I. MỤC TIÊU
Nhận biết và đọc được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật; từ và câu ứng dụng.
Viết được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.
Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Ngày chủ nhật.
*Qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
GV: tranh minh hoạ từ khoá, câu và phần luyện nói
HS: Bộ đồ dùng học TV 1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định tổ chức (1): Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ(3)
Tuần 17 Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010 Học vần( tiết 147, 148) Bài 69 : ăt ât I. Mục tiêu Nhận biết và đọc được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật; từ và câu ứng dụng. Viết được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật. Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Ngày chủ nhật. *Qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS. II. Đồ dùng dạy- học GV: tranh minh hoạ từ khoá, câu và phần luyện nói HS: Bộ đồ dùng học TV 1 III. Hoạt động dạy- học 1. ổn định tổ chức (1’): Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(3’) HS viết và đọc các từ: bánh ngọt, bãi cát, trái nhót, chẻ lạt HS đọc bài 68 trong SGK 3. Dạy bài mới (30’) Tiết 1 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp - HS nhắc lại - GV ghi bảng b. Dạy vần ăt ăt GV giới thiệu ghi bảng: ăt- HS nhắc lại: ăt GV giới thiệu chữ in, chữ thường: mặt H. Vần ăt được tạo nên từ âm nào? ( ă và t ) H.Vần ăt và vần at giống nhau điểm gì ? khác nhau điểm gì? rửa mặt (Giống nhau: Đều kết thúc bằng t. Khác nhau :vần ăt bắt đầu bằng ă) HS phát âm: ăt HS phân tích vần ăt( ă đứng trước âm t đứng sau ), ghép vần, nhận xét - HS đánh vần: ă- t - ăt(cá nhân, nhóm, cả lớp ) - HS đọc: ăt (cá nhân ;nhóm) H.Có vần ăt muốn có tiếng mặt ta làm thế nào ? (thêm âm m dấu nặng) HS ghép tiếng: mặt, nhận xét - HS nêu - GV ghi bảng: mặt HS phân tích tiếng: mặt (âm m đứng trước vần ăt đứng sau dấu nặng dưới ă) HS đánh vần: mờ - ăt - măt - nặng - mặt (cá nhân; nhóm ; cả lớp ) HS đọc: mặt (cá nhân ; nhóm ; cả lớp) GV cho HS quan sát tranh H. Bức tranh vẽ gì? GVgiới thiệu và ghi từ rửa mặt - HS đọc: rửa mặt (cá nhân ; nhóm ; cả lớp ) - HS đọc kết hợp : ăt - mặt - rửa mặt (cá nhân, lớp) H.Vần mới vừa học là vần gì ? H.Tiếng mới vừa học là tiếng gì ? HS nêu - GVtô màu -HS đọc xuôi, đọc ngược. ât Quy trình tương tự vần: ăt Lưu ý ât được tạo nên từ âvà t HS so sánh vần ât với vần ăt: Vần ât và vần ăt giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì? (Giống nhau :kết thúc bằng t. Khác nhau : ât bắt đầu bằng â) Đánh vần: â- t - ât, vờ- ât - vất - nặng - vật ; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần Giải lao + Luyện viết :GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: ăt, ât, rửa mặt đấu vật. HS viết bảng con - GV uốn nắn sửa sai +Đọc từ ứng dụng GV ghi từ ứng lên bảng: đôi mắt, bắt tay, mật ong, thật thà HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học HS nêu - GV gạch chân - Gọi HS đọc tiếng mới HS đọc từ ứng dụng - GV giải nghĩa từ : bắt tay: bắt tay nhau để thể hiện tình cảm - thật thà: là không nói dối, không giả dối, giả tạo GVđọc mẫu từ - Gọi HS đọc lại (cá nhân ; nhóm ; cả lớp ) 4.Củng cố, dặn dò(2’): HS đọc lại cả bài ; HS nêu vần vừa học .Tuyên dương HS có tiến bộ. Tiết 2 1.ổn định tổ chức (1’)Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ (2’) Gọi HS nhắc lại vần vừa học 3. Bài mới (30’) Luyện tập a.Luyện đọc : HS đọc lại từng phần trên bảng lớp HS đọc SGK(cá nhân , nhóm , cả lớp ) Đọc câu ứng dụng GV cho HS quan sát tranh H. Bức tranh vẽ gì ?( vẽ chú gà con) GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng : Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu Lông gà mát dịu Mắt đen sáng ngời Ơi chú gà ơi Ta yêu chú lắm! HS đọc nhẩm - nêu tiếng có vần vừa học HS đọc tiếng mới .HS đọc câu ứngdụng - GV đọc mẫu Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp ) Giải lao +Luyện viết :GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở - HS mở vở tập viết -1 HS đọc lại bài viết - HS viết bài - GV chấm, chữa bài +Luyện nói HS đọc tên bài luyện nói : Ngày chủ nhật GV gợi ý: H: Ngày chủ nhật, bố mẹ cho em đi chơi ở đâu? H: Em thấy những gì ở công viên? H: Ngày chủ nhật em thường làm công việc gì? Gọi HS nói trước lớp - HS nhận xét 4. Củng cố - dặn dò (2’) HS đọc lại toàn bài 1 lần.Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học Về chuẩn bị bài sau. Bài 70: ôt, ơt Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010 Học vần (tiết 149, 150) Bài 70 : ôt ơt I. Mục tiêu Nhận biết và đọc được: ôt, ơt, cột cờ, cái vợt; từ và câu ứng dụng. Viết được: ôt, ơt, cột cờ, cái vợt. Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Những người bạn tốt. *GDBVMT thông qua bài ứng dụng. *Qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS. II. Đồ dùng dạy- học GV: tranh minh hoạ từ khoá, câu và phần luyện nói HS: Bộ đồ dùng học TV 1, bảng, phấn III. Hoạt động dạy- học 1. ổn định tổ chức (1’): Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ (3’) HS viết và đọc các từ ứng dụng của bài 69 HS đọc bài trong SGK 3. Dạy bài mới(30’) Tiết 1 a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp - HS nhắc lại - GV ghi bảng b.Dạy vần ôt GV giới thiệu ghi bảng: ôt- HS nhắc lại: ôt GV giới thiệu chữ in, chữ thường: ôt H. Vần ôt được tạo nên từ âm nào? (ô và t ) H.Vần ôt và vần ât giống nhau điểm gì ? cột khác nhau điểm gì? (Giống nhau: Đều kết thúc bằng t. Khác nhau : vần ôt bắt đầu bằng ô) cột cờ - HS phát âm: ôt HS phân tích vần ôt( ô đứng trước âm t đứng sau ) ghép vần, nhận xét - HS đánh vần: ô - t - ôt(cá nhân, nhóm, cả lớp ) - HS đọc: ôt (cá nhân ; nhóm) H.Có vần ôt muốn có tiếng cột ta làm thế nào ? (thêm âm c dấu nặng) HS ghép : cột - HS nêu - GV ghi bảng: cột HS phân tích tiếng: cột (âm c đứng trước vần ôt đứng sau dấu nặng dưới ô) HS đánh vần: cờ - ôt - cốt- nặng - cột (cá nhân ; nhóm ; cả lớp ) - HS đọc: cột (cá nhân ; nhóm ; cả lớp) GV cho HS quan sát tranh H. Bức tranh vẽ gì? (cột cờ) GVgiới thiệu và ghi từ: cột cờ - HS đọc: cột cờ (cá nhân ; nhóm ; cả lớp ) - HS đọc : ôt - cột - cột cờ H.Vần mới vừa học là vần gì ? H.Tiếng mới vừa học là tiếng gì ? HS nêu - GVtô màu -HS đọc xuôi, đọc ngược. ơt Quy trình tương tự vần: ôt Lưu ý: ơt được tạo nên từ ơ và t HS so sánh vần ơt với vần ôt: ơt Vần ơt và vần ôt giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì? vợt (Giống nhau : kết thúc bằng t. Khác nhau : ơt bắt đầu bằng ơ) cái vợt Đánh vần: ơ - t - ơt, vờ- ơt - vớt - nặng - vợt ; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần Giải lao +Luyện viết : GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: ôt, ơt, cột cờ Cái vợt . HS viết bảng con - GV uốn nắn sửa sai +Đọc từ ứng dụng GV ghi từ ứng lên bảng: cơn sốt, xay bột, quả ớt, ngớt mưa HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học HS nêu - GV gạch chân - Gọi HS đọc tiếng mới - HS đọc từ ứng dụng - GV giải nghĩa từ : cơn xốt: nhiệt độ trong người lên cao( người rất nóng trút hết mồ hôi) ngớt mưa: trời đang mưa to rồi từ từ mưa bé lại GVđọc mẫu từ - Gọi HS đọc lại (cá nhân ; nhóm ; cả lớp ) 4.Củng cố ,dặn dò(2’): HS đọc lại cả bài ; HS nêu vần vừa học .Tuyên dương HS có tiến bộ. Tiết 2 1.ổn định tổ chức (1’)Lớp hát 2.Kiểm tra bài cũ (1’) Gọi HS nhắc lại vần vừa học 3. Bài mới (30’) Luyện tập a.Luyện đọc : HS đọc lại từng phần trên bảng lớp HS đọc SGK(cá nhân , nhóm , cả lớp ) Đọc câu ứng dụng GV cho HS quan sát tranh H. Bức tranh vẽ gì ?( cây to) GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng : Hỏi cây bao nhiêu tuổi Cây không biết tháng năm Cây chỉ dang tay lá Che tròn một bóng râm. HS đọc nhẩm - nêu tiếng có vần vừa học . HS đọc tiếng mới HS đọc câu ứngdụng - GV đọc mẫu . Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp ). H.Cây xanh đem đến cho con người ích lợi gì? (Cây xanh đem đến cho con người ích lợi có bóng mát, làm cho môi trường thêm đẹp, con người thêm mạnh khỏe...) Giải lao +Luyện viết : GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở HS mở vở tập viết,1 HS đọc lại bài viết,HS viết bài , GV chấm, chữa bài +Luyện nói - HS đọc tên bài luyện nói: người bạn tốt - GV gợi ý: H: Hãy giới thiệu tên người bạn mà em thích nhất! Vì sao em lại yêu quý bạn đó? H: Người bạn tốt đó đã giúp đỡ em những việc gì? Các nhóm lên trình trước lớp - HS nhận xét 4. Củng cố - dặn dò(2’) HS đọc lại toàn bài 1 lần.Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học Nhắc HS về ôn lại bài và xem trước bài sau. Bài 71 et, êt. Toán ( tiết 65) Luyện tập chung I. Mục tiêu Biết cấu tạo mỗi số trong phạm vi 10. Viết được các số theo thứ tự quy định; viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán. HS mở SGK làm các bài tập cần làm bài 1(cột 3, 4), bài 2, bài 3. Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy- học GV: kế hoạch bài học HS: SGK III. Hoạt động dạy- học 1.ổn định tổ chức (1’): Lớp hát 2.Bài cũ (3’) HS lên bảng làm bài tập + + + + 3.Bài mới (30’) a)Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp - GV ghi bảng - HS nhắc lại b)HS làm bài tập HS mở SGK làm các bài tập cần làm bài 1(cột 3, 4), bài 2, bài 3. GV tổ chức cho HS làm các bài tập - Bài 1: Số? HS tự nêu yêu cầu của bài 2 = 1 + ... 5 = 4 + ... 3 = 1 + ... 6 = 5 + ... 4 = 3 +.... 8 = 3 + ... HS tự làm bài. HS nêu kết quả H:9 bằng 5 cộng với mấy? H:10 bằng mấy cộng với mấy? Bài 2: Viết các số 7, 5, 2, 9, 8. a. Theo thứ tự từ bé đến lớn:. b. Theo thứ tự từ lớn đến bé:. HS tự làm bài 2 HS lên bảng chữa bài. Dưới lớp , HS nhận xét, so sánh kết quả. GV nhận xét tuyên dương. Giải lao Bài 3: HS quan sát tranh, nêu bài toán theo nhóm đôi HS tự viết phép tính thích hợp a. 4 + 3 = 7 b. 7 - 2 = 5 Gọi 1 số em nêu phép tính và bài toán tương ứng.GV nhận xét khen ngợi HS. *Bài tập có thể làm tiếp bài 1(cột 1, 2) 4.Củng cố, dặn dò (2’) GV nhận xét giờ học .Về chuẩn bị bài sau. Luyện tập chung. Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2010 Học vần ( tiết 151, 152) Bài 71 : et êt I. Mục tiêu Nhận biết và đọc được: et, êt, bánh tét, dệt vải; từ và câu ứng dụng. Viết được: et, êt, bánh tét, dệt vải. Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Chợ Tết. *Qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS. II. Đồ dùng dạy- học GV: tranh minh hoạ từ khoá,câu và phần luyện nói HS: Bộ đồ dùng học TV 1,bảng,phấn III. Hoạt động dạy- học 1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(3’): - HS viết và đọc các từ: cơn sốt, xay bột, quả ớt, ngớt mưa - HS đọc bài trong SGK 3. Dạy bài mới(30’): Tiết 1 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - GV ghi bảng - HS nhắc lại b. Dạy vần et GV giới thiệu ghi bảng: et - HS nhắc lại: et GV giới thiệu chữ in, chữ thường: H. Vần et được tạo nên từ âm nào? (e và t ) H.Vần et và vần ôt giống nhau điểm gì ? khác nhau điểm gì ... : ưt được tạo nên từ ư và t HS so sánh vần ưt với vần ut: mứt Vần ưt và vần ut giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì? mứt gừng (Giống nhau : kết thúc bằng t. Khác nhau : ưt bắt đầu bằng ư) Đánh vần: ư - t - ưt, mờ - ưt - mứt - sắc - mứt ; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần Giải lao +Luyện viết : GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: ut, ưt, bút chì, mứt gừng HS viết bảng con - GV uốn nắn sửa sai .Đọc từ ứng dụng GV ghi từ ứng lên bảng: chim cút, sút bóng, sứt răng, nứt nẻ . HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học HS nêu - GV gạch chân - Gọi HS đọc tiếng mới HS đọc từ ứng dụng - GV giải nghĩa từ : chim cút: một loại chim nhỏ, đẻ trứng nhỏ như đầu ngón tay mà chúng ta ăn được. Sứt răng: răng bị sứt, các em vui chơi không cẩn thận nếu mà ngã dễ bị sứt răng. GVđọc mẫu từ , Gọi HS đọc lại (cá nhân ; nhóm ; cả lớp ) 4.Củng cố,dặn dò (2’): HS đọc lại cả bài ; HS nêu vần vừa học .Tuyên dương HS có tiến bộ. Tiết 2 1.ổn định tổ chức (1’) Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ (1’) Gọi HS nhắc lại vần vừa học 3. Bài mới (30’) Luyện tập a.Luyện đọc : HS đọc lại từng phần trên bảng lớp HS đọc SGK(cá nhân , nhóm , cả lớp ) Đọc câu ứng dụng GV cho HS quan sát tranh H. Bức tranh vẽ gì ?( đàn chim đang bay trên trời) GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Bay cao cao vút Chim biến mất rồi Chỉ còn tiếng hát Làm xanh da trời. HS đọc nhẩm - nêu tiếng có vần vừa học HS đọc tiếng mới . HS đọc câu ứngdụng - GV đọc mẫu Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp ) Giải lao +Luyện viết : GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở HS mở vở tập viết -1 HS đọc lại bài viết - HS viết bài - GV chấm, chữa bài +Luyện nói: GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng: Ngón út, em út, sau rốt. HS đọc tên bài luyện nói - GV gợi ý: H: Cả lớp giơ ngón tay út và nhận xét: So với 5 ngón tay, ngón út là ngón như thế nào? H: Em út là em lớn nhất hay bé nhất? H: HS quan sát đàn vịt, chỉ con vịt đi sau cùng( Đi sau cùng còn gọi là sau rốt) 4. Củng cố - dặn dò(3’): HS đọc lại toàn bài 1 lần.Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học Nhắc HS về ôn lại bài và xem trước bài sau. Bài 73. Toán (tiết67) Luyện tập chung I. Mục tiêu: Biết cấu tạo các số trong phạm vi 10; thực hiện được cộng , trừ, So sánh các số trong phạm vi 10; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. Nhận dạng hình tam giác. Giáo dục HS yêu thích môn học. GV cho HS làm các bài tập cần làm bài 1, bài 2(dòng 1), bài 3, bài 4. trong SGK (trang 92) II. Đồ dùng dạy - học: GV: Kế hoạch bài dạy HS: SGK III. Các Hoạt động dạy- học: 1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(3’): Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 6 - 3 - 1 = 8 + 3 - 3 = 5 + 4 - 7 = GV cùng học sinh nhận xét 3. Bài mới(30’): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - GV ghi bảng - HS nhắc lại b. HS làm bài tập GV cho HS làm các bài tập cần làm bài 1, bài 2(dòng 1), bài 3, bài 4. trong SGK (trang 92) Bài 1:HS nêu yêu cầu của bài.HS làm bài a. + - + - + b. 8 - 5 - 2 = 10 - 9 + 7 = 4 + 4 - 6 = GV củng cố cho HS về cách trình bày phép tính theo cột dọc Đối với ý b, GV yêu cầu 1 số HS nêu cách tính GV nhận xét bài làm của HS . *Muốn tính được 8-5-2=? Em tính như thế nào? Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài - HS tự làm bài 8 = ... + 5 10 = 4 + ... 9 = 10 - ... 7 = ... + 7 3 HS lên bảng chữa bài. Dưới lớp HS nhận xét, so sánh kết quả GV nhận xét tuyên dương HS làm bài tốt Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài. HS tự làm bài 1 số em nêu kết quả ( số lớn nhất, số bé nhất) HS nhận xét, GV nhận xét tuyên dương. Giải lao Bài 4: GV yêu cầu HS căn cứ vào tóm tắt để: +Nêu đề toán. HS đọc tóm tắt 1 lần. ?Dựa vào tóm tắt nêu đề toán. Viết phép tính thích hợp Có : 5 con cá Thêm : 2 con cá Có tất cả: ... con cá? +1 số em nêu phép tính và bài toán. GV nhận xét tuyên dương. *Bài tập có thể làm tiếp. Bài 2(dòng 2,3) bài 5. Bài 5: HS tự làm bài rồi chữa bài HS nêu cách đếm số hình tam giác. GV chốt lại bài. 4. củng cố, dặn dò(2’): GV nhận xét giờ học.Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau. Kiểm tra định kỳ cuối kỳ 1. Mĩ thuật (tiết 17) Vẽ tranh ngôi nhà của em I. mục tiêu: Biết cách tìm hiểu nội dung đề tài. Biết cách vẽ tranh về đề tài ngôi nhà. Vẽ được bức tranh có hình ngôi nhà. Với HS khéo tay vẽ được bức tranh có ngôi nhà và có cảnh vật xung quanh. Giáo dục HS yêu thích môn học. *GDBVMT: Biết: - Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. - Thiien nhiên là môi trường để con người sống và làm việc. - Một số biện pháp cơ bản BVMT thiện nhiên. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Một số tranh ảnh về các loại cây, nhà HS: Vở tập vẽ; màu vẽ III. Các hoạt động dạy - học: 1.Ôn định tổ chức(1’): Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(2’): Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 3. Bài mới(30’): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - GV ghi bảng - HS nhắc lại b. Hướng dẫn: GV cho HS quan sát tranh H. Bức tranh có những hình ảnh gì? ( ngôi nhà, vườn cây) H. Các ngôi nhà trong tranh như thế nào? H. Bức tranh có hình ảnh nào chính, hình ảnh nào phụ? H. Ngoài ngôi nhà trong tranh còn vẽ thêm những gì? Màu sắc trong tranh thế nào? GV kết luận: Có nhiều kiểu nhà khác nhau. + Hướng dẫn HS vẽ GV giới thiệu cách vẽ: + Vẽ nhà: vẽ tường nhà, vẽ mái nhà, vẽ cửa.... +Vẽ cây: Vẽ thân cây, cành cây, vòm lá, vẽ thêm chi tiết phụ GV cho HS quan sát tranh của HS năm trước. *BVMT: ? ở ngôi nhà xung quanh có cây cối xum xuê em thấy thế nào? ?Muốn có cây cối tốt tươi em phải làm gì? Giải lao Thực hành HS vẽ bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. 4. củng cố, dặn dò(2’): HS trưng bày sản phẩm - GV và HS nhận xét bình chọn bài vẽ đẹp nhất. Nhắc HS chẩn bị bài giờ sau. Bài tuần 18. Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2010 Tập viết ( tiết16) xay bột, nét chữ, kết bạn I. Mục tiêu Viết đúng các chữ: xay bột, nét chữ, kết bạn,...kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập một. Viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập một. Giáo dục HS yêu thích môn học. *Qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS. II. Đồ dùng dạy- học GV: chữ mẫu HS: Vở Tập viết, đồ dùng học tập III. Hoạt động dạy- học 1. ổn định tổ chức(2’): Lớp hát 2. Bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới(30’): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - GV ghi bảng - HS nhắc lại b. Hướng dẫn viết bảng Gọi 2- 3 HS đọc và nêu yêu cầu của bài viết GV hướng dẫn HS cách viết lần lượt từng từ: + xay bột H:Từ “xay bột” gồm mấy tiếng, là những tiếng nào? H:Con chữ b cao mấy ly? Con chữ y dài mấy ly? Các con chữ còn lại có độ cao như thế nào? GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình viết HS viết bảng con đ GV nhận xét , chỉnh sửa chữ viết cho HS +nét chữ, kết bạn ( Quy trình tương tự ) Giải lao c. HS viết bài vào vở Tập viết HS nhắc lại tư thế ngồi viết. HS viết bài vào vở Tập viết GV chấm 1 số bài, nhận xét 4. Củng cố, dặn dò(2’): GV nhận xét giờ học, nhắc HS tự luyện viết ở nhà. Toán (tiết 68) Kiểm tra định kỳ I. Mục tiêu Tập trung vào đánh giá: Đọc , viết , so sánh các số trong phạm vi 10; Nhận dạng các hình đã học. Viết phép tính thích hợp với hình vẽ. II. Đề kiểm tra 1. Tính: a) 4 8 7 9 3 10 + - + - + - 2 3 3 4 6 8 b) 6 - 3 - 1 = 10 - 8 + 5 = 10 + 0 - 4 = 5 + 4 - 7 = 2 + 4 - 6 = 8 - 3 + 3 = 2. Số ? 9 = ... + 4 5 = ... + 2 4 = ... + 4 10 = 7 + ... 8 = 6 + ... 7 = 7 - ... 3. a) Khoanh vào số lớn nhất: 7 , 3 , 5 , 9 , 8 b) Khoanh vào số bé nhất: 6 , 2 , 10 , 3 , 1 4. Viết phép tính thích hợp: Đã có : 8 cây Trồng thêm : 2 cây Có tất cả : ... cây ? 5. Có ... hình vuông III. Cách đánh giá: Bài 1: 5 điểm a. 2 điểm: mỗi phép tính đúng cho điểm b. 3 điểm: Mỗi phép tính đúng cho điểm Bài 2: 1 điểm Mỗi ý đúng cho điểm Bài 3: 1 điểm a. Khoanh vào số 9 cho 0,5 điểm b. khoanh vào số 1 cho 0,5 điểm Bài 4: 2 điểm Bài 5: 1 điểm 4.Củng cố,dặn dò(2’) GV thu bàI,nhận xét giờ học. Điểm. Đoạn thẳng. Thủ công ( tiết 17) Gấp cái ví I. mục tiêu Biết cách gấp cái ví bằng giấy. Gấp được cái ví bằng giấy.Ví có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. HS khá, giỏi gấp được cái ví bằng giấy. Các nếp gấp phẳng, thẳng. Làm thêm được quai xách và trang trí cho ví. Giáo dục HS yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy - học GV: mẫu gấp cái ví có kích thước lớn, giấy thủ công HS: giấy thủ công, vở thủ công III. Các hoạt động dạy- học 1.ổn định tổ chức (1’): Lớp hát 2.Kiểm tra bài cũ (2’) GV kiểm tra đồ dùng học tập 3.Bài mới (30’) a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp, HS nhắc lại, GV ghi bảng b. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét GV cho HS quan sát vật mẫu H: Chiếc ví có hình gì? H. Ví có mấy ngăn? +GV làm mẫu và hướng dẫn qui trình gấp GV treo tranh qui trình H. bước1 ta làm gì?( Bước 1 ta lấy đường dấu giữa) Bước 1: Lấy đường dấu giữa Để dọc tớ giấy màu hình chữ nhật mặt màu ở dưới, gấp đôi tờ giấy màu để lấy đường dấu giữa sau đó mở ra. HS nhắc lại bước một Bước 2: Gấp hai mép mép ví: gấp mép 2 đầu tờ giấy vào khoảng 1 ô H. Bước 2 ta làm thế nào? Bước 3: Gấp ví: Gấp tiếp 2 phần ngoài sao cho 2 miệng ví sát vào nhau lật sau mặt sau theo bề ngang, gấp 2 phần ngoài vào trong cân đối , gấp theo đường dấu giữa được cái ví H:Em nhắc lại cách gấp cái ví? HS nêu, HS nhận xét Giải lao +HS thực hành gấp ví HS gấp - GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu. HS trưng bày sản phẩm GV và HS cùng đánh giá và nhận xét chọn ra bài đẹp 4.Củng cố, dặn dò (2’) GV nhận xét, tuyên dương. Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tuần 18. nhận xét, ký duyệt của ban giám hiệu Ngày..tháng 12 năm 2010 ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: