I- Mục tiêu:
-HS nhận biết được vần om am .- Đọc, viết được vần, tiếng có om am.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần om, am.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nói lời cảm ơn.
II- Chuẩn bị:
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: làng xóm , rừng tràm .
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tuần 15 Thứ hai ngày 1 tháng 12 năm 2008 Tiếng Việt: vần om - am I- Mục tiêu: -HS nhận biết được vần om am .- Đọc, viết được vần, tiếng có om am. - Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần om, am. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nói lời cảm ơn. II- Chuẩn bị: - GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: làng xóm , rừng tràm . - HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết I: 1/ Kiểm tra bài cũ : - Viết các từ : bình minh, nhà rông. - 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con . - Đọc bài ôn tập- Trang 120(4em đọc ). 2/ Bài mới HĐ1 : Nhận diện vần: om am : - Giới thiệu vần om : + Vần om gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm : o-m ) - HS ghép vần om:- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh ) +Muốn có tiếng xóm ta thêm âm gì ? ( x ) - HS ghép xóm: - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) - HS quan sát tranh nêu từ làng xóm -đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) - Dạy vần am- tràm - rừng tràm.( thực hiện tương tự các bước trên ) - So sánh 2 vần om am . - HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc ) HĐ2: Đọc từ , câu ứng dụng : - 4em đọc 4 từ - Giảng từ: đom đóm, quả trám. - HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân . - Phát hiện các tiếng có vần om am trong các từ . - HS quan sát tranh nêu câu ứng dụng -đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) Tiết II: HĐ1: Luyện đọc : -Đọc SGK Trang 122, 123 ( cá nhân - đồng thanh.) HĐ2: Luyện nói: Nói lời cảm ơn. - GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 123 ( SGK) HĐ3: HD viết bảng con: om, am, làng xóm , rừng tràm . - GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. - HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS. HĐ4: Luyện viết vào vở: : om, am, làng xóm , rừng tràm . - GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết . HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần om am .( Hình thức thi đua) IV- Củng cố: - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết . - Tìm tiếng có vần om am trong sách báo , văn bản . V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết vần ,tiếng có om am. -------------------------------------------------------------- Toán: Luyện tập I - Mục tiêu: - Củng cố và khắc sâu về phép cộng , trừ , thực hiện phép tính cộng , trừ trong phạm vi 9. HS biết so sánh các số trong phạm vi 9. - Đặt đề toán theo tranh.Nhận dạng hình vuông. II- Chuẩn bị: GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1. HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Kiểm tra bài cũ : - 2 em HS đọc bảng trừ trong phạm vi 9: - Làm tính: : 9 - 2 = 9 - 6 = 5 + 4 = 7 + 2 = 2/ Bài mới HĐ1: Thực hành Luyện tập: Bài 1: Tính: HS áp dụng bảng cộng và trừ trong PV9 để làm tính.HS làm bài 2 em lên bảng chữa bài . Bài 2: Viết số : HS áp dụng bảng cộng , trừ để làm tính. HS làm bài 2 em lên bảng chữa bài . Bài 3: Điền dấu = : HS nhẩm phép tính và điền .HS làm bài 2 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét. Bài 4: Viết phép tính thích hợp : HS dựa vào tranh viết phép tính .HS làm bài 1 em lên chữa bài Nhận xét . Bài 5: Hình bên có mấy hình vuông ? ( 5 hình vuông ): HS làm bài 1 em lên chữa bài Nhận xét . .Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra. HĐ2 :Trò chơi : Gài nhanh phép tính cộng , trừ trong PV 9 HS gài phép tính vào bảng cài - Nhận xét . IV- Củng cố - Dặn dò: -Về nhà làm các bài tập SGK. ----------------------------------------------------------------- Đạo đức : Đi học đều và đúng giờ ( Tiết 2) I - Mục tiêu: -HS hiểu đi học đều và đúng giờ giúp cho các em tiếp thu bài tốt hơn, nhờ đó, kết quả học tập sẽ tiến bộ hơn -HS biết đi học đều và đúng giờ , các em không đợc nghỉ học tự do, tuỳ tiện , cần xuất phát đúng giờ, trên đường đi không la cà .. -HS có thái độ tự giác đi học đều và đúng giờ. II- Chuẩn bị : GV: SGV, vở bài tập đạo đức, 1 số đồ vật để chơi sắm vai. HS: Vở bài tập đạo đức, III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1/Kiểm tra bài cũ: -Hàng ngày em phải đi học như thế nào?Đi học đều và đúng giờ có lợi gì? 2/ Bài mới HĐ1: HS tự liên hệ : + HĐ nhóm 2 em : -Hằng ngày em đi học như thế nào?Đi học như thế có đều và đúng giờ không? + HĐ cả lớp: -Đại diện 1 số nhóm lên trình bày- lớp bổ sung – nhận xét. *Kết luận : GV khen ngợi những em đi học đúng giờ , nhắc nhở những em chưa đi học đều và chưa đúng giờ. HĐ2 : Thảo luận bài tập 5: + HĐ nhóm 2 em : Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ? -Các bạn gặp khó khăn gì? Các em học tập điều gì ở các bạn ? + HĐ cả lớp: -Đại diện 1 số nhóm lên trình bày- lớp bổ sung – nhận xét. HĐ3: Đóng vai theo bài tập 4: + HĐ nhóm 2 em : Thảo luận cách ứng xử để sắm vai: -Các bạn Hà , Sơn đang làm gì?Hà , Sơn gặp chuyện gì?Hà , Sơn phải làm gì khi đó? + HĐ cả lớp: -Đại diện 1 số nhóm lên trình bày- lớp bổ sung – nhận xét. *Kết luận : Hà khuyên bạn nên nhanh chân tới lớp, không la cà kẻo đến lớp muộn. Sơn từ chối việc đi đá bóng để đến lớp học, như thế mới là đi học đều. HD đọc phần ghi nhớ( cá nhân - đồng thanh) IV - Củng cố- Dặn dò: Thực hiện đi học đều và đúng giờ. --------------------------------------------------------------- Buổi chiều Ôn Toán ôn tập phép cộng , phép trừ trong phạm vi 9 I. Mục tiêu - Tiếp tục giúp học sinh ôn luyện Phép trừ trong phạm vi 9 - Làm thông thạo các phép tính trừ trong phạm vi 9 III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức -GV gọi học sinh lên bảng đọc lại các bảng trừ trong phạm vi 9 Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Tính: HS áp dụng bảng cộng và trừ trong PV9 để làm tính. 2+ 7 = 3 + 6 = 1 + 8 = 9 – 2 = 9 – 3 = 9 – 1 = 9 – 7 = 9 – 6 = 9 – 8 = Bài 2: Điền dấu = : HS nhẩm phép tính và điền .HS làm bài 2 em lên bảng chữa bài. 2 + 6 .9 3 + 5 .9 0 + 9 8 5 + 4 .7 6 + 3 9 4 + 5 .7 Hoạt động 3 : Trò chơi : Gài nhanh phép tính cộng , trừ trong PV 9 HS gài phép tính vào bảng cài - Nhận xét . 3 Củng cố dặn dò Nhận xét tiết học Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau --------------------------------------------------------------- Ôn Tiếng Việt ôn tập vần om - am I. Mục tiêu - Giúp học sinh ôn luyện vần om-am - HS đọc thông viết thạo vần om-am và các tiếng ứng dụng III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động 1: Luyện đọc -GV cho học sinh đọc lại bài 60. Hoạt động 2: Thực hành luyện viết - GV cho học sinh viết vần om-am vào vở ôli và các tiếng và từ làng xóm, rừng tràm III- Củng cố dặn dò -Nhận xét tiết học -Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 2 tháng 12 năm 2008 Tiếng Việt: vần ăm - âm I- Mục tiêu -HS nhận biết được vần ăm âm - Đọc, viết được vần, tiếng có ăm âm. - Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần ăm, âm. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Thứ , ngày , tháng, năm. II- Chuẩn bị: - GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: nuôi tằm , hái nấm. - HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : Tiết I: 1/Kiểm tra bài cũ: - Viết các từ : om, am, đom đóm, trái cam. - 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con . - Đọc bài om am - Trang 122(4em đọc ). 2/ Bài mới HĐ1 : Nhận diện vần ăm âm : - Giới thiệu vần ăm : + Vần ăm gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm : ă-m ) - HS ghép vần ăm:- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh ) +Muốn có tiếng tằm ta thêm âm gì ? ( t ) - HS ghép tằm: - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) - HS quan sát tranh nêu từ nuôi tằm -đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) - Dạy vần âm- nấm - hái nấm.( thực hiện tương tự các bước trên ) - So sánh 2 vần ăm âm .- HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc ) HĐ2: Đọc từ, câu ứng dụng : - 4em đọc 4 từ - Giảng từ: mầm non , đường hầm . - HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân . - Phát hiện các tiếng có vần ăm âm trong các từ . - HS quan sát tranh nêu câu ứng dụng -đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) Tiết II: HĐ1: Luyện đọc : -Đọc SGK Trang 124, 125 ( cá nhân - đồng thanh.) HĐ2: Luyện nói: Thứ, ngày, tháng, năm. - GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 125 ( SGK) HĐ3: HD viết bảng con: ăm, âm, nuôi tằm , hái nấm. - GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. - HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS. HĐ4: Luyện viết vào vở: ăm, âm, nuôi tằm , hái nấm. - GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết . HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần ăm âm .( Hình thức thi đua) IV- Củng cố: - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết . - Tìm tiếng có vần ăm âm trong sách báo , văn bản . V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết vần ,tiếng có ăm âm ----------------------------------------------------------------- Toán Phép cộng trong phạm vi 10. I- Mục tiêu: -HS tiếp tục hình thành khái niệm về phép cộng trong phạm vi 10. -Tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10. -Biết làm tính cộng trong phạm vi 10. -Giải được các bài toán trong thực tế có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10. II- Chuẩn bị: GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1. HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1/Kiểm tra bài cũ: -2 em đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 9. -Làm tính: 5 +4 = 2 + 7 = 9.- .. = 1 9 -= 0. -2 em lên bảng Lớp làm bảng con. 2/ Bài mới HĐ1 : Giới thiệu phép cộng – bảng cộng trong phạm vi 10: a) Phép tính: 9 + 1 =10: 1 + 9 = 10 -GV gài 9 chấm tròn : Có mấy chấm tròn .GVgài 1 chấm tròn :Cô gài thêm 1chấm tròn . Có tất cả mấy chấm tròn?( 10 chấm tròn ) - 1 em đếm số chấm tròn ( 10). -9 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 10 chấm tròn 9 thêm 1 bằng 10. 9 cộng 1 bằng 10 - vậy 1 cộng 9 bằng mấy ? (10) b) Phép tính: 8 + 2 = 10: 2 + 8 = 10 c ) Phép tính : 3 + 7 = 10 7 + 3 = 10: d) Phép tính: 4 + 6 = 10 6 + 4 = 10: e) Phép tính : 5 + 5 = 10. ( Cách dạy tương tự các bước trên) g) HD đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 10: GV xoá dần cho HS đọc thuộc bảng cộng – GV ... rong vở tập viết . HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần em êm .( Hình thức thi đua) IV- Củng cố: - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết . - Tìm tiếng có vần em êm trong sách báo , văn bản . V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết vần ,tiếng có em êm. --------------------------------------------------------------- Toán Phép trừ trong phạm vi 10. I- Mục tiêu - Tiếp tục củng cố , khắc sâu khái niệm về phép trừ và mối quan hệ giữa cộng và trừ. -Tự thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10 - Biết làm tính trừ trong phạm vi 10. - Giải được các bài toán trong thực tế có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10 . II- Chuẩn bị: - GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1. - HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1/Kiểm tra bài cũ: -2 em đọc bảng cộng trong phạm vi 10. -Làm tính: 5 + 5 = 6 + 4 = 2 + = 10 + 1 = 10 2/ Bài mới HĐ1 : Giới thiệu bảng trừ trong phạm vi 10: a) Phép tính 10 – 1 = 9 10 – 9 = 1: -GV gài 10 chấm tròn : Có mấy chấm tròn ?( 10 chấm tròn)- GV bớt 1 chấm tròn . Còn lại mấy chấm tròn?( 9 chấm tròn ) – -HS nêu bài toán : Có 10 chấm tròn bớt đi 1 chấm tròn . Còn lại mấy chấm tròn. -10 bớt 1 còn mấy? (9)- HS đếm chấm tròn. HS gài phép tính - GV viết : 10 – 1 = 9 - HS đồng thanh. 10 – 1 = 9 Vậy 10 trừ 9 bằng mấy? (1) HS gài bảng : 10 – 9 = 1- GV viết bẳng : 10 – 9= 1. b ) Giới thiệu phép tính : 10 – 2 = 8 10 – 8 =2 c) Giới thiệu phép tính : 10 – 3 = 7 10 – 7 = 3 d) Giới thiệu phép tính: 10 – 4 = 6 10 – 6 = 4 e) Giới thiệu phép tính: 10 – 5 = 5 (Cách dạy tương tự các bước trên ) - HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 10: - Xoá dần cho HS đọc thuộc.- GV hỏi lại kết quả. c) Mối quan hệ giữa cộng và trừ. GV : Có 9 lá thêm 1 thành mấy lá ? (10) .HS gài bảng : 9 + 1 = 10 - GV viết : 9 + 1=10 .Có 10 lá bớt 1 còn mấy lá?(9)- Ta viết bằng phép tính nào ? HS gài bảng : 10 – 1 = 9 10 – 9 = 1 GV viết: 10 – 1 = 9; 10 – 9 = 1 Tương tự HS thực hiện bằng que tính để rút ra: 2 + 8 =10; 8 + 2 = 10; 10 – 8 = 2; 10 – 2 =8 7 + 3 = 10 3 + 7 = 10 10 – 3 = 7 10 – 7 = 3 4 + 6 = 10 6 + 4 = 10 10 – 4 = 6 10 – 6 = 4 ( Đây là mối quan hệ giữa cộng và tr HĐ2: Thực hành – Luyện tập: Bài 1: Tính: 2 HS làm tính viết các phép tính trên. Bài 2: viết số : HS làm bài – 1 em lên bảng chữa Bài 3:Điền =: HS nhẩm kết quả phép tính và điền dấu.HS làm bài – 3 em lên bảng chữa bài Bài 4: Viết phép tính thích hợp: HS dựa vào tranh nêu đầu bài toán và nêu phép tính : 10 – 4 = 6 10 – 6 = 4 HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài- Nhận xét. IV- Củng cố- Dặn dò: -Về nhà làm các bài tập SGK. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 5 tháng 12 năm 2008 Tập viết: viết chữ nhà trường, buôn làng, hiền lành, I- Mục tiêu: Giúp học sinh - HS biết viết theo mẫu chữ : nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện. - Biết viết đúng cỡ chữ, tốc độ. - Biết trình bày bài viết sạch, đẹp. - Hiểu được ý nghĩa các từ trong bài viết. II- Chuẩn bị: GV :Bảng lớp kẻ ô ly, bảng phụ viết mẫu các chữ : nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện. - HS : Bảng con , vở tập viết ,bút, III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1/Kiểm tra bài cũ: - Viết các chữ :ăm , âm , nuôi tằm , hái nấm -2 em lên bảng viết – Lớp viết bảng con. Thu, chấm một số bài viết ở nhà của HS. 2/ Bài mới HĐ1 : Hướng dẫn viết bảng con: - GV treo bảng phụ – HS nhận xét các chữ mẫu: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện. - HS nêu cấu tạo chữ mẫu - đọc cá nhân - đồng thanh. - GV nêu quy trình viết chữ : nhà trường. Cách viết : lưu ý các nét nối giữa các con chữ, khoảng cách 2 con chữ cách nhau 1 ô ly,các tiếng cách nhau 2 ô ly, viết đúng vị trí các dấu thanh.( cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc) GV viết mẫu – HS viết bảng con - đọc lại. Dạy viết từ: buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện (thực hiện tương tự các bước trên) HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở: -HS đọc cá nhân - đồng thanh : nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện. -HS nhắc lại cách viết các chữ, tư thế ngồi viết – cách cầm bút , để vở. –HS viết vào vở. IV- Củng cố: - Chấm bài – chữa bài – nhận xét . --------------------------------------------------------------------- Tập viết: viết chữ đỏ thắm , mầm non, chôm chôm, I- Mục tiêu: Giúp học sinh -HS biết viết theo mẫu chữ :đỏ thắm , mầm non, chôm chôm , trẻ em, ghế đệm , mũm mĩm. -Biết viết đúng cỡ chữ, tốc độ. -Biết trình bày bài viết sạch, đẹp. -Hiểu được ý nghĩa các từ trong bài viết. II- Chuẩn bị: -GV :Bảng lớp kẻ ô ly, bảng phụ viết mẫu các chữ : :đỏ thắm , mầm non, chôm chôm , trẻ em, ghế đệm , mũm mĩm. - HS : Bảng con , vở tập viết ,bút, III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1/Kiểm tra bài cũ: - Viết các chữ : uôm ươm, cánh buồm , đàn bướm. 2 em lên bảng viết – Lớp viết bảng con. - GV thu, chấm một số bài viết ở nhà của HS. 2/ Bài mới HĐ1 : Hướng dẫn viết bảng con: -GV treo bảng phụ – HS nhận xét các chữ mẫu:đỏ thắm , mầm non, chôm chôm , trẻ em, ghế đệm , mũm mĩm. -HS nêu cấu tạo chữ mẫu - đọc cá nhân - đồng thanh. -GV nêu quy trình viết chữ :đỏ thắm . -GV viết mẫu – HS viết bảng con - đọc lại. - Dạy viết từ: , mầm non, chôm chôm , trẻ em, ghế đệm , mũm mĩm( thực hiện tương tự các bước trên) HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở: HS đọc cá nhân - đồng thanh : :đỏ thắm , mầm non, chôm chôm , trẻ em, ghế đệm , mũm mĩm. HS nhắc lại cách viết các chữ, tư thế ngồi viết – cách cầm bút , để vở. – HS viết vào vở. IV- Củng cố: - Chấm bài – chữa bài – nhận xét . ---------------------------------------------------------------- Thủ công: Gấp cái quạt I - Mục tiêu: Giúp học sinh - HS biết cách gấp cái quạt. Gấp được cái quạt bằng giấy. II- Chuẩn bị : GV: giấy trắng, cái quạt gấp mẫu, quy trình gấp cái quạt . HS: Giấy nháp, giấy màu,vở thủ công ,dây buộc , hồ III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1/Kiểm tra bài cũ: 3 em lên gấp các đoạn thẳng cách đều- nhận xét - đánh giá. 2/ Bài mới HĐ1: HS quan sát và nhận xét. -GV giới thiệu cái quạt mẫu- HS quan sát và nhận xét : Cái quạt tạo bởi các đoạn thẳng cách đều.Giữa quạt có dán hồ .Dùng để quạt mát. -GV nêu quy trình gấp quạt - HS quan sát các bước gấp - Nhận xét: -HS quan sát và nhận xét: Các nếp gấp cách đều nhau , có thể chồng khít lên nhau khi xếp chúng lại. HĐ2: HS thực hành: + GV làm mẫu : Gim tờ giấy màu lên bảng , mặt có màu áp sát vào bảng . Gấp các đoạn thẳng cách đều như bài trước ( hình 1) + Gấp đôi hình 1 để lấy dấu giữa , dùng chỉ buộc chặt phần giữa , phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng( hình 2) + Gấp đôi hình 2 ép chặt phần dính hồ sát vào nhau. Khi hồ khô mở ra ta được chiếc quạt(hình 3) 2 em lên bảng gấp - Lớp thực hành gấp cái quạt. IV - Nhận xét- đánh giá : + Nhận xét tinh thần học tập ,ý thức tổ chức,kỷ luật của HS trong giờ học. + Tuyên dương 1 số bài làm đẹp. + Đánh giá sản phẩm: Các nếp gấp phải đều nhau, giống bài mẫu. V- Dặn dò: Tập gấp cái quạt - Chuẩn bị cho bài sau: Thực hành gấp cái quạt. ---------------------------------------------------------------------- Tự nhiên và Xã hội Lớp học I- Mục tiêu: Giúp học sinh biết : - Lớp học là nơi các em đến học hằng ngày - Một số đồ dùng được dùng trong lớp học hằng ngày - Nói được tên lớp, tên cô giáo chủ nhiệm và một số bạn học sinh hằng ngày - Kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với các bạn trong lớp và yêu quí lớp học của mình II- Chuẩn bị - Các hình ở bài 15 trong sách giáo khoa - Bài hát lớp chúng ta kết đoàn III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận nhóm -GV hướng dẫn học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi + Trong lớp học của bạn có những aivà có những đồ vật gì? + Lớp học cuả bạn giống với lớp học nào trong hình đó? + Bạn thích lớp học nào vì sao ? -GV cho học sinh xung phong trả lời các câu hỏi trên sau đó giáo viên kết luận Hoạt động 2:Kể về lớp học của mình -GV yêu cầu học sinh quan sát lớp học của mình và định hướng trong đầu của mình định giới thiệu về lớp học của mình như thế nào -GV cho các học sinh xung phong giới thiệu về lớp học của mình -HS kể *GV kết luận: Các em cần nhớ tên lớp học của mình,tên trường và phải biết giữ gìn các tài sản trong lớp học cũng như của nhà trường vì đó là nơi các em đến học hằng ngày với các thầy cô và bạn bè. IV.Củng cố và dặn dò: Nhận xét tiết học Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau ------------------------------------------------------------------ Buổi chiều Ôn Toán ôn tập về phép trừ trong phạm vi 10 I. Mục tiêu Tiếp tục giúp học sinh ôn luyện Phép trừ trong phạm vi 10 - Làm thông thạo các phép tính trong phạm vi 10 III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức - Gv cho học sinh lên bảng bốc thăm các bảng cộng từ 3 đến10 và đọc. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Tính: HS áp dụng bảng cộng trong PV10 để làm tính. 3+ 6 = 4 + 6 = 0 + 8 = 8 - 2 = 10 - 0 = 6 - 4 = 7+ 2 = 0+10 = 5 + 5 = Bài 2: Điền dấu = : HS nhẩm phép tính và điền .HS làm bài 2 em lên bảng chữa bài. 2 + 6 .8 3 + 5 .9 0 + 10 10 5 + 5 .7 6 + 3 10 4 + 3 .7 Hoạt động 3 : Trò chơi : Gài nhanh phép tính cộng trong PV 10 HS gài phép tính vào bảng cài - Nhận xét . III-Củng cố dặn dò Nhận xét tiết học . Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau --------------------------------------------------------------------- Ôn Tiếng việt ôn tập tiếp từ bài 60 đến bài 63 I. Mục tiêu -Giúp học sinh ôn luyện vần om-am-ăm- âm-ôm-ơm- em - êm -HS đọc thông viết thạo vần om-am-ăm- âm-ôm-ơm- em - êm và các tiếng ứng dụng III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động 1: Luyện đọc -GV cho học sinh đọc lại từ bài 60 đến bài 63 Hoạt động 2: Thực hành luyện viết - GV cho học sinh viết vần om-am-ăm- âm-ôm-ơm- em - êm vào vở ôli và một số tiếng và từ ứng dụng III- Củng cố dặn dò -Nhận xét tiết học -Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
Tài liệu đính kèm: