu.
- 3, 4 HS khá giỏi đọc bài viết.
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, góp ý. 
- 2 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời.
Tìm số máy của bạn trong sổ.
Nhấc ống nghe lên.
Nhấn số.
- HS: máy đang đợi.
- HS: Chưa có ai nhấc máy.
- HS: xin phép bố mẹ của bạn cho nói chuyện với bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài và 2 tình huống.
- Rủ em đến thăm 1 bạn trong lớp bị ốm.
- Hoàn đấy à, mình là Tâm đây! Này, bạn Hà vừa bị ốm đấy, bạn có đi với mình đến thăm Hà được không?
- Đúng 5 giờ chiều nay mình sẽ đến nhà Tâm rồi cùng đi nhé.
- Đang học bài.
- Đi chơi.
- Alô! Thành đấy phải không? Tớ là Quân đây ! cậu đi thả diều với chúng tớ đi !
- Không được tớ đang học bài cậu thông cảm vậy nhé.
- HS làm bài vào vở BT.
- HS đọc.
- HS nhận xét. 
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. 2 HS nhắc lại 1 số việc cần làm khi gọi điện, cách giao tiếp qua điện thoại.
5. Dặn dò: GV nhận xét tiết học dặn HS về nhà chép đoạn viết (BT3) vào vở cho sạch sẽ, đúng yêu cầu.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Tieng Viet 9-12.doc