Giáo án Toán + Tiếng Việt 1 - Tuần 29

Giáo án Toán + Tiếng Việt 1 - Tuần 29

Toán:

Tiết 113:

Phép cộng trong phạm vi 100

(Cộng không nhớ)

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Nắm được cách cộng số có hai chữ số.

 - Học sinh biết đặt tính và làm tính cộng ( không nhớ) số có hai chữ số; vận dụng để giải toán.

 2. Kĩ năng:

 - HS thực hiện đặt tính và làm tính cộng ( không nhớ) số có hai chữ số; vận dụng để giải toán.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.

II. Đồ dùng dạy - học:

 * Giáo viên:

 - SGK, các bó 1 chục que tính và các que tính rời, bài 1, bài 2, bài trên máy.

 * Học sinh:

 - SGK, bút dạ, bảng con

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 24 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán + Tiếng Việt 1 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011
Toán:
Tiết 113: 
Phép cộng trong phạm vi 100
(Cộng không nhớ)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Nắm được cách cộng số có hai chữ số.
 - Học sinh biết đặt tính và làm tính cộng ( không nhớ) số có hai chữ số; vận dụng để giải toán.
 2. Kĩ năng:
 - HS thực hiện đặt tính và làm tính cộng ( không nhớ) số có hai chữ số; vận dụng để giải toán.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - SGK, các bó 1 chục que tính và các que tính rời, bài 1, bài 2, bài trên máy.
 * Học sinh:
 - SGK, bút dạ, bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS lên bảng làm bài.
- 2 HS làm bài:
 - Nhận xét, cho điểm.
 30 + 20 = 50 40 + 20 = 60
 20 + 50 = 70 30 + 10 = 30 
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài:
 3.2. Giới thiệu cách làm tính cộng:
 (không nhớ):
 a, Trường hợp phép cộng có dạng 35 + 24:
 * Bước 1: Hướng dẫn HS thao tác trên que tính:
 - Yêu cầu HS lấy 35 que tính (gồm 3 bó chục que tính ở bên trái và 5 que rời ở bên phải) xếp lên mặt bàn.
- HS lấy 35 que tính và xếp theo yêu cầu của GV.
 - GV nói hướng dẫn trên màn hình: có 3 bó viết 3 ở cột chục, có 5 que rời viết 5 ở cột đơn vị.
 - Cho HS lấy tiếp 24 que tính.
(Cũng làm tương tự như trên)
- HS lấy 24 que tính và xếp bên dưới.
 - Hướng dẫn HS gộp các bó que tính với nhau và các que tính rời với nhau.
 - Ta được mấy bó que tính và mấy que tính rời ?
- 5 bó que tính và 9 que tính rời.
 - GV hướng dẫn trên màn hình: viết 5 ở cột chục và 9 ở cột đơn vị vào các dòng ở cuối bảng.
 * Bước 2: Hướng dẫn HS kỹ thuật làm tính cộng:
 - Để làm tính cộng dưới dạng 35 + 24 ta đặt tính. 
- HS quan sát và lắng nghe
 - GV Hướng dẫn cách đặt tính trên màn hình. 
 - Gọi một số HS nêu lại cách đặt tính. 
+
 35 * 5 cộng 4 bằng 9, viết 9
 24 * 3 cộng 2 bằng 5 ,viết 5
 59
 vậy: 35 + 24 = 59
- Vài HS nêu lại cách đặt tính và tính.
 b, Trường hợp phép cộng dạng 35 + 20:
 - GV hướng dẫn cách đặt tính và tính 
 - Gọi một số HS nêu lại cách đặt tính. 
 + Em hãy nhận xét phép cộng dạng 35 + 20 có gì khác dạng vừa học? 
+
 35 * 5 cộng 0 bằng 5, viết 5
 20 * 3 cộng 2 bằng 5 , viết 5
 55
 vậy: 35 + 20 = 55
- Vài HS nêu lại cách đặt tính và tính.
 C, Trường hợp phép cộng dạng 35 + 2:
 - GV hướng dẫn HS kỹ thuật tính.
 - Gọi một số HS nêu lại cách đặt tính. 
 + Em hãy nhận xét phép cộng dạng 35 + 2 có gì khác dạng vừa học? 
+
 35 * 5 cộng 2 bằng 7, viết 7
 2 * Hạ 3 , viết 3.
 37
 Vậy: 35 + 2 = 37
- Vài HS nêu lại cách đặt tính và tính.
 3.3. Thực hành:
 - Gọi HS nêu yêu cầu.
 - Gọi 1 HS làm miệng 1 phép tính (MH).
 - Cho HS làm bài vào bảng con 
*Bài 1(154) Tính:
- HS làm bài vào bảng con.
 - Lưu ý: Viết chục thẳng cột chục; đơn vị thẳng cột đơn vị. Tính từ phải sang trái.
+
+
+
+
+
52 82 43 76 63 9 36 14 15 10 5 10
88 96 58 86 68 19
 - Gọi HS đọc kết quả
 - GV nhận xét 
- HS tiếp nối đọc kết quả.
- Lớp nhận xét.
 - Cho HS nêu yêu cầu của bài.
* Bài 2(155) Đặt tính rồi tính:
 - Yêu cầu HS làm bảng con.
 - Cho HS gắn bảng phụ, chữa bài.
- HS làm bảng con. 3 HS làm bảng phụ.
- Chữa bài.
 - GV nhận xét chung bài làm của HS.
+
+
+
+
+
+
 35 60 6 41 22 54
 12 38 43 34 20 2
 47 98 49 75 42 56
* Bài 3 (155):
 - Gọi HS đọc bài toán- nêu tóm tắt.
 - GV ghi tóm tắt lên bảng
- HS đọc bài toán - tóm tắt bằng lời.
Tóm tắt:
Lớp 1A trồng : 35 cây 
Lớp 2A trồng : 50 cây 
Cả hai lớp trồng :  cây?
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- HS tự giải bài toán- chữa bài.
 - Cho 1 HS làm bài vào bảng phụ.
Bài giải
 - GV thu bài chấm một số em.
 - Cho HS gắn bảng phụ, chữa bài.
Cả hai lớp trồng được số cây là:
35 + 50 = 85 (cây)
 Đáp số: 85 cây
 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
* Bài 4(155): 
 Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết số đo. 
 - Yêu cầu HS dùng thước chia vạch cm đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết số đo.
 - Cho HS nêu kết quả- Nhận xét.
 - Yêu cầu HS kiểm tra theo cặp.
- HS thực hành trong SGK - nêu kết quả.
+ Đoạn thẳng AB: 9 cm
+ Đoạn thẳng CD: 13 cm
+ Đoạn thẳng MN: 12 cm
 4. Củng cố:
 - Nhận xét giờ học, khen những em học tốt.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà xem lại các bài tập. 
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Tập viết:
Tô chữ hoa: L, M, N
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - HS tô được các chữ hoa : L, M, N
 - Viết đúng các vần: en, oen, ong, oong; các từ ngữ: hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai. ( mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).
 2. Kĩ năng:
 - HS tô được các chữ hoa : L, M, N. Viết đúng các vần: en, oen, ong, oong; các từ 
ngữ: hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong. 
 - Học sinh khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS ý thức rèn viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Chữ hoa mẫu L, M, N, bảng phụ viết sẵn trong khung chữ nội dung của bài.
 * Học sinh:
 - Vở tập viết, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Cho HS viết bảng lớp - viết bảng con .
 - Nhận xét và cho điểm.
- Cả lớp hát một bài.
- 3 HS lên bảng viết.
- Cả lớp viết bảng con : H K I
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: bằng chữ mẫu.
 3.2. Hướng dẫn tô chữ hoa: L, M, N
 - GV gắn các chữ hoa mẫu L, M, N lên
bảng
 - Yêu cầu HS quan sát- nhận xét.
- HS quan sát chữ mẫu- nhận xét.
 + Chữ hoa L gồm những nét nào?
+ Chữ hoa L gồm 1 nét phần trên giống chữ C, phần dưới giống chữ D.
 + Chữ M hoa gồm những nét nào ?
 + Nêu cách viết chữ hoa N.
+ Chữ M hoa gồm 4 nét : nét 1 móc ngược, nét 2, 3 xiên, nét 4 móc xuôi.
+ Viết như chữ hoa M ( nét 1, 2, 3).
 - GV chỉ lên chữ hoa và nêu quy trình viết từng chữ đồng thời viết mẫu chữ hoa vào bảng phụ : L, M, N .
 - Hướng dẫn HS viết chữ hoa L, M, N 
 - Yêu cầu HS viết trên bảng con.
 - GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS. 
- HS theo dõi .
- HS viết trên bảng con L, M, N 
 3.3. Hướng dẫn HS viết vần và từ ứng dụng:
 - GV treo bảng phụ viết sẵn các từ ngữ ứng dụng và nêu yêu cầu.
- HS đọc cá nhân các vần và từ ứng dụng trên bảng.
+ en, oen, ong, oong. 
+ hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong.
 - GV nhắc lại cho HS về cách nối giữa các con 
- HS viết trên bảng con: 
chữ.
 - Yêu cầu HS viết bảng con.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa
 en oen ong oong 
 hoa sen nhoẻn cười 
 trong xanh cải xoong 
 3.4. Hướng dẫn HS tập tô, tập viết trong vở:
 - Cho HS tô chữ hoa và viết vào vở. 
 - GV theo dõi và uốn nắn HS yếu.
- HS tô và viết theo hướng dẫn
 - Thu vở và chấm một số bài. 
 - Nhận xét- khen những HS được điểm tốt.
 4. Củng cố:
 - Khen những HS viết đẹp và tiến bộ.
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. dặn dò:
 - Dặn HS tập viết chữ hoa. 
 - Chuẩn bị bài : O , O, O , P. 
- HS nghe và ghi nhớ 
Chính tả:
Hoa sen
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - HS nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng bài thơ lục bát Hoa sen: 28 chữ trong khoảng 12 phút đến 15 phút.
 2. Kĩ năng:
 - HS nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng bài thơ lục bát Hoa sen.
 - Điền đúng vần en, oen, g, gh vào chỗ trống.
 - Làm đúng bài tập 2, bài tập 3( SGK)
 3. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết. Yêu thích hoa sen, giữ cho hoa sen đẹp góp phần bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - SGK, bảng phụ đã chép sẵn bài thơ và 2 bài tập.
 * Học sinh:
 - Vở chính tả, bút dạ, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS lên bảng viết.
 - GV nhận xét và cho điểm.
- Cả lớp hát một bài.
- 2 HS viết trên bảng: quà, ngoan, sẵn sàng.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
 3.2. Hướng dẫn HS tập chép:
 - GV Gắn bảng phụ, gọi HS đọc bài.
- 5 HS đọc bài Hoa sen
 - Yêu cầu HS tìm tiếng khó viết hoặc dễ viết sai.
+ Tiếng khó viết hoặc dễ viết sai: hoa sen, trong đầm, lá xanh, chen, mà chẳng, trắng, ... 
 - Cho HS luyện viết tiếng khó. 
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
- 2 HS lên bảng, lớp viết trong bảng con.
 - Yêu cầu HS tập chép bài chính tả vào vở. Nhắc HS chữ cái đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa, trình bày bài (dòng 6 tiếng viết lùi vào 2ô; dòng 8 tiếng viết lùi vào 1ô).
- HS chép bài theo hướng dẫn.
 - GV quan sát uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút của một số em còn sai. 
- HS chép xong đổi vở kiểm tra lỗi chính tả.
 - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi- đánh vần những từ khó viết.
 - GV thu vở chấm một số bài. 
- HS ghi số lỗi ra lề, nhận lại vở chữa lỗi.
 3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
 * Bài 2(93): 
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
* Điền: en hay oen?
 - Cho HS lên bảng thi làm bài nhanh.
- 2 HS làm thi, cả lớp làm bài SGK.
 ( chỉ viết tiếng cần điền)
 - GV nhận xét.
- Nhận xét kết quả.
 đèn bàn cưa xoèn xoẹt
 * Bài 3(93): 
 - Gọi HS đọc yêu cầu. 
 - Cho HS làm bài.
 - Gắn bài, gọi HS nhận xét.
 - Cho HS đọc ghi nhớ.
4. Củng cố:
 + Hoa sen đẹp , có nhiều ích lợi và có ý 
nghia như vậy em sẽ làm gì góp phần bảo 
vệ hoa sen? 
 - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS xem lại bài.
* Điền: g hay gh?
- HS làm bài, 1 HS làm bảng phụ
 tủ gỗ lim đường gồ ghề con ghẹ
* Ghi nhớ: 
i
gh
ê
e
 - Chuẩn bị bài: Mời vào.
Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2011
Tập đọc:
Mời vào
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - HS đọc trơn được cả bài . Đọc đúng các từ ngữ ; Thỏ, Nai, kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền, biển cả. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 - Hiểu nội dung bài thơ: Chủ nhà hiếu khách , niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi.
 2. Kĩ năng:
 - HS đọc trơn được cả bài. Biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. 
 - Trả lời được câu hỏi 1, câu hỏi 2 trong SGK. 
 - Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường. 
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên: 
 - Tranh minh hoạ nội dung bài tập đọc trên màn hình
 - Nội dung bài đọc, bài tập trên màn hình.
 * Học sinh:
 - SGK, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bà ...  trơn cả bài. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
 - HS trả lời được câu hỏi 1, câu hỏi 2 (SGK).
 3. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh biết bảo vệ loài vật có ích.
II. Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trên màn hình . 
 - Bảng phụ viết nội dung bài tập đọc.
 * Học sinh:
 - SGK, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ "Mời vào"
- 3 em đọc và trả lời câu hỏi.
 + Những ai đến gõ cửa ngôi nhà?
 + Gió được mời vào trong nhà để làm gì?
 - GV nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 a, Giáo viên đọc mẫu lần 1:
 - Giọng chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp độc đáo của đuôi công. 
- HS chú ý nghe.
 b, Luyện đọc: 
 * Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
 - Yêu cầu HS nêu các tiếng có âm n, l dứng đầu, các tiếng có thanh hỏi, ngã.
- HS nêu:
+ lúc, chỉ, năm, sẫm, lớn.
 - GV gạch chân tiếng cần luyện đọc trên màn
hình.
 - Gọi HS đọc.
 - Yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó đọc trong bài.
 - GV gạch chân trên màn hình, gọi HS đọc.
- HS đọc cá nhân, lớp.
- HS nêu: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
 + Trong bài, các em thấy từ nào khó hiểu?
 - GV gạch chân trên MH kết hợp giải nghĩa. 
- HS nêu.
 - Cho HS quan sát cái quạt và nói: “Đây là hình rẻ quạt.”
 + Hình rẻ quạt là hình như thế nào?
+ Là hình có một đầu chụm lại còn một đầu xoè rộng.
 * Luyện đọc câu:
 - Gọi HS đọc trơn từng câu.
 * Luyện đọc đoạn, cả bài: 
- 2HS đọc .một câu.
- HS đọc nối tiếp đọc cá nhân, bàn
 - Cho HS đọc theo đoạn.
 - Gọi HS đọc tiếp nối theo đoạn.
- 2 HS đọc một đoạn.
- HS đọc nối tiếp cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - Gọi HS đọc cả bài.
- HS đọc cá nhân.
 - GV nhận xét.
- Lớp đọc đồng thanh một lần.
 3.3. Ôn các vần oc, ooc:
 (1). Tìm trong bài tiếng có vần oc:
 - Cho HS nêu yêu cầu.
 - Gọi HS tìm sau đó phân tích.
* Tìm tiếng trong bài có vần oc.
- HS tìm - phân tích.
+ “ngọc” ( ng, oc, dấu nặng)
 (2). Tìm tiếng ngoài bài có vần oc, có vần ooc.
 - Cho HS nêu yêu cầu.
 - Tổ chức HS chơi trò chơi “ Tiếp sức”: các em thi tìm (đúng, nhanh, nhiều) tiếng ngoài bài có vần oc và vần ooc.
 - Cho cả lớp nhận xét, tính điểm thi đua.
*Tìm tiếng ngoài bài có vần oc, có vần ooc
- 2 đội ( 10 em tham gia chơi)
+ có vần oc: nước lọc, con cóc, bọc vở ...
+ có vần ooc: quần soóc, rơ- moóc, đàn ác- cooc- đê- ông...
 (3). Nói câu chứa tiếng có vần oc hoặc ooc.
 - Cho HS nêu yêu cầu.
* Nói câu chứa tiếng có vần oc hoặc ooc.
 - Cho HS quan sát tranh trong SGK và đọc câu ứng dụng dưới tranh. 
- 2 HS đọc.
M: Con cóc là cậu ông giời.
 Bé mặc quần soóc.
 - Yêu cầu HS nói đúng, nói nhanh câu có tiếng chứa vần oc hoặc ooc.
- HS suy nghĩ và nêu
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - Nhận xét tiết học.
Tiết 2
 3.4. Tìm hiểu bài và luyện nói:
 a, Tìm hiểu bài:
 - Gọi HS đọc đoạn 1.
- 2 HS đọc
 + Lúc mới chào đời, chú công có bộ lông màu gì?
+ Lúc mới chào đời, chú công có bộ lông màu nâu gạch.
 + Chú đã biết làm những động tác gì?
+ Chú đã biết làm động tác xoè cái đuôi nhỏ xíu hình rẻ quạt.
 - Gọi HS đọc đoạn 2.
- 2 HS đọc tiếp đoạn 2 và trả lời.
 + Khi lớn, bộ lông của chú như thế nào?
+ Sau hai, ba năm đuôi công lớn thành một thứ xiêm áo rực rõ sắc màu. Mỗi chiếc lông đuôi óng ánh màu xanh sẫm, được tô điểm bằng những đốm tròn đủ màu sắc.
 - GV đọc diễn cảm lần 2.
- 3 HS đọc lại.
 + Ai có thể nêu lại vẻ đẹp của đuôi công, dựa theo nội dung bài học?
- Một vài em nêu.
 b, Luyện nói: 
 + Em hãy đọc yêu cầu của bài.
* Hát về con công.
 + Ai thuộc và có thể hát được bài hát về con công?
 - GV nhận xét, tuyên dương.
- Một vài HS hát sau đó hát theo bàn, nhóm, cả lớp.
 4. Củng cố:
 + Công là một loài chim hiếm, em làm gì để góp phần bảo vệ loài chim quý hiếm?
+ Không săn, bắn và kêu gọi mọi người cùng làm.
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS đọc lại bài văn , tìm hiểu về con công. Chuẩn bị trước bài: Chuyện ở lớp 
- HS nghe và ghi nhớ.
Toán:
Tiết 116: 
Phép trừ trong phạm vi 100
(Trừ không nhớ)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Học sinh biết đặt tính và làm tính trừ ( không nhớ) số có hai chữ số.
 - Biết giải toán có phép trừ số có hai chữ số.
 2. Kĩ năng:
 - HS có kĩ năng đặt tính và làm tính trừ ( không nhớ) số có hai chữ số.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - SGK, các bó 1 chục que tính và các que tính rời, bài 1, bài 2, bài trên máy.
 * Học sinh:
 - SGK, bút dạ, bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Cả lớp hát một bài.
 - Gọi HS lên bảng làm bài.
- 2 HS làm bài:
 - Nhận xét, cho điểm.
 32 + 15 = 47 37 + 12 = 49
 47 + 21 = 68 25 + 41 = 66 
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài:
 3.2. Giới thiệu cách làm tính trừ (không nhớ) dạng 57 - 23:
 * Bước 1: GV hướng dẫn thao tác trên que tính.
 - Yêu cầu HS lấy 57 que tính (gồm 5 bó và 7 que rời).
 + 57 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
- HS lấy que tính xếp các bó về bên trái và các que rời về bên phải.
+ 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị.
 - GV nói đồng thời cho HS quan sát trên màn hình .
 - Yêu cầu HS tách ra 23 que tính (gồm 2 bó và 3 que rời).
 + 23 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
 + Số que tính còn lại là bao nhiêu?
 - Hướng dẫn HS thực hiện phép tính trong bảng trên màn hình
- Cả lớp thực hành theo hướng dẫn
Chục
Đơn vị
-
5
2
7
3
3
4
* Bước 2: Giới thiệu kỹ thuật làm tính trừ.
 a, Đặt tính:
- HS quan sát và lắng nghe.
 - Viết 57 rồi viết 23 sao cho chục thẳng với chục, đơn vị thẳng cột đơn vị.
 - Viết dấu trừ (-)
 - Kẻ vạch ngang.
-
 57 * 7 trừ 3 bằng 4, viết 4
 23 * 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
 34
 * Như vậy: 57 - 23 = 34
 b, Tính: (từ phải sang trái).
- Một vài HS nhắc lại cách đặt tính và tính.
 3.3. Thực hành:
 - Gọi HS nêu yêu cầu.
 - Cho HS làm bài, 1 em làm ở bảng phụ.
* Bài1(158): a, Tính:
- Cả lớp làm bài- 1HS làm bảng phụ.
 - Gọi HS gắn bài- chữa bài
- Gắn bảng chữa bài , lớp nhận xét.
 - GV nhận xét.
-
-
-
-
-
 85 49 98 35 59 
 64 25 72 15 53 
 21 24 26 20 06 
 + Nêu yêu cầu của bài.
 - Cho HS làm bài trên bảng con.
 b, Đặt tính rồi tính.
- HS làm bài. đọc kết quả.
 - Gọi HS tiếp nối đọc kết quả.
 - GV nhận xét, chữa bài
 67- 22 56- 16 94- 92 42- 42 99- 66 
-
-
-
-
 -
67 56 94 42 99 
 22 16 92 42 66 
 45 40 02 00 33 
 + Em hãy nêu yêu cầu của bài.
* Bài2(158) Đúng ghi đ, sai ghi s.
 - Yêu cầu HS làm bài.
 - Tiếp nối chữa bài trên bảng.
 (Khi chữa bài yêu cầu HS giải thích vì sao viết (s) vào ô trống)
- HS làm bài- chữa bài.
-
-
-
-
a, 87 68 95 43 
S
S
S
đ
 35 21 24 12 
 52 46 61 55 
-
-
-
-
b, 57 74 88 47 
đ
đ
đ
đ
 23 11 80 47 
 34 63 08 00 
- Lớp nhận xét
 - Gọi HS đọc đề toán
 + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
 - Yêu cầu HS tóm tắt - làm bài vào vở.
 - GV chấm một số bài.
* Bài 3 (158):
- 2, 3 HS đọc.
- HS làm bài.
- 1em tóm tắt, 1 em trình bày trên bảng phụ.
Tóm tắt:
 - Gọi HS chữa bài.
Có : 64 trang
Đã đọc : 24 trang
Còn phải đọc :  trang?
 - GV nhận xét chung bài làm của HS.
Bài giải
 Lan còn phải đọc số trang sách là: 
64 - 24 = 40 (trang)
 Đáp số: 40 trang
 4. Củng cố:
 - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những em học tốt.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS xem lại các bài tập . 
 - Chuẩn bị bài: Phép trừ trong phạm vi 100
Sinh hoạt:
Kiểm điểm thực hiện nền nếp lớp
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS nắm được toàn bộ những diễn biến và tình hình học tập, rèn luyện, việc tham gia các hoạt động của lớp trong tuần .
 - Biết tìm ra nguyên nhân của các nhược điểm để có hướng phấn đấu cho tuần sau. 
 - Giáo dục HS tự giác, tích cực học tập, rèn luyện. Thi đua giành nhiều điểm cao chào mừng ngày chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Quốc tế 1 - 5.
II. Nội dung sinh hoạt:
 * Cho cả lớp hát chung vài bài:
 + Ngày hội toàn thắng
 + Chúng em là thiếu nhi Lạc Việt.
 + Như có Bác trong ngày vui toàn thắng. 
 * GV nhận xét việc thực hiện các hoạt động của lớp trong tuần:
 + Ưu điểm: 
 - Các em ngoan, vâng lời cô giáo, cha mẹ, thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường. Đoàn kết giúp đỡ bạn. Chào hỏi lễ phép với người trên, khách đến trường. Thực hiện tốt an toàn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội.
 - Đi học đều, đúng giờ. Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ. Tích cực rèn đọc, rèn viết, rèn tính toán , hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực rèn chữ viết, giữ vở sạch. Các đôi bạn Cùng tiến tích cực giúp đỡ nhau học tập, thi đua dành nhiều điểm giỏi chào mừng ngày 30- 4, ngày 1-5, ngày giỗ Tổ Hùng Vương . Tổ chức HS ôn tập chuẩn bị kiểm tra định kì cuối học kì II. 
 - Văn nghệ đúng chủ đề . Tham gia các hoạt động tập thể đúng quy định của Đội đề ra: tập thể dục giữa giờ, múa hát tập thể , tập bài thể dục nhịp điệu tương đối đều. Tham gia chơi các trò chơi dân gian vui vẻ, lành mạnh.
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực sân trường được phân công sạch sẽ. Tích cực phòng bệnh . Trang phục đúng qui định, phù hợp với thời tiết. Tham gia trồng cây xanh, chăm sóc công trình măng non tích cực.
 - Khen ngợi em: Quang Dũng, Thiên An, Minh Dương, Nhật Thành, Quỳnh Anh...
 + Nhược điểm:
 - Một số em chưa cố gắng thường xuyên để rèn viết đẹp. 
 * Phương hướng tuần sau:
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm thực hiện tốt nền nếp lớp và các hoạt động của Sao.
 - Phấn đấu đạt nhiều điểm khá giỏi chào mừng ngày đất nước hoàn toàn giải phóng 
30 - 4. Ngày Quốc tế lao động 1 - 5, ngày giỗ tổ Hùng Vương 10 - 3 ( Âm lịch).
 - Các đôi bạn cùng tiến tích cực giúp đỡ nhau trong học tập. 
 - Tích cực ôn tập để chuẩn bị kiểm tra cuối học kì II đạt kết quả tốt.
 - Tiếp tục luyện tập các bài hát múa tập thể và bài thể dục nhịp điệu, bài thể dục giữa giờ.
 - Chơi trò chơi dân gian theo lịch một cách nghiêm túc.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội.
 - Tích cực phòng chống các dịch bệnh về mùa hè . 
 - Cả lớp tiếp tục vui văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan Tieng Viet Tuan 29.doc