Giáo án Tin học lớp 4 - Tuần 1 đến 12 - GV: Nguyễn Thị Phượng

Giáo án Tin học lớp 4 - Tuần 1 đến 12 - GV: Nguyễn Thị Phượng

Phần I : LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH

Bài 1: A. LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH

I. MỤC TIÊU

 1- Kiến thức : Giúp HS :

- Nắm được các bộ phận của máy vi tính và chức năng của các bộ phận này.

 2- Kỹ năng:

- Học sinh có thể phân biệt, nhận diện được từng bộ phận của máy vi tính.

 3- Thái độ :

- Truyền cho HS lòng yêu thích khi làm việc với máy tính, sự ham muốn tìm tòi, khám phá máy tính qua nội dung bài học.

- HS có thái độ học tập nghiêm túc ngay từ những giờ đầu làm quen vơi máy tính.

II. CHUẨN BỊ

- GV : Giáo án, dụng cụ dạy học.

- HS : Vở, bút, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1- Ổn định tổ chức :

2- Bài mới : * Giới thiệu bài :

Bài 1 : A. NHẬN DẠNG VÀ LÀM QUEN VỚI MÁY VI TÍNH

HĐ1: Giới thiệu máy vi tính:

- Giới thiệu cho các em người bạn mới đó là máy vi tính. Giúp các em làm toán, học đàn, vẽ, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè - Có nhiều loại máy tính. Chúng ta thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay.

GV treo tranh hình máy vi tính lên trên bảng.

 HĐ2: Giáo viên ghi:

Máy vi tính để bàn gồm các bộ phận sau:

+ CPU : (Đơn vị xử lý trung tâm)

 Là trung tâm điều hành của máy và điều khiển toàn bộ hoạt động của máy

Trên hộp điều khiển (CPU) gồm có:

-Nút bấm nguồn POWER dùng để đóng, ngắt nguồn điện.

-Nút RESET dùng để khởi động khi máy bị treo không làm việc được.

-Nút TURBO dùng thay đổi tốc độ làm việc của máy.

-Ổ đĩa mềm, Ổ đĩa CD – ROM

 

doc 31 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 365Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học lớp 4 - Tuần 1 đến 12 - GV: Nguyễn Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 9 tháng 11 năm 2011
Phần I : LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 1: A. LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH 
I. MỤC TIÊU 
 1- Kiến thức : Giúp HS :
Nắm được các bộ phận của máy vi tính và chức năng của các bộ phận này.
 2- Kỹ năng:
Học sinh có thể phân biệt, nhận diện được từng bộ phận của máy vi tính.
 3- Thái độ :
 Truyền cho HS lòng yêu thích khi làm việc với máy tính, sự ham muốn tìm tòi, khám phá máy tính qua nội dung bài học. 
 HS có thái độ học tập nghiêm túc ngay từ những giờ đầu làm quen vơi máy tính. 
II. CHUẨN BỊ 
GV : Giáo án, dụng cụ dạy học. 
HS : Vở, bút, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định tổ chức : 
2- Bài mới : * Giới thiệu bài : 
Bài 1 : A. NHẬN DẠNG VÀ LÀM QUEN VỚI MÁY VI TÍNH
HĐ1: Giới thiệu máy vi tính: 
- Giới thiệu cho các em người bạn mới đó là máy vi tính. Giúp các em làm toán, học đàn, vẽ, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè - Có nhiều loại máy tính. Chúng ta thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay. 
GV treo tranh hình máy vi tính lên trên bảng. 
 HĐ2: Giáo viên ghi: 
Máy vi tính để bàn gồm các bộ phận sau: 
+ CPU : (Đơn vị xử lý trung tâm)
 Là trung tâm điều hành của máy và điều khiển toàn bộ hoạt động của máy
Trên hộp điều khiển (CPU) gồm có:
Nút bấm nguồn POWER dùng để đóng, ngắt nguồn điện.
Nút RESET dùng để khởi động khi máy bị treo không làm việc được.
Nút TURBO dùng thay đổi tốc độ làm việc của máy. 
Ổ đĩa mềm, Ổ đĩa CD – ROM
+ Màn hình (Monitor):
- Có cấu tạo và hình dáng giống màn hình TiVi. 
- Hiển thị hình ảnh, dòng chữ, con số 
 Kết quả hoạt động của máy tính hiện trên màn hình. 
+ Bàn phím (Key Board):
- Bàn phím phổ biến hiện nay có từ 101 phím đến 104 phím. Khi nhấn một phím trên bàn phím, tức là đưa ra một tín hiệu vào bộ điều khiển trung tâm, ra lệnh cho máy tính hoạt động.
 GV cho HS xem sơ đồ của bàn phím
Vùng 1: Các phím chức năng từ F1 đến F12.
Vùng 2: Các phím điều khiển con trỏ.
Vùng 4: Các phím dùng để đánh văn bản.
Vùng 5: Các phím chữ số (Các phím số ở bên phải sử dụng được khi đèn Numlock sáng).
 Vậy phím Enter và phím Shift thuộc vùng phím nào?
+ Chuột ( Mouse): 
Dùng để điều khiển máy tính một cách nhanh chóng và thuận tiện.
 GV vẽ lên bảng hình dạng của chuột.
 GV gọi 1 HS đứng lên cho biết xem chuột gồm mấy phím?
 GV: Ngoài ra các em còn biết những thiết bị phụ nào khác của máy vi tính?
4- Củng cố :
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại các bộ phận và chức năng của từng bộ phận máy tính. 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS có tinh thần học tập tốt. 
 5 - Dặn dò : 
Nhắc nhở học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài làm việc với máy vi tính.
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số. 
Quan sát hình vẽ và lắng nghe GV giảng bài.
Học sinh nhận biết một bộ máy vi tính để bàn mà các em thường gặp gồm có 4 bộ phận chính:
+ CPU 
+ Màn hình 
+ Chuột 
+ Bàn phím 
- HS ghi bài vào vở
- Học sinh nhận biết chức năng chính của CPU.
 Là trung tâm điều hành của máy và điều khiển toàn bộ hoạt động của máy
Trên hộp điều khiển (CPU) gồm :
Nút bấm nguồn POWER dùng để đóng, ngắt nguồn điện.
- HS nhận biết chức năng chính của màn hình. 
 Hiển thị hình ảnh, dòng chữ, con số 
 Kết quả hoạt động của máy tính hiện trên màn hình. 
- HS ghi bài vào vở. 
HS nhận biết chức năng chính của bàn phím
 Giúp soạn thảo văn bản và điều khiển máy tính. 
- Chăm chú lắng nghe
- Quan sát sơ đồ bàn phím. 
Hai phím trên thuộc vùng phím số 4, là vùng phím để đánh văn bản.
 Nghe GV giảng bài và ghi bài vào vở.
 Ghi bài vào vở 
 - HS nhận biết chức năng chính của chuột. 
Quan sát hình vẽ
Hai phím hoặc ba phím
- HS trả lời: Máy in, loa
- HS nghe GV dặn dò. 
Thứ sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2011
Bài 1: B. LÀM VIỆC VỚI MÁY VI TÍNH 
I. MỤC TIÊU 
 1- Kiến thức : 
Học sinh nắm được cách khởi động máy, tắt máy, gọi tên đúng các bộ phận chính của máy tính. 
 2- Kỹ năng:
Học sinh có kĩ năng bật/tắt máy đúng quy trình. 
 3- Thái độ :
- Tạo cho HS sự yêu thích, khám phá máy tính qua nội dung bài học. 
- HS có thái độ học tập nghiêm túc ngay từ những giờ đầu làm quen vơi máy tính, ngồi và nhìn đúng tư thế. 
II. CHUẨN BỊ 
GV : Giáo án, dụng cụ dạy học. 
HS : Vở, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1- Ổn định tổ chức : 
 2- Kiểm tra bài cũ: Nêu chức năng các bộ phận máy vi tính? 
- GV nhận xét và ghi điểm.
 3- Bài mới : Giới thiệu bài : 
Bài 1: B. LÀM VIỆC VỚI MÁY 
VI TÍNH
 HĐ1: Hướng dẫn học sinh cách khởi động máy.
 HĐ2: GV ghi lên bảng:
 1. Bật máy khởi động: 
Muốn khởi động máy các em cần thực hiện 2 bước sau: 
+ Bật công tắc (Power) trên thân máy tính (CPU) 
+ Bật công tắc (Power) màn hình. 
Đợi một lát máy sẽ tiến hành nhận lệnh. 
GV bật máy cho HS quan sát thao tác. 
Khi máy khởi động xong các em thấy trên màn hình nền có rất nhiều biểu tượng nhỏ . Khi máy khởi động xong chúng ta tiến hành làm việc. 
Như vậy khi làm việc với máy tính chúng ta phải có một tư thế ngồi như thế nào cho hợp lý?. 
2- Tư thế ngồi:
 Ngồi thẳng, tư thế thoải mái, mắt cách màn hình từ 50cm đến 80 cm.
 Tay đặt ngang tầm bàn phím. Chuột đặt bên tay phải. 
 Máy phải được đặt vị trí phù hợp với ánh sáng. 
3 - Tắt máy: 
- Khi không làm việc nữa thì cần tắt máy. 
- Thao tác: 
Nhấp chuột trái vào thanh start/ chọn Turn off Computer/ Chọn Turn Off. 
GV lưu ý cho HS nếu trường hợp máy cài Window XP thì các em thực hiện thao tác tắt như trên, còn trường hợp máy cài Window 98 hoặc Window 2000 thì cách tắt máy không giống với thao tác vừa rồi, GV hướng dẫn cho HS cách tắt máy đối với máy cài window 98, hoặc 2000. 
 4- Củng cố : 
GV yêu cầu học sinh nhắc lại cách khởi động máy và tắt máy. 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS có tinh thần học tập tốt. 
 5 - Dặn dò : 
Nhắc nhở học sinh về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết thực hành. 
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số.
- HS trả lời. 
- Lắng nghe GV giảng bài.
- HS ghi bài vào vở
HS nhận biết cách khởi động máy tính. 
Gồm 2 bước: 
+ Bật công tắc trên thân máy
+ Bật công tắc trên màn hình. 
- Quan sát giáo viên hướng dẫn thao tác khởi động máy. 
 - HS ghi bài vào vở. 
- HS trả lời: ngồi ngay thẳng, đúng tư thế. 
- Chăm chú lắng nghe và ghi bài. 
HS nhận biết tư thế ngồi khi làm việc trên máy vi tính. 
 Nghe GV giảng bài và ghi bài vào vở.
- HS nhận biết thao tác tắt máy: 
- Thao tác: 
Nhấp chuột trái vào thanh start/ chọn Turn off Computer/ Chọn Turn Off. 
- HS lưu ý có nhiều cách cài đặt khác nhau ở mỗi máy. Vì vậy cách tắt máy cũng khác nhau ở mỗi máy. 
Thứ tư, ngày 16 tháng 11 năm 2011
Bài 2 : THÔNG TIN XUNG QUANH TA
I. MỤC TIÊU 
 1- Kiến thức : 
Học sinh nắm được khái niệm thông tin.
Học sinh hiểu được các dạng tồn tại của thông tin và vai trò của nó.
 2- Kĩ năng : 
Liên hệ được với thực tế.
Rèn luyện kĩ năng tư duy lôgic.
 3- Thái độ :
Học sinh tiếp thu và nắm được nội dung bài học.
II. CHUẨN BỊ 
GV : Giáo án
HS : Vở, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1- Ổn định tổ chức : 
 2- Kiểm tra bài cũ : Nêu thao tác tắt và mở máy? 
 3- Bài mới :
THÔNG TIN XUNG QUANH TA
HĐ1: Giới thiệu bài: 
 GV giải thích rõ về khái niệm thông tin, lấy ví dụ thực tế để minh hoạ cho các em dễ hiểu. Mọi tin tức hàng ngày mà con người nhận biết được đều được coi là thông tin.
 Hàng ngày chúng ta nhận biết được các thông tin từ đâu?
 HĐ2: GV ghi bảng:
a. Khái niệm :
Thông tin là một khái niệm trừu tượng, mô tả những gì đem lại hiểu biết cho con người.
 GV ghi bảng:
 + Đặc điểm: 
Thông tin tồn tại 1 cách khách quan. 
 Thông tin có thể được tạo ra, phát sinh, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc được biến đổi trong vật mang tin.
Thông tin cũng có thể bị méo mó đi, sai lệch đi do nhiều tác động hay do người xuyên tạc 
Chúng ta có thể lưu trữ thông tin trong đầu, giấy tờ, băng từ, đĩa từ 
 Lấy ví dụ về sự lợi ích của thông tin đối với con người?
b. Các dạng thông tin: 3 dạng chính
Thông tin dạng văn bản: Là dạng thông tin đọc được. 
GV lấy ví dụ: Sách giáo khoa, truyện, bài báo
Thông tin dạng âm thanh: là dạng thông tin nghe được 
GV lấy ví dụ: Đài Rađiô, loa, tiếng trống trường
- Thông tin dạng hình ảnh: Là dạng thông tin nhìn thấy được. 
GV lấy ví dụ: Những bức vẽ, tranh vẽ trên các tờ báo, hình ảnh trên Tivi
Yêu cầu HS cho một vài ví dụ về thông tin dạng âm thanh, hình ảnh, văn bản mà các em đã từng biết. 
 c. Vai trò của thông tin:
Góp phần làm tăng sự hiểu biết cho con người.
Thông tin liên hệ với trật tự và ổn định.
 4- Củng cố : 
GV yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về thông tin và vai trò của nó đối với đời sống con người. 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS có tinh thần học tập ttích cực. 
 5 - Dặn dò : 
Nhăc nhở học sinh về nhà học bài.
HS hình dung khái niệm thông tin. 
HS trả lời: 
 - Từ sách báo, tivi, đài Rađio, từ mọi người 
 - HS chép bài vào vở. 
HS nhận biết khái niệm thông tin. 
 Thông tin là một khái niệm trừu tượng, mô tả những gì đem lại hiểu biết cho con người.
HS nắm được đặc điểm của thông tin: 
+ Tồn tại khách quan. 
+ Có thể được truyền đi, lưu trữ trong vật mang tin. 
+ Có thể bị méo mó, sai lệch
- HS cho ví dụ sự lợi ích của thông tin đối với cuộc sống con người. 
 HS hiểu được thông tin có 3 dạng chính và đặc điểm của từng dạng. 
Hình ảnh: Phim ảnh, tivi, tranh vẽ 
Văn bản, chữ viết: Sách, báo, truyện 
 - Âm thanh: Tiếng còi xe cứu thương
Ta nhận biết được thông tin nhờ giác quan hoặc bằng phương tiện máy móc
Hiểu nghĩa của thông tin nhờ kinh nghiệm, giao tiếp, suy luận. 
HS cho ví dụ: 
Hiểu được vai trò quan trọng của thông tin đối với đời sống con người. 
Làm tăng sự hiểu biết cho con người
Gắn liền với trật tự và ổn định xã hội. 
Thứ sáu, ngày 18 tháng 11 năm 2011
	BÀI 3 : BÀN PHÍM MÁY TÍNH 	
I. MỤC TIÊU 
 1- Kiến thức : 
Học sinh biết được chức năng, cách sử dụng bàn phím. 
 2- Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng gõ bàn phím.
 3- Thái độ :
Học sinh học tập nghiêm túc và nắm được nội dung bài học.
II. CHUẨN BỊ 
GV : Giáo án và tranh vẽ
HS : Vở, b ... ị của giáo viên : SGK, giáo án, bảng, phấn, máy tính.
Chuẩn bị của học sinh : SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy - học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
? Cách gõ các phím ở hàng cơ sở. 
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Tập gõ với phần mềm Mario
- GV hướng dẫn HS luyện tập gõ với phần mềm Mario.
+ Khởi động Mario: Nháy đúp vào biểu tượng PM ở màn hình nền.
a) Chọn bài
b) Tập gõ
c) Kết quả
d) Tiếp tục hoặc kết thúc
e) Thoát khỏi Mario
* Hoạt động 2: Thực hành trên Microsoft Word
- Tập gõ các phím ở hàng cơ sở “A S D F G H J K L ; ; L K J H G F D S A” 2 lần.
+ B1: Nháy chuột vào mục Lessons.
+ B2: Nháy chuột tại mục Home Row Only để chọn bài tập gõ các phím thuộc hàng cơ sở.
+ B3: Nháy chuột lên khung tranh số 1.
- Lần lượt gõ các phím xuất hiện trên đường đi của Mario. Gõ theo ngón tay được tô màu ở phía dưới màn hình.
- Sau khi gõ hết thời gian quy định, trên màn hình sẽ hiện ra bảng thông báo:
+ Keys Typed: Số phím đã gõ.
 + Errors: Số phím gõ sai..
- Nháy chuột lên ô Next để tiếp tục gõ.
- Nháy chuột lên ô Menu để quay về màn hình chính.
- Nhấn phím ESC nếu muốn kết thúc bài tập gõ giữa chừng.
- Kết thúc: Menu→File→Quit.
Củng cố bài học
Cách khởi động và thoát khỏi phần mềm Mario.
Hướng dẫn về nhà
-Tập gõ các phím ở hàng cơ sở. Xem trước bài 2 “Tập gõ các phím ở hàng trên”.
Thứ sáu, ngày 16 tháng 12 năm 2011
Lớp 4A: tiết 2
Lớp 4B: tiết 1
TẬP GÕ CÁC PHÍM Ở HÀNG TRÊN 
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
- HS nắm được cách gõ chính xác và nhanh các phím ở hàng phím trên.
 	- HS biết và nhớ vị trí các phím ở hàng phím trên.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng học gõ 10 ngón. Biết thêm về cách đặt đúng các ngón tay để gõ các phím ở hàng cơ sở và hàng trên. 
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc, thích thú, hăng say khi luyện gõ phím, gõ phím đúng theo ngón tay quy định, ngồi và nhìn đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
Chuẩn bị của giáo viên : SGK, giáo án, bảng, phấn, máy tính.
Chuẩn bị của học sinh : SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy - học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
? Trên hàng cơ sở gồm có các phím nào? Nêu quy tắc đặt tay trên hàng cơ sở
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Cách gõ
? Viết các phím ở hàng trên?
- GV gõ làm mẫu và hướng dẫn trên sơ đồ bàn phím nguyên tắc di chuyển ngón tay để gõ hàng phím trên.
- GV hướng dẫn HS cách gõ từng ngón tay vào phím chứa kí tự chữ cần thiết.
VD: Muốn gõ chữ Q hãy tìm vị trí chữ Q trên bàn phím, xác định ngón út của tay trái và dùng ngón út của tay trái vươn lên gõvào chữ Q.
* Hoạt động 2: Tập gõ với phần mềm Mario.
- GV giới thiệu phần mềm Mario.
* Thực hành
1. Thực hành trên Microsoft Word gõ “Q W E R T Y U I O P P O I U Y T R E W Q” hai lần.
2. Mở phần mềm Mario tập gõ các phím ở hàng cơ sở.
3. Mở phần mềm Mario tập gõ các phím ở hàng trên. 
Q
W
E
R
T
Y
U
I
O
P
- Đặt tay trên bàn phím: Các ngón tay vẫn đặt lên các phím xuất phát ở hàng cơ sở.
- Cách gõ: Các ngón tay sẽ vươn ra để gõ các phím ở hàng trên (hình 51- SGK).
Sau khi gõ xong một phím, ta phải đưa ngón tay vừa gõ về vị trí phím xuất phát tương ứng ở hàng cơ sở.
- Tay trái:
+ Ngón út vươn lên gõ phím Q.
+ Ngón áp út vươn lên gõ phím W.
+ Ngón giữa vươn lên gõ phím E.
+ Ngón trỏ vươn lên gõ phím R và T.
- Tay phải:
+ Ngón trỏ vươn lên gõ phím Y và U.
+ Ngón giữa vươn lên gõ phím I.
+ Ngón áp út vươn lên gõ phím O.
+ Ngón út vươn lên gõ phím P.
- B1: Nháy chuột vào mục Lessons trên màn hình chính.
- B2: Nháy chuột vào mục Add Top Row.
- B3: Nháy chuột vào khung tranh số 1 để chọn bài tập gõ tương ứng.
- B4: Lần lượt gõ các phím xuất hiện trên đường đi của Mario.
- HS chú ý quan sát và thực hành.
- HS chú ý quan sát và thực hành.
- HS chú ý quan sát và thực hành.
Củng cố bài học
- Nhắc lại quy tắc gõ bằng 10 đầu ngón tay các phím ở hàng cơ sở và hàng phím trên.
Hướng dẫn về nhà
Ôn lại cách để tay lên bàn phím, cách gõ các phím ở hàng cơ sở và hàng phím trên.
****************************************
Tuần 18	 Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2011
Lớp 4A: tiết 1; 4B: tiết 2
TẬP GÕ CÁC PHÍM Ở HÀNG DƯỚI 
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: - HS biết và nhớ vị trí các phím ở hàng phím dưới. 
2. Kỹ năng: - HS có kỹ năng gõ chính xác và nhanh các phím ở hàng phím dưới.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, thích thú với bài học.
II. Đồ dùng dạy học
Chuẩn bị của giáo viên : SGK, giáo án, bảng, phấn, máy tính.
Chuẩn bị của học sinh : SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy - học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
? Các phím trên hàng phím trên gồm có các phím nào? Nêu quy tắc gõ các phím ở hàng trên?
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
* Hoạt động 1: Cách gõ
? Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt 2 bàn tay trên bàn phím (đã học ở bài 1).
- Cách gõ: Các ngón tay sẽ đưa xuống để gõ các phím ở hàng dưới (hình 53).
- Các ngón tay chỉ được phép gõ các phím theo quy định.
? Có đặc điểm gì cần chú ý khi gõ?
* Hoạt động 2: Tập gõ với phần mềm MARIO
a) Chọn bài tập: Lessons→ Add Bottom Row.
b) Tập gõ: Gõ theo ngón tay được tô màu.
? Nhắc lại cách kết thúc MARIO?
Tiết 2
1. Khởi động chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Word, nhấp vào Start/ Programs/ Microsoft Word tập gõ các nội dung sau đây: (gõ 2lần)
“Z X C V B N M , . / / . , N M B V C X Z”
2. Chơi trò chơi: Luyện tập gõ với chương trình Mario:
- B1: Nháy chuột vào mục Lessons trên màn hình chính.
- B2: Nháy chuột vào mục Add Bottom Row.
- B3: Nháy chuột vào khung 1.
- B4: Lần lượt gõ các phím xuất hiện trên đường đi của Mario. 
- Đặt 8 ngón tay trên các phím xuất phát ở hàng cơ sở. Hai ngón cái đặt trên phím cách.
Z
X
C
V
B
N
M
,
.
/
 Tay trái
 Tay phải
+ Ngón trỏ: V, B
+ Ngón giữa: C
+ Ngón áp út: X
+ Ngón út: Z
+ Ngón trỏ: M, N
+ Ngón giữa: ,
+ Ngón áp út: .
+ Ngón út: /
- Sau khi gõ xong 1 phím ta phải đưa ngón tay vừa gõ về vị trí phím xuất phát tương ứng của hàng cơ sở.
- ESC→ Menu→ File→ Quit.
- HS quan sát và thực hành trên máy.
- HS quan sát và thực hành trên máy.
Củng cố bài học
- Nhắc lại quy tắc gõ các phím ở hàng dưới.
Hướng dẫn về nhà
Về nhà nhớ học các phím ở hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới và quy tắc gõ của nó.
****************************************
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
Lớp 4A: tiết 2; 4B: tiết 1
TẬP GÕ CÁC PHÍM Ở HÀNG PHÍM SỐ 
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: - HS biết và nhớ vị trí các phím ở hàng phím số. 
2. Kỹ năng: - HS có kỹ năng gõ chính xác và nhanh các phím ở hàng phím số.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, thích thú với bài học. 
II. Đồ dùng dạy học
Chuẩn bị của giáo viên : SGK, giáo án, bảng, phấn, máy tính.
Chuẩn bị của học sinh : SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy - học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
? Các phím trên hàng phím dưới gồm có các phím nào? Nêu quy tắc gõ các phím ở hàng dưới?
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Cách gõ
? Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt 2 bàn tay trên bàn phím cơ sở (đã học ở bài 1)?
- Cách gõ: Các ngón tay sẽ vươn ra để gõ các phím ở hàng phím số (H55 - SGK).
- Các ngón tay chỉ được phép gõ các phím theo quy định
? Có đặc điểm gì cần chú ý khi gõ? 
* Hoạt động 2: Tập gõ với phần mềm Mario
a) Chọn bài tập: Lessons→ Add Numbers.
b) Tập gõ: Gõ theo ngón tay được tô màu.
? Nhắc lại cách kết thúc Mario?
* Thực hành
1. Khởi động chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Word, nhấp vào Start→ Programs→ Microsoft Word tập gõ các nội dung sau đây: (gõ 2 lần)
“1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 0 9 8 7 6 5 4 3 2 1”
2. Chơi trò chơi: Luyện tập gõ với chương trình Mario:
- B1: Nháy chuột vào mục Lessons trên màn hình chính.
- B2: Nháy chuột vào mục Add Numbers.
- B3: Nháy chuột vào khung tranh 1.
- B4: Lần lượt gõ các phím xuất hiện trên đường đi của Mario. 
- Đặt 8 ngón tay trên các phím xuất phát. Hai ngón cái đặt trên phím cách.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
0
 Tay trái
 Tay phải
+ Ngón trỏ: 4, 5
+ Ngón giữa: 3
+ Ngón áp út: 2
+ Ngón út: 1
+ Ngón trỏ: 6, 7
+ Ngón giữa: 8
+ Ngón áp út: 9
+ Ngón út: 0
- Sau khi gõ xong 1 phím ta phải đưa ngón tay vừa gõ về vị trí ban đầu của hàng cơ sở.
- ESC→ Menu→ File→ Quit.
- HS quan sát và thực hành trên máy. 
- HS quan sát và thực hành trên máy.
Củng cố bài học
- Tóm tắt nội dung bài học, nhắc lại quy tắc gõ các phím ở hàng phím số.
Hướng dẫn về nhà
Về nhà nhớ học các phím ở hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới, hàng số và quy tắc gõ của nó. Bắt đầu từ hôm nay chúng ta có thể gõ được tất cả các phím trên bàn phím bằng tất cả các ngón tay.
****************************************
Tuần: 12	Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010
Tin học
BÀI 5. ÔN TẬP GÕ BÀN PHÍM ( 2 Tiết )
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: - HS biết và nhớ vị trí các phím ở khu vực chính của bàn phím. 
2. Kỹ năng: - HS có kỹ năng gõ chính xác và nhanh các phím bằng 10 ngón.
3. Thái độ: - Chăm chỉ, nghiêm túc, thích thú với bài học.
II. Đồ dùng dạy học
Chuẩn bị của giáo viên : SGK, giáo án, bảng, phấn, máy tính.
Chuẩn bị của học sinh : SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy - học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong giờ )
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
* Lý thuyết
? Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt 2 bàn tay trên bàn phím (đã học ở bài 1).
- Cách gõ: Mỗi ngón tay chỉ được gõ 1 số phím như đã hướng dẫn.
- Giới thiệu lại cho HS quy tắc đặt các ngón tay trên khu vực chính của bàn phím (H58).
Tiết 2
* Thực hành
1. Khởi động chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Word, nhấp vào Start→ Programs→ Microsoft Word tập gõ các bài tập 1, 2, 3 (SGK trang 54).
2. Chơi trò chơi: Luyện tập gõ với chương trình Mario.
- Đặt 8 ngón tay trên các phím xuất phát. Hai ngón cái đặt trên phím cách.
- HS chú ý lắng nghe và quan sát.
- HS quan sát và thực hành trên máy.
- HS quan sát và thực hành trên máy.
Củng cố bài học
- Tóm tắt lại cách gõ bằng 10 ngón, nêu lại vị trí dặt 2 ngón tay trỏ vào 2 phím có gai F và J.
Hướng dẫn về nhà
Về nhà ôn lại cách gõ bàn phím bằng 10 ngón. 
****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctin hoc 4 tuan 18.doc