Giáo án Toán, Tiếng Việt - Tuần 8

Giáo án Toán, Tiếng Việt - Tuần 8

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Biết làm tính cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4.

 - Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.

 2. Kĩ năng:

 - Vận dụng làm tính cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4, viết phép tính thích hợp nhanh.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục HS tính toán cẩn thận, chính xác.

II. Đồ dùng dạy - học:

 

doc 24 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 922Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán, Tiếng Việt - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010
Toán:
Tiết 29: 
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Biết làm tính cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4.
 - Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
 2. Kĩ năng:
 - Vận dụng làm tính cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4, viết phép tính thích hợp nhanh.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS tính toán cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - SGK, bảng phụ bài 2, bài 4 ( 48)
 * Học sinh:
 - SGK, bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 2. Giới thiệu bài: nêu mục tiêu tiết học
 3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 - Gọi HS nêu yêu cầu.
* Bài 1(48) Tính:
 - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con. 
- HS làm bài vào bảng con, đọc kết quả
- Lưu ý: Viết kết quả phải thẳng cột 
- Gọi HS tiếp nối đọc kết quả, nêu cách tính.
- GV nhận xét bài làm của HS.
+
+
+
+
+
 3 2 2 1 1 
 1 1 2 2 3
 4 3 4 3 4
 + Bài toán này yêu cầu ta phải làm gì ?
* Bài 2(48): Số?
 - Yêu cầu HS làm bài, chữa bài trên bảng 
- HS làm bài, chữa bài
phụ.
 - Gọi HS khác nhận xét.
2
3
4
4
 +1 +2 +3 +2
1 1 1 2 
 - Yêu cầu cả lớp đổi bài kiểm tra theo cặp.
 - GV nhận xét chung.
4
4
4
3
 +1 +2 +1 +3
2 2 . 3 1 ...
 - Gọi HS nêu yêu cầu
*Bài 3(48) Tính:
 - GV hướng dẫn HS nhìn tranh nêu. 
- HS làm bài, gắn bài, trình bày miệng
 - GV hướng dẫn từ trái qua phải ta lấy 2 số đầu cộng với nhau được bao nhiêu ta cộng với số còn lại.
1 + 1 + 1 = 3
2 + 1 + 1 = 4
1 + 2 + 1 = 4
 - Không nói 1 + 1 + 1 là phép tính
 - GV nhận xét 
 + Bài yêu cầu gì ?
*Bài 4(48) Viết phép tính thích hợp :
 - Dựa vào đâu để viết phép tính.
- Dựa vào tranh vẽ
 - Yêu cầu HS quan sát tranh và đặt đề toán
- Viết phép tính thích hợp vào ô trống.
 - Cho HS nhìn tranh nêu đề toán và trả lời.
+ " 1 bạn chơi bóng, thêm 2 bạn đến chơi. Hỏi có tất cả mấy bạn ?”
+ " 1 bạn chơi bóng, thêm 2 bạn đến chơi. Có tất cả 4 bạn.”
 - Cho HS làm bài, đọc kết quả.
- HS ghi phép tính.
 - GV nhận xét bài làm của HS 
1
+
3
=
4
 4. Củng cố:
 - Cho HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4
 - GV nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS về ôn bảng cộng và chuẩn bị bài: Phép cộng trong phạm vi 5.
- HS ghi nhớ và làm theo
Học vần:
 Bài 31: 
Ôn tập
A. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
 - Đọc được: ia, ua, ưa, các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 28 đến bài 31.
 - Viết được : ia, ua, ưa, các từ ứng dụng.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc đúng các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.
 - Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Khỉ và Rùa.
 - HS khá giỏi kể 2, 3 đoạn truyện theo tranh.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS ý thức rèn đọc, rèn viết.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - SGK, B/ HV1, bảng phụ kẻ bảng ôn.
 - Tranh minh hoạ cho đoạn thơ ứng dụng và truyện kể: Khỉ và Rùa. 
 * Học sinh:
 - SGK, bộ đồ dùng học vần, bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Yêu cầu HS viết và đọc.
- Mỗi tổ viết 1 từ: 
 nô đùa, xưa kia, ngựa gỗ.
 - Đọc từ và câu ứng dụng.
- 3 HS đọc.
 - GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 3.2. ôn tập:
 a, Các vần vừa học:
 - GV treo bảng ôn.
- 1 HS lên bảng chỉ các chữ đã học.
 - GV đọc âm không theo thứ tự.
- HS chỉ chữ theo GV đọc.
 - Yêu cầu HS tự chỉ và đọc chữ trên bảng ôn.
- 6 HS tự chỉ và đọc
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
 b, Ghép chữ và vần thành tiếng:
 - Yêu cầu HS ghép các chữ ở phần cột dọc với các chữ ở dòng ngang của bảng ôn để được tiếng có nghĩa. 
- HS tiếp nối ghép và đọc.
  - GV theo dõi và hướng dẫn thêm
- HS nhận xét, đọc lại tiếng vừa ghép 
 c, Đọc từ ứng dụng:
 + Bài hôm nay có những từ ứng dụng nào?
 - Một vài em nêu.
 - GVgắn bảng phụ.
 - Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV đọc mẫu và giải thích một số từ.
 mua mía ngựa tía
 mùa dưa trỉa đỗ
+ Ngựa tía: ngựa có bờm màu nâu sẫm
+ Trỉa đỗ: trồng đỗ 
 - Yêu cầu HS đọc lại
 - Một số HS đọc 
 d, Tập viết từ ứng dụng:
 - GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
  - Cho HS viết bảng con. GV chỉnh sửa
 - HS viết trên bảng con : 
 - Lưu ý: Vị trí dấu thanh và nét nối giữa các con chữ.
 mựa dưa ngựa tớa 
 - Theo dõi, uốn nắn HS yếu.
 e, Củng cố:
 * Trò chơi: Tìm tiếng có vần vừa ôn.
- Các tổ cử đại diện tham gia.
 - Nhận xét chung giờ học.
Tiết 2
 3. Luyện tập:
 a. Luyện đọc:
 * Đọc lại bài ôn tiết 1.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
 * Đọc đoạn thơ ứng dụng.
 - Yêu cầu HS quan sát và nhận xét về cảnh trong bức tranh minh hoạ.
- HS thảo luận nhóm 2 và nêu nhận xét.
 - Gọi HS đọc đoạn thơ ứng dụng.
- Một số em đọc.
 - GV nhận xét, đọc mẫu.
- HS đọc cá nhân, nhóm , cả lớp.
 Gió lùa kẽ lá
 Lá khẽ đu đưa
 Gió qua cửa sổ
 Bé vừa ngủ trưa.
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
 b, Luyện viết:
 - Hướng dẫn HS viết trong vở tập viết.
 - HS tập viết trong vở : 
 - Lưu ý cho HS tư thế ngồi, cách cầm bút, khoảng cách, độ cao, vị trí dấu thanh, nét nối giữa các con chữ. 
 mựa dưa ngựa tớa 
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
 - GV chấm một số bài viết của HS
 c, Kể chuyện: 
 - Yêu cầu HS đọc tên truyện.
- 2 HS đọc: Khỉ và Rùa
 - GV kể diễn cảm 2 lần, ( lần 2 kể kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh).
 + Câu chuyện có mấy nhân vật ? Là những nhân vật nào?
+ Có 3 nhân vật: Khỉ, vợ Khỉ và Rùa
 + Câu chuyện xảy ra ở đâu ?
+ ở một khu rừng.
 - Yêu cầu HS quan sát từng tranh và kể trong nhóm.
- HS lần lượt kể theo tranh trong nhóm 4
 + Em hãy kể lại nội dung truyện theo tranh 1? 
+ Tranh 1: Rùa và Khỉ là đôi bạn thân. Một hôm Khỉ báo cho Rùa biết là có tin mừng. Vợ Khỉ vừa sinh con. Rùa vội vàng theo Khỉ tới thăm.
 + Rùa đã làm cách nào để lên nhà Khỉ?
+ Tranh 2: Đến nơi Rùa băn khoăn không biết làm cách nào lên thăm nhà Khỉ được vì nhà Khỉ ở trên chạc cao. Khỉ bảo Rùa ngậm vào đuôi mình để lên.
 + Em hãy dựa vào tranh 3 và kể lại nội dung đoạn truyện đó?
+ Tranh 3: Vừa tới cổng, vợ Khỉ ra chào. Rùa quên mình đang ngậm đuôi Khỉ liền mở miệng đáp lễ. Thế là bịch một cái, Rùa rơi xuống đất. 
 + Vì sao mai của Rùa lại dạn như vậy?
+ Tranh 4: Rùa rơi xuống đất nên mai bị rạn nứt. Thế là từ đó trên mai của Rùa đều có vết dạn.
 - Mời đại diện một số nhóm lên kể trước lớp( em khá kể 2 đoạn theo tranh)
- HS kể trước lớp .
- Nhận xét
  + Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- HS nêu suy nghĩ của mình.
 - GV nêu ý nghĩa câu chuyện 
* Ba hoa là một đức tính xấu rất có hại. Khỉ cẩu thả và bảo bạn ngậm đuôi mình. Rùa ba hoa nên đã chuốc vạ vào thân. Chuyện còn giải thích (sự tích cái mai của Rùa)
 4. Củng cố:
 * Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần vừa ôn.
- HS dùng bảng cài chơi theo tổ.
 - Gọi HS đọc lại bài.
- 3 HS nối tiếp đọc
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Học lại bài ôn, xem trước bài: oi - ai.
Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2010
Học vần:
Bài 32: 
 oi ai
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Đọc được : oi, ai, nhà ngói, bé gái. Đọc đúng từ và câu ứng dụng. 
 - Viết được: oi, ai, nhà ngói, bé gái.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc đúng từ ứng dụng và câu ứng dụng: Chú Bói Cá nghĩ gì thế
 Chú nghĩ về bữa trưa.
 -  Luyện nói từ 2, 3 câu theo chủ đề: Sẻ, ri, bói cá, le le.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS ý thức rèn đọc, rèn viết.
II. Đồ dùng dạy- học:
 * Giáo viên:
 - SGK, L/ HV1. 32/ T8 (tranh minh hoạ cho câu ứng dụng .)
 - Bảng phụ viết từ, câu ứng dụng.
 * Học sinh:
 - SGK, bộ đồ dùng Tiếng Việt, bảng con.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Yêu cầu HS viết và đọc.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con:
mùa dưa, ngựa tía, trỉa đỗ
 - Đọc từ và câu ứng dụng.
- 3 HS đọc bài.
  - GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
 3.2. Dạy vần: 
 a, Dạy vần oi: 
* Vần oi:
 + Vần oi được tạo nên bởi những âm nào ?
+ Vần oi được tạo nên bởi âm o và i.
 + Hãy phân tích vần oi?
+ Vần oi có o đứng trước, i đứng sau.
 + Hãy so sánh vần oi với o .
+ Giống: đều bắt đầu bằng o
 Khác: oi kết thúc bằng i
 - Đánh vần- đọc vần
- HS đánh vần- đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp
o- i- oi / oi
 - Yêu cầu HS tìm và gài:
- HS gài: oi- ngói
 + Hãy phân tích tiếng ngói
+ ngói: ng đứng trước, oi đứng sau, dấu sắc trên o.
 - Gọi HS đánh vần- đọc tiếng 
- HS đánh vần- đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp
 ngờ - oi- ngoi- sắc- ngói / ngói
 - GV giới thiệu tranh vẽ nhà ngói
- HS quan sát tranh
 - GV viết bảng, cho HS đọc từ 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: nhà ngói
 - Cho HS đọc bài:
- HS đọc: oi, ngói, nhà ngói
 b. Dạy vần ai:
* Vần ai:
 ( quy trình tương tự dạy vần oi)
 + So sánh vần ai với vần oi.
+ Giống: Cùng kết thúc bằng i.
 Khác: ai bắt đầu bằng a, oi bắt đầu bằng o
 - Gọi HS đánh vần - đọc vần
+ HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: 
a - i - ai / ai
 - Cho HS cài và phân tích tiếng
+ gái (g trước, ai sau, dấu sắc trên a)
 - Yêu cầu HS đọc
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: 
gờ - ai - gai - sắc - gái / gái
- Giới thiệu tranh vẽ bé gái.
- Gọi HS đọc bài
- HS đọc cá nhân, cả lớp: bé gái
- Đọc cá nhân, cả lớp: ai, gái, bé gái
 c. Hướng dẫn viết:
 - GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- HS quan sát mẫu
 - Cho HS viết bảng con. GV chỉnh sửa
- HS viết trên bảng con: 
 - Lưu ý nét nối giữa các con chữ.
  oi ai nhà ngúi bộ gỏi 
 d. Đọc từ ứng dụng:
 - GVgắn bảng từ ứng dụng.
- HS đọc nhẩm.
 - Yêu cầu HS tìm và gạch chân tiếng có vần mới học.
- 2 HS tìm tiếng có vần và gạch chân.
 - Cho HS đọc GV theo dõi, chỉnh sửa
- HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV giải thích một số từ- đọc mẫu.
ngà voi gà mái
cái còi bài vở
 đ. Củng cố:
 * Trò chơi: Tìm tiếng có vần oi hoặc ai.
- Các nhóm cử đại diện lên chơi.
 - Nhận xét chung giờ học.
Tiết 2
 3. Luyện tập:
 a. Luyện đọc:
 * Đọc lại bài tiết 1.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 * Đọc câu ứng dụng.
 - Cho HS quan sát tranh.
- HS quan sát tranh và nhận xét.
 + Tranh vẽ gì ?
+ Chú chim bói cá đang rình bắt cá.
 + Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh.
- 3 HS đọc.
 - GVđọc mẫu câu ứng dụng. 
 - Lưu ý : đọc cao giọng ở ... Cái túi , vui vẻ, gửi quà, ngửi mùi.
 - Đọc đúng và ngắt nghỉ hơi đúng câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.
 - Luyện nói từ 2, 3 câu theo chủ đề: Đồi núi
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS ý thức rèn đọc, rèn viết. Chăm sóc cây trồng. 
II. Đồ dùng dạy- học:
 * Giáo viên:
 - SGK, L/ HV1. 32/ T8 (tranh minh hoạ cho từ khoá)
 - Bảng phụ viết từ và câu ứng dụng.
 * Học sinh:
 - SGK, bộ đồ dùng Học Vần, bảng con, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Yêu cầu HS viết và đọc.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con:
cái chổi, ngói mới, thổi còi
 - Đọc từ và câu ứng dụng.
- 4 HS đọc bài.
  - Nhận xét , đánh giá.
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 2. Dạy vần: 
 a, Dạy vần ui: 
* vần ui: 
 + Em hãy phân tích vần ui?
+ Vần ui có u đứng trước, i đứng sau.
 + Hãy so sánh vần ui với oi .
+ Giống: đều kết thúc bằng i 
 Khác: ui bắt đầu bằng u
 - Đánh vần- đọc vần: 
- HS đánh vần- đọc cá nhân nhóm, cả lớp: 
u - i - ui / ui
 - Yêu cầu HS tìm và gài:
- HS gài: ui núi
 + Hãy phân tích tiếng núi?
+ Tiếng núi ( n trước, ui sau, dấu sắc trên u)
 - Đánh vần- đọc tiếng
- HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: 
 nờ - ui - nui - sắc - núi / núi
 - GV giới thiệu tranh: đồi núi .
- HS quan sát tranh
 - GV viết bảng, cho HS đọc từ
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: đồi núi
 - Gọi HS đọc bài:
- HS đọc: ui, núi, đồi núi
 b, Dạy vần ưi:
* Vần ưi:
 ( quy trình tương tự dạy vần ui)
 + So sánh vần ưi với vần ui.
+ Giống: Cùng kết thúc bằng i.
 Khác: ưi bắt đầu bằng ư, ui bắt đầu bằng u.
 - Gọi HS đánh vần , đọc vần
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: 
ư - i - ưi / ưi
 - Cho HS cài và phân tích tiếng gửi
+ gửi (g trước, ưi sau, dấu hỏi trên ư)
 - Gọi HS đánh vần, đọc tiếng
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: 
gờ - ưi - gưi - hỏi - gửi / gửi
 - Giới thiệu thư và tranh: gửi thư 
 - Yêu cầu HS đọc:
- Đọc cá nhân , cả lớp: gửi thư
- Đọc cá nhân , cả lớp: ưi, gửi, gửi thư.
 c. Hướng dẫn viết:
 - GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- HS quan sát mẫu
 - Cho HS viết bảng con. GV chỉnh sửa
- HS viết trên bảng con: 
ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
 - Lưu ý nét nối giữa các con chữ.
  ui ưi đồi nỳi gửi thư 
 d. Đọc từ ứng dụng:
 - GVgắn bảng từ ứng dụng.
- HS đọc nhẩm.
 - Yêu cầu HS tìm và gạch chân tiếng có vần mới học.
- 2 HS tìm tiếng có vần và gạch chân.
  - Cho HS đọc GV theo dõi, chỉnh sửa
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV giải thích một số từ- đọc mẫu.
 cái túi gửi quà
vui vẻ ngửi mùi
 đ. Củng cố tiết 1:
 *Trò chơi: Tìm tiếng có vần ui hoặc ưi.
- Các nhóm cử đại diện lên chơi.
 - Nhận xét chung giờ học.
Tiết 2
 3. Luyện tập:
 a. Luyện đọc:
 * Đọc lại bài tiết 1.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 * Đọc câu ứng dụng.
 - Cho HS quan sát tranh.
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm 2
 + Tranh vẽ gì ?
+ Tranh vẽ Dì Na gửi thư về cả nhà Na rất vui 
 + Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh?
- 2 HS đọc.
 - GVđọc mẫu câu ứng dụng. 
- HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.
 b. Luyện viết:
 + Khi viết vần hoặc từ khoá trong bài các em cần chú ý điều gì ?
+ Chú ý nét nối giữa các con chữ, vị trí của các dấu thanh.
 - Hướng dẫn HS viết vào vở.
- HS viết trong vở:
ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
 - GV theo dõi, uốn nắn HS yếu.
  ui ưi đồi nỳi gửi thư 
 - GV nhận xét và chấm một số bài viết.
 c. Luyện nói theo chủ đề
 - Hãy đọc tên bài luyện nói.
- 2 HS đọc: Đồi núi
 - Hướng dẫn HS quan sát tranh
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm 4:
 * Gợi ý:
Nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
 + Trong tranh vẽ gì?
 + Tranh vẽ cảnh đồi núi.
 + Đồi núi thường có ở đâu? Em biết tên vùng nào có núi?
 + Đồi núi thường có ở vùng miền núi, vùng Na Hang, Chiêm Hóa có rất nhiền núi.
 + Trên đồi núi thường có những gì?
 + Trên đồi núi thường có cây cối, chim muông, núi đá có đá...
 + Quê em có đồi núi không? Đồi khác núi thế nào?
+ Quê em có rất nhiều núi. Vì quê em là vùng miền núi mà . Đồi thấp, đỉnh tròn, núi cao, đỉnh nhọn.
 - Mời đại diện một số nhóm trình bày.
 - GV nhận xét chung.
- HS trình bày trước lớp- nhận xét
4. Củng cố:
 * Trò chơi: Thi viết tiếng có vần ui, ưi
- HS tham gia chơi theo tổ.
 - Cho HS đọc lại bài.
- Một số em đọc nối tiếp bài trong SGK.
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS về học bài, xem trước bài 35: uôi ươi.
 - HS nghe và làm theo 
Toán:
Tiết32: 
 Số 0 trong phép cộng
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Biết kết quả phép cộng một số với số 0. Biết được số nào cộng với 0 cũng bằng chính nó.
 - Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
 2. Kĩ năng: 
 - Biết thực hành phép tính cộng : một số cộng với số 0 hay 0 cộng với một số.
 - Nhìn hình vẽ tập nói được đề toán và biểu thị bằng một phép tính cộng thích hợp.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy- học:
 * Giáo viên:
 - SGK, 2 cái đĩa, 3 quả táo, bảng phụ bài 3, bài 4.
 * Học sinh:
 - SGK, bảng con.
III. Hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Cả lớp hát một bài. 
 - Yêu cầu HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 5
- 5 em đọc bảng cộng.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
 3.2. Giới thiệu phép cộng một số với 0:
 a, Giới thiệu phép cộng: 3 + 0 = 3
 - GV giới thiệu tranh trong SGK
- HS quan sát và nêu đề toán.
 + Em hãy nêu đề toán ? 
+ Lồng thứ nhất có 3 con chim, lồng thứ hai không có con chim nào. Hỏi cả hai lồng có mấy con chim?
 + 3 con chim thêm 0 con chim là mấy con chim?
+ 3 con chim thêm 0 con chim là 3 con chim.
 + Bài này ta phải làm tính gì?
+ Làm tính cộng.
 + Ta lấy bao nhiêu cộng với bao nhiêu?
+ Lấy 3 cộng với 0.
 + 3 cộng với 0 bằng mấy?
+ 3 cộng với 0 bằng 3.
 - GV ghi lên bảng lớp, gọi HS đọc.
3 + 0 = 3
- HS đọc cá nhân: 3 cộng 0 bằng 3.
 b, Giới thiệu phép cộng: 0 + 3 = 3
 - GV cầm 1 cái đĩa không có quả táo nào và hỏi?
 + Trong đĩa này có mấy quả táo?
+ Không có quả táo nào.
 - GV cầm 1 cái đĩa có 3 quả táo và hỏi.
 + Trong đĩa có mấy quả táo?
+ Có 3 quả táo.
 - GV nêu: Đĩa thứ nhất có 0 quả táo, đĩa thứ hai có 3 quả táo hỏi cả hai đĩa có mấy quả táo?
+ Cả hai đĩa có 3 quả táo.
 + Muốn biết cả hai đĩa có mấy quả táo ta làm phép tính gì?
+ Muốn biết cả hai đĩa có mấy quả táo ta làm phép tính cộng.
 + Lấy mấy cộng với mấy?
+ Lấy 0 + 3 = 3
 - GV ghi lên bảng lớp.
0 + 3 = 3
 - Gọi HS đọc 
- HS tiếp nối đọc: 3 + 0 = 3
  0 + 3 = 3
 c, Cho HS lấy ví dụ khác tương tự:
- HS tự nêu ví dụ
VD: 4 + 0 = 4 và 0 + 4 = 4 ...
 - Nêu câu hỏi để giúp HS rút ra kết luận
+ Một số cộng với 0 sẽ bằng chính nó.
- 0 cộng với một số cũng bằng chính số đó.
 - Cho nhiều HS nhắc lại .
 - HS nhắc lại
 - Gắn mô hình như SGK trên bảng.
 - HS quan sát và nhận xét:
3 + 0 = 0 + 3
 d, Thực hành: 
 - Gọi HS nêu yêu cầu.
* Bài 1(51) Tính:
 - Yêu cầu HS làm bài, gắn bài, nhận xét.
1 + 0 = 1 5 + 0 = 5 0 + 2 = 2 4 + 0 = 4
0 + 1 = 1 0 + 5 = 5 2 + 0 = 2 0 + 4 = 4
 - Cho HS nhận xét các cột tính
* Đổi chỗ các số trong phép cộng kết quả không thay đổi
 - Gọi HS nêu yêu cầu.
* Bài 2(51) Tính:
 - Yêu cầu HS làm bài trên bảng con.
- HS làm bài bảng con, chữa bài.
 - Lưu ý : Viết các số phải thẳng cột.
 - Gọi HS đọc kết quả.
 - GV nhận xét sau mỗi lần giơ bảng.
+
+
+
+
+
 5 3 0 0 1
 0 0 2 4 1 
 5 3 2 4 2  
 - Em hãy nêu yêu cầu bài toán? 
* Bài 3(51) Số ?
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở.
 - Cho 3 HS làm bảng phụ.
- Cả lớp làm bài, chữa bài. 
1 + 0 = 1 1 + 1 = 2 2 + 2 = 4
 - Gắn bảng phụ, chữa bài
 - GV nhận xét bài làm của HS.
0 + 3 = 3 2 + 0 = 2 0 + 0 = 0
 + Bài toán yêu cầu gì? 
 - Yêu cầu HS nhìn tranh, đặt đề toán và viết phép tính thích hợp vào vở.
 - Gọi HS nêu miệng bài toán.
* Bài 4(51) Viết phép tính thích hợp:
a, Trên đĩa có 3 quả táo thêm 2 quả táo. Hỏi tất cả mấy quả táo?
b, Bình thứ nhất có 3 con cá, bình thứ hai không có con cá nào. Hỏi cả hai bình có mấy con cá?
  - Cho HS làm bài vào vở. Chữa bài
 - Gọi HS đọc phép tính.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 a, 
3
+
2
=
5
 b, 
3
+
0
=
3
hoặc
0
+
3
=
3
 4. Củng cố:
 - Cho HS nhắc lại kết luận: Một số cộng với 0 và 0 cộng với một số.
- HS nhắc lại
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS học bài.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Sinh hoạt:
Sinh hoạt Sao
I. Mục tiêu:
 - Nhận thấy ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện các quy định của sao và đề ra phương hướng cho tuần sau.
 - Giáo dục HS tự giác, tích cực tham gia các hoạt động của sao.
II. Nội dung sinh hoạt:
 * Cho cả lớp hát chung vài bài
 + Hoa vườn nhà Bác
 + Năm cánh sao vui
 + Bình Thuận trường em
 + Chúng em là HS lớp Một.
 + Chỉ có một mà thôi...
 * GV nhận xét việc thực hiện các hoạt động của sao trong tuần:
 + Ưu điểm: 
 - Các em ngoan, vâng lời cô giáo, cha mẹ và thực hiện tốt các hoạt động của sao.
 - Đoàn kết giúp đỡ bạn. Chào hỏi lễ phép thầy cô giáo, khách đến trường.
 - Tích cực dành nhiều điểm giỏi chào mừng ngày 15 - 10, ngày 20 - 10. 
 - Đi học đúng giờ. Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ.
 - Tích cực học tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
 - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể: tập thể dục giữa giờ, tập bài múa tập thể mới tương đối thành thạo.
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp, khu vực sân trường được phân công sạch sẽ. Tích cực phòng chống dịch bệnh.
 - Tuyên dương: Tuấn Anh, Quỳnh Anh, Quang Dũng, Tuấn Minh,...
 + Nhược điểm:
 - Một số em cần giữ gìn sách vở tốt hơn nữa: Tô Đình Tùng, Quang Hưng, Quân Tùng.
 * Phương hướng tuần sau:
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm thực hiện tốt nền nếp lớp và các hoạt động của sao.
 - Phấn đấu đạt nhiều điểm khá giỏi . Tham gia các giờ học tốt, ngày học tốt. Tích cực tham gia thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20 -10.
 - Tập thuộc bài hát múa tập thể mới. Tập đều , đẹp bài thể dục giữa giờ, thể dục nhịp điệu.
 - Toàn sao tiếp tục vui văn nghệ với chủ đề: Mái trường, thầy cô, bạn bè.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Toan Tieng Viet tuan 8.doc