Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 18

Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 18

I- Mục tiêu:

-HS nhận biết được vần it iêt - Đọc, viết được vần, tiếng có it iêt.

- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần it iêt.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em tô , vẽ, viết.

II- Chuẩn bị:

- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: Trái mít , chữ viết.

- HS : Bảng con , vở viết ,bút chì , SGK, bảng cài chữ.

 

doc 19 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
Tiếng Việt:
vần it - iêt
I- Mục tiêu: 
-HS nhận biết được vần it iêt - Đọc, viết được vần, tiếng có it iêt.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần it iêt.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em tô , vẽ, viết.
II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: Trái mít , chữ viết..
- HS : Bảng con , vở viết ,bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Tiết I:
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ: ut ưt, sút bóng , nứt nẻ.
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài ut ưt -Trang 146 (4em đọc ).
2/Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần it iêt :
- GV giới thiệu vần it : + Vần it gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm i- t)
 - HS ghép vần it:- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng mít ta thêm âm gì ? ( m )
- HS ghép mít :- Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
-HS quan sát tranh nêu từ trái mít -đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- Dạy vần iêt - viết - chữ viết ( thực hiện tương tự các bước trên )
- So sánh 2 vần it iêt - HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc từ , câu ứng dụng :
- 4em đọc 4 từ - Giảng từ: đông nghịt, thời tiết. 
- HS đọc nối tiếp các từ -Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần it iêt trong các từ .
- HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Tiết II:
HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang 148, 149 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói : Em tô , vẽ, viết.
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 149 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con: it iêt, trái mít, chữ viết.
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: it iêt, trái mít, chữ viết.
 - HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần it iêt (Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần it iêt trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò:
- Về nhà : Luyện đọc , viết vần tiếng có it , iêt .
-------------------------------------------------------------------
Toán
Điểm - đoạn thẳng .
I - Mục tiêu: 
HS nhận biết được điểm , đoạn thẳng.Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm .
Biết đọc tên các đoạn thẳng .
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, thước.
 HS : Bảng con ,bộ cài toán lớp 1. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Trả bài kiểm tra và nx .
 2/ Bài mới 
 HĐ1: Giới thiệu điểm - đoạn thẳng :
-GVdùng phấn màu chấm lên bảng các điểm : Giới thiệu : Đây là các điểm 
-Đặt tên điểm và nêu : Điểm A, B , C1 em lên thực hành vẽ điểm và nêu tên điểm.
-GV lấy thước nối 2 điểm - Được đoạn thẳng AB .GVchỉ vào đoạn thẳng cho HS đọc
*KL :Cứ 2 điểm thì nối được 1 đoạn thẳng . 
HĐ2: Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng :
Để vẽ được đoạn thẳng ta dùng dụng cụ nào ?( thước)
Bước 1:dùng bút chấm 2 điểm , đặt tên điểm .
Bước 2: Đặt mép thước qua 2 điểm , dùng bút kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm ( kẻ từ trái sang phải)
-2 em lên thực hành lớp tập vẽ vào bảng con .
HĐ3: Thực hành Luyện tập :
Bài 1 : Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng :
2 em đọc tên điểm , đoạn thẳng : - Lớp theo dõi và nhận xét.
Bài 2: Dùng thước thẳng và bút để nối thành: 3 đoạn thẳng , 4 đoạn thẳng , 5 đoạn thẳng , 6 đoạn thẳng .
 HS làm bài 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
Bài 3: Mỗi hình vẽ dới đây có bao nhiêu đoạn thẳng ?
 HS làm bài 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét :( Có 4 đoạn thẳng , 3 đoạn thẳng , 6 đoạn thẳng )
IV- Củng cố:- Chấm bài –Chữa bài - Nhận xét.
 Trò chơi : Tiếp sức :HS 2 tổ lên thi vẽ đoạn thẳng .
V- Dặn dò:
 -Về nhà làm các bài tập SGK.
Đạo đức :
Ôn tập và thực hành kỹ năng cuối kỳ 1
I - Mục tiêu: 
-HS hiểu và nhớ được các hành vi đạo đức trong 5 bài đã học .
-HS biết thực hiện tốt các kỹ năng , các hành vi đạo đức đã học ở trờng cũng như ở nhà .
II- Chuẩn bị :
GV: SGV, vở bài tập đạo đức.
HS: Vở bài tập đạo đức, 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Kiểm tra bài cũ :Vì sao phải giữ trật tự trong trường học ?
 2/ Bài mới 
HĐ1: Ôn tập : 
- GV gợi ý cho HS nhớ lại và nêu tên các bài đạo đức đã học :
-Mỗi bài GV nêu câu hỏi về nội dung chính của bài - HS trả lời:
+Nghiêm trang khi chào cờ : 
-Khi chào cờ em phải như thế nào?Vì sao phải nghiêm trang khi chào cờ?
+Đi học đều và đúng giờ: 
-Vì sao phải đi học đều và đúng giờ? Đi học đều và đúng giờ có lợi gì? 
 Em đã đi học đều và đúng giờ chưa?
+Trật tự trong trường học:
-Vì sao phải giữ trật tự trong trờng học? Giữ trật tự trong trường học có lợi gì?
-Em và lớp em đã giữ trật tự trong giờ học chưa?
HĐ2 : Trò chơi đóng vai 1 số tiểu phẩm về đi học đều và đúng giờ
IV - Củng cố: - Nhận xét giờ học.
V - Dặn dò: Hàng ngày thực hiện đúng các hành vi đạo đức đã học.
-------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
 Ôn Toán
ôn tập về điểm và đoạn thẳng 
I- Mục tiêu
- Tiếp tục giúp học sinh ôn luyện và làm quen với điểm và đoạn thẳng 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức
Hoạt động 2: Thực hành : GV HDHS làm các bài tập :
Bài 1 : Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng :
2 em đọc tên điểm , đoạn thẳng : - Lớp theo dõi và nhận xét.
Bài 2: Dùng thước thẳng và bút để nối thành: 3 đoạn thẳng , 4 đoạn thẳng , 5 đoạn thẳng , 6 đoạn thẳng .
 HS làm bài 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
Bài 3: Mỗi hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng ?
.Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
III-Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
 Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
-------------------------------------------------------------------
Ôn Tiếng Việt 
ôn tập vần it- iêt
I. Mục tiêu
 - Giúp học sinh ôn luyện vần it-iêt
- HS đọc thông viết thạo vần it-iêt và các tiếng ứng dụng
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang 148, 149 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện viết vào vở: it iêt, trái mít, chữ viết.
 - GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ3: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần it iêt (Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần it iêt trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò - Về nhà : Luyện đọc , viết vần tiếng có it , iêt . 
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2009
Tiếng Việt:
vần uôt - ươt
I- Mục tiêu
 -HS nhận biết được vần uôt  ươt - Đọc, viết được vần, tiếng có uôt ươt.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần uôt ươt.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chơi cầu trượt. 
II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: chuột nhắt, lướt ván.
- HS : Bảng con , vở viết ,bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Kiểm tra bài cũ :
 Tiết I:
- Viết các từ: it iêt, sút bóng , con vịt, thời tiết. 
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài it iêt -Trang 150 (4em đọc ).
2/ Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần uôt ươt :
+ Vần uôt gồm mấy âm - Là những âm gì?( 3 âm :u-ô -t)
 - HS ghép vần uôt:- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng chuột ta thêm âm gì ? ( ch)
- HS ghép chuột :- Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
-HS quan sát tranh nêu từ chuột nhắt -đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- Dạy vần ươt - lướt - lướt ván ( thực hiện tương tự các bước trên )
- So sánh 2 vần uôt ươt - HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc tiếng từ , câu ứng dụng :
- 4em đọc 4 từ - Giảng từ: tuốt lúa, vượt lên.
- HS đọc nối tiếp các từ -Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần uôt ươt trong các từ .
- HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Tiết II:
HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang 150, 151 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói : Chơi cầu trượt
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 151 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con: uôt , ươt, chuột nhắt , lướt ván .
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: : uôt ,ư ơt, chuột nhắt , lướt ván .
 - GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần uôt ươt (Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần uôt ươt trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò:
- Về nhà : Luyện đọc , viết vần tiếng có uôt , ươt.
------------------------------------------------------------------
Toán
Độ dài đoạn thẳng .
I - Mục tiêu: 
-HS có biểu tượng dài hơn , ngắn hơn .Qua đó hình thành biểu tượng về độ dài đoạn thẳng.
-Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng tuỳ ý bằng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua độ dài trung gian .
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1,thước .
 HS : Bảng con , bộ cài toán lớp 1. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Vẽ 2 đoạn thẳng và đọc tên đoạn thẳng .
2 em lên bảng lớp viết bảng con.
 2/ Bài mới 
 HĐ1: Nhận biết dài hơn ngắn hơn .So sánh độ dài.
 -GV cầm 2 thước ( 2 tay) có độ dài khác nhau : Làm thế nào để biết cái nào dài hơn ngắn hơn ?
 + So sánh trực tiếp : Chập 2 chiếc thước sao cho có 1 đầu bằng nhau rôì nhìn vào đầu kia sẽ biết được cái nào dài hơn , ngắn hơn.
-HS thực hành so sánh 2 chiếc bút , 2 que tính.
-HS giở SGK quan sát các hình để so sánh .
+So sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài trung gian.
GV đưa 2 chiếc thước có độ dài khác nhau :Ta lấy gang tay làm vật đo trung gian
Gv thực hành đo HS kết luận: Thước dài hơn thước ngắn hơn.
-HS thực hành đo bàn học bằng gang tay.
-HS giở SGK- Nhận xét : Đoạn thẳng nào dài hơn ? Vì sao em biết ? ( Dựa vào các ô vuông làm vật đo trung gian HS đếm số ô vuông )
KL: Có thể so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó .
HĐ2: 	 	 
 Thực hành 
Bài 1 : So sánh độ dài 2 đoạn thẳng :HS dùng thớc để đo độ dài các đoạn thẳng 
 HS làm bài 1 em đọc bài làm của mình . Lớp nhận xét.
Bài 2: Ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng (  ... ----------------------------------------------
Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt 
ôn tập bài 75
I-Mục tiêu
-Tiếp tục giúp học sinh ôn lại bài 75
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1: Luyện đọc 
-Đọc SGK Trang 152, 153( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện viết vào vở: chót vót , bát ngát.
 - GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ3: Trò chơi : Thi tìm chữ có âm cuối t đã học( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
- Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có âm cuối t đã học trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết các tiếng có âm cuối t đã học.
-----------------------------------------------------------------
Toán
ôn tập độ dài đoạn thẳng 
I -Mục tiêu: 
-Ôn tập về biểu tượng dài hơn , ngắn hơn .Qua đó hình thành biểu tượng về độ dài đoạn thẳng.
-Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng tuỳ ý bằng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua độ dài trung gian .
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1 : Nhận biết dài hơn ngắn hơn . So sánh độ dài.
Bài 1 : So sánh độ dài 2 đoạn thẳng :
GV đưa ra một số đồ vật và yêu cầu học sinh so sánh
HS dùng thước để đo độ dài các đoạn thẳng 
 HS làm bài 1 em đọc bài làm của mình . Lớp nhận xét.
 Bài 2: Ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng ( theo mẫu):
 HS đếm số ô vuông và ghi số thích hợp : 3, 4, 5, 7.
 Bài 3: Tô màu vào băng giấy ngắn nhất:
 .Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
HĐ2:Trò chơi : Đo độ dài đoạn thẳng. 
HS 2 tổ đo - Lớp nhận xét .
III- Củng cố - Dặn dò: -Về nhà làm các bài tập SGK.
------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ năm ngày 17 tháng 12 năm 2009
Tiếng việt
vần oc - ac
I- Mục tiêu: 
 -HS nhận biết được vần oc ac - Đọc, viết được vần, tiếng có oc ac. 
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần oc ac 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vừa vui vừa học 
II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: con sóc , bác sĩ 
- HS : Bảng con , vở viết ,bút chì , SGK, bảng cài chữ.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết I:
 1/Kiểm tra bài cũ 
- Viết các trong bài ôn tập 
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
2/ Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần oc ac:
- Giới thiệu vần oc : + Vần oc gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm : o- c)
 - HS ghép vần oc:- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng sóc thêm âm gì ? s)
- HS ghép tiếng sóc:- Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
-HS quan sát tranh nêu từ con sóc -đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- Dạy ac-bác- bác sĩ ( thực hiện tương tự các bước trên )
- So sánh 2 vần oc ac- HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc từ , câu ứng dụng :
- 4em đọc 4 từ - Giảng từ: hạt thóc, con cóc, bản nhạc, con vạc
- HS đọc nối tiếp các từ -Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần oc ac trong các từ .
- HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Tiết II:
HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang 154, 155 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói : Vừa vui vừa học 
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 157 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con: - oc ac con sóc- bác sĩ 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: 
- HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần oc ac (Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần oc ac trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò:
- Về nhà : Luyện đọc , viết vần tiếng có oc ac
-----------------------------------------------------------------------
Toán
Một chục - Tia số 
I - Mục tiêu: 
HS nhận biết được 10 đơn vị hay còn gọi là một chục .
HS biết được tia số , đọc và ghi số trên tia số .
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1,thớc .
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/Kiểm tra bài cũ 
 - 2 em đo cạnh bàn bằng gang tay - 2 em đo độ dài lớp học bằng bước chân .
2/ Bài mới 
 HĐ1: Giới thiệu : Một chục- Tia số 
a) Một chục :
+ GV đưa nhóm vật có số lượng một chục :Cô có mấy con bướm? ( 1HS đếm - 10 con bướm)-10 con bướm còn gọi là một chục con bướm.Vậy cô có bao nhiêu con bướm?( một chục con bướm)
+ GV viết : Có 10 con bướm.Có 1 chục con bướm.
+ HS cầm 10 que tính và thực hiện tương tự các bước trên .
+ GV ghi: 10 đơn vị = 1 chục.Vậy 1 chục bằng mấy đơn vị ?(10 đơn vị )
Tia số :
GV vẽ tia số lên bảng giới thiệu : Đây là tia số , trên tia số có một điểm gốc là o, các điểm ( vạch ) cách đều nhau đều ghi 1 số theo thứ tự tăng dần, đầu tia số có đánh mũi tên.
Nhìn vào tia số em có so sánh gì giữa các số ?( Số bên trái bé hơn số bên phải, số bên phải lớn hơn số bên trái)
HĐ2:Thực hành :
Bài 1: Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn: 
- HS làm bài - 1 em lên bảng chữa bài 
Bài 2 : Vẽ bao quanh một chục con vật :
- HS đếm 10 con vật và vẽ . 
HS làm bài - 2 em lên bảng chữa bài 
Bài 3: Điền số vào mỗi vạch của tia số:
- HS viết các số từ 0 đến 10 mỗi số dưới mỗi vạch của tia số.
HS làm bài -1 em lên chữa bài - Lớp nhận xét. 
Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống( theo mẫu)
- .Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV- Củng cố - Dặn dò:
 -Về nhà: Làm các bài tập SGK.
------------------------------------------------------------------
Thể dục 
Sơ kết học kỳ 1
I- Mục tiêu 
- Yêu cầu HS hệ thống được những kiến thức , kỹ năng đã học , ưu, khuyết điểm và hướng khắc phục.
II- Chuẩn bị : 
GV: Nội dung sơ kết.
HS: Dọn sân bãi sạch, kẻ sân.
III-Nội dung và phương pháp lên lớp 
HĐ1: Phần mở đầu 
-GV tập hợp lớp thành 2 - 4 hàng dọc ( Mỗi hàng mỗi tổ ) sau đó chuyển thành hàng ngang .
-GV phổ biến nội dung yêu cầu bài học.1 phút giành cho HS chấn chỉnh trang phục.
-Đi thường theo hàng dọc thành vòng tròn và hít thở sâu.Sau đó quay mặt vào tâm , giãn cách 1 sải tay theo vòng tròn.
HĐ2: Phần cơ bản:
+ Sơ kết học kỳ : 10 - 15 phút
-HS nhắc lại những kiến thức , kỹ năng đã họcvề : Đội hình , đội ngũ, thể dục rèn luyện tư thế cơ bản và trò chơi vận động.
-1 số em lên làm mẫu các động tác.
-GVđánh giá kết quả học tập của HS, tuyên dương tổ và cá nhân có thành tích. Nhắc nhở 1 số tồn tại và hướng khắc phục trong học kỳ 2.
* Trò chơi: Chạy tiếp sức:
HĐ3: Phần kết thúc 
-Đi thường theo nhịp 2 - 4 hàng dọc trên địa hình tự nhiên và hát
-Hệ thống bài .Nhận xét giờ học
-Về nhà : Ôn luyện lại các động tác đã học.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009
Tiếng Việt
Kiểm tra định kì lần II 
HS làm bài theo đề của Sở GD-ĐT
----------------------------------------------------------------
Thủ công
Gấp cái ví 
I - Mục tiêu: 
 - HS biết cách gấp cái ví. Thực hành gấp được cái ví bằng giấy.
II- Chuẩn bị :
GV: giấy trắng, cái ví gấp mẫu, quy trình gấp cái ví.
HS: Giấy nháp, giấy màu,vở thủ công, hồ. 
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/Kiểm tra bài cũ 
-2 em lên gấp cái ví - Nhận xét - Đánh giá.
2/ Bài mới 
HĐ1: HS quan sát và nhận xét:
-GV nêu lại quy trình gấp ví - HS quan sát các bước gấp.Nhắc lại quy trình gấp cái ví. 
HĐ2: HS thực hành:
-2 em lên bảng gấp - Lớp thực hành gấp cái quạt theo các bước.
IV - Nhận xét- đánh giá :
 + Nhận xét tinh thần học tập ,ý thức tổ chức,kỷ luật của HS trong giờ học,tuyên dương 1 số em có bài làm đẹp.
+ Đánh giá sản phẩm:
Các nếp gấp phải thẳng,phẳng, giống bài mẫu.
V- Dặn dò: Chuẩn bị cho bài sau: Gấp mũ ca lô.
Tự nhiên- Xã hội :
Cuộc sống xung quanh 
I Mục tiêu: 
-Nói được một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phươngvà hiểu mọi người cần phải làm việc , góp phần phục vụ người khác.
-Biết được hoạt động chính của người nông thôn Việt Nam
-Có ý thức gắn bó yêu mến quê hương
II- Chuẩn bị :
Các hình trong bài 18 
Một số tranh ảnh về vùng nông thôn
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động1: Cho học sinh tham quan khu vực quanh trường
-GV cho học sinh đi theo hàng và quan sát cảnh vật hai bên đường
-Học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên
-GV kiểm tra sự quan sát của học sinh bằng cách cho một số học sinh kể lại
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-GV cho học sinh quan sát tranh và nêu câu hỏi
+Các em nhìn thấy gì trong những bức tranh ?
+Đây là bức tranh vẽ cuộc sống ở đâu? Vì sao em biết ?
-Theo em bức tranh đó có cảnh gì đẹp nhất? Vì sao em thích
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm
-GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: Hãy nói về cảnh vật nơi mà em sinh sống
IV - Nhận xét- đánh giá :
Nhận xét tiét học
Dặn học sinh học và chuẩn bài học sau
--------------------------------------------------------------
Buổi chiều Ôn Tiếng Việt
ôn tập từ bài 73 đến bài 76
I. Mục tiêu
-Giúp học sinh ôn luyện vần đã học trong tuần 18
-HS đọc thông viết thạo vần và các tiếng ứng dụng đã học trong tuần 18
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1: Luyện viết 
-GV cho học sinh đọc lại bài 73, 74, 75, 76 
Hoạt động 2: Thực hành luyện viết 
- GV cho học sinh viết vần it,iêt, uôt, ươt, oc, ac vào vở ôli và một số tiếng và từ ứng dụng
III. Củng cố dặn dò
-Nhận xét tiết học 
-Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
------------------------------------------------------------
Ôn Toán
ôn tập về Một chục - Tia số 
I - Mục tiêu: 
Tiếp tục giúp HS nhận biết được 10 đơn vị hay còn gọi là một chục .
HS biết được tia số , đọc và ghi số trên tia số .
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
HDHS làm các bài tập sau : 
Bài 1: Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn: 
- HS làm bài - 1 em lên bảng chữa bài 
Bài 2 : Vẽ bao quanh một chục con vật :
- HS đếm 10 con vật và vẽ . 
HS làm bài - 2 em lên bảng chữa bài 
Bài 3: Điền số vào mỗi vạch của tia số:
- HS viết các số từ 0 đến 10 mỗi số dưới mỗi vạch của tia số.
HS làm bài -1 em lên chữa bài - Lớp nhận xét. 
IV- Củng cố - Dặn dò:
 -Về nhà: Làm các bài tập SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1 - tuan 18.doc