Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Tuần 1 đến tuần 6

Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Tuần 1 đến tuần 6

I- Mục tiêu:

- GV phổ biến một số nội quy của trường và lớp cho học sinh nắm được để thực hiện trong cả năm học

 - Phổ biến một số quy định của lớp và yêu cầu cụ thể các loại đồ dùng học tập cho từng môn học.

II- Chuẩn bị:

 - Một số đồ dùng học tập cần thiết cho các môn học trong cả năm

III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 100 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1264Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Tuần 1 đến tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009
Tiếng Việt
ổn định tổ chức (2 tiết)
I- Mục tiêu: 
- GV phổ biến một số nội quy của trường và lớp cho học sinh nắm được để thực hiện trong cả năm học 
 - Phổ biến một số quy định của lớp và yêu cầu cụ thể các loại đồ dùng học tập cho từng môn học. 
II- Chuẩn bị: 
 - Một số đồ dùng học tập cần thiết cho các môn học trong cả năm 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1:
 HĐ1: GV kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của học sinh 
 HĐ2 : GV phổ biến một số nội quy của trường, nhiệm vụ của người học sinh, 3 nề nếp và 12 thói quen và một số quy định của lớp. 
 - GV phổ biến các loạị đồ dùng học tập của từng môn học.
-. Nhắc nhở học sinh chuẩn bị đầy đủ theo các môn học:
 + SGK, vở kẻ 5 dòng li, có bìa có nhẵn, bút, thước, bảng con, que tính, bút màu, kéo, giấy màu, bộ đồ dùng học toán và tiếng việt .
Tiết 2:
 HĐ3: GV hướng dẫn một số thao tác cần thiết: 
-Cách cầm bút , giơ bảng con , cách cầm sách đọc , cách đọc nối tiếp , xin phép ra ngoài khi cần thiết .
- Cử hàng ngũ cán bộ lớp , chia tổ .
-Sắp vị trí ngồi của từng học sinh cho phù hợp .
 --------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết học đầu tiên
I- Mục tiêu: -Tạo không khí vui vẻ trong lớp , HS tự giới thiệu về mình . Bước đầu làm quen với với SGK , đồ dùng học toán , các hoạt động học tập trong giờ học toán .
II- Chuẩn bị: 
GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1
HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. 
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS .
2/ Bài mới 
HĐ1 : Hướng dẫn HS sử dụng sách toán lớp 1:
HS mở sách toán 1. 
GV giới thiệu ngắn gọn về sách toán 1.
HS thực hành gấp sách, mở sách hướng dẫn HS giữ gìn sách
HĐ2: Hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập toán 1:
HS quan sát từng ảnh trong SGK, thảo luận xem HS lớp 1thường có những hoạt động nào,cần sử dụng những đồ dùng học tập nào. 
HĐ3:Giới thiệu với HS các yêu cầu cần đạt sau khi học toán:
HS biết đếm , đọc , viết số , so sánh 2 số.
Biết làm tính cộng , trừ, biết giải các bài toán .
Biết đo độ dài, biết xem lịch ngày , giờ .
Biết nhìn hình vẽ nêu lại được bài toán , nêu phép tính giải bài toán.
HĐ4:GV giới thiệu bộ đồ dùng học toán của HS.
HS mở hộp đồ dùng học toán: GV gọi tên, cách sử dụng từng đồ dùng.
IV- Củng cố:
Nhận xét giờ học . Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
 --------------------------------------------------------------------
Đạo đức 
Em là học sinh lớp 1
 ( Tiết1)
I - Mục tiêu: 
-Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học .
-Biết tên trường , tên lớp , tên thầy , cô giáo ,một số bạn bè trong lớp.
-Bước đầu biết giới thiệu về tên mình , những điều mình thích trước lớp .
II- Chuẩn bị :
GV: SGV, vở bài tập đạo đức.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1/ Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
2/ bài mới 
HĐ1 : Thực hiện trò chơi “ Tên bạn , tên tôi” 
Bài tập 1: Hãy giới thiệu tên của mình cho các bạn trong nhóm biết :
 + HS làm việc theo nhóm :
-Tổ trưởng cho các tổ viên đứng thành vòng tròn: Từng em giới thiệu tên của mình ( 1em hỏi và 1 em trả lời )
-Có bạn nào cùng tên với em không ?( HS tự nêu )
*Kết luận : Khi gọi bạn , nói chuyện với bạn , các em hãy nói tên của bạn . Cô cũng sẽ gọi tên các em khi chúng ta học tập vui chơi.
-GV giới thiệu tên của mình.
HĐ2 : HS kể về sự chuẩn bị vào lớp 1 của mình- ý thích của mình ( Bài tập 2)
-1 số em kể cho cả lớp nghe: Bố mẹ mua sắm quần áo mới , giày dép , cặp sách , vở , bút và dặn dò trước khi đi học.
-1 số em nêu ý thích của mình cho lớp nghe.
*Kết kuận : Được đi học là vinh dự , là nhiệm vụ của trẻ em .Để chuẩn bị cho việc đi học nhiều em đã đợc bố mẹ ,mua sắm rất đầy đủ đồ dùng , quần áo , sách vở..
HĐ3 : Kể về những ngày đầu đi học ( Bài tập 3)
+ HS hoạt động theo cặp: 2 em ngồi gần nhau kể cho nhau nghe về những ngày đầu đi học: 
- Ai đưa bạn đi học? Đến lớp học có gì khác so với ở nhà?
-Cô giáo nêu những quy định gì cho HS ?
+ HĐ cả lớp : Đại diện 1 số cặp trình bày trước lớp - Lớp bổ sung - Nhận xét.
IV - Củng cố: 
- GV chốt lại nội dung bài
-Vào lớp 1 các em có thầy cô giáo mới , bạn bè mới . Nhiệm vụ của em là học giữ trật tự , yêu quý thầy cô giáo và bạn bè, giữ vệ sinh lớp học và cá nhân ..Có như vậy các em mới chóng tiến bộ và được mọi người quý mến.
Buổi chiều 
 Ôn Tiếng Việt
ổn định tổ chức ( Tiếp )
I- Mục tiêu: 
- GV nhắc lại một số nội quy của trường và lớp cho học sinh nắm được để thực hiện trong cả năm học 
 - Phổ biến một số quy định của lớp và yêu cầu cụ thể các loại đồ dùng học tập cho từng môn học. 
II- Chuẩn bị: 
 - Một số đồ dùng học tập cần thiết cho các môn học trong cả năm 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1:
 HĐ1: GV tiếp tục kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của học sinh 
 HĐ2 : GV nhắc lại một số nội quy của trường, nhiệm vụ của người học sinh, 3 nề nếp và 12 thói quen và một số quy định của lớp. 
 - GV phổ biến các loạị đồ dùng học tập của từng môn học.
HĐ3: GV hướng dẫn lại một số thao tác cần thiết: 
-Cách cầm bút , giơ bảng con , cách cầm sách đọc , cách đọc nối tiếp , xin phép ra ngoài khi cần thiết .
-Sắp vị trí ngồi của từng học sinh cho phù hợp .
 --------------------------------------------------------------------
Ôn Toán
Tiết học đầu tiên
I- Mục tiêu: -Tạo không khí vui vẻ trong lớp , HS tự giới thiệu về mình . Bước đầu làm quen với với SGK , đồ dùng học toán , các hoạt động học tập trong giờ học toán .
II-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS .
2/ Bài mới 
HĐ1: Hướng dẫn HS tiếp tục làm quen với một số hoạt động học tập toán 1:
HS quan sát từng ảnh trong SGK, thảo luận xem HS lớp 1thường có những hoạt động nào,cần sử dụng những đồ dùng học tập nào. 
HĐ2:Giới thiệu với HS các yêu cầu cần đạt sau khi học toán:
HS biết đếm , đọc , viết số , so sánh 2 số.
Biết làm tính cộng , trừ, biết giải các bài toán .
Biết đo độ dài, biết xem lịch ngày , giờ .
Biết nhìn hình vẽ nêu lại được bài toán , nêu phép tính giải bài toán.
HĐ3:GV giới thiệu bộ đồ dùng học toán của HS.
HS mở hộp đồ dùng học toán: GV gọi tên, cách sử dụng từng đồ dùng.
III- Củng cố:
Nhận xét giờ học . Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 18 tháng 8 năm 2009
Âm nhạc
 Ôn bài quê hương tươi đẹp
I/ Mục tiêu 
-Biết hát theo giai điệu và lời ca .
-Biết vỗ tay theo bài hát . 
II/ Chuẩn bị 
- Nhạc cụ 
- Tranh ảnh phong cảnh quê hơng 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Phần mở đầu 
 GV giới thiệu nội dung tiết học 
2. Phần hoạt động 
- Học sinh ôn lại bài hát theo nhóm, cá nhân, lớp
- GV theo dõi sửa sai
3. Phần kết thúc 
- Cả lớp hát lại bài hát đã ôn tập 
- Về nhà học ôn cho thuộc bài hát
----------------------------------------------------------------
Tiếng Việt
các nét cơ bản
1. Mục tiêu: - HS nắm được cách viết các nét cơ bản , để ghép thành được các con chữ . 
II- Chuẩn bị: 
- GV: bài viết mẫu các nét cơ bản .
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì SGK, bảng cài các nét cơ bản. 
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
 HĐ1: GV kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của học sinh 
 HĐ2 : HD viết các nét cơ bản:
- GV đưa bảng viết mẫu các nét cơ bản - HS nhận xét các nét .
- GV viết mẫu các nét cơ bản .
- HS viết trên không - Viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
Tiết 2
 -HD viết vào vở :
- GV viết mẫu - nêu cách viết .
- HS viết từng dòng vào vở .
IV- Củng cố- Dặn dò:
 - Chấm bài - chữa lỗi . Nhận xét bài viết .
-Về nhà luyện viết các nét cơ bản vào vở
-----------------------------------------------------------------
Toán
Nhiều hơn - ít hơn.
I- Mục tiêu: 
-HS biết so sánh số lượng của 2 nhóm vật.
-Biết sử dụng các từ nhiều hơn , ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật .
 II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. 
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS .
2/ Bài mới 
HĐ1 : Hướng dẫn HS so sánh 2 nhóm vật
-So sánh số lượng cốc và thìa:
-GV đặt 5 cốc và 4 thìa – HS lên bỏ cốc vào thìa – Nhận xét.
-Số cốc nhiều hơn số thìa. Số thìa ít hơn số cốc.
-So sánh số lọ hoa và số bông hoa( Thực hiện tương tự các bước trên)
- So sánh số chai và số nút chai( Thực hiện tương tự các bước trên)
-So sánh số thỏ và số cà rốt( Thực hiện tương tự các bước trên)
-So sánh số nồi và số vung( Thực hiện tương tự các bước trên)
-So sánh số phích cắm và số ổ cắm điện( Thực hiện tương tự các bước trên)
IV- Củng cố:- Cho HS tự tìm các đồ vật để so sánh .
 -Nhận xét giờ học. 
V- Dặn dò: Về nhà làm các bài tập SGK.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ tư ngày 19 tháng 8 năm 2009 
Tiếng việt
e
I- Mục tiêu 
-HS nhận biết được chữ e, âm e 
-Trả lời một số câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh : Bé , me, xe, ve. 
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì SGK, bảng cài chữ.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Kiểm tra bài cũ : 
- Viết các nét cơ bản vào bảng con - 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Nhận xét - cho điểm . 
Tiết 1
2/ Bài mới 
HĐ1: Nhận diện âm e:
-GV viết bảng : e 
- GV phát âm mẫu : e ( Khi phát âm miệng hơi mở lưỡi đè phía dưới )
- HS phát âm ( Cá nhân - nhóm - lớp đồng thanh )
HĐ2: Luyện đọc 
- Phát âm lại âm e- Cá nhân - đồng thanh 
- Đọc SGK : cá nhân - đồng thanh. 
 Tiết 2
HĐ1: Luyện nói : Học tập 
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 5( SGK)
HĐ2: HD viết bảng con :
- GV đưa bảng viết mẫu chữ e: HS nhận xét : Chữ cao 2 ô rộng 2/3 ô
- GV viết mẫu chữ e: Chữ e cao 2 ly.
- Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc chữ e. 
- HS viết trên không - Viết vào bảng con chữ e - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ3: Luyện viết  ... ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con : k, kh, kẻ, khế .
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết trên không - Viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: k, kh, kẻ, khế
- HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm chữ k, kh ( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có âm k, kh trong sách báo , văn bản .
------------------------------------------------------
Toán
số 0
I- Mục tiêu: 
-HS có khái niệm ban đầu về số 0.
-HS biết đọc , viết số 0, đếm và so sánh các số trong phạm vi từ 0-9.
-Nhận biết số lượng trong phạm vi 0-9, vị trí của số 0 trong dãy số từ 0- 9.
II- Chuẩn bị: 
-GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
- HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. 
III - Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/K iểm tra bài cũ :
-1 em đếm - đọc số từ 1- 9, 9-1.
- Điền dấu , = : 9..7 8..9 3..9 9..6
-2 em lên bảng – Lớp làm bảng con.
2/ Bài mới 
HĐ1 : Giới thiệu số 0:
a. Lập số :
-GVđưa tranh vẽ 3 con cá : 3 con cá lấy đi 1 con cá thì còn lại mấy con cá?(2 con cá)
2 con cá lấy đi 1 con cá thì còn lại mấy con cá?(1 con cá)
1 con cá lấy đi 1 con cá thì còn lại mấy con cá?( không còn con cá nào)
-GV thực hiện tương tự với 1 số nhóm vật khác HS nhận xét :
-Các nhóm vật này đều không có số lượng con vật. Ta dùng chữ số 0 để biểu thị - HS gài số 0 : đọc cá nhân - đồng thanh: số 0
 -GV Giới thiệu số 0 in.
-GV viết số 0- Nêu cách viết chữ số 0.
-So sánh số 0 in và viết –HS đọc cá nhân - đồng thanh.
b. Nhận biết thứ tự của số 0 trong dãy số từ 0- 9
HS cầm que tính và đếm , đọc các số từ 0- 9 và từ 9- 0
Các số từ 0-9 số nào bé nhất?(số 0 )Số nào lớn nhất? (số 9)
Số 0 bé hơn những số nào?( 2,3,4,5,6,7,8,9)
Số 9 lớn hơn những số nào? (0,1,2,3,4,5,6,7,8)
HĐ2: Thực hành – Luyện tập:
Bài 1: Viết số 0:- GV lu ý cách trình bày vào vở.
 HS làm bài vào vở- 1 em lên bảng viết các số – Nhận xét.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống :
 HS viết số theo thứ tự đếm - đọc: 0,1,2,3,4,5
HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài- Nhận xét .
Bài 3 : Viết số thích hợp vào ô trống:
 HS viết số theo thứ tự đếm : 1-2 2-3 3-4 6-7 8-9 0-1
HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
IV- Củng cố- Dặn dò:
 -Về nhà làm các bài tập SGK.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009
Tiếng Việt
Ôn tập
I- Mục tiêu: HS nhận biết được các âm đã học trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc , viết được âm và chữ đã học u,, x, k, r, s, ch, kh. 
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng: Xe ô tô chở khỉ .
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: thỏ và s tử 
 II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: con khỉ - khỉ - kh ,bảng ôn
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III - Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết I:
1/K iểm tra bài cũ :
- Viết các chữ k, kh, kẽ hở , khe đá. vào bảng con :
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài k, kh trang 34 ( 4em đọc )
2/ Bài mới 
HĐ1 : Ôn tập
- GV đưa tranh : con khỉ - HS nêu tiếng dưới tranh: khỉ - GV ghi bảng .
- Đánh vần - đọc trơn : kh - i- khỉ.
-Đọc cá nhân - đồng thanh.
- HS nêu các âm đã học : u,, x, k, r, s, ch, kh - GV ghi lên bảng :
- Đọc cá nhân - đồng thanh. 
- GV gài bảng ôn : - HS đọc các âm trong bảng ôn .
-GV đọc âm - HS lên chỉ các âm.
-HS chỉ và đọc ẩm trong bảng ôn .
HĐ2: Ghép chữ thành tiếng :
- Ghép âm cột dọc với âm cột ngang e, i, a, ơ, u, .
- Đọc cá nhân - đồng thanh ( bảng 1) .Ghép tiếng với các thanh .
- Đọc cá nhân - đồng thanh ( bảng 2 )
- Đồng thanh cả bài.
HĐ3: Đọc từ , câu ứng dụng :
- HS nêu từ - Giảng từ : xe chỉ, kẻ ô . 
- Đọc nối tiếp - nhóm - đồng thanh các từ. 
- HS quan sát tranh nêu câu ứng dụng – cho HS đọc .
Tiết II:
HĐ1: Luyện đọc 
-Đọc SGK Trang 44, 45 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Kể chuyện : Thỏ và sư tử. 
- GVkể toàn bộ câu chuyện - lần 2 kể theo tranh minh hoạ..
- HS tập kể từng đoạn theo tranh. 
-Cấ nhân tập kể toàn bộ câu chuyện .
*ý nghĩa câu chuyện : Những kẻ gian ác và kiêu căng bao giờ cũng bị trừng phạt. .
HĐ3: Viết bảng con : xe chỉ, kẻ ô , củ sả. 
-HS nhận xét cỡ chữ - khoảng cách các con chữ x- e , ch-i, c-u, s-a.
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết trên không - Viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: xe chỉ, củ sả. 
- HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm chữ có âm đã học( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có âm đã học trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết các chữ đã học. 
---------------------------------------------------
Tự nhiên - xã hội :
Vệ sinh thân thể.
 I – Mục tiêu :
-HS biết đựoc thân thể sạch sẽ giúp cho chúng ta khoẻ mạnh , tự tin . 
-Hiểu được tác hại của việc giữ thân thể bẩn , biết việc nên làm và không nên làm để da luôn sạch sẽ 
-HS có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hàng ngày cho cơ thể sạch sẽ.
II- Chuẩn bị : 
 GV : Tranh SGK phóng to, khăn , nớc , chậu , xà phòng , gáo , bấm móng tay.
 HS : SGK, vở bài tập TNXH.
III - Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Kiểm tra bài cũ :2 em trả lời câu hỏi:
Nêu những việc không nên làm để bảo vệ mắt ?
Nêu những việc không nên làm để bảo vệ tai ?
2/ Bài mới 
HĐ1: Quan sát tranhSGK trang 12:
Bước 1: Hoạt động theo cặp :
-Hai em ngồi cạnh nhau 1 em nêu câu hỏi 1 em trả lời :
-Hằng ngày em đã làm gì để giữ gìn thân thể , quần áo sạch sẽ ?
Bước 2:Hoạt động cả lớp :
Đại diện nhóm hỏi đáp cho cả lớp nghe 
Lớp nhận xét – Bổ sung.
2 em nhắc lại những việc đã làm hàng ngày để giữ vệ sinh thân thể .
HĐ2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi :
Bước 1:Hoạt động theo cặp :
GV giao nhiệm vụ : Quan sát tranh SGK trang 12: Nêu những việc nên làm và không nên làm để giữ da sạch sẽ :
Hai em ngồi cạnh nhau 1 em nêu câu hỏi 1 em trả lời :
+ Bạn nhỏ đang làm gì ?
+Việc làm của bạn đó đúng hay sai ?
Chúng ta có nên học tập bạn không ?
Bước 2:Hoạt động cả lớp :
-Đại diện nhóm hỏi đáp cho cả lớp nghe – 2 em lên bảng gài tranh thành 2 nhóm( nên và không nên )- Lớp nhận xét – Bổ sung.
HĐ3: Quan sát tranh và tập đặt câu hỏi 
Bước 1: Hoạt động theo cặp :
GV giao nhiệm vụ : Quan sát tranh SGK trang 13: Hàng ngày em cần làm gì để giữ chân, tay sạch sẽ :
Hai em ngồi cạnh nhau 1 em nêu câu hỏi 1 em trả lời :
+ Khi đi tắm cần làm gì ?( Lấy nước sạch , khăn sạch , xà phòng . Khi tắm : Dội nước , xát xà phòng , kì cọ , dội nước .Tắm xong, lau khô người, mặc quần áo ) 
Chúng ta rửa chân, tay khi nào ?
Bước 2 : Hoạt động cả lớp :
 - Để bảo vệ thân thể chúng ta nên làm gì ?( Không đi chân đất , thờng xuyên tắm rửa .Đại diện nhóm hỏi đáp cho cả lớp nghe- Lớp nhận xét – Bổ sung.
HĐ4: Thực hành : 
- GV hướng dẫn HS thực hành.
-Các nhóm thực hành cắt móng tay , rửa chân tay :
-2 em lên thực hành mẫu.
IV- Củng cố : - Vì sao chúng ta cần giữ vệ sinh thân thể ?
V – Dặn dò :Thực hiện giữ gìn cơ thể sạch sẽ hàng ngày .
Thủ công
Xé, dán hình tròn 
I - Mục tiêu: 
-HS biết cách xé , dán hình tròn.
-HS xé .dán được hình tròn theo hướng dẫn.
II- Chuẩn bị :
GV: giấy màu, hồ dán, giấy trắng, bài mẫu .
HS: Giấy nháp, giấy màu, hồ dán, bút chì , vở thủ công . 
III - Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Kiểm tra bài cũ :
3 em lên xé , dán hình vuông - Nhận xét - Đánh giá.
2/ Bài mới 
HĐ1: GV nêu các bước vẽ hình và xé, dán hình.
+ Treo sơ đồ các bước vẽ và xé hình tròn- GV nêu các bước - 2 HS nhắc lại:
Lật mặt sau tờ giấy thủ công , đánh dấu và vẽ một hình vuông có cạnh 8 ô (Hình 1)
Xé vát 4 góc của hình vuông theo đờng vẽ, xé dần dần , chỉnh sửa thành hình tròn. ( Hình 2)
Lật mặt có màu cho HS quan sát ( hình 3)
HS lấy giấy nháp kẻ ô tập đếm ô , vẽ và xé hình tròn.
+ Dán hình: GV lưu ý: ớm và đặt hình vào vị trí cho cân đối trước khi dán.
HĐ2: HS thực hành:
HS lấy giấy màu sẫm , lật mặt sau đếm ô , vẽ và xé , dán vào vở thủ công, hình tròn.
HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV - Nhận xét- đánh giá :
 + Nhận xét tinh thần học tập , ý thức tổ chức , kỷ luật của HS trong giờ học.
 + Tuyên dương 1 số bài làm đẹp.
+ Đánh giá sản phẩm:
V - Dặn dò: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy , bút chì , hồ dán để tuần sau xé dán hình quả cam. 
-------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Ôn Toán
ôn tập về số 0
I - Mục tiêu: 
-Tiếp tục giúp học sinh có khái niệm về số 0.
-HS biết đọc , viết số 0, đếm và so sánh các số trong phạm vi từ 0-9.
-Nhận biết số lượng trong phạm vi 0-9, vị trí của số 0 trong dãy số từ 0-
II - Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1:1 em đếm - đọc số từ 1- 9, 9-1.
- Điền dấu , = : 9..5 7..9 3..9 9..6
-2 em lên bảng - Lớp làm bảng con.
HĐ2: Thực hành – Luyện tập:
Bài 1: Viết số 0:- GV lưu ý cách trình bày vào vở.
 HS làm bài vào vở- 1 em lên bảng viết các số – Nhận xét.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống :
 HS viết số theo thứ tự đếm - đọc: 0,1,2,3,4,5
HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài- Nhận xét .
Bài 3 : Viết số thích hợp vào ô trống:
 HS viết số theo thứ tự đếm : 1-2 2-3 3-4 6-7 8-9 0-1
HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
Bài 4: Điền dấu >, < =: 01 20 04
HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
IV- Củng cố-dặn dò .
------------------------------------------------------------ 
Ôn Tiếng Việt
1. Mục tiêu: Tiếp tục giúp học sinh
-Đọc , viết được âm và chữ đã học u,, x, k, r, s, ch, kh. 
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng: Xe ô tô chở khỉ .
II - Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Luyện đọc 
-Đọc SGK Trang44, 45 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện viết vào vở: xe chỉ, củ sả. 
GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết
GV chấm 1 số bài và nx .
HĐ3: Trò chơi : Thi tìm chữ có âm đã học( Hình thức thi đua)
III / Củng cố : 
- Tìm tiếng có âm đã học trong sách báo , văn bản .
IV/ Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết các chữ đã học.
********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1 - tuan 1 den tuan 6.doc