Giáo án Toán + Tiếng Việt 1 - Tuần 33

Giáo án Toán + Tiếng Việt 1 - Tuần 33

Toán:

Tiết 129:

Ôn tập: Các số đến 10

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - HS biết cộng trong phạm vi 10, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ dựa vào bảng cộng, trừ.

 - HS biết nối các diểm để có hình vuông, hình tam giác.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng cộng trong vi 10, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ dựa vào bảng cộng, trừ. biết nối các diểm để có hình vuông, hình tam giác.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy - học:

 * Giáo viên:

 - Bảng phụ bài 1, bài 3, bài 4 (171)

 * Học sinh:

 - SGK, bút dạ.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 24 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán + Tiếng Việt 1 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2012
Toán:
Tiết 129: 
Ôn tập: Các số đến 10
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - HS biết cộng trong phạm vi 10, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ dựa vào bảng cộng, trừ.
 - HS biết nối các diểm để có hình vuông, hình tam giác.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng cộng trong vi 10, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ dựa vào bảng cộng, trừ. biết nối các diểm để có hình vuông, hình tam giác.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Bảng phụ bài 1, bài 3, bài 4 (171)
 * Học sinh:
 - SGK, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Viết các số: 10, 7, 5, 9 theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
- HS viết trên bảng con.
* Viết các số: 10, 7, 5, 9 theo thứ tự :
- Từ lớn đến bé : 10, 9, 7, 5
- Từ bé đến lớn : 5, 7, 9, 10
 3.1.Giới thiệu bài:
 3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
* Bài 1(171) Tính:
 - Hướng dẫn HS làm bài SGK.
 - Gọi HS đọc kết quả
 + Em có nhận xét gì về bảng “2 cộng với một số”?
 - Yêu cầu HS làm các bảng 3, 4, 5, 6, 7, 
- HS làm trong SGK, tiếp nối đọc kết quả.
+ Số đứng sau dấu cộng và kết quả phép cộng theo thứ tự từ bé đến lớn.
- HS làm tiếp các bảng còn lại và nêu miệng.
8, 9 tương tự trên.
 - Cho HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 10.
2+1= 3 3+1=4 4+1=5 5+1=6 6+1=7
2+2= 4 3+2=5 4+2=6 5+2=7 6+2=8 
2+3= 5 3+3=6 4+3=7 5+3=8 6+3=9 
2+4= 6 3+4=7 4+4=8 5+4=9 6+4=10... 
2+5= 7 3+5=8 4+5=9 5+5=10 
2+6= 8 3+6=9 4+6=10 
2+7= 9 3+7=10 
2+8=10
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
 + Bài yêu cầu gì ?
* Bài 2(171) Tính:
 - Cho HS làm bài.
 - Gọi HS tiếp nối đọc kết quả và nêu cách tính.
- HS làm bài - đọc kết quả.
a, 6+2=8 1+9=10 3+5=8 2+8=10 4+0=4
 2+6=8 9+1=10 5+3=8 8+2=10 0+4=4
 - GV ghi bảng.
 - Gọi HS nhận xét ý a.
* Khi đổi vị trí các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
 - ý b tính từ trái sang phải.
 - Cho 3 HS chữa bài trên bảng, nêu cách tính.
b) 7 + 2 + 1 =10 8 + 1 + 1 = 10 
 5 + 3 + 1 = 9 4 + 4 + 0 = 8 
 3 + 2 + 2 = 7 6 + 1 + 3 = 10 
 9 + 1 + 0 = 10
 1 + 5 + 3 = 9
 4 + 0 + 5 = 9
Bài 3(170) Số?
 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
 - Yêu cầu HS nêu cách làm.
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở.
 - Cho 3 HS làm bảng phụ. 
 - Gắn bảng phụ, chữa bài.
+ Dựa vào bảng cộng, bảng trừ, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- HS làm bài- chữa bài.
 3 + 4 = 7 6 - 5 = 1 0 + 8 = 8
 5 + 5 =10 9 - 6 = 3 9 - 7 = 2
 8 + 1 = 9 5 + 4 = 9 5 - 0 = 5 
 - Yêu cầu HS đổi bài kiểm tra theo cặp.
* Bài 4(171): 
 + Bài yêu cầu gì ?
* Nối các điểm để có:
a) Một hình vuông.
b) Một hình vuông và hai hình tam giác
 + Hình vuông có mấy cạnh ?
 + Hình tam giác có mấy cạnh ?
+ Hình vuông có 4 cạnh
+ Hình tam giác 3 cạnh
- HS nối theo yêu cầu.
- Cho HS nối trong sách rồi gọi 2 HS lên bảng nối.
 - Gọi HS khác nêu nhận xét.
 - GV kiểm tra bài bài dưới lớp của HS.
 a) b) 
 . . . .
 . . . . 
 4. Củng cố:
 - Trò chơi: Thi lập những phép tính thích hợp với các số và dấu:
 ( 3, 5, 8, +, - , = )
- Các tổ cử đại diện tham gia chơi.
 - GV nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS học bài, chuẩn bị bài: Ôn tập.
- HS nghe và ghi nhớ.
Thứ ba ngày 1 thỏng 5 năm 2012
Tập viết:
Tô chữ hoa: U U V
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - HS tô được các chữ hoa : U U V
 - Viết đúng các vần: oang, oac, ăn, ăng, khoảng trời, áo khoác, khăn đỏ, măng non; kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai. ( mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).
 2. Kĩ năng:
 - HS tô được các chữ hoa : U U V. Viết đúng các vần: oang, oac, ăn, ăng, khoảng trời, áo khoác, khăn đỏ, măng non. Trình bày đẹp.
 - Học sinh khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Chữ hoa mẫu U U V , bảng phụ viết sẵn trong khung chữ nội dung của bài.
 * Học sinh:
 - Vở tập viết, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Cho HS viết bảng lớp - viết bảng con .
 - Nhận xét và cho điểm.
- Cả lớp hát một bài.
- 2 HS lên bảng viết
- Cả lớp viết bảng con: 
 S, T, nườm nượp, tiếng chim.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài:
 3.2. Hướng dẫn tô chữ hoa U U V:
 - GV gắn các chữ hoa mẫu U U V lên bảng
 - yêu cầu HS quan sát- nhận xét.
- HS quan sát- nhận xét.
 + Chữ hoa U gồm những nét nào?
 + Chữ hoa U được viết như thế nào?
+ Chữ hoa U gồm 2 nét: 1 nét móc hai đầu và 1 nét móc ngược phải.
+ Chữ hoa U được viết chữ hoa U r ồi thêm nét râu.
 + Chữ hoa V gồm những nét nào ?
 - GV chỉ lên chữ hoa và nêu quy trình viết 
+ Chữ hoa V gồm 3 nét : 1 nét cong, 1 nét sổ và nét móc xuôi.
- HS theo dõi .
 từng chữ đồng thời viết mẫu chữ hoa U U V
 - Hướng dẫn HS viết chữ hoa U U V
 - Cho HS viết trên bảng con- GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS. 
- HS viết trên bảng con : U U V 
 3.3. Hướng dẫn HS viết vần và từ ứng dụng
 - GV treo bảng phụ viết sẵn các từ ngữ ứng dụng và nêu yêu cầu.
- HS đọc cá nhân các vần và từ ứng dụng trên bảng.
 - GV hướng dẫn viết cỡ chữ vừa và nhỏ.
+ oang, oac, ăn, ăng; khoảng trời, áo khoác, khăn đỏ, măng non
 - GV nhắc lại cho HS về cách nối giữa các con chữ.
- HS viết trên bảng con: 
 oang oac ăn ăng 
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 khoảng trời ỏo khoỏc 
 khăn đỏ măng non 
 3.4. Hướng dẫn HS tập tô, tập viết vào vở:
 - Cho HS tô chữ và viết vào vở 
 - GV theo dõi và uốn nắn HS yếu.
- HS tô và viết theo hướng dẫn
 - Thu vở và chấm một số bài. 
 - GV nhận xét chung bài viết của HS.
 4. Củng cố:
 - Khen những HS viết đẹp và tiến bộ.
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS tập viết chữ hoa U U V
 - Chuẩn bị bài: X, Y
- HS nghe và ghi nhớ 
Chính tả:
Cây bàng
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - HS nhìn sách hoặc bảng, chép lại cho đúng đoạn: “ Xuân sang ... cho đến hết.”: 36 chữ trong khoảng 15 đến 17 phút.
 2. Kĩ năng:
 - HS nhìn sách hoặc bảng, chép lại cho đúng đoạn: “ Xuân sang ... cho đến hết.”: 
 - Điền đúng vần oang, oac ; chữ g, gh vào chỗ trống.
 - Làm đúng bài tập 2, bài tập 3( SGK)
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - SGK, bảng phụ đã chép sẵn bài chính tả và 2 bài tập.
 * Học sinh:
 - Vở chính tả, bút dạ, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS lên bảng viết - cả lớp viết bảng con.
 - GV nhận xét , cho điểm.
- Cả lớp hát một bài.
- 3 HS viết bảng lớp .
- Cả lớp viết bảng con.
 lấp ló, xum xuê, quả lê. 
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
 3.2. Hướng dẫn HS tập chép:
 - GV Gắn bảng phụ, gọi HS đọc bài.
- 2 HS đọc đoạn ( Xuân sang... cho đến hết).
 - Yêu cầu HS tìm tiếng khó viết hoặc dễ viết sai.
+ Xuân sang, lộc non, khoảng, sân trường, chúm quả, kẽ lá, ... . 
 - Yêu cầu HS luyện viết tiếng khó. 
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS viết trên bảng con: Xuân sang, lộc non, khoảng, kẽ lá.
 - Cho HS tập chép bài chính tả vào vở. Nhắc HS chữ cái đầu mỗi câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa, lùi vào khoảng 1ô.
- HS chép bài theo hướng dẫn.
 - GV quan sát uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút của một số em còn sai. 
- HS chép xong đổi vở kiểm tra.
 - GV đọc lại bài cho HS soát- đánh vần những từ khó viết.
 - GV thu vở chấm một số bài. 
- HS ghi số lỗi ra lề, nhận lại vở chữa lỗi.
 3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài 2(129): 
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
 Điền: oang hay oac?
 - Cho HS làm bài- 1 em làm ở bảng phụ.
- HS làm bài.
 - Cho HS gắn bài- nhận xét.
- Chữa bài, nhận xét.
 - GV nhận xét chung.
Cửa sổ mở toang. Bố mặc áo khoác.
 - Gọi HS đọc yêu cầu. 
 - Cho HS làm bài SGK.
 - Gọi HS đọc kết quả.
 - GV nhận xét.
* Bài 3(129): 
 Điền: g hay gh?
- HS làm bài- chữa bài.
 gõ trống chơi đàn ghi ta 
 4. Củng cố:
 - Nhận xét giờ học- khen các em viết đẹp, có tiến bộ.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS luyện viết chữ hoa.
 - Chuẩn bị bài: Đi học.
- HS ghi nhớ và thực hiện.
Đạo đức: 
Những việc làm giữ gìn vệ sinh chung
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Biết được tình hình môi trường ở làng bản, phố phường nơi các em sinh sống.
 - Nêu được nguyên nhân gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường, làng bản, phố phường.
 - Nêu được lợi ích củaviệc giữ vệ sinhlangf bản, phố phường, gìn giữ vệ sinh cá nhân..
 2. Kỹ năng:
 - Thực hiện được những việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để giữ vệ sinh làng bản, phố phường sạch đẹp, biết giữ vệ sinh cá nhân.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS thêm yêu quý làng bản phố phường của mình
 - Đồng tình với việc làm, biết giữ vệ sinh làng bản, phố phường sạch đẹp.
 - Không đồng tình với những việc làm gây mất vệ sinh làm ô nhiễm môi trường làng bản, phố phường.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giaó viên:
 - Tài liệu, tranh ảnh về cảnh làng bản, phố phường Tuyên Quang xanh , sạch, đẹp. 
 - Tài liệu, tranh ảnh có nội dung về những việc làm giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường ở địa phương. 
 * Học sinh:
 - Sưu tầm tranh ảnh có nội dung về những việc làm giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường ở địa phương. 
III.Các hoạt động dạy - học: 
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 + Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
 - Nhận xét.
- HS hát 1 bài .
- 3 HS trả lời.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài:
 3.2. Hoạt động 1: 
* Thảo luận về những việc làm giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường. 
 - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm. 
 + Em hãy viết vào bảng phụ những việc làm giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường?
 - Gọi từng nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 * GV kết luận: 
- HS quan thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện nhóm gắn bảng phụ trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác bổ sung.
 * Những việc làm giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường: 
 + Đổ rác đúng nơi quy định.
 + Quét dọn nhà cửa, sân, đường, ngõ sạch sẽ.
 + Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
 + Không thả rông gia súc bừa bã ... lòng tin của người khác, sẽ có lúc tác hại tới bản thân.
 2. Kĩ năng:
 - HS đọc trơn cả bài. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. 
 - HS trả lời được câu hỏi 1, câu hỏi 2 (SGK).
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS thật thà, không nói dối.
II. Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trên máy. 
 - Bảng phụ viết nội dung bài tập đọc.
 * Học sinh:
 - SGK, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS đọc thuộc lòng bài "Đi học", trả lời câu hỏi trong SGK.
 + Đường đến trường có những cảnh gì đẹp? 
- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Đường đến trường có hương thơm của hoa rừng, có nước suối và có cây cọ xoè ô.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài:
 - Cho HS quan sát tranh vẽ trên màn hình. 
 3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
- HS quan sát tranh.
 a, GV đọc mẫu:
 - Giọng chú bé chăn cừu hoảng hốt, nhanh, căng thẳng. Đoạn kể các bác nông dân chạy đến cứu giúp đọc gấp gấp.
 b, Học sinh luyện đọc:
 * Luyện đọc tiếng, từ:
 - Gọi HS đọc các tiếng, từ ngữ khó đọc trên màn hình.
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Cả lớp theo dõi
- HS đọc cá nhân, cả lớp : bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng...
 - GV giải thích: 
 + Hốt hoảng: vẻ sợ hãi
 * Luyện đọc câu:
 + Bài có mấy câu ?
 + Khi đọc câu gặp dấu phẩy em phải làm gì ?
 - Gọi HS đọc từng câu- Gọi HS đọc tiếp
 - GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS .
+ Bài có 10 câu
+ Khi đọc gặp dấu phẩy em phải ngắt hơi.
- HS luyện đọc từng câu, nối tiếp đọc từng câu trong bài.
 * Luyện đọc đoạn, bài:
 + Bài có mấy đoạn?
 + Khi đọc gặp dấu chấm em phải làm gì?
+ Bài có 2 đoạn.
+ Khi đọc gặp dấu chấm em phải nghỉ hơi.
 - gọi HS đọc từng đoạn.
 - GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS .
- HS đọc từng đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm 2.
 - Gọi HS đọc cả bài. GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS .
- 3 HS đọc cả bài .
- Cả lớp đọc đồng thanh một lượt.
 3.3. Ôn các vần it, uyt:
 (1). Tìm tiếng trong bài có vần it.
 - Gọi HS nêu yêu cầu.
 - Yêu cầu HS tìm và phân tích tiếng:
* Tìm tiếng trong bài có vần it.
+ “thịt” ( th + it + dấu nặng dưới i)
 (2). Tìm tiếng ngoài bài có vần it, có vần uyt.
 - Gọi HS nêu yêu cầu.
 - Cho HS tìm tiếng, nêu trước lớp.
 - Gọi HS nhận xét
* Tìm tiếng ngoài bài: 
- HS tiếp nối nêu.
+ có vần it: quả mít, quay tít, ríu rít 
+ có vần uyt: xe buýt, huýt còi. 
 (3). Điền vần: it hay uyt?
 - Gọi HS nêu yêu cầu.
 - Cho HS điền và nêu kết quả.
* Điền vần: it hay uyt?
- HS điền và nêu miệng.
 Mít chín thơm phức.
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
 - Cho HS đọc lại bài.
 Xe buýt đầy khách.
- Cả lớp đọc lại bài 1 lần.
 * GV nhận xét giờ học.
Tiết 2
 3.4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
 a, Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài:
 - Cho HS đọc đoạn 1.
 + Chú bé chăn cừu giả vờ kêu cứu ai đã tới giúp ?
- 3 HS đọc
+ Chú bé chăn cừu giả vờ kêu cứu các bác nông dân làm quanh đó đã tới giúp .
 - Cho HS đọc đoạn 2.
 + Khi sói đến thật, chú kêu cứu, có ai đến giúp không ?
 - Cho HS quan sát trên màn hình.
 + Sự việc kết thúc như thế nào?
 - Cho HS quan sát tranh trên màn hình.
- 3 HS đọc
+ Khi sói đến thật, chú kêu cứu không có ai tới giúp chú vì họ tưởng chú lại nói dối như lần trước.
+ Sói tự do ăn thịt hết đàn cừu.
 - Yêu cầu HS kể lại truyện. 
 + Câu chuyện khuyên ta điều gì ?
- 2 HS kể câu chuyện trước lớp.. 
+ Câu chuyện khuyên ta không nên nói dối làm mất lòng tin của người khác, sẽ có lúc hại tới bản thân.
 b, Luyện nói: 
 + Chủ đề luyện nói hôm nay là gì ?
* Nói lời khuyên chú bé chăn cừu: 
 - GV chia nhóm và yêu cầu HS đóng vai theo nhóm của mình.
- HS đóng vai theo nhóm 4 (1 em đóng vai chú bé chăn cừu, 3 em đóng vai HS)
 - Gọi một số nhóm lên đóng vai trước lớp. 
- Mỗi em tìm một lời khuyên để nói với cậu bé chăn cừu.
- Các nhóm lên đóng vai.
 - Gọi HS nhận xét.
 - GV nhận xét chung.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
 4. Củng cố:
 - Khen ngợi HS đọc bài tốt.
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS kể lại câu chuyện trên cho bố mẹ nghe.
 - Chuẩn bị bài: Bác đưa thư.
Toán:
Tiết 132: 
 ôn tập: Các số đến 100
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - HS biết đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 100.
 - HS biết cấu tạo số có hai chữ số.
 - Biết cộng, trừ ( không nhớ) các số trong phạm vi 100.
 2. Kĩ năng:
 - HS biết đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 100. Biết cấu tạo số có hai chữ số. Biết cộng, trừ ( không nhớ) các số trong phạm vi 100.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Bảng phụ bài 2, bài 3(174)
 * Học sinh:
 - SGK, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Cho HS lên bảng làm bài.
 - GV nhận xét, cho điểm .
- 2 HS lên bảng:
 9 - 3 - 2 = 4 10 - 5 - 4 = 1
 10 - 4 - 4 = 2 4 + 2 - 2 = 4
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
* Bài 1(174) Viết các số: 
 - Hướng dẫn HS làm bài.
 - Yêu cầu mỗi em làm một ý ở bảng phụ.
 - Cho HS gắn bảng phụ, chữa bài và nhận xét đặc điểm từng dãy số. 
 - GV nhận xét chung bài làm của HS.
 - Gọi HS đọc các dãy số vừa viết.
- HS làm bài.
- HS bài vào SGK - 6 HS làm bài bảng phụ.
a) Từ 11 đến 20: 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20.
b) Từ 21 đến 30: 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30.
c) Từ 48 đến 54: 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54. 
d) Từ 69 đến 78: 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78.
đ) Từ 89 đến 96: 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95,96.
e) Từ 91 đến 100: 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
* Bài 2(174): 
 Viết số vào dưới mỗi vạch của tia số.
 - Hướng dẫn HS làm bài.
 - 2 em chữa bài trên bảng, mỗi em chữa 
- HS làm bài vào SGK.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
một ý.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 - Gọi HS đọc dãy số trên từng tia số.
 - GV nhận xét bài làm của HS.
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
* Bài 3(174):
 Viết ( theo mẫu):
 - Hướng dẫn HS nhận biết mẫu.
 - Yêu cầu HS làm bài vở.
 - Cho 2HS làm ở bảng phụ.
 - Gắn bảng phụ, chữa bài.
 35 = 30 + 5
- HS làm bài.
- Chữa bài.
 35 = 30 + 5 27 = 20 + 7
 45 = 40 + 5 47 = 40 + 7
 95 = 90 + 5 87 = 80 + 7
 - Cho HS nhận xét các cột số.
 19 = 10 + 9 88 = 80 + 8
 79 = 70 + 9 98 = 90 + 8
 99 = 90 + 9 28 = 20 + 8
+ Chữ số chỉ đơn vị ở mỗi cột giống nhau.
 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
 + Khi làm bài, em cần chú ý điều gì?
* Bài 4(174) Tính:
+ Khi làm bài, em tính từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột.
 - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con theo hàng, mỗi hàng làm 2 phép tính.
 - Gọi HS đọc kết quả, nêu cách tính..
+
+
+
+
+
+
 24 53 45 36 70 91
 31 40 33 52 20 4
 55 93 78 88 90 95 
 - Cho HS nhận xét.
 - GV nhận xét chung.
-
-
-
-
-
-
 68 74 96 87 60 59
 32 11 35 50 10 3
 36 63 61 37 50 56 
4. Củng cố:
 - Trò chơi: Thi lập những phép tính thích hợp với các số và dấu.
 (47, 32, 79, + , - , = )
- Các tổ cử đại diện lên chơi thi.
 - GV nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS xem lại bài tập. 
 - Chuẩn bị bài: Ôn tập: Các số đến 100.
- HS nghe và ghi nhớ.
Sinh hoạt:
Kiểm điểm thực hiện nền nếp lớp
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS nắm được toàn bộ những diễn biến và tình hình học tập , rèn luyện, việc
 tham gia các hoạt động của lớp trong tuần .
 - Biết tìm ra nguyên nhân của các nhược điểm để có hướng phấn đấu cho tuần sau. 
 - Giáo dục HS tự giác, tích cực học tập, rèn luyện. Thi đua giành nhiều điểm cao, chào mừng ngày giải phóng Điện Biên 7 - 5; thành lập Đội 15 - 5; ngày sinh nhật Bác Hồ 19 - 5. 
II. Nội dung sinh hoạt:
 * Cho cả lớp hát chung vài bài:
 + Hành khúc Đội thiếu niên tiền phong.
 + Nhanh bước nhanh nhi đồng.
 + Em mơ gặp Bác Hồ.
 + Bác Hồ người cho em tất cả. 
 + Cây đa Bác Hồ.
 * GV nhận xét việc thực hiện các hoạt động của lớp trong tuần:
 + Ưu điểm: 
 - Các em ngoan, vâng lời cô giáo, cha mẹ, thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường. Thực hiện tốt quy tắc ứng xử văn hóa . Đoàn kết giúp đỡ bạn. Chào hỏi lễ phép với người trên, khách đến trường. Thực hiện tốt an toàn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội.
 - Đi chuyên cần, đúng giờ. Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ. Tích cực rèn đọc, rèn viết, rèn tính toán , hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực rèn chữ viết, giữ vở sạch. Các đôi bạn Cùng tiến tích cực giúp đỡ nhau học tập, ôn tập để chuẩn bị kiểm tra cuối năm. Cả lớp thi đua dành nhiều điểm giỏi chào mừng ngày giải phóng Điện Biên 7 - 5 , ngày thành lập Đội 15 - 5, ngày sinh nhật Bác Hồ 19 – 5.
 - Văn nghệ đúng chủ đề. Tham gia các hoạt động tập thể đúng quy định của Đội đề ra: tập thể dục giữa giờ, múa hát tập thể , tập bài thể dục nhịp điệu đều. Tham gia chơi các trò 
chơi dân gian vui vẻ, lành mạnh. 
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực sân trường được phân công sạch sẽ. Tích cực phòng bệnh về mùa hè. Trang phục đúng qui định, phù hợp với thời tiết. Tham gia trồng cây xanh, chăm sóc công trình măng non tích cực. Luôn luôn nhắc nhở nhau: “không tắm sông, hồ, ao...”
 - Khen ngợi em: Trà My, Ngọc Lâm, Khánh Linh, Thanh Trà , ...
 + Nhược điểm:
 - Một số em chưa cố gắng thường xuyên rèn đọc, viết. 
 * Phương hướng tuần sau:
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm thực hiện tốt nền nếp lớp , nội quy của nhà trường các hoạt động của Sao.Thực hiện tốt quy tắc ứng xử văn hóa.
 - Phấn đấu đạt nhiều điểm khá giỏi chào mừng ngày giải phóng Điện Biên 7 - 5 , ngày thành lập Đội 15 - 5, ngày sinh nhật Bác Hồ 19 - 5.
 - Các đôi bạn cùng tiến tích cực giúp đỡ nhau trong học tập. 
 - Tích cực ôn tập để chuẩn bị kiểm tra cuối năm đạt kết quả tốt.
 - Tiếp tục luyện tập các bài hát múa tập thể và bài thể dục nhịp điệu, bài thể dục giữa giờ.
 - Chơi trò chơi dân gian theo lịch một cách nghiêm túc.
 - Trang phục đúng quy định, phù hợp với thời tiết
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội.
 - Tích cực phòng chống các dịch bệnh về mùa hè. 
 * Cả lớp tiếp tục vui văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan Tieng Viet.doc