Giáo án Toán học lớp 1 - Bài 91: Cộng các số tròn chục

Giáo án Toán học lớp 1 - Bài 91: Cộng các số tròn chục

I) Mục tiêu

 1) Kiến thức: Giúp HS biết cộng các số tròn chục theo 2 cách: tính nhẩm và tính viết

 2) Kĩ năng: Bước đầu biết tính nhẩm nhanh kết quả các phép cộng các số tròn chục trong phạm vi 100.

 3) Thái độ: Yêu thích môn toán và vận dụng vào thực tế

II) Đồ dùng dạy – học

1) Giáo viên: Các bó que tính, bảng gài, bảng con, bảng phụ

2) Học sinh: Các bó que tính, bảng con, SGK

III) Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 5 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học lớp 1 - Bài 91: Cộng các số tròn chục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Lê Uy Vũ. Lớp: 09 CĐTH 3
Môn: Toán Lớp: 1/1
Bài 91: Cộng các số tròn chục
Ngày soạn: 10/2/2012
Ngày dạy: 21/2/2012
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
I) Mục tiêu
	1) Kiến thức: Giúp HS biết cộng các số tròn chục theo 2 cách: tính nhẩm và tính viết
	2) Kĩ năng: Bước đầu biết tính nhẩm nhanh kết quả các phép cộng các số tròn chục trong phạm vi 100.
	3) Thái độ: Yêu thích môn toán và vận dụng vào thực tế
II) Đồ dùng dạy – học
Giáo viên: Các bó que tính, bảng gài, bảng con, bảng phụ
Học sinh: Các bó que tính, bảng con, SGK
III) Các hoạt động dạy – học chủ yếu
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
3’
1’
15’
2’
5’
7’
5’
1’
ỔN ĐỊNH
KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV đính yêu cầu bài tập lên bảng:
 Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
 70; 30; 80; 10; 50
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Gọi HS xác định yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm vào bảng con, 1 HS làm bảng phụ.
- Nhận xét bảng con
- Nhận xét, ghi điểm bảng phụ.
- Nhận xét tình hình bài cũ
3. DẠY – HỌC BÀI MỚI
3.1. Giới thiệu bài mới – Ghi tựa
- Các con đã làm quen với các số tròn chục ở các tiết trước. Ở tiết học hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn các em cộng các số tròn chục trong phạm vi 100. Qua bài “Cộng các số tròn chục”
- GV ghi tựa. Yêu cầu HS nhẩm theo tựa bài.
3.2. Giới thiệu cách cộng các số tròn chục theo (cột dọc)
* Bước 1: Hướng dẫn HS thao tác trên các que tính
- Yêu cầu HS lấy 3 bó que tính.
- GV lấy 3 bó que tính đính lên bảng.
- Con đã lấy mấy chục que tính?
- Nhận xét.
- 3 chục gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Nhận xét.
- GV ghi bảng: 3 ở cột chục và 0 ở cột đơn vị
- Các con hãy lấy tiếp cho thầy 2 bó que tính
- GV đính 2 bó que tính lên bảng
- Con đã lấy thêm mấy chục que tính?
- Nhận xét
- 2 chục gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- GV ghi bảng: 2 ở cột chục và 0 ở cột đơn vị
- Sau 2 lần lấy con được tất cả mấy chục que tính?
- Nhận xét
- 5 chục gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Nhận xét
- GV ghi bảng: 5 ở cột chục và 0 ở cột đơn vị.
- Con đã làm phép tính gì để được 5 chục que tính? 
- Nhận xét
- Giáo viên ghi dấu + ở giữa số 30 và 20.
* Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính cộng
- GV ghi bảng 30 + 20 =.
- Để biết 20 + 30 bằng mấy mươi thầy sẽ hướng dẫn các con cách đặt tính theo cột dọc.
- Khi đặt tính, chúng viết phép tính từ trên xuống dưới. Đầu tiên, thầy viết số 30. GV ghi bảng 30.
- GV hỏi: Thầy phải viết số 20 như thế nào so với số 30?
- Nhận xét
- GV hỏi: Như vậy thầy đã đặt hàng đơn vị và hàng chục của số 20 như thế nào so với hàng đơn vị và hàng chục của số 30?
- Nhận xét
- GV kết luận: Khi đặt tính, chúng viết phép tính từ trên xuống dưới. Ta đặt hàng đơn vị thẳng cột hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột hàng chục. Viết dấu + ở bên trái sao cho ở giữa 2 số. Kẻ gạch ngang dưới 2 số đó. Ghi kết quả thẳng cột với các số khác (GV ghi bảng như SGK)
- Gọi HS lặp lại cách lặp phép tính
- Để tính đúng chúng ta bắt đầu cộng từ hàng đơn vị: 0 cộng 0 bằng 0, viết 0. ( GV vừa nói vừa viết số 0)
- Gọi HS lặp lại.
- GV ghi bảng: 0 cộng 0 bằng 0, viết 0
- Tiếp đến ta cộng hàng chục: 3 cộng 2 bằng 5, viết 5. ( GV viết 5)
- Gọi HS lặp lại
- GV ghi bảng: 3 cộng 2 bằng 5, viết 5.
- Vậy 30 + 20 bằng mấy mươi?
- GV ghi bảng 30 + 20 = 50. Yêu cầu HS ghi vào SGK
Nghỉ giữa tiết
3.3. Thực hành
* Bài tập 1: Tính
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV khẳng định lại yêu cầu: Tính
- Khi thực hiện phép tính các em chú ý ghi kết quả thẳng hàng với các số trong phép tính
- Yêu cầu HS làm vào bảng con. 
- GV đọc từng phép tính cho HS làm vào bảng con
- Nhận xét. GV đính 1 bảng của HS làm đúng lên bảng đen. 
- Yêu cầu HS nêu cách tính của phép cộng
 40 + 30 = 70
- Tương tự với các bài còn lại
- GV tổng kết bài làm của HS
* Bài tập 2: Tính nhẩm
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2
- Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV khẳng định lại yêu cầu là: tính nhẩm
- GV nói: Ngoài cách tính viết như vừa học ta cũng có thể cộng các số tròn chục bằng cách tính nhẩm. Chẳng hạn tính 20 + 30
- GV ghi bảng 20 + 30 = ?
- Bây giờ thầy sẽ hướng dẫn các con tính nhẩm 20 + 30. GV ghi bảng “Nhẩm:”
- 20 còn được gọi là mấy chục?
- GV ghi bảng 2 chục và dấu +
- 30 còn được gọi là mấy chục?
- GV ghi bảng 3 chục và dấu =
- Em nào nhẩm được 2 chục cộng 3 chục bằng mấy chục?
- Nhận xét
- GV ghi bảng 5 chục để có: 2 chục + 3 chục = 5 chục.
- Vậy 20 + 30 bằng bao nhiêu?
- GV ghi bảng: Vậy: “20 + 30 = 50”
- Các con hãy dựa vào cách nhẩm trên để làm bài tập 2 cho thầy. 
- 3 HS lên làm bảng con. Các HS còn lại làm vào SGK
- Gọi HS đọc bài làm theo từng cột. GV hỏi lại cách tính nhẩm bất kỳ trong cột.
- Nhận xét
- Tương tự với các cột còn lại
- GV đính 3 bảng con lên bảng. Gọi lần lượt 3 HS đọc bài làm của mình. Nhận xét, ghi điểm.
- GV tổng kết
* Bài tập 3:
- Gọi 1 HS đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Để biết cả 2 thùng có bao nhiêu gói bánh ta làm phép tính gì?
- GV đính tóm tắt bài toán lên bảng
 Thùng thứ nhất: 20 gói bánh
 Thùng thứ hai: 30 gói bánh
 Cả 2 thùng:..gói bánh
- Gọi 1 HS đọc tóm tắt
- Từ tóm tắt trên con có thể làm bài toán không?
- 1 em lên làm bảng phụ cho thầy. Các em còn lại làm vào nháp. Ai làm xong giơ bút lên thầy chấm điểm.
- GV quan sát, chấm điểm.
- Gọi HS đọc bài làm
- Nhận xét bảng phụ, ghi điểm
- Nhận xét bài làm của HS vừa đọc
- Tổng kết bài tập.
4. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nêu lại cách đặt tính
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về xem lại bài. Và chuẩn bị bài luyện tập cho các tiết học sau
- Hát
- Đọc yêu cầu bài tập
- Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn
- 1 HS làm bảng phụ, các HS còn lại làm vào bảng con
- Lắng nghe
- Nhẩm theo tựa bài
- Lấy 3 bó que tính
- Quan sát
- 3 chục que tính
- Gồm 3 chục và 0 đơn vị
- Lấy tiếp 2 bó que tính
- Quan sát
- 2 chục que tính
- Gồm 2 chục và 0 đơn vị
- 5 chục que tính
- Gồm 5 chục và 0 đơn vị
- Phép cộng
- HS quan sát
- Lắng nghe
- HS quan sát.
- Số 20 thẳng cột với số 30: số 0 thẳng cột số 0, số 2 thẳng cột số 3
- Đặt hàng đơn vị thẳng cột hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột hàng chục.
- Khi đặt tính, chúng viết phép tính từ trên xuống dưới. Ta đặt hàng đơn vị thẳng cột hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột hàng chục. Viết dấu + ở bên trái sao cho ở giữa 2 số. Kẻ gạch ngang dưới 2 số đó. Ghi kết quả thẳng cột với các số khác
- 3-4 HS lặp lại
- 3-4 HS lặp lại
- 30 + 20 = 50
- HS ghi vào SGK
- 1 HS đọc yêu cầu
- Tính
- Lắng nghe
- HS làm vào bảng con
- 0 cộng 0 bằng 0, viết 0; 4 cộng 3 bằng 7 viết 7
- Đọc yêu cầu bài tập 2
- Tính nhẩm
- 2 chục
- 3 chục
- 2 chục cộng 3 chục bằng 5 chục
- 20 + 30 =50
- 3 HS làm bảng con. Các HS còn lại làm vào SGK
- HS đọc bài làm. Và nêu cách tính nhẩm
- HS đọc bài làm
- Đọc bài toán
- Thùng thứ nhất đựng 20 gói bánh, thùng thứ 2 đựng 30 gói bánh
- Cả 2 thùng có bao nhiêu gói bánh
- Phép tính cộng
- HS đọc tóm tắt bài toán
- Được
-1 HS làm bảng phụ. Các em còn lại làm vào nháp.
- HS đọc bài làm
- HS nêu cách đặt tính
	 	Bến Tre, ngày.tháng 2 năm 2012
Duyệt của GV hướng dẫn	Người soạn

Tài liệu đính kèm:

  • docCong cac so tron chuchoan chinh.doc