Giáo án Tin học quyển 3

Giáo án Tin học quyển 3

A. MỤC TIÊU

- Học sinh nhớ lại những kiến thức đã học và những hiểu biết qua các phương tiện thông tin đại chúng về máy tính.

- Tác dụng của máy tính đối với đời sống con người.

- Rèn khả năng tư duy, khái quát vấn đề. Sự say mê môn học, thích khám phá những tính năng ưu việt mà máy tính mang lại

B. ĐỒ DÙNG

 Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan.

 Học sinh: Kiến thức liên quan

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP

 I. Ổn định lớp:

 II. Kiểm tra bài cũ:

o Em hãy nêu những tác dụng mà máy tính mang lại cho con người?

 

doc 63 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1550Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học quyển 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1	
Tiết: 1+2
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Khám phá máy tính
Bài 1: Những gì em đã biết
A. Mục tiêu
Học sinh nhớ lại những kiến thức đã học và những hiểu biết qua các phương tiện thông tin đại chúng về máy tính.
Tác dụng của máy tính đối với đời sống con người.
Rèn khả năng tư duy, khái quát vấn đề. Sự say mê môn học, thích khám phá những tính năng ưu việt mà máy tính mang lại
B. Đồ dùng
	Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan.
	Học sinh: Kiến thức liên quan
C. Các hoạt động dạy học trên lớp 
	I. ổn định lớp:
	II. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu những tác dụng mà máy tính mang lại cho con người?
	III. Bài mới
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung ghi bảng
GV: qua học tập bộ môn tin học cũng như qua các phương tiện truyền thông các em đã được tiếp cận với rất nhiều thông tin về máy vi tính.
? Vậy các em biết được những gì về máy vi tính.
GV gọi một số HS lên trả lời những hiểu biết của mính về máy vi tính? 
Nhận thức của em về máy vi tính? HS trả lời 
GV nhận xét
Nó có lợi hay không? ý thức của người sử dụng máy vi tính có quan trọng không?
HS trả lời
GV nhận xét
Những gì em đã biết về máy vi tính:
Máy vi tính là công cụ sử lí thông tin. Máy tính xử lí thông tin vào và cho kết quả là thông tin ra.
Máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình do con người viết.
Chương trình và các kết quả làm việc với máy tính đựơc lưu trên các thiết bị lưu trữ.
Các chương trình và thông tin quan trọng, thường xuyên dùng đến được lưu trên đĩa cứng.
Các thiết bị lưu trữ phổ biến được dùng để trao đổi thông tin là đĩa mềm, đĩa CD, và thiết bị nhớ flash.
IV. Củng cố: 
	Tóm tắt lại bài, cho học sinh làm bài tập. lên phòng máy thực hành để thấy tác dụng mà máy tính mang lại trong việc học tập.
V. Hướng dẫn về nhà.
	Tìm hiểu thêm các thông tin về máy tính.
D. Bài học kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Tuần:	2	
Tiết: 3+4
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Khám phá máy tính
Bài 2: Thông tin được lưu trong máy tính như thế nào?
A. Mục tiêu
Học sinh hiểu hơn về chương trình và bộ nhớ máy tính
Biết được cách lưu trữ và tổ chức thông tin trong máy tính.
Rèn khả năng tư duy, khái quát vấn đề. Sự say mê môn học, thích khám phá máy tính.
B. Đồ dùng
- Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan.
- Học sinh: Kiến thức liên quan
C. Các hoạt động dạy học trên lớp 
	I. ổn định lớp:
	II. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu những hiểu biết của mình về máy vi tính?	
	III. Bài mới
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung ghi bảng
GV: Đưa ra hình ảnh sách vở để lộn xộn trên một chiếc bàn. và một ảnh sách vở được xếp theo từng loại và để trong từng ngăn riêng.
GV hỏi HS:
Theo em, sách vở để như trên hình nào dễ tìm hơn?
Tương tự, để dễ tìm, thông tin trong máy tính cũng cần được sắp xếp một cách có trật tự.
Biểu tượng của thư mục có hình dáng một kẹp giấy.
Giống như một ngăn sách có thể chứa các ngăn nhỏ hơn thư mục cũng vậy cũng có thể chứa nhiều thư mục con bên trong.
Vậy làm thế nào để xem đựơc các thư mục?
Các thư mục được chứa trong các thiết bị lưu trữ trong máy tính như ổ đĩa cứng, đĩa CD .... Nên muốn mở thư mục để xem thông thường ta phải mở các ổ đĩa ra
Tệp và thư mục
- Thông tin trong máy tính được lưu trong các tệp: tệp chương trình, tệp văn bản, tệp hình vẽ, ...
- Mỗi tệp có một tên để phân biệt. mỗi tệp còn có một biểu tượng.
- Các tệp được lưu trong các thư mục. Mỗi thư mục cũng có một tên và biểu tượng. 
- Một thư mục có thể chứa những thư mục con khác.
2. Xem các thư mục và tệp
Để xem các tệp và thư mục có trong máy tính ta nháy đúp chuột vào biểu tượng My computer
Một cửa sổ hiện ra: với biểu tượng của các đĩa cứng, ...
Chú ý: Biểu tượng của thiết bị nhớ flash chỉ hiện ra khi nó đựơc cắm vào máy. 
Cách khác để khám phá máy tính:
Nháy chuột phải lên biểu tượng My computer và nháy vào Explore.
Thực hành:
Cho học sinh làm bài tập. lên phòng máy thực hành:
TH1: Khởi động máy tính. Nháy đúp chuột vào biểu tượng My computer trên màn hình nền. Quan sát cửa sổ xuất hiện. Nhận biết và đọc tên các đĩa, ổ đĩa và thiết bị lưu trữ khác hiện ra trong cửa sổ.
TH2: Khám phá máy tính bằng cách thứ hai: nháy nút phải chuột lên biểu tượng My computer rồi chọn Explore. Nháy chuột vào biểu tượng ổ đĩa C ở ngăn bên trái. Quan sát sự thay đổi của ngăn bên phải cửa sổ. Sau đó nháy chuột ở dấu + bên trái biểu tượng đĩa C. Quan sát sự thay đổi của ngăn bên trái cửa sổ. Nếu nháy đúp chuột vào biểu tượng một đĩa, ngăn bên phải cho ta thấy các thư mục và tệp có trong đĩa đó.
TH3: Nháy chuột trên một biểu tượng của thư mục để mở xem nội dung của thư mục đó ở ngăn bên phải. Quan sát sự thay đổi hình dáng của biểu tượng thư mục.
TH4: Hãy tìm thư mục chứa tệp văn bản hoặc tệp bức tranh đã được lưu trong máy tính.
IV. Củng cố: Nhận xét ưu, nhược điểm.
V. Hướng dẫn về nhà.
D. Bài học kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Tuần:	3	
Tiết: 5+6
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Khám phá máy tính
Bài 3: Tổ chức thông tin trong máy tính
A. Mục tiêu
Học sinh biết cách mở tệp đã có trong máy tính, lưu kết quả làm việc trên máy tính.
Biết được cách lưu trữ và tổ chức thông tin trong máy tính một cách khoa học, có hệ thống.
Rèn khả năng tư duy, khái quát vấn đề. Sự say mê môn học, thích khám phá tìm tòi học hỏi.
B. Đồ dùng
	Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan, phòng máy.
	Học sinh: Kiến thức liên quan
C. Các hoạt động dạy học trên lớp 
	I. ổn định lớp:
	II. Kiểm tra bài cũ:
Thông tin được lưu như thế nào trong máy tính?
Em hiểu thế nào là thư mục?	
	III. Bài mới
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung ghi bảng
GV: Cùng học với máy tính, có thể em đã tạo ra các tệp: tệp văn bản, tệp hình vẽ, ... khi cần em có thể mở lại những tệp đó để sửa đổi.
Để mở một tệp (văn bản hay hình vẽ) đã được lưu trên máy tính, em cần nhớ tên thư mục chứa tệp đó.
GV: ? Em hãy nêu cách lưu văn bản.
HS: 
GV: củng cố lại 
Để lưu văn bản đang soạn thảo hoặc hình ảnh đang vẽ trên máy tính, ta nhấn đồng thời hai phím Ctrl và S. Văn bản hoặc hình ảnh sẽ được lưu vào một tệp, trong một thư mục nào đó.
Sau đây cô và các em sẽ cùng đi tìm hiểu cách lưu các tệp.
Làm thế nào để các tệp văn bản, hình ảnh, ... mà ta vừa tạo ra được sắp xếp một cách ngăn nắp, khoa học.
=> Lưu vào các thư mục riêng.
Kết quả làm việc trên máy tính ngày càng nhiều. Để thuận tiện cho việc tìm về sau, ta sẽ cần một thư mục riêng lưu giữ các kết quả đó.
Mở tệp đã có trong máy tính
Để mở tệp đã có trong máy tính ta làm theo các bước sau:
B1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng My Computer 
B2: Nháy vào nút Folder 
B3: Nháy chuột trên thư mục chứa tệp cần mở.
B4: Nháy đúp chuột trên biểu tượng tệp cần mở.
2. Lưu kết quả làm việc trên máy tính.
Nhấn đồng thời tổ hợp phím Ctrl và S sau đó thực hiện theo các bước sau:
B1: Nháy đúp chuột trên biểu tượng ổ đĩa chứa thư mục em cần lưu kết quả.
B2: Nháy đúp chuột trên biểu tượng của thư mục.
B3: Gõ tên tệp và nháy nút Save.
Chú ý: Sau khi nháy đúp để mở một thư mục, em có thể mở tiếp các thư mục con bên trong nó.
Ta có thể lưu tệp trên đĩa cứng, đĩa mềm hay thiết bị nhớ flash, nhưng không lưu được trên đĩa CD. Muốn ghi thông tin trên đĩa CD người ta cần phần mềm đặc biệt khác.
3.Tạo thư mục riêng của em.
B1: Vào ổ đĩa cần tạo thư mục
B2: Nháy nút phải chuột trong ngăn bên phải cửa sổ.
B3: Trỏ chuột vào new.
B4: Nháy vào Folder
B5: Gõ tên cho thư mục rồi nhấn phím Enter.
Thực hành:
Cho học sinh làm bài tập. lên phòng máy thực hành:
TH1: Khởi động máy tính. Nháy đúp chuột vào biểu tượng My computer trên màn hình nền, tìm thư mục có chứa một tệp văn bản hay tệp hình vẽ em đã tạo và lưu trong máy tính. Sau đó nháy đúp chuột để mở tệp đó.
TH2: Tạo một tệp văn bản hoặc tệp hình vẽ và lưu tệp đó trong một thư mục đã có sẵn trên máy tính.
TH3: Tạo một thư mục mới và đặt tên cho thư mục đó. Sau đó tạo tệp văn bản hoặc tệp hình vẽ và lưu tệp đó trong thư mục em mới tạo được.
IV. Củng cố: Nhận xét ưu, nhược điểm.
V. Hướng dẫn về nhà: 
Học thuộc bài.
D. Bài học kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................ ... .......................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
Tuần 16+17	
Tiết 31-34
 Ngày soạn: 24/10/2007
 Ngày dạy: .
Soạn thảo văn bản đơn giản
A. Mục tiêu
	- Học sinh thực hiện thành thạo hơn cỏc thao tỏc soạn thảo văn bản đơn giản 
	- Biết cỏch trỡnh bày, bố cục một văn bản.
	- Giỏo dục đức tớnh chăm chỉ, ham học hỏi, tỡm tũi.
B. Đồ dùng
	Giáo viên: Giáo án, tài liệu liờn quan, phũng mỏy.
	Học sinh: Kiến thức.
C. Các hoạt động dạy học trên lớp 
	I. ổn định lớp:
Lớp
Sĩ số
Vắng
5A
28
5B
28
5C
28
	II. Kiểm tra bài cũ:	
	? Nờu cỏc cỏch lưu văn bản em đó học.
	III. Bài mới
	GV làm mẫu sau đú cho học sinh thực hành: (cú giấy phỏt tay cho học sinh)
	GV gọi học sinh lờn thực hành. Tuỳ từng đối tượng học sinh mà giáo viên cho thực hành các mẫu khác nhau. GV khá giỏi giáo viên có thể cho thực hành 2 mẫu trở lên nếu còn thời gian. 	
GV thường xuyờn quan sỏt nhắc nhở, giải đỏp kịp thời cỏc thắc mắc của học sinh đặc biệt với hs yếu cần sát sao, hướng dẫn chi tiết.	
	 Yờu cầu: Gừ đoạn văn bản sau:
Trình bày văn bản theo mẫu, sau đó lưu lại với tên: vb.doc
Mẫu 1:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập-Tự do- Hạnh phúc
--------*--------
Giấy mời
Trường tiểu học Dạ Trạch
Trân trọng kính mời:
Chức vụ: 
Đến tại: Trường tiểu học Dạ Trạch
Để: ...
Thời gian:...giờ...ngàytháng...năm 200
Kính mong:đến đúng giờ để...thành công tốt đẹp.
Ngày tháng năm 200..
T/M trường
Mẫu 2:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do-hạnh phúc
- -- --- ˜ & ™--- -- -
Giấy mời
Họp lớp
Tập thể lớp 5G – khoá 1991-1986
Trân trọng kính mời bạn:
Đến tại: Trường tiểu học Dạ Trạch
Để:	 Dự họp lớp 
Thời gian: 14 giờ 00 ngày 19 tháng 2 năm 2007 (Tức ngày mồng 3 tết âm lịch)
Kính mong các bạn đến đúng giờ để buổi họp lớp được vui vẻ!
Ngày 1 tháng 2 năm 2007
T/M lớp
 Nguyễn Đức Minh
Mẫu 3:
Trường tiểu học Dạ Trạch với 5 khối chia thành 14 lớp như sau:
Khối lớp 1
Lớp 1A: Cô Hương chủ nhiệm
Lớp 1B: Cô Xuyên chủ nhiệm
Lớp 1C: Cô Tâm chủ nhiệm
Khối lớp 2
Lớp 2A: Cô Vinh chủ nhiệm
Lớp 2B: Cô Huyền chủ nhiệm
Lớp 2C: Cô Hảo Chủ nhiệm
Khối lớp 3
Lớp 3A: Cô Quế chủ nhiệm
Lớp 3B: Cô Hương chủ nhiệm
Khối lớp 4
Lớp 4A: Cô Đảm chủ nhiệm
Lớp 4B: Cô Lý chủ nhiệm
Lớp 4C: Cô HươngChủ nhiệm
Khối lớp 5
Lớp 5A: Cô Anh chủ nhiệm
Lớp 5B: Cô Hằng chủ nhiệm
Lớp 5C: Cô Hướng Chủ nhiệm
Mẫu 4:
ba và con gái
 Có một ngày con gái được ba tập lái xe Honda. Con gái thích lắm. Tuy vậy, do mới học nên đi đâu con gái cũng có ba đi kèm. Ba ngồi sau làm "quân sư", chỉ dặn con gái khi cần thiết. Đến khúc quanh hay ngã tư, ba bảo con gái giảm tốc độ. Ba còn trở thành vị cứu tinh cho con gái khi gặp những đoạn đường nguy hiểm, khó chạy, để con gái ngồi sau, tin cậy, bình yên.
 Ngày kia, ba cùng con gái đi thăm một người bà con. Quãng đường khá dài, lại có nhiều đoạn đường nhấp nhô. Đường về, ba trao tay lái cho con gái. Thấy con gái có vẻ e ngại, ba mỉm cười động viên. Con gái nhìn vào mắt ba, không dưng cũng tin rằng mình sẽ làm được. Và rồi con gái đã chở ba về đến nhà một cách an toàn trong ánh mắt lo lắng xen lẫn ngạc nhiên của mẹ.
 Giờ đây, con gái đã là cô sinh viên năm hai, hai tuần một lần tự mình chạy xe hơn ba mươi cây số để về thăm nhà. Những lúc như thế, con gái thầm mong ước có ba bên cạnh, để được nghe những lời nhắc nhở đầm ấm thương yêu của ba, để những lúc khó khăn lại được ngồi sau ba, tin cậy và bình yên.
IV. Củng cố
	Chốt lại các kiến thức cơ bản, trọng tâm đã học.
	V. Hướng dẫn về nhà
	 	Xem kĩ lại các bài đã học
D. Bài học kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
Tuần 18	
Tiết 35-36
 Ngày soạn: 25/10/2007
 Ngày dạy: .
ễN TẬP 
A. Mục tiêu
- Hệ thống lại những kiến thức đã học
- Củng cố kiến thức có hệ thống, logic
- Giáo dục tính chăm chỉ, cẩn thận, khả năng tổng hợp kiến thức.
B. Đồ dùng
	Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
	Học sinh: Kiến thức
 C. Các hoạt động dạy học trên lớp 
	I. ổn định lớp:
Lớp
Sĩ số
Vắng
5A
5B
5C
	II. Kiểm tra bài cũ:
a. Kiểm tra an toàn phũng mỏy.
	Kiểm tra lại lần cuối tỡnh trạng họat động của cỏc thiết bị điện, mỏy múc.
 b. Bố trớ vị trớ thực hành.
GV phõn cụng vị trớ thực hành cho từng học sinh và yờu cầu cỏc em ngồi đỳng vị trớ thực hành.
 III. Bài ôn tập:
Kiến thức cần nhớ
HS: Nhắc lại cỏc kiến thức đó học
GV đưa ra hệ thống các câu hỏi để hs trả lời:
? Nêu tác dụng của phím Backspace và phím Delete. Rút ra sự giống và khác nhau.
? Em hiểu thế nào là kí tự trống
? Cách thay đổi cỡ chữ và phông chữ
 ? Làm thế nào để di chuyển một đoạn văn bản
? Có mấy cách để biến một đoạn văn thành 3 đoạn văn giống hệt nhau
? Các thao tác định dạng văn bản: Căn lề
? Các bước để tạo khung cho văn bản
? Tạo kí tự dạng Drop cap và định số cột cho văn bản
Nội dung thực hành
GV phát giấy cho HS có chứa nội dung bài thực hành.
GV hướng dẫn sau đú cho học sinh thực hành:
GV: cho học sinh lần lượt lờn thực hành. Quan sỏt học sinh thực hành để uốn nắn, sửa sai kịp thời cho học sinh.
Khi học sinh đang thực hành, GV cú thể gọi cỏc học sinh khỏc ngồi ở dưới nờu nhận xét.
IV. Củng cố:
- Nhận xét tiết ôn tập. Rút ra ưu nhược điểm, nội dung chính cần nhớ.
V. Hướng dẫn về nhà.
- ễn lại bài.
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
Tuần 19	
Tiết 37-38
 Ngày soạn: 25/10/2007
 Ngày dạy: .
KIỂM TRA HỌC Kè I
A. Mục tiêu
- Đỏnh giỏ kết quả học tập của học sinh
- Củng cố lại kiến thức đó học
- Rốn tớnh cẩn thận, khả năng trỡnh bày
B. Đồ dùng
	Giáo viên: Giáo án, đề kiểm tra, phòng máy
	Học sinh: kiến thức.
 C. Các hoạt động dạy học trên lớp 
	I. ổn định lớp:
Lớp
Sĩ số
Vắng
5A
5B
5C
	II. Kiểm tra bài cũ:
	III. Bài mới:
	GV phát đề cho HS sau đó gọi hs lên thực hành. 
Trong quá trình HS thực hành GV quan sát, nghiêm cấm HS hỏi bài nhau.
Đề bài
Trình bày văn bản theo mẫu, sau đó lưu lại với tên: vb.doc
Mẫu 1:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập-Tự do- Hạnh phúc
--------*--------
Giấy mời
Trường tiểu học Dạ Trạch
Trân trọng kính mời:
Chức vụ: 
Đến tại: Trường tiểu học Dạ Trạch
Để: ...
Thời gian:...giờ...ngàytháng...năm 200
Kính mong:đến đúng giờ để...thành công tốt đẹp.
Ngày tháng năm 200..
T/M trường
IV. Củng cố: Nhận xét tiết kiểm tra.
V. Hướng dẫn về nhà.
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tin hoc Quyen 3 hot.doc