Tiết 121
BÀI 117: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
_Củng cố kĩ năng làm tính cộng và tính trừ các số trong phạm vi 100. Bước đầu nhận biết về tính chất giao hoán của phép cộng và quan hệ giữa hai phép tính cộng và trừ
_Rèn luyện kĩ năng làm tính nhẩm -
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: HS _Bảng con, Vở bài tập toán, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TUẦN 31 Thứ hai ngày 14 tháng 4 năm 2008 Tiết 121 BÀI 117: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: _Củng cố kĩ năng làm tính cộng và tính trừ các số trong phạm vi 100. Bước đầu nhận biết về tính chất giao hoán của phép cộng và quan hệ giữa hai phép tính cộng và trừ _Rèn luyện kĩ năng làm tính nhẩm - II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: HS _Bảng con, Vở bài tập toán, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2’ Cho HS thực hành: Bài 1: Đặt tính rồi tính_Cho HS làm bài _Yêu cầu HS:+Làm tính cộng: +Làm tính trừ: Rồi so sánh các số tìm được để bước đầu nhận biết về tính chất giao hoán của phép cộng và quan hệ giữa phép tính cộng và trừ _Lưu ý: Kiểm tra cách đặt tính của HS Bài 2: Viết phép tính thích hợp _GV hướng dẫn _Kết quả: Bài 3: Điền dấu >, <, = _Cho HS nêu yêu cầu bài _Cho HS tự làm bài_Cho HS chữa bài Bài 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S _Cho HS nêu yêu cầu của bài toán _Cho HS làm bài_Chữa bài _Lưu ý: Kĩ năng tính nhẩm của HS 3. Nhận xét –dặn dò: _Củng cố: _Nhận xét tiết học _Chuẩn bị bài 118: Đồng hồ – Thời gian _Tự làm và chữa bài 34 + 42= 76 và 42 + 34= 76 76 – 42= 34 và 76 – 34= 42 _HS thực hiện theo từng bước +Quan sát mô hình trong sách +Lựa chọn các số tương ứng với từng phép tính đã cho _Tương ứng với phép cộng: 42 + 34 = 76 ; 34 + 42 = 76 Tương ứng với phép trừ: 76 – 42 = 34 ; 76 – 34 = 42 _HS thực hiện theo các bước: +Thực hiện phép tính ở vế trái, ở vế phải +So sánh hai số tìm được rồi điền dấu thích hợp vào chỗ chấm _Tự làm bài _Giải thích vì sao viết S vào ô trống Thứ ba ngày 15 tháng 4 nănm 2008 Tiết 122 BÀI 118: ĐỒNG HỒ – THỜI GIAN I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: Làm quen với mặt đồng hồ - Biết đọc giờ đúng trên đồng hồ _Có biểu tượng ban đầu về thời gian II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: _Mặt đồng hồ bằng bìa có kim ngắn kim dài, _Đồng hồ để bàn (loại chỉ có một kim ngắn và một kim dài) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2’ 1.Giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí các kim chỉ giờ đúng trêm mặt đồng hồ: _Cho HS xem đồng hồ để bàn, hỏi: +Mặt đồng hồ có những gì? _GV giới thiệu: +Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài, các số từ 1 đến 12. Kim ngắn và kim dài đều quay được và quay theo chiều từ số bé đến số lớn +Khi kim dài chỉ số 12, kim ngắn chỉ đúng vào số nào đó, chẳng hạn chỉ vào số 9, thì đồng hồ chỉ lúc đó là 9 giờ. Cho HS xem mặt đồng hồ chỉ 9 giờ và nói: “chín giờ” _Cho HS thực hành xem tranh trong sách toán 1 và hỏi: +Lúc 5 giờ kim ngắn chỉ số mấy? Kim dài chỉ số mấy? +Lúc 5 giờ sáng em bé đang làm gì? 2.GV hướng dẫn HS thực hành xem đồng hồ, ghi số giờ ứng với từng mặt đồng hồ _Cho HS thực hành xem đồng hồ ứng với từng tranh trong SGK _GV có thể liên hệ đời sống thực tế của HS, 3. Trò chơi: Thi đua “Xem đồng hồ hồ nhanh và đúng” _GV quay kim trêm mặt đồng hồ để kim chỉ vào từng giờ đúng rồi đưa cho cả lớp xem và hỏi: +Đồng hồ chỉ mấy giờ? 3. Nhận xét –dặn dò: _Củng cố: _Nhận xét tiết học _Chuẩn bị bài 119: Thực hành _Quan sát và trả lời: +Có kim ngắn, kim dài, các số từ 1 đến 12 _HS quan sát _Thực hành xem đồng hồ ở các thời điểm khác nhau +Lúc 5 giờ kim ngắn chỉ số 12, kim dài chỉ số 5 +Đang ngủ +HS nào nói đúng, nhanh được các bạn vỗ tay hoan nghênh Thứ tư ngày 16 tháng 4 năm 2008 Tiết 123 BÀI 119: THỰC HÀNH I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: _Củng cố về xem giờ đúng trên đồng hồ _Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế của học sinh II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: _Mô hình mặt đồng hồ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2’ Cho HS thực hành: Bài 1: _GV yêu cầu HS xem giờ _GV hỏi thêm: +Lúc 10 giờ kim dài chỉ số mấy, kim ngắn chỉ số mấy? Bài 2: Vẽ kim đồng hồ theo giờ đã cho trước _GV hướng dẫn: Vẽ kim ngắn phải ngắn hơn kim dài Bài 3: Nối tranh vẽ chỉ từng hoạt động với mặt đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng _Lưu ý các thời điểm: sáng, trưa, chiều, tối Bài 4: Vẽ kim đồng hồ theo giờ đã cho trước _Lưu ý: Đây là bài toán mở có nhiều đáp số khác nhau 3. Nhận xét –dặn dò: _Củng cố: _Nhận xét tiết học _Chuẩn bị bài 120: Luyện tập _Đọc số giờ ứng với từng mặt đồng hồ- rồi ghi vào vở HS tự làm bài và chữa bài _Cho HS tự làm _HS phải phán đoán được các vị trí hợp lí của kim ngắn Thứ sáu ngày 18 tháng 4 năm 2008 Tiết 124 BÀI 120: LUYỆN TẬP IMỤC TIÊU: Giúp học sinh: _Xem giờ đúng trên mặt đồng hồ _Xác định vị trí của các kim ứng với giờ đúng trên mặt đồng hồ _Bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: _Mô hình mặt đồng hồ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2’ Cho HS thực hành làm và chữa các bài tập: Bài 1: Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng _GV nêu yêu cầu cần làm_Khi chữa bài: có 2 cách +GV chữa trên hình vẽ ở bảng+Cho HS đổi vở Bài 2: Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng giờ mà đề bài yêu cầu:_GV đọc giờ: 11 giờ, 5 giờ, Bài 3: Nối các câu chỉ từng hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày với đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng 3. Củng cố, dặn dò:_ Nhận xét tiết học _Chuẩn bị bài 121: Luyện tập chung _HS tự làm bài và chữa bài _Cho HS tự làm trên mô hình _HS tự làm và tự chữa bài_ -Khi chữa bài: cho HS đổi vở nhau TUẦN 32 Thứ hai ngày 21 tháng 4 năm 2008 Tiết 124 BÀI 121: LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: _Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100 _Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm _Củng cố kĩ năng đo độ dài đoạn thẳng và làm phép tính với các số đo độ dài _Củng cố kĩ năng đọc giờ đúng trên đồng hồ II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: _Thước có vạch xangtimet, vở toán, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 2’ Cho HS thực hành làm và chữa các bài tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính _HS nêu yêu cầu và làm bài _Khi chữa bài: Cho HS đổi vở để tự chấm cho nhau * Yêu cầu: HS phải thành thạo khi thực hiện các bước trong kĩ thuật cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100 Bài 2: Tính _Cho HS nêu yêu cầu và làm bài _Trong khi thực hiện phép tính, lưu ý kĩ năng cộng, trừ nhẩm các số tròn chục và cộng trừ nhẩm các số có hai chữ số với số có một chữ số Bài 3: Thực hành đo độ dài đoạn thẳng _Cho HS thực hành đo độ dài các đoạn thẳng cho trước _Để tính độ dài đoạn thẳng AC, GV gợi ý cho HS thực hiện theo các cách sau: +Đo rồi cộng các số đo độ dàicác đoạn thẳng AB, BC: 6cm +3cm= 9cm +Dùng thước đo trực tiếp đoạn thẳng AC ta được: AC = 9 cm Bài 4: Nối đồng hồ với câu thích hợp _Cho HS tự đọc đề rồi làm bài 3. Nhận xét –dặn dò: _Củng cố: _Nhận xét tiết học _Chuẩn bị bài 122: Luyện tập chung _HS tự làm bài và chữa bài _HS tự thực hiện các bước tính _Cho HS đo độ dài đoạn thẳng AB, BC _Tự làm bài và chữa trước lớp -Vở -Bảng -Vở Thứ ba ngày 22 tháng 4 năm 2008 Tiết 125 BÀI 122: LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: _Củng cố kĩ năng +Làm tính cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100 +Kĩ năng so sánh hai số trong phạm vi 100 +Làm tính cộng trừ với số đo độ dài _Củng cố kĩ năng giải toán _Củng cố kĩ năng nhận dạng hình, kĩ năng vẽ đoạn thẳng qua hai điểm II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: _Thước có vạch xangtimet, vở toán, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 2’ Cho HS thực hành làm và chữa các bài tập: Bài 1: Điền dấu >, <, = _Cho HS nêu yêu cầu và làm bài _Khi chữa bài: Cho HS đổi vở để tự chấm cho nhau Lưu ý HS: Thực hiện phép tính ở vế trái, ở vế phải rồi so sánh các kết quả nhận được Bài 2: Toán giải _Cho HS nêu yêu cầu và làm bài Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt _Cho HS đặt đề toán _GV gợi ý cho HS hiểu đề bài để giải bài toán: +Bài toán hỏi gì? +Thao tác nào phải thực hiện? +Phép tính tương ứng là gì? +Trình bày bài giải Bài 4: Kẻ thêm đoạn thẳng để có Một hình vuông và một hình tam giác Hai hình tam giác 3. Nhận xét –dặn dò: _Củng cố: _Nhận xét tiết học _Chuẩn bị bài 123: Ôn tập: Các số đến 10 _HS tự làm bài và chữa bài _HS tự thực hiện các bước: +Tự đọc và hiểu bài toán +Tóm tắt bài toán +Làm bài- Trình bày: Thanh gỗ còn lại dài là: 97 – 2 = 95 (cm) Đáp số: 95 cm _Qua hình vẽ và tóm tắt bài toán HS tự phát biểu và đọc đề bài +Cả hai giỏ cam có tất cả bao nhiêu quả? +Gộp số quả cam của hai giỏ +Phép cộng: 48 + 31 = 79 (quả) +Giải Cả hai giỏ cam có tất cả là: 48 + 31 = 79 (quả) Đáp số: 79 quả -Vở -Vở -Vở Thứ tư ngày 23 tháng 4 năm 2008 Tiết 126 BÀI 123: ÔN TẬP: CÁC SỐ ĐẾN 10 (tiết 1) I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh củng cố về: _Đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10 _Đo độ dài các đoạn thẳng II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: _Thước có vạch xangtimet, vở toán, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 2’ Cho HS thực hành làm và chữa các bài tập: Bài 1: _Cho HS nêu yêu cầu và làm bài _Khi chữa bài: Cho HS đọc các số từ 0 đến 10 và từ 10 đến 0 Bài 2: _Cho HS nêu yêu cầu và làm bài _Khi chữa yêu cầu HS đọc kết quả Bài 3: _Cho HS nêu yêu cầu của bài _Khi chữa bài: yêu cầu HS nêu kết quả bằng lời Bài 4: _Cho HS nêu yêu cầu _Cho HS làm bài Bài 5: _Cho HS nêu yêu cầu _Cho HS dùng thước có vạch chia thành từng xăng ti met để đo độ dài từng đoạn thẳng rồi viết kết quả đo vào bên cạnh đoạn thẳng 3. Nhận xét –dặn dò: _Củng cố: _Nhận xét tiết học _Chuẩn bị bài 124: Ôn tập: Các số đến 10 _Viết số từ 0 đến 10 vào dưới mỗi vạch của tia số _HS tự làm bài và chữa bài _Viết dấu thích hợp ( >, <, =) vào chỗ chấm _HS tự làm và chữa bài _Khoanh vào số lớn nhất (hoặc bé nhất) _HS tự làm và chữa bài a)Khoanh vào 9 b)Khoanh vào 3 _Viết các số 10, 7, 5, 9 theo thứ tự + Từ bé đến lớn: 5, 7, 9, 10 +Từ lớn đến bé: 10, 9, 7, 5 _HS tự làm bài rồi chữa bài _Đo độ dài các đoạn thẳng _HS dùng thước đo và ghi kết quả bên cạnh đoạn thẳng Đoạn AB= 5cm Đoạn MN= 9cm Đoạn PQ= 2cm -Vở -Vở -Vở -Bảng Thứ sáu ngày 25 tháng 4 năm 2008 Tiết 127 BÀI 124: ÔN TẬP: CÁC SỐ ĐẾN 10 (tiết 2) I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh củng cố về: _Đọc bảng cộng và thực hành tính cộng với các số trong phạm vi 10 _Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ bằng cách ghi nhớ bảng cộng, bảng trừ, mối quan hệ giữa phép cộng và trừ _Vẽ hình vuông, hình tam giác bằng cách nối các điểm cho sẵn II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: _Thước có vạch xangtimet, vở toán, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 2’ Cho HS thực hành làm và chữa các bài tập: Bài 1: _Cho HS nêu yêu cầu và làm bài _Khi chữa bài: Cho HS đọc phép tính và kết quả Bài 2: _Cho HS nêu yêu cầu và làm bài _GV giúp HS thấy được: 6 + 2 = 8 và 2 + 6 = 8 Từ đó khuyến khích HS giỏi nhận xét: “Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả của phép cộng không thay đổi” Bài 3: _Cho HS nêu yêu cầu của bài _Gợi ý: HS dựa vào bảng cộng để làm bài Bài 4: _Cho HS nêu yêu cầu _Cho HS làm bài 3. Nhận xét –dặn dò: _Củng cố: _Nhận xét tiết học _Chuẩn bị bài 125: Ôn tập: Các số đến 10 _Nêu kết quả phép cộng _HS tự làm bài và chữa bài _Nêu kết quả tính _HS tự làm và chữa bài _Viết số thích hợp vào chỗ chấm _HS tự làm bài rồi chữa bài _Dùng thước và bút nối các điểm để có hình vuông và hình tam giác _HS thực hành -Vở -Vở -Vở
Tài liệu đính kèm: