I.Mục tiêu :
- Biết cấu taọ các số trong phạm vị 10; cộng trừ trong phạm vi 10; biết vẽ đoạn thẳng, giải bài toán có lời văn.
- Bài tập 1, 2, 3, 4
-Giáo dục các em tính tích cực, tự giác trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bộ đồ dùng học toán.
III.Các hoạt động dạy học :
Tuần 33 & (từ 5/4 đến 9/4 2010) Thứ 2/4 Nghỉ lễ Nghỉ bù Ngày Lễ 1/5 Thứ 3/5 Buổi sáng Toán Chính tả Tập viết Tự nhiên XH Buổi chiều Luyện TNXH Luyện Toán Luyện Viết Ôn tâp các số đến 10 Cây bàng Tô chữ hoa U, Ư, V Trời nóng trời rét Luyện Trời nóng trời rét Luyện Ôn tâp các số đến 10 Luyện Viết chính tả Cây bàng Thứ 4/6 Buổỉ chiều SHCM Thứ 5/7 Buổỉ chiều Luyện Âm nhạc Luyện Tiếng Việt Hoạt động NGLL GVBM dạy Luyện Tập viết U, Ư, V Ôn tập an toàn giao thông Thứ 6/8 Buổỉ chiều Luyện Toán Luyện Viết chính tả Sinh hoạt Luyện Ôn tâp các số đến 10 Luyện viết bài Đi học Lớp Ngày soạn: 3/ / 5 / 2010 Ngày giảng: Thứ hai,4 /5/2010 Nghỉ bù lễ 1/5 Ngày soạn: 3/ / 5 / 2010 Ngày giảng: Thứ ba,5 /5/2010 BUỔI SÁNG Tiết 1: Toán : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10 I.Mục tiêu : - Biết cấu taọ các số trong phạm vị 10; cộng trừ trong phạm vi 10; biết vẽ đoạn thẳng, giải bài toán có lời văn. - Bài tập 1, 2, 3, 4 -Giáo dục các em tính tích cực, tự giác trong học tập. II.Đồ dùng dạy học: -Bộ đồ dùng học toán. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Gọi học sinh làm bài 3 trên bảng lớp Nhận xét KTBC của học sinh. 2.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp, ghi đề bài Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Giáo viên tổ chức cho các em thi đua nêu cấu tạo các số trong phạm vi 10 bằng cách: Học sinh này nêu : 2 = 1 + mấy ? Học sinh khác trả lời : 2 = 1 + 1 Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh thực hành ở bảng con và chữa bài trên bảng lớp. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh đọc đề toán, tự nêu tóm tắt và giải. Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh vẽ vào bảng con đoạn thẳng dài 10 cm và nêu các bước của quá trình vẽ đoạn thẳng. 4.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau: Ôn Tập các Hai em lên bảng làm 3 + 4 = 7 , 6 – 5 = 1 , 0 + 8 = 8 5 + 5 = 10, 9 – 6 = 3 , 9 – 7 = 2 8 + 1 = 9 , 5 + 4 = 9 , 5 – 0 = 5 Nhắc lại 3 = 2 + mấy ?, 3 = 2 + 1 5 = 5 + mấy ?, 5 = 4 + 1 7 = mấy + 2 ?, 7 = 5 + 2 Tương tự với các phép tính khác. Điền số thích hợp vào chỗ trống: Học sinh tự giải và chữa bài trên bảng lớp. Tóm tắt: Có : 10 cái thuyền Cho em : 4 cái thuyền Còn lại : ? cái thuyền Giải: Số thuyền của Lan còn lại là: 10 – 4 = 6 (cái thuyền) Đáp số: 6 cái thuyền - Học sinh vẽ đoạn thẳng MN dài 10 cm vào bảng con và nêu cách vẽ. M N Nhắc tên bài. Thực hành ở nhà. Tiết 2: Chính tả (tập chép): CÂY BÀNG I.Mục tiêu: - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn “ Xuân sang hết “ 36 chữ trong khoảng 15 – 17 pháut. - Điền đúng vần oang, oac ; chữ g, gh vào chỗ trống. - Bài tập 2, 3 ( SGK ) - Rèn luyện ý thức giữ vở sạch , viết chữ đẹp. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung đoạn văn cần chép và các bài tập 2, 3. -Học sinh cần có VBT. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC : Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước. GV đọc cho Hs viết vào bảng con các từ ngữ sau: trưa, tiếng chim, bóng râm. Nhận xét chung về bài cũ của học sinh. 2.Bài mới: GV giới thiệu bài ghi đề bài. 3.Hướng dẫn học sinh tập chép: Gọi học sinh nhìn bảng đọc đoạn văn cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ). Cả lớp đọc thầm đoạn văn cần chép và tìm những tiếng thường hay viết sai viết vào bảng con. Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh. Thực hành bài viết (tập chép). Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi câu. Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết. Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả: Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở. Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết. Thu bài chấm 1 số em. 4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt. Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập. Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm. Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 5.Nhận xét, dặn dò: Yêu cầu HS về nhà chép lại đoạn văn cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập. Chấm vở những học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài. Học sinh viết bảng con: trưa, tiếng chim, bóng râm. Học sinh nhắc lại. 2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ. Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp. Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai: chi chít, tán lá, khoảng sân, kẽ lá. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên để chép bài chính tả vào vở chính tả. Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở. Học sinh soát lỗi tại vở của mình và đổi vở sữa lỗi cho nhau. Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên. Điền vần oang hoặc oac. Điền chữ g hoặc gh. Học sinh làm VBT. Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 4 học sinh. Giải Mở toang, áo khoác, gõ trống, đàn ghi ta. Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau. Tiết 3: Tập viết: TÔ CHỮ HOA U, Ư, V I.Mục tiêu: - Tô được các chữ hoa: U, Ư, V - Viết đúng các vần: oang, oac, ăn, ăng ; các từ ngữ: khoảng trời, áo khoác, khăn đỏ, măng non . Kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập 2. ( Mỗi từ ngữ được viết ít nhất 1 lần ) - Rèn luyện ý thức giữ vở sạch , viết chữ đẹp. II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học. -Chữ hoa U,Ư, V đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết) -Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ). III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh, chấm điểm 2 bàn học sinh. Gọi 2 em lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ: Hồ Gươm ,tiếng chim Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi đề bài. GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết. Nêu nhiệm vụ của giờ học: Tập tô chữ, tập viết các vần và từ ngữ ứng dụng đã học trong các bài tập đọc. Hướng dẫn tô chữ hoa: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét: Nhận xét về số lượng và kiểu nét.Chữ U có mấy nét ? độ cao của chữ bao nhiêu ? Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ. Tương tự với chữ Ư,V Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng: Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện (đọc, quan sát, viết bảng con). Giáo viên viết mẫu : oang, oac, ăn, ăng , khoảng trời, áo khoác, khăn đỏ, măng non 3.Thực hành : Cho HS viết bài vàovở. GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp. 4.Củng cố : Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ U,Ư ,V Thu vở chấm một số em. Nhận xét tuyên dương. 5.Dặn dò: Viết bài ở nhà phần B Học sinh mang vở tập viết để trên bàn cho giáo viên kiểm tra. 2 học sinh viết trên bảng, lớp viết bảng con các từ: Hồ Gươm ,tiếng chim Học sinh nhắc lại bài. Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học. Học sinh quan sát chữ hoa U trên bảng phụ và trong vở tập viết. Chữ U gồm hai nét: nét móc hai đầu ,nét móc ngược , chữ U cao năm li . Quan sát Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng Viết bảng con. - Viết vào vở Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên vào vở tập viết. Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ. Thực hành ở nhà Tiết 4: Tự nhiên xã hội TRỜI NÓNG – TRỜI RÉT I.Mục tiêu : - Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết : nóng, rét. - Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ trong những ngày nóng rét. II.Đồ dùng dạy học: -Các hình trong SGK, hình vẽ cảnh gió to. -Trang phục mặc phù hợp thời tiết nóng, lạnh. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định : 2.KTBC: Hỏi tên bài. Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết trời lăïng gió hay có gió ? Nhận xét bài cũ. 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu và ghi bảng tựa bài. Hoạt động 1 : Làm việc với SGK. Mục đích: Học sinh nhận biết các dấu hiệu khi trời nóng, trời rét. Các bước tiến hành: Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: Tranh nào vẽ cảnh trời nóng, tranh nào vẽ cảnh trời rét ? Vì sao bạn biết ? Nêu những gì bạn cảm thấy khi trời nóng, trời rét ? Tổ chức cho các em làm việc theo cặp quan sát và thảo luận nói cho nhau nghe các ý kiến của mình nội dung các câu hỏi trên. Bước 2: Gọi đại diện nhóm mang SGK lên chỉ vào từng tranh và trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung. Giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ và trả lời: Kể tên những đồ dùng cần thiết giúp chúng ta bớt nóng hay bớt rét. Giáo viên kết luận: Trời nóng thường thấy người bức bối khó chịu, toát mồ hôi, người ta thường mặc áo tay ngắn màu sáng. Để làm cho bớt nóng người ta dùng quạt hay điều hoà nhiệt độ, thường ăn những thứ mát như nước đá, kem Trời rét quá làm cho cơ thể run lên, da sởn gai ốc, tay chân cóng (rất khó viết). Những ta mặc quần áo được may bằng vải dày như len ,dạ. Rét quá cần dùng lò sưởi và dùng máy điều hoà nhiệt độ làm tăng nhiệt độ trong phòng, thường ăn thức ăn nóng Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm. MĐ: Học sinh biết ăn mặc đúng thời tiết Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Các em hãy cùng nhau thảo luận và phân công các bạn đóng vai theo tình huống sau : “Một hôm trời rét, mẹ đi làm rất sớm và dặn Lan khi đi học phải mang áo ấm. Do chủ quan nên Lan không mặc áo ấm. Các em đoán xem chuyện gì xãy ra với Lan? ” Bước 2: Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi và sắm vai tình huống trên. Tuyên dương nhóm sắm vai tốt. 4.Củng cố dăn dò: Khắc sâu kiến thức bằng cách tổ chứ ... ng hay chữ ngh vào chổ trống. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung đoạn văn cần chép và các bài tập 2, 3. - Học sinh cần có VBT. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1. KTBC : - 2 học sinh lên bảng làm lại bài tập 2 tuần trước đã làm. - Nhận xét chung về bài cũ của học sinh. 2. Bài mới: a. giới thiệu bài ghi tựa bài. b. Hướng dẫn học sinh tập chép: * Đọc và tìm hiểu lại nội dung bài. - Luyện viết TN khó: gió, thật, xin mời, gạc - Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh. * Thực hành bài viết (chép chính tả). - Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của dòng thơ thụt vào 3 ô, đầu dòng phải viết hoa. - Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng để viết. * Dò bài: - Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả: Đọc dò. Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết. - Thu bài chấm 1 số em. c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: - Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt. - Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập. - Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm. - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. * Ghi nhớ quy tắc chính tả: gh + i, e, ê 3. Nhận xét, dặn dò: - Yêu cầu học sinh về nhà chép lại đọan văn cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập. - 2 học sinh làm bảng. - Học sinh khác nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Học sinh nhắc lại. - Học sinh nhìn bảng đọc đoạn văn cần chép - Học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ. - Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai - Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai. - Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. - Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở. - Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau. - Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên. - Điền vần ong hoặc o o - Điền chữ g hoặc gh - Học sinh làm VBT. - Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 5 học sinh. - Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau. Tiết 4: Kể chuyện NIỀM VUI BẤT NGỜ I. Mục tiêu : - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, hs kể lại được một đoạn của câu chuyện. -Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi củng rất yêu Bác Hồ. - HS giỏi kể được toàn bộ câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. - Đồ dùng sắm vai. - Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1. KTBC : - Giáo viên yêu cầu học sinh học mở SGK trang 63 bài kể chuyện “Bông hoa cúc trắng”, xem lại tranh. Sau đó mời 4 học sinh nối nhau để kể lại 4 đoạn câu chuyện. - Nhận xét bài cũ. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: ghi tựa. b. Hướng dẫn bài: * Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm: - Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. - Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện. * Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh. + Tranh 1 vẽ cảnh gì ? + Câu hỏi dưới tranh là gì ? - Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1. * Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện: - Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai: Lời người dẫn chuyện, Lời Bác, Lời các cháu Mẫu giáo). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn. - Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau. * Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: + Câu chuyện này cho em biết điều gì? 3. Củng cố dặn dò: + Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao? - Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện. - 4 học sinh xung phong đóng vai kể lại câu chuyện “Bông hoa cúc trắng” - Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn đóng vai và kể. - Học sinh nhắc tựa. - Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung câu truyện. + Các bạn nhỏ đi qua cổng Phủ Chủ tịch, xin cô giáo cho vào thăm nhà Bác. + Các bạn nhỏ xin cô giáo điều gì khi đi qua cổng Phủ Chủ tịch? - 4 học sinh hoá trang theo vai và thi kể đoạn 1. - Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể. Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và các học sinh để kể lại câu chuyện. - Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể). - Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung. Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, thiếu nhi rất yêu Bác Hồ. Bác Hồ và thiếu nhi rất yêu quý nhau. Bác Hồ rất gần gũi, thân ái với thiếu nhi. - Học sinh nói theo suy nghĩ của các em. - 1 đến 2 học sinh xung phong đóng vai (4 vai) để kể lại toàn bộ câu chuyện. Tuyên dương các bạn kể tốt. BUỔI CHIỀU Tiết 2: Luyện toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : Giúp học sinh: - Nắm chắc cách giải toán có lời văn, Biết làm tính có đơn vị đo độ dài kèm theo - Phụ đạo hs yếu. II. Đồ dùng dạy học: - Vở BT Toán 1 III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn bài: a. Ôn các kiến thức đã học ở buổi sáng: - Kiểm tra một số cá nhân. - Nhận xét, đánh giá. b. Làm bài tập: Bài 1: Tính : 35 15 53 66 80 62 + 41 + 22 + 24 + 33 + 17 + 26 - Chữa bài tập nhận xét đánh giá Bài 2: Tính: 30cm + 40cm = ... 20cm + 50cm = ... 15cm + 4cm = ... 32cm + 5cm = ... 15cm + 24cm = ... 32cm + 65cm = ... - Chữa bài nhận xét đánh giá - Hai HS lên bảng nhận xét Luyện HS Giỏi Bài 3: Đúng ghi đ, sai ghi s: 35 44 60 46 + 12 + 31 + 38 + 22 47 65 88 68 24 36 60 46 + 53 + 2 + 38 + 22 77 56 45 77 - Nhận xét và chấm điểm một số vở. 3. Củng cố, dặn dò: - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Nhắc lại bài học buổi sáng. - Nêu yêu cầu bài: 35 15 53 66 80 62 + 41 + 22 + 24 + 33 + 17 + 26 76 37 77 99 97 88 Nêu yêu cầu bài toán 30cm + 40cm = 70cm 20cm + 50cm = 70cm 15cm + 4cm = 19cm 32cm + 5cm = 37cm 15cm + 24cm = 39cm 32cm + 65cm = 97cm Đáp số: 20 (Xe đạp) Nêu yêu cầu bài toán - Làm vào vở BT 35 44 60 46 ĐSSD S S ĐD DD + 12 + 31 + 38 + 22 47 65 88 68 24 36 60 46 ĐFSSSDF S S S + 53 + 2 + 38 + 22 77 56 45 77 - Nhận xét và chấm điểm một số vở. Tiết 2: Luyện Chính tả MỜI VÀO I. Mục tiêu: - HS chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn: Mời vào - Ngồi viết đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung đoạn văn cần chép và các bài tập 2, 3. - Học sinh cần có VBT. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Giới thiệu bài ghi tựa bài. 2. Hướng dẫn học sinh tập chép: * Luyện viết từ ngữ khó: - Gọi học sinh nhìn bảng đọc đoạn văn cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ). - Cả lớp đọc thầm đoạn văn và tìm những tiếng các em thường viết sai: - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa. * Thực hành bài viết (chép chính tả). - Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, sau dấu chấm phải viết hoa. - Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết. * Dò bài: Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả: Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở. Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết. * Thu bài chấm 1 số em. + Bài 2 Điền ong hay oong? Nam học giỏi. Bố thưởng cho em một chuyến đi tham quan Vịnh Hạ Long. Đứng trên b... tàu, Ngắm mặt biển rộng,Nam m... lớn lên sẽ trở thành thuỷ thủ. 3. Nhận xét, dặn dò: - Yêu cầu học sinh về nhà chép lại đọan văn cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập. - Học sinh nhắc lại. - 2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ. - Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp. - Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai. - Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. - Học sinh tiến hành chép bài vào vở. - Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau. - Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên. -Nêu yêu cầu 1em đọc bài tập 2Lớp làm vào vở. Nam học giỏi. Bố thưởng cho em một chuyến đi tham quan Vịnh Hạ Long. Đứng trên boong tàu, Ngắm mặt biển rộng,Nam mong lớn lên sẽ trở thành thuỷ thủ. Tiết 3 Hoạt động tập thể SINH HOẠT SAO NỘI DUNG: I. Mục tiêu: - Đánh giá quá trình hoạt động của lớp trong tuần 29. - Đề ra kế hoạch thực hiện cho tuần tới. II. Chuẩn bị: - Nội dung đánh giá tuần 29 và kế hoạch hoạt động tuần 30 III. Phần lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: - Hát tập thể 1 - 2 bài. 2. Đánh giá qua trình hoạt động của tuần 29: a. Về nề nếp: - Tất cả học sinh trong lớp đều đi học đúng giờ. - Thực hiện tương đối nghiêm túc nề nếp, nội quy trường lớp. - Một số hs đến trường chưa thực hiện đúng đồng phục (không bỏ áo vào quần). - Việc ăn quà vặt trong trường vẫn còn tồn tại. b. Về học tập: - Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ. - Nhiều học sinh có ý thức tham gia học tập tốt: Khánh Linh, Giang, Lâm... - Bình chọn học sinh tiêu biểu trong tuần. * Tồn tại: - Một số hs còn thiếu đồ dùng học tập cũng như sách vở: Long, Tiến - Một số hs còn thiếu ý thức trong việc giữ gìn sách vở - Còn nói chuyện riêng trong giờ học và trong sinh hoạt đầu giờ. - Kế hoạch nhỏ thực hiện không đạt chỉ tiêu. 3. Kế hoạch Tuần 30: - Tiếp tục xây dựng nề nếp lớp học. - Duy trì phong trào “Giữ vở sạch - viết chữ đẹp” - Tăng cường phong trào giữ gìn lớp học sạch, đẹp và xanh hoá trường học. - Tăng cường công tác phụ đạo hs yếu. - Hưởng ứng phong trào ủng hộ bạn đến trường ---------------------=&=----------------------
Tài liệu đính kèm: