Giáo án Toán lớp 2 - Tuần 25 đến 28

Giáo án Toán lớp 2 - Tuần 25 đến 28

Ngày soạn: Ngày dạy:

TUẦN: 25 MÔN: toán

Tiết: 121 BÀI: một phần năm.

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “Một phần năm”, biết đọc, viết .

Kĩ năng:

- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau.

+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 3.

Thái độ:

- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.

II. Chuẩn bị:

- Các mảnh bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tâp sau

Điền dấu thích hợp vào chỗ trống:

5 x 2 . 50: 5

30: 5 . 3 x 2

3 x 5. . . 45: 5

- Gọi HS dưới lớp đọc thuộc lòng bảng chia 5

- Nhận xét và cho điểm HS

 

docx 42 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 2 - Tuần 25 đến 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 25	MÔN: TOÁN
TIẾT: 121	BÀI: MỘT PHẦN NĂM.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “Một phần năm”, biết đọc, viết .
Kĩ năng:
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 3.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- Các mảnh bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tâp sau
Điền dấu thích hợp vào chỗ trống:
5 x 2 . 50: 5
30: 5 . 3 x 2
3 x 5. . . 45: 5
- Gọi HS dưới lớp đọc thuộc lòng bảng chia 5
- Nhận xét và cho điểm HS
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
*Giới thiệu bài:
- Trong bài học hôm nay, các em sẽ được làm quen tiếp với 1 số mới, đó là số “một phần năm”
Hoạt động 1: Giới thiệu “Một phần năm”
- Cho HS quan sát hình vuông như trong phần bài học trong SGK sau đó dùng kéo cắt hình vuông ra làm 5 phần bằng nhau và giới thiệu “Có một hình vuông chia là 5 phân bằng nhau, lấy một phần, được một phần năm hình vuông”
- Tiến hành tương tự với hình tròn để rút ra kết luận.
+Có một hình tròn chia thành 5 phần bằng nhau, lấy một phần được một phần 5 hình tròn.
- Trong toán học để thể hiện hình vuông, hình tròn người ta dùng số “Một phần năm” viết là 
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài sau đó gọi HS phát biểu ý kiến
- Nhận xét và cho điểm HS
Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề bài
-Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài 
-Vì sao em biết ở hình A có 1/5 số ô vuông được tô màu ?
-Hỏi tương tự với hình C 
-Nhận xét và cho điểm HS 
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và tự làm bài
- Vì sao em nói hình a đã khoanh vào số con vịt?
- Theo dõi thao tác của GV và phân tích bài toán sau đó trả lời: “Được hình vuông”
- Theo dõi bài giảng của GV và đọc, viết số .
- Đã tô màu hình nào?
- Các hình đã tô màu hình là A, D
-Hình nào có 1/5 số ô vuông được tô màu ?
-Các hình có 1/5 số ô vuông được tô màu là A,C
- Hình nào đã khoanh vào số con vịt?
- Hình a đã khoanh vào số con vịt
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi nhận biết “Một phần năm”, tương tự như trò chơi nhận biết “Một phần hai” đã giới thiệu ở tiết 105.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 25	MÔN: TOÁN
TIẾT: 122	BÀI: LUYỆN TẬP.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Thuộc bảng chia 5.
Kĩ năng:
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5)
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi BT 1. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Hình nào đã tô màu ?
- Hình nào đã khoanh vào số bông hoa?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
*. Giới thiệu bài
Trong giờ học toán này, các em sẽ được luyện tập, thực hành về các kiến thức trong bảng chia 5, kiến thức về một phần năm.
Hoạt động 1. Luyện tập.
Bài 1.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Cho từng cặp HS đố nhau nối tiếp, GV nghe và ghi nhanh kết quả ra bảng cho đến hết bài, gọi HS nhận xét, GV rút ý. Sau đó gọi 2 HS đọc lại cả bài tập trên bảng.
Bài 2.
Gọi HS đọc đề bài
Yêu cầu 2 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào bảng con.
- Gọi HS nhận xét bài bạn, kết luận về lời giải đúng sau đó cho điểm HS.
- Hỏi: Một bạn nói: “khi biết kết quả của 5 x 2 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả 10: 2 và 10: 5 mà không cần tính”. Theo em bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao?
Bài 3.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Có tất cả bao nhiêu quyển vở?
- Chia đều cho 5 bạn nghĩa là chia như thế nào?
- Phát phiếu, yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài.
- yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4.
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Thu bài, chấm một số và nhận xét.
Bài 5.
-Y\C HS đọc đề bài 
-Y\C HS quan sát hình vẽ trong SGK và tự làm bài.
-Vì sao em nói hình a đã khoanh vào một phần năm số con voi?
-Nhận xét và cho điểm HS.
- Tính nhẩm
- HS1: Đố bạn 10: 5 =?
- HS 2: 10: 5 = 2
- HS 3: 30: 5 =?
- HS 4: 30: 5 = 6 
- Tính nhẩm
- 2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào bảng con.
- Bạn đó nói đúng vì 2 phép chia 10: 2 và 10: 5 là các phép chia được lập ra từ phép nhân
5 x 2 = 10. Khi lập các phép chia từ môït phép nhân nào đó, nếu ta lấy tích chia cho thừa số này thì ta sẽ được kết quả là thừa số kia.
- Có 35 quyển vở, chia đều cho 5 bạn. Hỏi mỗi bạn có mấy quyển vở?
- Có tất cả 35 quyển vở.
- Nghĩa là chia thành 5 phần bằng nhau, mỗi bạn nhận được một phần.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào phiếu học tập.
Tóm tắt.
5 ban ï: 35 quyển vở.
1 bạn:. quyển vở?
Bài giải.
Mỗi bạn nhận được số quyển vở là
35: 5 = 7 (quyển vở)
Đáp số: 7 quyển vở.
- Có 25 quả cam xếp vào các đĩa, mỗi đĩa 5 quả. Hỏi xếp được vào mấy đĩa?
Tóm tắt.
5 quả: 1 đĩa
25 quả: đĩa?
Bài giải
Số đĩa xếp được là:
25: 5 = 5 (đĩa)
Đáp số: 5 đĩa.
-Hình nào đã khoanh vào một phần năm số con voi?
-Hình a đã khoanh vào một phần năm số con voi.
-Vì hình a có tất cả 15 con voi, chia làm 5 phần bằng nhau thì mỗi phần sẽ có 3 con voi, hình a có 3 con voi được khoanh.
HS khá giỏi thực hiện.
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 5.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: Dặn dò HS chưa thuộc về nhà học thuộc lòng bảng chia 5. Xem bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 25	MÔN: TOÁN
TIẾT: 123	BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân, chia trong trường hợp đơn giản.
Kĩ năng:
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5).
- Biết tìm số hạng của một tổng; tìm thừa số.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 4.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi BT 1. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng chia 5 và làm bài tập 3, 4 của tiết trước.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
*Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1. Luyện tập.
Bài 1.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết lên bảng: 3 x 4: 2
- Hỏi: 3 nhân 4 chia 2 có mấy phép tính?
- Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này, chúng ta cũng thực hiện tương tự như cách tính giá trị của một biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ.
- yêu cầu HS nêu cách tính giá trị của biểu thức có hai phép tính cộng và trừ.
- yêu cầu HS suy nghĩ và nêu cách tính giá trị của biểu thức chỉ có hai phép tính nhân và chia.
- yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức trên bảng.
- Kết luận về cách giải đúng, sau đó cho HS nêu lại cách làm bài và tự làm các phần còn lại.
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2.
- Nêu yêu cầu của bài và yêu cầu HS làm bài
- yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- yêu cầu HS giải thích cách tìm x trong bài tập trên
Bài 3.
-Y\C HS tự làm bài
-Hình nào đã tô một phần hai số ô vuông? Vì sao em biết?
-Hỏi tương tự với các phần còn lại.
Bài 4.
- yêu cầu HS đọc đề bài.
- yêu cầu HS tự làm bài.
- Hỏi: Tại sao để tìm số con thỏ trong 4 chuồng, em lại thực hiện phép nhân 5 x 4?
- Nhận xét và cho điểm HS
Bài 5.
- Tổ chức cho HS thi xếp hình.
Đáp án.
- Tính theo mẫu.
- Có 2 phép tính, đó là phép tính nhân và phép tính chia.
- Tính lần lượt từ trái sang phải.
- Ta cũng tính lần lượt từ trái sang phải.
- 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm ra bảng con.
3 x 4: 2 = 12: 2 = 6
- 3 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) x + 2 = 6
x = 6 – 2
x = 4
b) 3 + x = 15
x = 15 - 3
x = 12
X x 2 = 6
x = 6 : 2
x = 3
3 x X = 15
x = 15 : 3
x = 5
- Bạn làm đúng/ sai
- Nêu cách tìm số hạng chưa biết của tổng, thừa số chưa biết của tích để giải thích.
-1 HS làm bài trên bảng lớp cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-Hình C đã tô màu một phần hai số ô vuông vì hình C có hai ô vuông trong đó có một hình vuông được tô màu.
- Mỗi chuồng có 5 con thỏ. Hỏi 4 chuồng như thế có tất cả bao nhiêu con thỏ?
- 1 HS làm bài trên bảng lơpù, cả lớp làm bài vào vở.
Tóm tắt.
1 chuồng: 5 con thỏ
4 chuồng: con thỏ?
Bài giải.
Số thỏ có trong 4 chuồng la ... p yêu cầu chúng ta điền số còn thiếu vào ô trống.
- Các số cần điền là các số tròn trăm, số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
- Học sinh cả lớp cùng nhau đếm.
- 2 Học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 28	MÔN: TOÁN
TIẾT: 139	BÀI: CÁC SỐ TRÒN CHỤC TỪ 110 ĐẾN 200.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nhận biết được các số tròn chục từ 110 đến 200.
Kĩ năng:
- Biết cách đọc, viết các số tròn chục từ 110 đến 200.
- Biết cách so sánh các số tròn chục.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn một chục như dã giới thiệu ở tiết 132.
- Bảng kẻ sẵn các cột: Trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số (như SGK) 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV Kiểm tra học sinh về so sánh và thứ tự các số tròn trăm.
- Gọi 2 học sinh lên bảng viết các số tròn chục mà em đã biết (đã học)
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ được học về các số tròn chục từ 110 đến 200.
- Số tròn chục là những số như thế nào?
Hoạt động 1. Giới thiệu các số tròn chục từ 110 đến 200
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 110 và hỏi: Có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Số này đọc là: Một trăm mười
- Số một trăm mười có mấy chữ số, là những chữ số nào?
- Một trăm là mấy chục?
- Vậy số 110 có tất cả là bao nhiêu chục.
- Có lẻ ra đơn vị nào không?
- Đây là một số tròn chục
- yêu cầu học sinh suy nghĩ và thảo luận để tìm ra cách đọc và cách viết của các số: 130, 140, 150, 160, 170, 180, 190, 200.
- yêu cầu học sinh báo cáo kết quả.
- yêu cầu cả lớp đọc các số tròn chục từ 110 đến 200.
Hoạt động 2. So sánh các số tròn chục
- Gắn lên bảng hình biểu diễn 110 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông?
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 120 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông?
- 110 hình vuông và 120 hình vuông thì bên nào có nhiều hình vuông hơn, bên nào có ít hình vuông hơn.
- Vậy 110 và 120 số nào lớn hơn, số nào bé hơn?
- yêu cầu học sinh lên bảng điền dấu >, dấu< vào chỗ trống.
- Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 110 và 120
- Hãy so sánh chữ số hàng chục của 110 và 120 với nhau.
- yêu cầu học sinh dựa vào việc so sánh các chữ số cùng hàng để so sánh 120 và 130
Hoạt động 3. Luyện tập thực hành
Bài 1 yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó gọi 2 học sinh lên bảng, 1 học sinh đọc số để học sinh còn lại viết số.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
Bài 2.
- Đưa ra hình biểu diễn số để học sinh so sánh, sau đó yêu cầu học sinh so sánh số thông qua việc so sánh các chữ số cùng hàng.
Bài 3. - Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Để điền số cho đúng, trước hết phải thực hiện so sánh số, sau đó điền dấu ghi lại kết quả so sánh đó.
Bài 4 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- yêu cầu học sinh tự làm bài
- Hỏi: Tại sao lại điền số 120 vào chỗ trống thứ nhất?
- Đây là dãy các số tròn chục từ 10 đến 200 được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
- yêu cầu hoc sinh tự kể các số tròn chục đã học theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 5 : Ghép hình
- GV chỉ định HS khá giỏi thực hiện
- GV nhận xét và tuyên dương HS tìm được nhiều cách xếp 
- Là những số có hàng đơn vị bằng 0.
- Trả lời: có 1 trăm, 1 chục và 0 đơn vị. Sau đó, lên bảng viết số.
- Học sinh cả lớp đọc: Một trăm mười
- Số 110 có 3 chữ số, chữ số hàng trăm là chữ số 1, chữ số hàng chục là chữ số 1, chữ số hàng đơn vị là chữ số 0.
- Một trăm là 10 chục
- Có 11 chục
- Không lẻ ra đơn vị nào.
- Học sinh thảo luận cặp đôi và viết kết quả vào bảng số trong phần bài học
- 2 học sinh lên bảng, 1 học sinh đọc số, 1 học sinh viết số, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Có 110 hình vuông, sau đó lên bảng viết số 110
- Có 120 hình vuông, sau đó lên bảng viết só 120.
- 120 hình vuông nhiều hơn 110 hình vuông, 110 hình vuông ít hơn 120 hình vuông
- 120 lớn hơn110, 110 bé hơn 120
- Điền dấu để có: 110 110
- Chữ số hàng trăm cùng là 1
- 2 lớn hơn 1, hay 1 bé hơn 2
- 120 120
- Làm bài, sau đó theo dõi bài làm của 2 học sinh lên bảng và nhận xét.
Hs thực hiện theo yêu cầu.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu >, <, = vào chỗ trống
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào chỗ trống
- 1 học sinh lên bảng làm bài. 110; 120; 130; 140; 150; 160; 170; 180; 190; 200.
- Vì đếm 110 sau đó đếm 120 rồi đếm 130, 140.
- Học sinh nghe giảng rồi đọc lại dãy số trên.
- đọc dãy số: 10; 20; 30; 40; ; 200
HS thực hiện theo yêu cầu.
HS khá giỏi thực hiện.
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: Học sinh về nhà ôn lại cách đọc, cách viết và so sánh số tròn chục đã học. Nhận xét tiết học
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 28	MÔN: TOÁN
TIẾT: 140	BÀI: CÁC SỐ TỪ 101 ĐẾN 110.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nhận biết được các số từ 101 đến 110.
- Biết thứ tự các số từ 101 đến 110.
Kĩ năng:
- Biết cách đọc, viết các số từ 101 đến 110.
- Biết cách so sánh các số từ 101 đến 110.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị như đã giới thiệu ở tiết 132
- Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ: trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số, như SGK. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra học sinh về đọc số, viết số so sánh các số tròn chục từ 10 đến 200.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài.
- Trong bài học hôm nay, các em sẽ được học về các số từ 101 đến 110
Hoạt động 1. Giới thiệu các số từ 101 đến110
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm?
- Gắn thêm 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị?
- Để chỉ có tất cả 1trăm, 0 chục, 1 đơn vị trong toán học, người ta dùng số 1 tr ăm linh 1 và viết là 101.
- Giới thiệu số 102, 103 tương tự như giới thiệu 101.
- yêu cầu học sinh thảo luận để tìm cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng: 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110.
- yêu cầu cả lớp đọc lại các số từ 101 đến 110
Hoạt động 2. Luyện tập thực hành.
Bài 1.
- yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2.
- Vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
- Nhận xét cho điểm và yc học sinh đọc các số trên tia số theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 3.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Để điền được dấu cho đúng, chúng ta phải so sánh các số với nhau.
- Viết lên bảng: 101102 và hỏi: Hãy so sánh chữ số hàng trăm của số 101 và số 102
- Hãy so sánh chữ số hàng chục của số 101 và 102
- Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của số 101 và số 102.
- Khi đó ta nói 101 nhỏ hơn 102 và viết 101 101
- yêu cầu học sinh tự làm các ý còn lại của bài.
- Hỏi: Một bạn nói, dựa vào vị trí của các số trên tia số, chúng ta cũng có thể so sánh được các số với nhau, theo em bạn đó nói đúng hay sai?
- Dựa vào các số trên tia số trong bt 2, hãy so sánh 101 và 102 với nhau.
- Tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau.
Bài 4.
- Nêu yêu cầu và cho học sinh tự làm bài.
- Trả lời: Có 1 trăm, sau đó lên bảng viết 1 vào cột trăm.
- Có 0 chục và 1 đơn vị. Sau đó lên bảng viết 0 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị.
- Học sinh viết và đọc số 101.
- Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng, sau đó 3 học sinh lên bảng làm bài, 1 học sinh đọc số, 1 học sinh viết số, 1 học sinh gắn hình biểu diễn số
- Làm bài theo yêu cầu của GV
- Làm bài theo yêu cầu của GV
- BT yêu cầu chúng ta điền dấu >, <, = vào chỗ trống
- Chữ số hàng trăm cùng là 1
- Chữ số hàng chục cùng là 0.
- 1 nhỏ hơn 2 hay 2 lớn hơn 1.
- Làm bài.
- Bạnï học sinh đó nói đúng.
- 101 101 vì trên tia số 102 đứng sau 101
- Làm bài theo yêu cầu, sau đó 1 học sinh đọc bài làm của mình trước lớp. 
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: Về nhà ôn lại về cách đọc, cách viết, cách so sánh các số từ 101 đến 110. Nhận xét tiết học
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docx2 Toan 25-28.docx