I. Mục tiêu
Giúp H: - Biết làm tính trừ ( không nhớ) bằng cách đặt tính rồi tính.
- Tập trừ nhẩm.
II. Đồ dùng dạy học
- Bó chục que tính và 7 que tính rời.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5)
- Đặt tính rồi tính: 9 - 6 ; 9 - 5 ; 19 - 6 ; 16 - 4
2. Hoạt động 2: Dạy học bài mới (15)
a. HĐ 2.1: Thực hành trên que tính.
Tuần 21: ( Từ ngày 28/ 1 / 2008 đến ngày 1 / 2 / 2008) Thứ ba ngày 28 tháng 1 năm 2008 Toán Tiết 81: Phép trừ dạng 17 - 7 I. Mục tiêu Giúp H: - Biết làm tính trừ ( không nhớ) bằng cách đặt tính rồi tính. - Tập trừ nhẩm. II. Đồ dùng dạy học - Bó chục que tính và 7 que tính rời. III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Đặt tính rồi tính: 9 - 6 ; 9 - 5 ; 19 - 6 ; 16 - 4 2. Hoạt động 2: Dạy học bài mới (15’) a. HĐ 2.1: Thực hành trên que tính. * G lấy 17 que tính. H làm theo G - Em lấy thế nào? (1 bó một chục, 7 que tính rời) - 17 gồm mấy chục, mấy đơn vị? G ghi bảng như SGK. - Bớt 7 que tính rời còn mấy que? (Một bó một chục, o que rời) - Một chục là mấy que? - G ghi: 17 - 7 = 10 b. HĐ 2.2: Hướng dần H đặt tính. - Cho 1 H nêu cách đặt tính, G ghi bảng, cho H nhắc lại * 7 - 7 = 0 viết 0 * Hạ 1 viết 1. 17 - 7 = 10 H nhắc. 3. Hoạt động 3: Thực hành (15’) * Bài 1 / 112: .(5’)Làm bảng con -> Chốt: Củng cố cách đặt tính dạng 17 - 7. * Bài 2 / 112: (5’)Làm sgk. - G ghi: 15 - 5 = Nhẩm: 5 - 5 = 0 -> 15 - 5 =10 -> Chốt: Cách trừ nhẩm từ trái sang phải. * Bài 3: (5’)Làm SGK. + Cho H đọc tóm tắt. + Nhìn tóm tắt nêu bài toán. + Ghi phép tính . => Sai lầm: Viết số chưa thẳng hàng, nhẩm sai kết quả. 4. Hoạt động 4: Củng cố (5’) - Làm bảng: 19 - 6 16 – 4 17 - 5 Rút kinh nghiệm ............................................................................................ Thứ tư ngày 30 tháng 1 năm 2008 Toán Tiết 82: Luyện tập I.Mục tiêu - Giúp H rèn luyện kĩ năng thực hiện phép trừ và tính nhẩm. II. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - G đọc phép tính, H đặt tính rồi tính. 16- 4 = 18 – 6 = 19 – 5 = 2. Hoạt động 2: Luyện tập (30’) @ Làm bảng con ( 10’) @ Làm SGK: ( 20’) * Bài 1/ 113: (7’)Làm vở -> Chốt: Cách tính cột dọc, củng cố kĩ năng đặt tính * Bài 2/113: (5’) Làm SGK 10 + 3 = 13 nên 13 - 3 = 10 -> Chốt: Dựa vào mối quan hệ giữa cộng và trừ để nhẩm nhanh kết quả. * Bài 3/113: (3’) Làm SGK -> Chốt cách thực hiện dãy tính từ trái sang phải, rèn kĩ năng tính nhẩm. * Bài 4/113: (4’)Làm SGK * Bước 1: 16 - 6 =10 * Bước 2: So sánh 10 và 12 -> 10 < 12 Nên 16 - 6 < 12 * Bước 3: Viết dấu < -> Chốt: Muốn điền đúng phải tính nhẩm kết quả, so sánh rồi điền dấu. * Bài 5/113: (3’)Làm SGK - H đọc tóm tắt, - Nêu bài toán, - Ghi phép tính. => Sai lầm: Tính sai, viết số chưa thẳng cột. 3. Hoạt động 3: Củng cố (5’) - H nhẩm kết quả, ghép số vào thanh cài . 16 + 3 = 19 - 4 = 17 - 3 = 16 + 2 = Rút kinh nghiệm -------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 31 tháng 1 năm 2008 Toán Tiết 83: Luyện tập chung I.Mục tiêu: Giúp H: - Rèn kỹ năng so sánh hai số. - Rèn luyện kỹ năng cộng trừ và tính nhẩm. II. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: - Kiểm tra bài cũ (5’) - Bảng con: đặt tính 13 + 2 17 - 3 19 - 5 2. Hoạt động 2: Luyện tập (30’) @ Làm miệng ( 10’) @ Làm SGK ( 20’) * Bài 1 /114: ( 3’)Làm SGK -> Củng cố thứ tự các số từ 0 -> 20 trên tia số. * Bài 2 /114 (3’) - Làm miệng - Ghép số vào thanh cài. -> Kiến thức: Cách tìm số liền sau. -> Chốt: Tìm số liền sau: - cách tìm dựa vào tia số. - Lấy số đó cộng với 1. * Bài 3 / 114: ( 3’)Như bài 2 -> Chốt: Tìm số liền trước: Lấy số đó trừ 1. * Bài 4: ( 7’)Làm vở -> Kiến thức: Đặt tính, tính theo cột dọc. -> Chốt: Viết số thẳng hàng, tính từ phải sang trái. * Bài 5: ( 4’)Làm SGK -> Kiến thức: Cách tính dãy tính, tính từ trái sang phải. => Sai lầm: Tính sai, viết số chưa thẳng cột. 3. Hoạt động 3: Củng cố (5’) Điền Đ, S 17 - 3 = 12 14 + 3 = 17 - Tìm số liền trước của 13, 15, 16. - Tìm số liền sau của: 12, 16, 19. Rút kinh nghiệm Thứ sáu ngày 1 tháng 2 năm 2008 Toán Tiết 84: Bài toán có lời văn. I. Mục tiêu - Giúp H bước đầu nhận biết bài toán có lời văn thường có: * Các số ( gắn với thông tin đã biết) * Câu hỏi ( chỉ số thông tin cần tìm) II. Đồ dùng dạy học - Tranh vẽ SGK. III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - G viết tóm tắt lên bảng, H ghi phép tính thích hợp vào bảng con: Có: 10 lá cờ Thêm : 7 lá cờ Có tất cả: ... lá cờ ? 2. Hoạt động 2: Dạy bài mới (15 - 20’) a. HĐ 2.1 Bài 1/115 (6’) - H mở SGK /115 đọc yêu cầu - G hướng dẫn H quan sát tranh và điền số vào chỗ để có bài toán. - H đọc lại bài toán -> G giới thiệu: Đây là bài toán có lời văn hoàn chỉnh. - Cho H phân tích đề: + Bài toán cho biết gì? ( Có 1 bạn, thêm 3 bạn) + Bài toán hỏi gì? ( Tất cả có bao nhiêu bạn? ) + Muốn biết có bao nhiêu bạn ta phải làm gì? b. HĐ 2.2 Bài 2/115 (6’) - Thực hiện như bài 1 => Chốt: Bài toán có lời văn thường có các số, và câu hỏi. c. HĐ 2.3 Bài 3/115 (6’) - Bài toán cho biết gì? ( 1 gà mẹ và 7 gà con ) - Bài toán còn thiếu gì? ( Câu hỏi ) . - Cho H tự viết câu hỏi. - Đọc lại bài toán. -> G chốt: Trong câu hỏi đều phải có: Từ “ hỏi” ở đầu câu. Trong câu hỏi của bài toán này nên có từ “tất cả”. Viết dấu chấm hỏi ở cuối câu. - Một bài toán hoàn chỉnh thường có gì? - Trả lời được câu hỏi là ta đã giải được bài toán. - H ghi phép tính vào bảng con. 3. Hoạt động 3: Thực hành ( 10') * Bài 4/116: Làm sgk. -> Chốt: Cấu tạo bài toán có lời văn. 4. Hoạt động 4: Củng cố (5’) - G đưa tranh - H nêu bài toán Rút kinh nghiệm Tuần 22: ( Từ ngày 11/ 2 / 2008 đến ngày 15 / 2 / 2008 ) Thứ ba ngày 11 tháng 2 năm 2008 Toán Tiết 85: Giải toán có lời văn. I. Mục tiêu - Giúp H bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải bài toán có lời văn. - Tìm hiểu bài toán: ( Bài toán cho biết những gì? Bài toán hỏi gì? ) - Giải bài toán: Thực hiện phép tính để tìm hiểu điều chưa biết nêu trong câu hỏi. - Trình bày bài giải ( nêu câu lời giải, phép tính để giải bài toán, đáp số) - Bước đầu tập cho H tự giải một bài toán hoàn chỉnh. II. Đồ dùng dạy học - Tranh vẽ SGK. III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Một bài toán có lời văn thường có những gì? - G nêu: Có một con gà mẹ và 4 con gà con. Hỏi... H nêu tiếp câu hỏi để có bài toán.- H trả lời miệng 2. Hoạt động 2: Dạy bài mới (15’) a. HĐ 2.1: Giới thiệu cách giải bài toán - Cho H mở SGK/117: - G đọc bài toán mẫu. – H đọc lại - Trong bài ta chú ý từ gì ? ( Tất cả) * Phân tích bài toán: + Bài toán cho biết gì? ( Có 5 con gà, thêm 4 con ) + Bài toán hỏi gì? ( Nhà An có ) - G ghi tóm tắt như SGK. - H đọc lại. * Giải toán: + Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà, ta làm thế nào? + Cho H đọc lại câu hỏi, dựa vào câu hỏi ghi câu trả lời. b. HĐ 2.2: Giới thiệu cách trình bày bài giải. - G viết bài giải như SGK/117 -> H đọc lại. - G nhấn mạnh: Khi giải bài toán ta viết bài giải như sau: + Viết “ Bài giải” + Viết câu lời giải ( Dựa vào câu hỏi để tìm câu lời giải ) + Viết phép tính ( tên đơn vị đặt trong dấu ngoặc) + Viết đáp số. => G cho H đọc thuộc cách viết bài giải. 3. Hoạt động 3: Thực hành (17’) * Bài 1/117: (6’) H làm SGK - G hướng dẫn: + H phân tích đề và tóm tắt bài toán. + Dựa vào câu hỏi, viết câu lời giải. -> Chốt: Cách trình bày bài giải. * Bài 2,3/118: (11’) H tự làm SGK -> kiến thức: Làm quen với việc giải toán có lời văn. -> Chốt: Cách giải toán có lời văn. => Sai lầm: Câu lời giải chưa chính xác. 4. Hoạt động 4: Củng cố (3’) - Nêu các bước để giải 1 bài toán có lời văn. Rút kinh nghiệm ----------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 12 tháng 2 năm 2008 Toán Tiết 86: Xăng ti mét. Đo độ dài. I. Mục tiêu: * Giúp H: - Có khái niệm ban đầu về độ dài, tên gọi, ký hiệu của xăng ti mét. - Biết đo đội dài đoạn thẳng với đơn vị là cm trong các trường hợp đơn giản. II. Đồ dùng dạy học - Thước thẳng có vạch chia cm. III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1:- Kiểm tra bài cũ (5’) - Kiểm tra đồ dùng học tập. 2. Hoạt động 2: Dạy bài mới (15’) a. HĐ 2.1: Giới thiệu đơn vị đo cm và dụng cụ đo độ dài. - Cho H quan sát chiếc thước và giới thiệu: Đây là cái thước có vạch chia từng cm. - - Dùng thước để đo độ dài các đoạn thẳng. Vạch đầu tiên là 0, độ dài từ vạch 0 -> 1 là 1 cm. - H mở sgk / 119. Quan sát thước. - H dùng đầu bút chì di từ 0 -> 1 trên SGK. - Độ dài từ vạch 1 -> 2 cũng là 1 cm. - Cho H lấy thước quan sát, đối chiếu với sgk. - G giới thiệu: Xăng ti mét viết tắt là cm. G ghi bảng: cm. b. HĐ 2. 2: Giới thiệu các thao tác đo độ dài. - Hướng dẫn H đo độ dài theo 3 bước: * Bước 1: Đặt vạch 0 của thước trùng vào 1 đầu kia của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng. * Bước 2: Đọc số ghi ở vạch của thước trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo đơn vị đo. * Bước 3: Viết số đo đoạn thẳng ( vào chỗ thích hợp ) - Đoạn AB, CD, MN dài mấy cm? 3. Hoạt động 3: Thực hành ( 15’) * Bài 1/ 119: (2’) H tập viết kí hiệu cm vào vở * Bài 2/ 119: (5’) Làm sgk. * Bài 3/119: (3’)H làm SGK -> Chốt: Cách đo độ dài. * Bài 4/119: (5’)H làm SGK -> Củng cố cách đo độ dài theo 3 bước với đơn vị là cm. => Sai lầm: Đặt thước không chuẩn khi đo, đo sai. 4. Hoạt động 4: Củng cố (3’) - Xăng ti mét được viết tắt là gì? - G kẻ đoạn thẳng dài: 23cm , 15 cm , 9 cm H đo, đọc kết quả. Rút kinh nghiệm ----------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 14tháng 2 năm 2008 Toán Tiết 87: Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp H rèn luyện kĩ năng giải toán và trình bày bài giải. III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Viết bảng: 4 cm, 13 cm, 20 cm, 16 cm - Khi giải bài toán có lời văn ta trình bày bài giải thế nào? 2. Hoạt động 2: Luyện tập (30’) * Bài 1/121: Làm bảng con (8’) - H đọc đề bài - Bài toán hỏi gì? ( Trong vườn có mấy cây chuối? ) - Muốn trả lời điều này ta cần biết gì? ( có 12 cây chuối, thêm 3...) - H ghi tóm tắt vào SGK, đọc tóm tắt. - H tự trình bày bài giải -> Chốt: G chốt cách trình bày đúng. * Bài 2 /121: (10’)Làm vở * Bài 3 / 121: (10’)Làm vở ô li ( Tương tự bài 2 ) - Cho H đọc tóm tắt, nêu bài toán - Giải bài toán - Nhìn tranh kiểm tra lại kết quả. -> Chốt: Củng cố cách giải toán có lời văn. => Sai lầm: - H ghi câu lời giải sai - H trình bày bài giải chưa đẹp. 3. Hoạt động 3: Củng cố ( 5') - Để giải bài toán có lời văn ta phải làm qua mấy bước? - Khi giải bài toán ta viết lời bài giải như thế nào? Rút kinh nghiệm --------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 15 tháng 2 năm 2008 Toán Tiết 88: Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp H rèn luyện kĩ năng giải toán và trình bày bài giải. - Thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài với đơn vị đo cm. III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - G viết bảng: 8cm, 15cm, 19cm, 20 cm. H đọc. - G đọc, H viết bảng: 6 cm, 15 cm, 19cm 2. Hoạt động 2: Luyện tập (30’) * Bài 1/122: (6’)Làm bảng con - H đọc đề bài - H ghi tóm tắt vào SGK, đọc tóm tắt. - H tự trình bày bài giải vào bảng con. -> Kiến thức: Cách giải toán có lời văn. -> Chốt: G chốt cách trình bày đúng. * Bài 2 /122: (9’) Làm vở - H nêu tóm tắt, - Đọc bài toán, - Làm vở . * Bài 3 / 121: (9’) Làm vở ( Tương tự bài 2 ) -> Kiến thức: Củng cố cách giải toán có lời văn. -> Chốt: cách giải toán có lời văn. * Bài 4 / 122: (6’)Làm sgk. G ghi: 7 cm + 1 cm = 8 cm Cho H tính kết quả, ghi đơn vị đo. Cho H làm bảng con cột 1. -> Kiến thức: củng cố cách cộng, trừ có kèm đơn vị đo cm. -> Chốt: Kết quả phải ghi kèm đơn vị là cm. => Sai lầm: H còn ghi câu lời giải sai, Trình bày bài giải chưa được đẹp. 3. Hoạt động 3: Củng cố ( 3') - Để giải một bài toán có lời văn ta phải làm gì? - Khi giải một bài toán ta viết bài giải thế nào? - G ghi tóm tắt, H ghi phép tính giải vào bảng con. Có: 8 con Biếu: 5 con Còn con? Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: