Giáo án Toán lớp 1 - Tiết 101 đến tiết 124

Giáo án Toán lớp 1 - Tiết 101 đến tiết 124

1.Mục tiêu:

 Bước đầu giúp học sinh:

 - Nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 20  50.

 - Biết điểm và nhận ra thứ tự của các số từ 20  50.

2. Đồ dùng dạy học :

 4 bó, mỗi bó 1 chục que tính và 10 que tính rời.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 64 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1175Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 1 - Tiết 101 đến tiết 124", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài dạy : các số có hai chữ số
Môn : Toán
Tiết số : 101- Tuần 26
1.Mục tiêu:
	Bước đầu giúp học sinh: 
	- Nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 20 à 50.
	- Biết điểm và nhận ra thứ tự của các số từ 20 à 50.
2. Đồ dùng dạy học : 
	4 bó, mỗi bó 1 chục que tính và 10 que tính rời.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pt
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
70 + 30 = 10 + 60 = 
40 – 30 = 70 – 40 =
- Dưới lớp làm nhẩm:
20 + 60 80 – 20
40 cm + 20 cm 
- Chữa bài, nhận xét cho điểm.
Mỗi học sinh làm 1 phần (đặt tính rồi tính)
- Làm vào bảng con.
Bảng
30’
2. Bài mới 
a. Giới thiệu các số từ 20 à 30 
b. Giới thiệu các số từ 30 à 40; từ 40 à50
* Mục tiêu: Học sinh nắm cách đọc viết, thứ tự các số từ 20-30
- Hướng dẫn học sinh lấy que tính.
- Giơ: 2 bó que tính bà 1 que tính rời 
=> “2 chục và 1 là hai mươi mốt”
- 21 viết như sau: Viết 2 rồi viết 1.
=> đọc là “Hai mươi mốt”
- Tương tự giới thiệu tiếp từ 22 à30.
Giới thiệu tương tự như các số từ 20 à 30.
- Lấy 2 bó que tính, mỗi bó 1 chục que à nói: Có 2 chục que tính.
- Lấy thêm 1 que tính nữa.
à Có 21 que tính.
3 học sinh nhắc lại: “Hai chục và 1 là hai mươi mốt”
5 học sinh đọc
Que tính
3. Luyện tập
* Mục tiêu: Học sinh thực hành thông qua làm các bài tập.
Bài 1 : Viết số 
Làm vở phần a 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài rồi làm bài.
Bài 2 : Viết số 
Làm vở 
- Để học sinh tự làm tương tự như bài 1.
Bài 3 : Viết số 
Làm vở 
- Học sinh nêu yêu cầu rồi làm bài.
- Cho học sinh làm bài.
Bài 4 : Làm vào SGK 
- Gọi học sinh đọc các số theo thứ tự xuôi, ngược
a. Viết các số từ 20 đến 29.
b. Viết các số vào mỗi vạch của tia số từ 19 à 32
- Viết các số từ 30 à 39.
- Viết các số từ 40 à 50
- Viết số thích hợp vào các ô trống.
- Chữa bài.
6 học sinh.
sgk
4’
4. Củng cố
Hỏi lại học sinh:
- Các số từ 20 à 29 có gì giống và khác nhau?
- Các số từ 30 à 40 có gì giống và khác nhau?
- Giống: Hàng chục là 2
- Khác: hàng đơn vị.
Bảng phụ
1’
5. Dặn dò
- Về nhà ôn lại bài.
- Bài sau: Các số có 2 chữ số (tiếp)
* Rút kinh nghiệm:
Tên bài dạy : các số có 2 chữ số (tiếp) 
Môn : Toán
Tiết số : 102
1.Mục tiêu:
	Bước đầu giúp học sinh: 
	- Nhận biết số lượng, đọc, viết các số từ 50 à 69.
	- Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 50 à 69.
2. Đồ dùng dạy học : 
	6 bó, mỗi bó 1 chục que tính và 10 que tính rời
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pt
5’
30’
1. Kiểm tra bài cũ
 2. Bài mới 
a. Giới thiệu các số từ 50 à 60.
b. Giới thiệu các số từ 61 à 69
Gọi 2 học sinh lên bảng làm:
- Viết số:
 31 
 43
- Học sinh dưới lớp đọc số theo thứ tự từ 40 à 50 và ngược lại.
Mục tiêu: Hs đọc , viét, đếm các số từ 50-60
- Cho học sinh lấy 5 thẻ, mỗi thẻ 10 que tính. Hỏi có bao nhiêu que tính?
- Viết bảng: 50
- Có 50 que tính, lấy thêm 1 que tính nữa là bao nhiêu que?
- Ghi bảng?
- Tương tự, mỗi lần thêm 1 ta lập được 52, 53, 54,.60.
Hướng dẫn tương tự như giới thiệu các số từ 50 à 60.
- Gọi học sinh đọc các số từ 60 à 70.
* Lưu ý cách đọc số 51, 54, 55, 57.
- Thực hành tương tự
Mỗi học sinh làm 1 phần
2 học sinh.
- 5 thẻ, mỗi thẻ 10 que tính được 50 que tính.
Đọc là: năm mươi.
- 50 thêm 1 que tính là 51 que tính.
- Đọc là năm mươi mốt.
Đọc xuôi, ngược 60 à 70; 70 à 60.
Năm mươi mốt, năm mươi tư, năm mươi lăm, năm mươi bảy.
- Làm theo hướng dẫn
Bảng
Que tính
c. Luyện tập
Mục tiêu: Hs thực hành đọc , viết, đếm các số từ 50-69 thông qua làm các bài tập.
Bài 1 : Viết số 
Làm vở 
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu
- Cho học sinh làm bài.
- Gọi 2 học sinh chữa bài.
* Các số từ 60 – 70 
Bài 2 : Viết số 
Làm vở 
- Hướng dẫn tương tự bài 1.
- Gọi 2 học sinh chữa bài song song cùng 1 lúc.
Bài 3 : Viết số thích hợp vào ô trống 
Làm vào SGK 
- Học sinh nêu yêu cầu rồi làm bài.
- Sau khi chữa bài, cho học sinh đọc các số để nhận ra thứ tự các số từ 30 à 69.
Bài 4 : Ghi đ / s 
Làm vào SGK 
- Đây là bài trắc nghiệm nên để học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
- Viết số
- Viết số từ 50 à 59
(viết luôn vào sách)
+ 1 em đọc phần đọc số.
+ 1 em đọc phần viết số.
+ Viết các số từ 60 à 70.
+ 1 em đọc số
+ 1 em đọc phần viết số.
- Viết số thích hợp vào các ô trống từ 30 à 69.
4 – 6 học sinh đọc.
sgk
4’
3. Củng cố
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc lại chữ số, nhận xét.
- Hỏi các số từ 50 à 59 có gì giống và khác nhau.
- Tương tự hỏi với các số 60 à 69.
+ Hàng chục đều là 5
+ Hàng đơn vị khác nhau
Bảng phụ
1’
4. Dặn dò
- Về nhà viết, đọc các số từ 50 à 70
- Bài sau: các số có 2 chữ số (tiếp)
* Rút kinh nghiệm:
Tên bài dạy : Các số có hai chữ số (tiếp) 
Môn : Toán
Tiết số : 103
1.Mục tiêu:
	Bước đầu giúp học sinh: 
	- Nhận biết số lượng, đọc, viết các số từ 70 à 99.
	- Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 70 à 99.
2. Đồ dùng dạy học : 
	9 bó, mỗi bó 1 chục que tính và 10 que tính rời.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pt
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm:
 61
 48
- Gọi học sinh đọc xuôi, ngược từ 50 à 60, 60 à 70.
- Mỗi học sinh làm 1 phần.
30’
2. Bài mới 
a. Giới thiệu các số từ 70 à 80
b. Giới thiệu các số từ 80 à 90 ; 90 à 99
* Mục tiêu: Hs nhận biết số lượng, đọc, viết, thứ tự các số từ 70 - 80
- Cho học sinh lấy 7 thẻ que tính, hỏi có bao nhiêu que tính.
- Ghi bảng: 70
- Có 70 que tính, lấy thêm 2 que tính là bao nhiêu que tính.
- Ghi bảng: 72.
* Làm tương tự như trên để học sinh nhận biết số lượng, đọc viết các số từ 70 à 80.
- Gọi học sinh đọc các số
Hướng dẫn học sinh hoạt động để nhận biết số lượng, đọc, viết, nhận biết thứ tự của các số từ 80 à 90; 90 à 99.
- 70 que tính.
- Đọc: bảy mươi
- 72 que tính.
- Đọc là: bảy mươi hai.
- Đọc xuôi: 70 à 80
- Đọc ngược: 80 à 0
Đọc các số từ 80 à 90; 90 à 99
Sgk
Que tính
 c. Luyện tập
* Mục tiêu: học sinh thực hành đọc, viết đếm các số từ 70-99 thông qua làm các bài thực hành ở SGK.
Bài 1 : Viết số 
Làm vở 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu rồi làm bài.
- Chữa bài.
* Các số từ 80 – 90 
 91 – 99 
Bài 2 : Viết số 
Làm vào SGK 
- Cho học sinh nêu yêu cầu, làm bài.
- Gọi học sinh chữa bài.
Bài 3 : Viết ( theo mẫu ) Làm vào vở 
- Gọi học sinh đọc dòng mẫu.
- Chữa bài.
- Giúp học sinh nhận ra CT của các số có 2 chữ số.
Bài 4 : 
Làm miệng 
- Cho học sinh quan sát hình vẽ rồi trả lời.
- Cũng là chữ số 3, nhưng chữ số 3 ở bên trái, chỉ chục, chữ số 3 ở bên phải chỉ đơn vị.
-Viết số từ 70 à 80
+ 1 học sinh đọc số.
+ 1 học sinh đọc phần viết số.
- Viết số thích hộp vào ô trống.
- 2 học sinh đọc lại các số.
- 1 học sinh đọc phần a
- Làm nốt phần b, c, d.
3 học sinh đọc 3 phần.
- Có 33 cái bát
- Số 33 gồm 3 chục và 3 đơn vị.
4’
3. Củng cố
Hỏi lại học sinh:
- Tìm số lớn hơn 86 và nhỏ hơn 89?
- Số 8 ở bên phải chỉ gì?
- Số 8 ở bên trái chỉ gì?
- Số 87, 88 vì 86 < 87, 88 < 89
Chỉ đơn vị.
Chỉ chục
1’
4. Dặn dò
- Về nhà viết, đọc các số từ 80 à 99
- Bài sau: So sánh các số có 2 chữ số.
* Rút kinh nghiệm:
Tên bài dạy : so sánh các số có 2 chữ số 
Môn : Toán
Tiết số : 104
1.Mục tiêu:
	Bước đầu giúp học sinh: 
	- Biết so sánh các số có 2 chữ số (chủ yếu dựa vào cấu tạo của các số có 2 chữ số)
	- Nhận ra các số lớn nhất, bé nhất trong 1 nhóm các số)	
2. Đồ dùng dạy học : 
	Các bó thẻ, mỗi bó có 1 chục que tính và các que tính rời.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pt
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 học sinh lên bảng viết số.
+ Từ 70 à 80
+Từ 80 à 90
- Học sinh dưới lớp đọc số từ 90 à 99, 90 à 80;
- Phân tích số 76, 94.
- Mỗi học sinh làm 1 phần.
- 2 học sinh
- 2 học sinh.
Bảng
30’
2. Bài mới 
a. Giới thiệu 62 < 65
b. Giới thiệu 63 > 58
* Mục tiêu: Hs nhận biết cách so sánh các số có 2 chữ nhauso sánh các số giống và khác nhau ở chữ số chục
- Treo bảng gài có gài sẵn 6 thẻ que tính, mỗi thẻ 10 que tính và 2 que tính rời. Hỏi có bao nhiêu que tính?
- Ghi bảng: 62. Hỏi 62 gồm mấy chục, mấy đơn vị?
- Gài ở hàng dưới 6 thẻ và 5 que tính rời rồi cũng hỏi và làm như trên.
- So sánh hàng chục của 2 số này?
- So sánh hàng đơn vị của 2 số này?
=> 2 số có hàng chục giống nhau, số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn do đó 65 > 62, 62 < 65.
- Gọi học sinh đọc.
- Làm tương tự như so sánh 62 < 65
- Gọi học sinh hàng chục của 63 và 58?
=> 2 số có hàng chục khác nhau, nếu số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn => 63 > 58.
- Quan sát, trả lời:
- Có 62 que tính.
- Quan sát, trả lời:
- Có 65 que tính.
+ Đều là 6
+ Thấy 2 2
- 5 học sinh.
- Thấy 6 > 5
Sgk
Que tính
c. Thực hành
* Mục tiêu: học sinh thực hành so sánh các số có 2 chữ số thông qua làm các bài tập ở SGK.
Bài 1 : > , < , = 
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Chữa bài, gọi 1 số học sinh giải thích mối quan hệ giữa 2 số 85 và 95.
Bài 2 : Khoanh vào số lớn nhất 
Làm vào SGK 
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài.
- Gọi học sinh chữa bài, yêu cầu học sinh giải thích và nêu được ví dụ
68 < 72 < 80 vậy 8 là lớn nhất.
Bài 3 : Khoanh vào số bé nhất 
Làm vào SGK 
- Hướng dẫn tương tự bài 2
Bài 4 : Viết các số theo thứ tự . 
Làm vở 
- Yêu cầu học sinh tự so sánh để thấy số bé nhất, lớn nhất, từ đó xếp thứ tự.
- Điền dấu < , < , = vào ô trống.
3 học sinh.
- Làm bài, khoanh vào số lớn nhất.
- Học sinh lên bảng khoanh.
- Khoanh vào số bé nhất.
a. Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, 38, 64, 72.
b. Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé: 72 , 64, 38.
sgk
3. Củng cố
- Gọi 2 học sinh lên điền Đ - S
63 > 36 
48 < 53 
30 > 61 
- Chữa bài, tổng kết cuộc thi.
- 2 em thi điền nhanh Đ – S vào ô trống.
4. Dặn dò
-Về nhà ôn lại bài.
- Bài sau: Luyện tập.
* Rút kinh nghiệm:
Tên bài dạy : Luyện tập
Môn : Toán
Tiết số : 105- Tuần 27
1.Mục tiêu:
	Giúp học sinh: 
	- Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có 2 chữ số ...  đề toán.
- Ghi tóm tắt.
Hà có: 35 que tính 
Lan có: 43 que tính 
Hỏi: có tất cả bao nhiêu que tính.
- Gọi học sinh nhắc lại tóm tắt.
- Phân tích đề bài
- Giải bài toán (1 học sinh lên bảng giải)
- Chữa bài.
Bài 4
Hướng dẫn tương tự như bài 3.
- Gọi học sinh đọc đề toán.
- Ghi tóm tắt.
- Phân tích đề bài
- Giải bài toán (1 học sinh lên bảng giải)
- Chữa bài.
Tính nhẩm
- Tự làm vào SGK.
2 học sinh 
Đặt tính rồi tính
Làm vào vở ô li
- 1 số học sinh nêu lại cách tính: 
36 + 12 ; 48 - 36
2 học sinh.
2 học sinh
2 học sinh
Làm vào vở ô li
Nhận xét.Tìm câu lời giải khác bạn?
Sgk
Phấn màu
4’
3. Củng cố 
Đúng ghi Đ, Sai ghi S 
 53 42 24
- 12 - 30 + 45 
 65 12 68
 19 86 45
+ 50 - 55 + 54 
 59 31 100
- Chữa bài, tổng kết cuộc chơi.
2 học sinh thi đua điền đúng, nhanh.
Bảng phụ
1’
4. Dặn dò
- Về nhà ôn lại bài.
- Bài sau: Luyện tập.
IV. Rỳt kinh nghiệm, bổ sung:
 Tên bài dạy : luyện tập
Môn : Toán
Tiết số : 121
1.Mục tiêu:
	Giúp học sinh: 
	- Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng và mối quan hệ giữa 2 phép tính cộng và trừ.
	- Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm.
2. Đồ dùng dạy học : 
	Phấn màu.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pt
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 học sinh lên bảng đặt tính và tính:
a. 22 + 17 b. 68 + 11
 76 – 35 98 – 14 
- Chữa bài, nhận xét.
- Mỗi học sinh làm 1 phần
- Làm bảng con
+ Tổ 1, 2: phần a
+ Tổ 3, 4: phầnb
Bảng phụ
30’
2. Luyện tập
Mục tiêu: Học sinh luyện tập , củng cố các phép cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 thông qua làm các bài tập.
Bài 1
- Cho học sinh nêu yêu cầu rồi làm bài.
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm 3 cột.
- Chữa bài: yêu cầu học sinh so sánh 2 phép cộng ở cột 1:
 42 + 34 = 76
 34 + 42 = 76
Và 2 phép tính trừ ở cột 2:
 76 – 34 = 42
 76 – 42 = 34
=> So sánh các số tìm được để bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng và mối quan hệ giữa phép cộng với phép trừ . 
Bài 2
Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Dạng bài tập này các em đã dụng cụ làm quen từ kì I nên cho học sinh xem hình vẽ SGK rồi lựa chọn các số tương ứng với từng phép tính đã cho.
Chữa bài.
Bài 3
Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính ở vế trái, vế phải rồi điền dấu , = vào chỗ chấm.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
- Chữa bài.
Bài 4
Cho học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Gọi 1 học sinh lên bảng ghi
- Chữa bài. Lưu ý kĩ năng tính nhẩm.
Đặt tính và tính vào vở li
- Đổi chỗ các số trong phép cộng mà kết quả không đổi.
- Lấy kết quả phép + trừ số này được số kia.
Viết phép tính thích hợp
- Làm vào SGK.
2 phép cộng là: 
42 + 34 = 76
34 + 42 = 76
 2 phép trừ là: 
76 – 42 = 34
76 – 34 = 42
2 học sinh đọc phép tính.
Làm luôn vào SGK.
Đúng ghi Đ, sai ghi S.
- Làm luôn vào SGK.
- Nhận xét, giải thích vì sao ghi S vào ô trống. 
Sgk
Phấn màu
Que tính
Bảng cài
4’
3. Củng cố 
Đưa ra bài toán:
Tìm 2 số biết lấy 2 số cộng lại với nhau bằng 53, và nếu lấy số lớn trừ số bé cũng được kết quả là 53. 
- Thời gian làm bài là 1 phút nếu học sinh nào tìm đúng, nhanh được thưởng điểm tốt.
Tìm 2 số thích hợp và viết vào bảng con:
Số: 53 và 0 vì
 53 + 0 = 53
 53 – 0 = 53
Bảng phụ
1’
4. Dặn dò
- Về nhà ôn lại bài.
- Bài sau: Đồng hồ, thời gian.
IV. Rỳt kinh nghiệm, bổ sung:
Tên bài dạy : đồng hồ, thời gian 
Môn : Toán
Tiết số : 122
1.Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Làm quen với mặt đồng hồ, biết đọc giờ đúng trên đồng hồ.
	- Có biểu tượng ban đầu về thời gian.
 2. Đồ dùng dạy học : 
	- Mặt đồng hồ bằng bìa
	- Đồng hồ treo tường
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pt
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 học sinh lên bảng tính nhẩm: 
56 + 0 = 70 + 20 = 
56 – 0 = 90 – 50 = 
- Chữa bài, nhận xét.
- Mỗi học sinh làm 1 phần
- Làm vào bảng con
+ Tổ 1, 2: phần a
+ Tổ 3, 4: phần b
Bảng phụ
30’
2. Bài mới 
a. Giới thiệu mặt đồng hồ, vị trí các kim chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ.
Mục tiêu: Học sinh nhận biết thời gian bằng xem đồng hồ
b. Hướng dẫn cho học sinh thực hành xem đồng hồ, ghi số giờ tương ứng với từng mặt đồng hồ.
- Cho học sinh xem mặt đồng hồ hỏi: 
Mặt đồng hồ có những gì?
- Giới thiệu: Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài, có các số từ 1 đến 12. Kim ngắn và kim dài đều quay được và quay theo chiều từ số bé đến số lớn. Khi kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào đúng số nào đó chẳng hạn là số 9 thì lúc đó là 9 giờ.
Cho học sinh xem mặt đồng hồ chỉ 9 giờ và nói : “Chín giờ”.
- Cho học sinh thực hành xem mặt đồng hồ ở các thời điểm khác nhau: 6 giờ, 8 giờ, 11 giờ.
- Cho học sinh xem tranh SGK và hỏi theo nội dung các tranh từ trái sang phải, chẳng hạn:
+ Lúc 5 giờ kim ngắn chỉ vào số mấy? Kim dài chỉ số mấy.
+ Lúc 5 giờ sáng em bé đang làm gì?
* Tương tự hỏi với các tranh tiếp theo.
- Cho học sinh xem hình vẽ mặt đồng hồ. yêu cầu các em nhìn kim ngắn, kim dài trên mỗi đồng hồ để biết được số giờ của từng đồng hồ.
- Chữa bài. Hỏi:
Lúc 12 giờ kim ngắn chỉ vào số mấy? Kim dài chỉ vào số mấy?
Quan sát mặt đồng hồ, trả lời câu hỏi:
+ Có kim ngắn, có kim dài, có các số từ 1 đến 12.
Lấy mặt đồng hồ làm theo yêu cầu của cô.
Mở SGK, quan sát tranh trang 164 và trả lời câu hỏi
Số 5
Số 12
Đang ngủ
Xem giờ mỗi đồng hồ, ghi số giờ tương ứng với đồng hồ.
2 học sinh đọc giờ trên mỗi mặt đồng hồ.
Đều chỉ vào số 12.
động hồ
phấn màu
4’
3. Củng cố 
Cho học sinh chơi trò chơi
Thi đua xem đồng hồ nhanh và đúng.
Quay kim trên mặt đồng hồ, để kim chỉ vào từng giờ đúng rồi đưa cho cả lớp xem và hỏi: “Đồng hồ chỉ mấy giờ?”
Ai nói đúng và nhanh nhất được các bạn vỗ tay hoan nghênh.
Cả lớp tham gia
đồng hồ
1’
4. Dặn dò
Về nhà tập xem giờ trên đồng hồ ở nhà.
IV. Rỳt kinh nghiệm, bổ sung:
 Tên bài dạy : THựC HàNH 
Môn : Toán
Tiết số : 123
1.Mục tiêu:
	Giúp học sinh: 
	- Củng cố về xem giờ đúng trên đồng hồ.
	- Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế của học sinh.
2. Đồ dùng dạy học : 
	Mô hình mặt đồng hồ
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pt
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
- Dùng mô hình mặt đồng hồ, quay kim. Gọi học sinh đọc giờ trên mặt đồng hồ.
- Gọi học sinh nhận xét bạn.
3 học sinh đọc giờ theo yêu cầu của cô
đồng hồ
30’
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Thực hành
Mục tiêu: Học sinh được củng cố về cách xem giờ, thực hành xem đồng hồ nhanh , đúng giờ.
GV ghi đầu bài.
Bài 1
Đây là bài toán về xem giờ đúng. Để học sinh tự xem tranh và làm theo mẫu.
- Chữa bài. yêu cầu học sinh đọc số giờ tương ứng với từng mặt đồng hồ và hỏi thêm:
+ Lúc 10 giờ kim dài chỉ vào số mấy? Kim ngắn chỉ vào số mấy?
Bài 2
Đây là bài toán vẽ kim đồng hồ theo giờ đã cho trước. Học sinh tự làm bài và chữa bài.
Bài 3
Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu của bài rồi làm bài.
Chữa bài. Gọi học sinh đọc các thời điểm: sáng, trưa, chiều, tối.
Bài 4
Hướng dẫn học sinh làm tương tự bài 2.
Hướng dẫn: yêu cầu học sinh phải đoán được các vị trí hợp lý của kim ngắn. Ví dụ: Nhìn vào tranh thấy lúc đó mặt trời đang mọc thì có thể người đi xe máy bắt đầu đi từ 6 giờ sáng (hoặc 7 giờ sáng). Khi về đến quê An thì có thể là 10 giờ sáng hoặc 11 giờ hoặc 3 giờ chiều.
Đây là bài toán mở, có nhiều đáp án khác nhau nên khuyến khích học sinh nêu các lí do phù hợp với vị trí của kim ngắn trên mặt đồng hồ.
Xem tranh mặt đồng hồ, điền giờ tương ứng với từng mặt đồng hồ.
Số 12
Số 10
Vẽ kim ngắn để có đồng hồ chỉ giờ đúng.
Vẽ kim ngắn phải ngắn hơn kim dài và vẽ đúng từng vị trí của kim ngắn.
Nối các tranh vẽ chỉ từng hoạt động với mặt đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng.
4 học sinh.
Vẽ thêm kim ngắn thích hợp vào 2 mặt đồng hồ.
đồng hồ
4’
3. Củng cố 
Trò chơi: “Ai xem đồng hồ đúng và nhanh”
Cách chơi: Như tiết trước
Đoán giờ đúng, nhanh theo yêu cầu của cô.
1’
4. Dặn dò
- Về nhà tập xem giờ trên đồng hồ.
- Bài sau: Luyện tập .
IV. Rỳt kinh nghiệm, bổ sung:
 Tên bài dạy : Luyện tập 
Môn : Toán
Tiết số : 124
1.Mục tiêu:
	Giúp học sinh củng cố về: 
	- Xem giờ đúng trên mặt đồng hồ.
	- Xác định vị trí của kim ứng với giờ đúng trên mặt đồng hồ.
	- Bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày.
2. Đồ dùng dạy học : 
	Mô hình mặt đồng hồ.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pt
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
- Sử dụng mô hình mặt đồng hồ, xoay kim để có giờ đúng và gọi học sinh đọc giờ đúng trên đồng hồ.
- Gọi học sinh khác nhận xét bạn, cho điểm.
5 học sinh.
đồng hồ
30’
2. Thực hành
Mục tiêu: Học sinh luyện tập, thực hành xem đồng hồ thông qua làm các bài tập ở SGK.
Bài 1
Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài rồi làm bài.
Yêu cầu học sinh phải xem giờ trên từng đồng hồ rồi nối với số chỉ giờ đúng của đồng hồ đó.
- Chữa bài. Gọi học sinh đọc giờ của đồng hồ nối với số tương ứng.
Bài 2
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài rồi làm bài.
- Ra lệnh đọc từng giờ để học sinh làm theo lần lượt: 11 giờ, 5 giờ, 3 giờ, 6 giờ, 7 giờ, 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ.
- Nhận xét quá trình làm của học sinh.
Bài 3 
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh đọc các câu của bài
- Chữa bài.
- Nhận xét.
Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng.
2 học sinh.
Lấy mặt đồng hồ quay các kim dài, kim ngắn để có đồng hồ chỉ các giờ theo yêu cầu của nội dung bài.
1 học sinh 
- Nối các câu chỉ từng hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày với đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng.
Đổi vở chữa chéo.
đồng hồ
sgk
4’
3. Củng cố 
- Trò chơi: “Ai xem đồng hồ đúng và nhanh”
- Cách chơi: Như tiết 12
Dồng hồ
1’
4. Dặn dò
- Về nhà xem giờ trên đồng hồ treo tường.
- Bài sau: Luyện tập chung.
IV. Rỳt kinh nghiệm, bổ sung:
 Tên bài dạy : Kiểm tra
Môn : Toán
Tiết số : 125
1.Mục tiêu:
	Giúp học sinh: 
2. Đồ dùng dạy học : 
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Bài mới 
Giới thiệu 
 Thực hành 
3. 
4. 

Tài liệu đính kèm:

  • docToan - lop 1 - tiet 101-124.doc