Giáo án Toán - Học kì II

Giáo án Toán - Học kì II

I. MỤC TIÊU :

Giúp HS củng cố về :

• Tìm số hạng trong một tổng .

• Phép trừ trong phạm vi 10 .

• Giải bài toán có lời văn .

• Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn .

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

Đồ dùng phục vụ trò chơi .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :

1. Kiểm tra bài cũ :

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập và phát biểu qui tắc tìm số hạng chưa biêt trong một tổng .

Tìm x : x + 8 = 19 x + 13 = 38 41 + x = 75

 - Nhận xét và cho điểm HS .

 

doc 122 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 1366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46
	Thứngày..tháng.năm 201
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU :
Giúp HS củng cố về :
Tìm số hạng trong một tổng .
Phép trừ trong phạm vi 10 .
Giải bài toán có lời văn .
Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn .
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Đồ dùng phục vụ trò chơi .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập và phát biểu qui tắc tìm số hạng chưa biêt trong một tổng .
Tìm x : x + 8 = 19 x + 13 = 38 41 + x = 75
 - Nhận xét và cho điểm HS .
Dạy học bài mới :
2.1 Giới thiệu bài :
 GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi bảng .
2.2 Luyện tập :
	 Bài 1 : 	 
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- Hỏi : a) Vì sao x = 10 - 8 .
- Nhận xét và cho điểm HS .
 - HS làm bài, 3 HS lên bảng làm .
- Vì x là số hạng cần tìm, 10 là tổng, 8 là số hạng đã biết. Muốn tìm x ta lấy tổng ( 10 ) trừ số hạng đã biết (8).
Bài 2 :
- Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả vào bài . 
- Hỏi : Khi đã biết 9 + 1 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 – 9 và 10 – 1 được không ? vì sao ?
 - Làm bài, 1 HS đọc chữa bài. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau .
- Khi đã biết 9 + 1 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 trừ đi 9 là 1 và 10 trừ đi 1 là 9, vì 1 và 9 là hai số hạng trong phép cộng 9 + 1 = 10. Lấy tổng trừ số hạng này sẽ được số hạng kia . 
Bài 3 :
- Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả .
- Hỏi : Hãy giải thích vì sao 10 – 1 – 2 và 10 – 3 có kết quả bằng nhau . 
- HS làm bài cá nhân. 1 HS đọc chữa bài. HS tự kiểm tra bài mình .
- Vì 3 = 2 + 1 .
Bài 4 :
- Gọi HS đọc đề bài .
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Để biết có bao nhiêu quả quýt ta làm như thế nào ?
- Tại sao ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. Sau đó kiểm tra và cho điểm . 
- HS đọc đề bài .
- Cam và quýt có 45 quả, trong đó có 25 quả cam .
- Hỏi số quýt .
- Thực hiện phép tính 45 – 25 .
- Vì 45 là tổng số cam và quýt, 25 là số cam. Muốn tính số quýt ta phải lấy tổng ( 45) trừ đi số cam đã biết ( 25 ).
- HS làm bài, hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
Bài 5 :
- Yêu cầu HS tự làm bài . 
- C x = 0 .
2.3 Củng cố , dặn dò :
Trò chơi : Hoa đua nở .
Chuẩn bị : - 2 cây cảnh có đánh số 1 , 2
- Một số bông hoa cắt bằng giấy màu trên đó có ghi các bài toán về tìm x. Chẳng hạn :
 x + 3 = 18 x + 14 = 39
 x = 18 – 3 x = 39 – 14 
 x = 15 x = 25
Cách chơi : chia lớp thành 2 đội. Lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn GV. Khi đã lấy được hoa, người chơi đọc to bài toán tìm x ghi trên bông hoa. Sau khi đọc xong phải trả lời ngay bài toán đó giải đúng hay sai. Nếu trả lời đúng thì được cài bông hoa lên cây của mình. Nếu trả lời sai thì bông hoa đó không được cài. Kết thúc, đội nào có nhiều hoa hơn là đội thắng cuộc.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC :
Tiết 47
	Thứngày..tháng.năm 201	 
SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ 
MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Biết cách thực hiện phép trừ có số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số ( có nhớ ) .
Củng cố cách tìm một số hạng chưa biết khi biết tổng và số hạng kia .
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Que tính . 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
1. Giới thiệu bài : 
Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ học về phép trừ có dạng : Số tròn chục trừ đi một số .
Dạy – học bài mới :
2.1 Giới thiệu phép trừ : 40 – 8 
Bước 1 : Nêu vấn đề 
- Nêu bài toán : có 40 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ?
- Yêu cầu HS nhắc lại bài toán .
- Hỏi : Để biết có bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
- Viết lên bảng : 40 – 8 .
Bước 2 : Đi tìm kết quả 
- Yêu cầu HS lấy 4 bó que tính. Thực hiện thao tác bớt 8 que để tìm kết quả .
- Còn lại bao nhiêu que tính ?
- Hỏi : Em làm như thế nào ?
- Hướng dẫn lại cho HS cách bớt ( tháo 1 bó rồi bớt ) .
- Vậy 40 trừ đi 8 bằng bao nhiêu ?
- Viết lên bảng : 40 – 8 = 32 .
Bước 3 : Đặt tính và tính 
- Mời 1 HS lên bảng đặt tính. ( Hướng dẫn HS nhớ lại cách đặt tính phép cộng, phép trừ đã học để làm bài ) .
- con đặt tính như thế nào ? 
- Con thực hiện như thế nào ? Nếu HS trả lời được GV cho 3 HS khác nhắc lại. Cả lớp đồng thanh nêu cách trừ. Nếu HS không trả lời được GV đặt từng câu hỏi để hướng dẫn .
- Câu hỏi ( vừa hỏi vừa viết lên bảng ) .
- Tính từ đâu tới đâu ?
- 0 có trừ được 8 không ?
- Lúc trước ta làm thế nào để bớt được 8 que tính .
- Đó chính là thao tác mượn 1 chục ở 4 chục. 0 không trừ được 8, mượn 1 chục của 4 chục là 10, 10 trừ 8 bằng 2, viết 2 nhớ 1.
- Hỏi tiếp : Viết 2 vào đâu ? Vì sao ?
- 4 chục đã cho mượn ( bớt ) đi 1 chục còn lại mấy chục ?
- Viết 3 vào đâu ?
- Nhắc lại cách trừ .
Bước 4 : Áp dụng
- Yêu cầu HS cả lớp áp dụng cách trừ của phép tính 40 – 8, thực hiện các phép tính trừ sau trong bài 1 : 
 60 – 9 ; 50 – 5 ; 90 – 2
- Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện từng phép tính trên .
- Nhận xét và cho điểm HS .
- Nghe và phân tích bài toán . 
- HS nhắc lại .
- Thực hiện phép trừ 40 – 8 .
- HS thao tác trên que tính. 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận tìm cách bớt. 
- Còn 32 que .
- Trả lời cách bớt của mình ( có nhiều phương án khác nhau ). HS có thể tháo cả 4 bó que tính để có 40 que tính rời nhau rồi lấy đi 8 que và đếm lại. Cũng có thể tháo một bó rồi bớt đi 8 que. Số que còn lại là 3 bó ( 3 chục)và 2 que tính rời là 32 que ...... 
- Bằng 32 .
 40
 8
 32
-
- Đặt tính : 
- Viết 40 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột với 0. Viết dấu – và kẻ vạch ngang . 
- Trả lời .
- Tính từ phải sang trái. Bắt đầu từ 0 trừ 8 .
- 0 không trừ được 8 .
- Tháo rời 1 bó que tính thành 10 que tính rồi bớt .
- Viết 2 thẳng 0 và 8 vì 2 là hàng đơn vị của kết quả .
- Còn 3 chục .
- Viết 3 thẳng 4 ( vào cột chục ) .
- HS nhắc lại cách trừ .
0 không trừ được 8, lấy 10 trừ 8 bằng 2, viêt 2, nhớ 1 .
4 trừ 1 bằng 3, viết 3 .
 50
 5
 45
-
 90
 2
 88
-
 60
 9
 51
-
- 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập .
- Trả lời 
2.2 Giới thiệu phép trừ 40 - 18 :
 40
 18
 22
-
	- Tiến hành tương tự theo 4 bước như trên để HS rút ra cách trừ .	 
0 không trừ được 8, lấy 10 trừ 8 bằng 2, viết 2, nhớ 1 .
1 thêm 1 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2, viết 2 .
2.3 Luyện tập – thực hành :
Bài 1 : Tìm x 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài sau đó tự làm bài . 
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng .
- Hỏi thêm về cách thực hiện các phép tính trừ khi tiến hành tìm x 
a) 30 – 9 b) 20 – 5 c) 60 – 19 
- Nhận xét và cho điểm HS .
 - HS đọc yêu cầu. 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài trong Vở bài tập .
- HS nhận xét bài của bạn, kiểm tra bài mình .
- Trả lời .
Bài 2 :
- Gọi HS đọc đề bài sau đó mời 1 em lên tóm tắt .
- 2 chục bằng bao nhiêu que tính ?
- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS trình bày bài giải .
- Nhận xét và cho điểm HS . 
Tóm tắt 
Có : 2 chục que tính 
Bớt : 5 que tính 
Còn lại : ... que tính ?
- Bằng 20 que tính .
- Thực hiện phép trừ 20 – 5 .
Bài giải .
2 chục = 20 
Số que tính còn lại là :
20 – 5 = 15 ( que tính )
 Đáp số : 15 que tính .
2.4 Củng cố , dặn dò :
 - Yêu cầu nhấn mạnh kết quả của phép tính : 80 – 7; 30 – 9; 70 – 18; 
 60 – 16 .
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò HS về nhà luyện tập thêm vè phép trừ dạng : Số tròn chục trừ đi một số .
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC :
Tiết 48
	Thứngày..tháng.năm 201
11 TRỪ ĐI MỘT SỐ 
11 – 5 
MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Biết cách thực hiện phép trừ 11 – 5 . 
Lập và thuộc lòng bảng công thức : 11 trừ đi một số .
Áp dụng bảng trừ đã học để giải các bài toán có liên quan .
Củng cố về tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ .
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 Que tính .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau :
 + HS 1 : Đặt tính và thực hiện phep tính : 30 – 8 ; 40 - 18 .
 + HS 2 : Tìm x : x + 14 = 60; 12 + x = 30 .
- Yêu cầu HS dưới lớp nhẩm nhanh kết quả phép trừ :
 20 – 6; 90 – 18; 40 – 12; 60 – 8 .
- Nhận xét và cho điểm HS .
Dạy – học bài mới :
2.1 Giới thiệu bài :
	Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ học các phép tính trừ có dạng : 11 trừ đi một số, 11 – 5 .
2.2 Phép trừ 11 – 5 :	
Bước 1 : Nêu vấn đề 	
- Đưa ra bài toán : Có 11 que tính ( cầm que tính ), bớt 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
- Yêu cầu HS nhắc lại bài. ( có thể đặt từng câu hỏi gợi ý : Cô có bao nhiêu que tính ? Cô muốn bớt đi bao nhiêu que tính ? ) .
- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì ?
- Viết lên bảng 11 – 5 .
Bước 2 : Tìm kết quả 
- Yêu cầu HS lấy 11 que tính, suy nghĩ và tìm cách bớt 5 que tính , sau đó yêu cầu trả lời xem còn lại bao nhiêu que .
- Yêu cầu HS nêu cách bớt của mình 
 + Hướng dẫn lại cho HS cách bớt hợp lý nhất .
- Có bao nhiêu que tính tất cả ?
- Đầu tiên cô bớt 1 que tính rời trước. Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa ?
- Vì sao ?
- Để bớt được 4 que tính nữa cô tháo 1 bó thành 10 que tính rời. Bớt 4 que còn lại 6 que .
- Vậy 11 que tính bớt 5 que tính còn lại mấy que tính ?
- Vậy 11 – 5 bằng mấy ?
- Viết lên bảng 11 – 5 = 6 .
 Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính 
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình . 
- Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ . 
- Nghe và phân tích đề toán .
- Thực hiện phép trừ 11 – 5 . 
- Thao tác trên que tính . Trả lời : còn 6 que tính .
- Trả lời .
- Có 11 que tính ( có 1 bó que tính và 1 que tính rời ) .
- Bớt 4 que nữa .
- Vì 4 + 1 = 5 .
- Còn 6 que tính .
- 11 trừ 5 bằng 6 .
 11
 5
 6
-
Viết 11 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 1 (đơn vị). Viết dấu trừ và kẻ vạch ngang .
Trừ từ phải sang trái. 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6. Viết 6, nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0 .
2.3 Bảng công thức : 11 trừ đi một số :
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học và viết lên bảng các công thức 11 trừ đi một số như phần bài học .
- Yêu cầu HS thông báo kết quả. Khi HS thông báo thì ghi lại lên bảng .
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng các công thức sau đó xoá dần các phép tính cho HS thuộc lòng . 
- Thao tác trên que tính, tìm kết quả và ghi kết quả tìm được vào bài học .
- Nối tiếp nhau ( theo bàn hoặc tổ ) thông báo kết quả của các phép tính. Mỗi HS c ... 201
Tiết 85
ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG
MỤC TIÊU :	
Giúp HS cũng cố về :
Xác định khối lượng của vật .
Xem lịch để biết số ngày trong mỗi tháng và các ngày trong tuần lễ .
Xác định thời điểm ( xem giờ đúng trên đồng hồ ) .
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Có thể chuẩn bị cân đồng hồ, tờ lịch của cả năm học hoặc một vài tháng, mô hình đồng hồ, đồng hồ để bàn .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
1 Giới thiệu bài : 
 GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng .
2. Ôn tập : 
Bài 1 :
- GV nên chuẩn bị một số vật thật sử dụng cân đồng hồ hoặc quả cân thực hiện thao tác cân một số vật và yêu cầu HS đọc số đo .
- Yêu cầu HS quan sát tranh, nêu số đo của từng vật ( có giải thích ).
- Đọc số đo các vật GV cân đồng thời tự cân và thông báo cân nặng của một số vật khác . 
a) Con vịt nặng 3 kg vì kim đồng hồ chỉ đến số 3 .
b) Gói đường nặng 4 kg vì gói đường + 1 kg = 5kg. Vậy gói đường 5kg–1kg bằng 4 kg .
c) Bạn gái nặng 30 kg vì kim đồng hồ chỉ số 30 kg .
Bài 2,3 : Trò chơi hỏi – đáp :
- Treo tờ lịch như phần bài học trên bảng ( hoặc tờ lịch khác cũng được ) .
- Chia lớp thành 2 đội thi đua với nhau .
- Lần lượt từng đội đưa ra câu hỏi ( ngoài các câu hỏi trong SGK, GV có thể soạn thêm các câu hỏi khác ) cho đội kia trả lời. Nếu đội bạn trả lời đúng thì dành được quyền hỏi. Nếu sai, đội hỏi giải đáp câu hỏi, nếu đúng thì được điểm đồng thời được hỏi tiếp, nếu sai thì hai đội oẳn tù tì để chọn quyền hỏi tiếp. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Kết thúc cuộc chơi, đội nào được nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc .
Bài 4 : 
- GV cho HS quan sát tranh, quan sát đồng hồ và yêu cầu các em trả lời .
- Có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi : Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Các bạn chào cờ lúc 7 giờ sáng .
3. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học. Khen ngợi các em học tốt. Nhắc nhở các em học chưa tốt .
- Dặn dò HS mỗi buổi sáng các em nên xem lịch 1 lần để biết hôm đó là thứ mấy, ngày bao nhiêu, tháng nào .
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC :
Tiết 86
	Thứngày..tháng.năm 201
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
MỤC TIÊU :
Giúp HS cũng cố về giải bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
1 Giới thiệu bài : 
 GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng .
2. Ôn tập :
 Bài 1 : 	
- Gọi 1 HS đọc đề bài . 
- Bài toán cho biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết cả hai buổi bán được bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào ?
- Tại sao ?
- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS lên bảng làm bài. Sau đó nhận xét và cho điểm HS .
- Đọc đề .
- Bài toán cho biết buổi sáng bán được 48l dầu, buổi chiều bán được 37l dầu .
- Bài toán hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu ?
- Ta thực hiện phép cộng 48 + 37 .
- Vì số lít dầu cả ngày bằng cả số lít dầu buổi sáng bán và số lít dầu buổi chiều bán gộp lại .
- Làm bài .
Tóm tắt 
 Buổi sáng : 48 l
 Buổi chiều : 37 l
 Tất cả : ... l ?
Bài giải 
Số lít dầu cả ngày bán được là :
48 + 37 = 85 ( l )
 Đáp số : 85 l .
Bài 2 
- Gọi 1 HS đọc đề bài . 
- Bài toán cho biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán thuộc dạng gì ? Vì sao ?
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải .
- Đọc đề bài .
- Bài toán cho biết Bình cân nặng 32kg. An nhẹ hơn Bình 6 kg .
- Hỏi An cân nặng bao nhiêu kg ?
- Bài toán thuộc dạng bài toán về ít hơn. Vì nhẹ hơn có nghĩa là ít hơn .
- Làm bài .
Tóm tắt
 32 kg
Bình 
An 6 kg
 ? kg
Bài giải 
Bạn An cân nặng là :
32 – 6 = 26 ( kg )
 Đáp số : 26 kg .
Bài 3 : 
- Gọi 1 HS đọc đề bài . 
- Bài toán cho biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán bằng số đo và giải bài toán .
- Đọc đề bài .
- Lan hái được 24 bông hoa. Liên hái được nhiều hơn Lan 16 bông hoa .
- Liên hái được mấy bông hoa ?
- Bài toán về nhiều hơn .
- Làm bài .
Tóm tắt 
 24 bông 
Lan 16 bông
Liên 
 ? bông
Bài giải 
Liên hái được số hoa là :
24 + 16 = 40 ( bông )
 Đáp số : 40 bông .
Bài 4 :
GV tổ chức cho HS thi điền số nhanh giữa các tổ. Tổ nào có nhiều bạn điền đúng, nhanh là đội thắng cuộc .
ĐÁP ÁN :
1
2
3
4
5
8
11
14
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC :
Tiết 87
	Thứngày..tháng.năm 201
LUYỆN TẬP CHUNG
MỤC TIÊU :
Giúp HS cũng cố về :
Cộng trừ nhẩm, viết các số trong phạm vi 100 .
Tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ khi biết các thành phần còn lại .
Giải bài toán về ít hơn .
Vẽ hình theo yêu cầu. Biểu tượng vẽ hình chữ nhật, hình tứ giác .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
1 Giới thiệu bài : 
 GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi lên bảng .
2. Ôn tập :
 Bài 1 : 	
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào Vở bài tập . 
- Gọi HS báo cáo kết quả .
- Nhận xét .
- Thực hành tính nhẩm .
- Nối tiếp nhau báo cáo kết quả. Mỗi HS chỉ báo cáo kết quả của 1 phép tính . 
Bài 2 :
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 4 HS lên bảng làm bài .
- Yêu cầu HS nói rõ cách đặt tính và thực hiện tính của từng phép tính .
- Nhận xét và cho điểm HS .
- 4 HS lần lượt trả lời .
- Nhận xét bạn cả bài làm và phần trả lời . 
 90
 42
 48
-
 73
 35
 38
-
 53
 47
 100
+
 28
 19
 47
+
Bài 3 :
- Cho HS nêu cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng khi biết tổng và số hạng còn lại. Tìm số bị trừ chưa biết khi biết hiệu và số trừ. Tìm số trừ chưa biết khi biết hiệu và số bị trừ rồi làm bài .
- Có thể nêu và thực hiện giải từng ý hoặc nêu tất cả rồi giải cả bài . 
 x + 18 = 62 x – 27 = 37
 x = 62 – 18 x = 37 + 27
 x = 44 x = 64
 40 – x = 8
 x = 40 – 8
 x = 32
Bài 4 :
- Cho HS đọc đề bài, xác định dạng bài rồi giải bài toán .
- Bài toán thuộc dạng bài toán về ít hơn .
Tóm tắt
 92 kg
Lợn to 
Lợn bé 16 kg
 ? kg
Bài giải 
Con lợn bé cân nặng là :
92 – 16 = 76 ( kg )
 Đáp số : 76 kg .
Bài 5 : 	
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Cho HS thảo luận theo cặp để tìm cách nối. Sau đó gọi một cặp lên bảng. Thực hành vẽ .
- Hỏi thêm : Cách vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm cho trước .
- Nối các điểm trong hình để được hình chữ nhật (a); hình tứ giác (b) .
- Thảo luận và vẽ hình . 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC :
Tiết 88
	Thứngày..tháng.năm 201
LUYỆN TẬP CHUNG
MỤC TIÊU :
Giúp HS cũng cố, khắc sâu về :
Cộng, trừ các số trong phạm vi 100 .
Tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu tính .
Tên gọi thành phần và kết quả trong phép cộng, phép trừ .
Tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ khi biết các thành phần còn lại .
Giải bài toán có lời văn ( toán đơn ) .
Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
1 Giới thiệu bài : 
 GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi đầu bài lên bảng .
2. Ôn tập :
 Bài 1 : 	
- Yêu cầu HS tự làm bài . 
- Nhận xét và cho điểm HS .
- Tự làm bài và chữa miệng .
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau . 
Bài 2 :
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Viết lên bảng : 14 – 8 + 9 và yêu cầu HS nêu cách tính .
- Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập .
- Nhận xét và cho điểm HS .
- Tính .
- Tính từ trái sang phải 14 trừ 8 bằng 6, 6 cộng 9 bằng 15.
- Làm bài. Sau đó 1 HS đọc chữa bài. Các HS khác tự kiểm tra bài mình . 
Bài 3 :
- Cho HS nêu cách tìm tổng, tìm số hạng trong phép cộng và làm phần a. 1 HS làm bài trên bảng lớp . 
- Tiếp tục cho HS nêu cách tìm số bị trừ, số trừ, hiệu trong phép trừ. Sau đó yêu cầu làm tiếp phần b . 
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp .
Số hạng 
32
12
25
50
Số hạng 
8
50
25
35
Tổng 
40
62
50
85
Số bị trừ 
44
63
64
90
Số trừ 
18
36
30
38
Hiệu 
26
27
34
52
Bài 4 : 	
- Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Muốn vẽ 1 đoạn thẳng có độ dài 5 cm ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS thực hành vẽ .
- Yêu cầu HS thảo luận tìm cách kéo dài đoạn thẳng để được đoạn thẳng 1 dm .
- Đọc đề bài .
- Chấn 1 điểm trên giấy vẽ, đặt vạch 0 của thước trùng với điểm vừa chấm. Tìm độ dài 5cm trên thước và chấm điểm thứ hai ở vạch chỉ 5cm trên thước. Nối hai điểm ta được đoạn thẳng cần vẽ . 
- Vẽ hình 
 5 cm
A . .B
- 1 dm = 10 cm.
- Muốn có đoạn thẳng 10 cm ta phải vẽ thêm 5cm nữa vào đoạn thẳng vừa vẽ .
- Có nhiều cách vẽ thêm nhưng trước hết phải kéo dài AB thành đường thẳng AB sau đó mới xác định độ dài theo yêu cầu .
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC :
Tiết 89
Thứngày..tháng.năm 201
LUYỆN TẬP CHUNG
MỤC TIÊU :
Giúp HS cũng cố, khắc sâu về :
Cộng, trừ các số trong phạm vi 100 .
Tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu tính .
Giải bài toán về kém hơn .
Tính chất giao hoán của phép cộng .
Ngày trong tuần, ngày trong tháng .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
1 Giới thiệu bài : 
 GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi đầu bài lên bảng .
2. Ôn tập :
 Bài 1 : 	
- Yêu cầu HS đặt tính rồi thực hiện phép tính. 3 HS lên bảng làm bài . 
- Yêu cầu nêu cách thực hiện các phép tính : 38 + 27; 70 – 32; 83 – 8 .
- Nhận xét và cho điểm HS .
- Đặt tính rồi tính .
- 3 HS trả lời . 
Bài 2 :
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu phép tính rồi giải .
 12 + 8 + 6 = 20 + 6
 = 26
 36 + 19 – 19 = 55 – 19 
 = 36 
 - Nhận xét và cho điểm HS .
- Trả lời : thực hành tính từ trái sang phải .
- Làm bài .
 25 + 15 – 30 = 40 – 30 
 = 10
 51 – 19 – 18 = 32 – 18 
 = 14
Bài 3 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài . 
- Bài toán thuộc dạng toán gì ? 
- Yêu cầu HS tóm tắt và làm bài .
- Đọc đề bài .
- Bài toán về ít hơn. Vì kém có nghĩa là ít hơn .
- Giải bài toán .
Tóm tắt 
 70 tuổi
Ông 
Bố 32 tuổi
 ? tuổi
Bài giải 
Số tuổi của bố là :
70 – 32 = 38 ( tuổi )
 Đáp số : 38 tuổi .
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Viết lên bảng : 75 + 18 = 18 + 
- Điền số nào vào ô trống ? 
- Vì sao ?
- Yêu cầu HS làm tiếp bài . 
- Điền số thích hợp vào ô trống .
- Quan sát .
- Điền số 75 . 
- Vì 75 + 18 = 18 + 75. Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi . 
36
 44 + = 36 + 44
26
 37 + 26 = + 37
65
 + 9 = 9 + 65
Bài 4 : 	
Bài 5 :
- Cho HS tự trả lời. Nếu còn thời gian GV cho HS trả lời thêm các câu hỏi :
 + Hôm qua là thứ mấy ? Ngày bao nhiêu và của tháng nào ?
 + Ngày mai là thứ mấy ? Ngày bao nhiêu và của tháng nào ?
 + Ngày kia là thứ mấy ? Ngày bao nhiêu và của tháng nào ?
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC :

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN HKI(P2).doc