Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 24 năm 2011

Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 24 năm 2011

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết và đọc được: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền;từ và đoạn thơ ứng dụng

- Viết được: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền.

- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Em thích đọc truyện.

+Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Tranh minh hoạ từ khoá,câu và phần luyện nói

HS: Bộ đồ dùng học TV 1,bảng,phấn

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 14 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 935Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 24 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 24
	Thứ hai ngày 14 tháng 02 năm 2011
Học vần (tiết 213, 214)
Bài 100: uân - uyên
I. Mục tiêu
- Nhận biết và đọc được: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền;từ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền.
- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Em thích đọc truyện.
+Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Tranh minh hoạ từ khoá,câu và phần luyện nói
HS: Bộ đồ dùng học TV 1,bảng,phấn
III. Hoạt động dạy học
Tiết 1
1.ổn định lớp(1’)lớp hát
2.Bài cũ(3’)
HS đọc viết: thuở xưa, huơ tay, đêm khuya.
3.Bài mới(30’)
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng, HS nhắc lại.
b.Dạy vần
uân
Nhận diện vần
GV viết vần uân lên bảng, giới thiệu chữ in ,viết
H:Vần uân tạo nên từ âm nào?(âm uâ và n)
H:So sánh vần uân với uê giống nhau ở điểm nào khác nhau ở điểm nào?
Giống nhau bắt đầu là u. Khác nhau uân kêt thúc là n
Phân tích âm uâ đứng trước, âm n đứng sau.
Đánh vần u -â - n - uân(cá nhân, lớp), đọc trơn(cá nhân ,lớp)ghép vần, nhận xét
H:Có vần uân muốn có tiếng xuân thêm âm gì?(âm x )
HS dắt tiếng xuân, nhận xét
Phân tích tiếng(âm x đứng trước ,vần uân đứng sau)
Đánh vần(x - uân - xuân )cá nhân,lớp
Đọc trơn(cá nhân , lớp)
HS quan sát tranh
H:Bức tranh vẽ gì?(vẽ chimvà cành đào)
GV giới thiệu và ghi từ lên bảng: mùa xuân
HS đọc từ , phân tích từ
HS đọc tổng hợp(cá nhân ,lớp)
H:Vần mới là vần gì?(vần uân)
H:Tiếng mới là tiếng gì?(tiếng xuân) trong tiếng xuân có vần gì mới?(vần uân).
H:từ mới là từ gì?(từ mùa xuân) trong từ mùa xuân có tiếng gì mới?(tiếng xuân)
H:Trong tiếng xuân có vần gì mới?(vần uân)
GV tô mầu .HS đọc lại vần 1.
Uyên
Quy trình tương tự
Giải lao
GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền.
HS luyện viết vào bảng con
GV nhận xét chỉnh sửa chữ viết cho HS
 d. Đọc từ ngữ ứng dụng
GV ghi bảng từ mớiHS nhẩm đọc : 
huân chương , tuần lễ, chim khuyên, kể chuyện.
2 HS khá, giỏi đọc các từ 
HS tìm tiếng có vần mới GV gạch chân vần mới 
HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ: 
Huân chương: những người có công trong các cuộc kháng chiến hay đạt thành tích cao trong học tập và lao động .. thì được nhà nước hay cấp trên tặng thưởng huân chương
GV đọc mẫu HS luyện đọc theo yêu cầu
4.Củng cố, dặn dò(2’)
HS đọc lại bài, tuyên dương HS học tiến bộ
 Tiết 2
1.ổn định lớp(1’)lớp hát
2.Bài cũ(2’)HS nhắc lai bài tiết 1
3. Luyện tập(30’)
a. Luyện đọc
HS đọc lại bài ở Tiết 1
GV chỉ HS đọc theo thứ tự và không theo thứ tự.
HS lên bảng chỉ đọc 2 em.HS đọc bài SGK(cá nhân,lớp)
Đọc đoạn ứng dụng:
GV viết HS nhẩm đọc
 Chim én bận đi đâu
 Hôm nay về mở hội
 Lượn bay như dẫn lối
 Rủ mùa xuân cùng về.
1 - 2 HS khá giỏi đọc đoạn
HS tìm tiếng có vần mới GV gạch chân tiếng có vần mới.HS luyện đọc 
 GV đọc mẫu đoạn HS đọc
HS quan sát tranh minh hoạ của đoạn ứng dụng
Đọc bài trong SGK: 7 - 8 em.HS đọc đồng thanh toàn bài 1 lần 
Giải lao
b.Luyện viết
HS đọc bài viết: 2 HS
GV hướng dẫn HS viết trên dòng kẻ ly.HS viết bài vào vở Tập viết
GV chấm và nhận xét bài của HS
 c. Luyện nói(5’)
HS đọc tên bài luyện nói :Em thích đọc truyện
 GV gợi ý:
H:Em đã xem những cuốn truyện gì ?
H:Trong số các truyện đã xem, em thích nhất truyện nào ?
H:Nói về một truyện mà em thích ?
 4. Củng cố - dặn dò(3’)
HS đọc lại toàn bài 1 lần.Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học
Nhắc HS về ôn lại bài và xem trước bài sau.Bài 101:uât, uyêt
___________________________________________________________________
	Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2011
Học vần(tiết 213+214)
Bài 101: uât - uyêt
I. Mục tiêu
- Nhận biết và đọc và viết được: uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh.
- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Đất nước ta tuyệt đẹp.
+Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS.
II. Đồ dùng dạy- học
GV: Tranh minh hoạ từ khoá, câu, luyện nói
HS: Bộ đồ dùng học TV 1
III. Hoạt động dạy- học
1.ổn định lớp(1’)lớp hát
2.Bài cũ(3’)
HS đọc viết: huân chương, tuần lễ, chim khuyên, kể chuyện.
3.Bài mới(30’)
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng, HS nhắc lại.
b.Dạy vần
uât
Nhận diện vần
GV viết vần uât lên bảng, giới thiệu chữ in ,viết
H:Vần uât tạo nên từ âm nào?(âm uâ và t)
H:So sánh vần uât với uân giống nhau ở điểm nào khác nhau ở điểm nào?
 - Giống nhau bắt đầu là uâ
 - Khác nhau uât kêt thúc là t
Phân tích âm uâ đứng trước, âm t đứng sau.
Đánh vần u -â - t - uât(cá nhân, lớp), đọc trơn(cá nhân , lớp)
H:Có vần uât muốn có tiếng xuât thêm âm gì?(âm x )
HS dắt tiếng xuât, nhận xét
Phân tích tiếng(âm x đứng trước ,vần uât đứng sau)
Đánh vần(x - uât - xuất - sắc - xuất )cá nhân, lớp
Đọc trơn(cá nhân ,lớp)
HS quan sát tranh
H:Bức tranh vẽ gì?(vẽ các chị đang làm may)
GV giới thiệu và ghi từ sản xuất lên bảng
HS đọc từ , phân tích từ
HS đọc tổng hợp(cá nhân ,lớp)
H:Vần mới là vần gì?(vần uât)
H:Tiếng mới là tiếng gì?(tiếng xuất) trong tiếng xuất có vần gì mới?(vần uât).
H:từ mới là từ gì?(từ sản xuất) trong từ sản xuất có tiếng gì mới?(tiếng xuất)
H:Trong tiếng xuất có vần gì mới?(vần uât), GV tô mầu . HS đọc lại vần 1.
Uyêt
Quy trình tương tự
Giải lao
GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh.
HS luyện viết vào bảng con
GV nhận xét chỉnh sửa chữ viết cho HS
 d. Đọc từ ngữ ứng dụng
GV ghi bảng từ mới.HS nhẩm đọc :
luật giao thông, nghệ thuật, băng tuyết, tuyệt đẹp.
2 HS khá, giỏi đọc các từ 
HS tìm tiếng có vần mới GV gạch chân vần mới 
HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ: 
Luật giao thông: Là quy định của bộ thông thông vận tải khi đi trên đường bộ, đường thủy, đường khôngVD: khi đi trên đường bộ. Khi đi bộ ở nông thôn thì các em phải đi ở tay phải và sát lề đường, khi đi xe máy đèn đỏ dừng lại , đèn xanh được phép đi.
GV đọc mẫu HS luyện đọc theo yêu cầu
4. Củng cố, dặn dò(2’)
HS đọc lại bài, tuyên dương HS học tiến bộ
 Tiết 2
1.ổn định lớp(1’)lớp hát
2.Bài cũ(2’)HS nhắc lai bài tiết 1
3. Luyện tập
a. Luyện đọc
HS đọc lại bài ở Tiết 1
GV chỉ HS đọc theo thứ tự và không theo thứ tự.
HS lên bảng chỉ đọc 2 em. S đọc bài SGK(cá nhân, ớp)
Đọc đoạn ứng dụng:
GV viết HS nhẩm đọc
 Những đêm nào trăng khuyết
 Trông giống con thuyền trôi
 Em đi,trăng theo bước
 Như muốn cùng đi chơi. 
1 - 2 HS khá giỏi đọc đoạn
HS tìm tiếng có vần mới GV gạch chân tiếng có vần mới
HS luyện đọc .GV đọc mẫu đoạn HS đọc
HS quan sát tranh minh hoạ của đoạn ứng dụng
Đọc bài trong SGK: 7 - 8 em
HS đọc đồng thanh toàn bài 1 lần 
Giải lao
b. Luyện viết
HS đọc bài viết: 2 HS.GV hướng dẫn HS viết trên dòng kẻ ly
HS viết bài vào vở Tập viết.GV chấm và nhận xét bài của HS
c. Luyện nói(5’)
HS đọc tên bài luyện nói:Đất nước ta tuyệt đẹp
	- GV gợi ý:
H:Nước ta có tên là gì ? Em nhận ra cảnh đẹp nào trên tranh ảnh em đã xem ?
H:Em biết nước ta hoặc quê hương em có những cảnh đẹp nào ? 
 4. Củng cố - dặn dò(2’)
HS đọc lại toàn bài 1 lần.Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học
Nhắc HS về ôn lại bài và xem trước bài sau:uynh, uych
Toán (tiết 93)
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết đọc, viết, so sánh các số tròn chục. Bước đầu nhận biết cấu tạo của các số tròn chục (40 gồm 4 chục và 0 đơn vị)
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy- học:
GV : kế hoạch bài học
HS: SGK, vở viết, bút.
III. Hoạt động dạy- học
1.ổn định lớp(1’)lớp hát
2.Bài cũ(3’)
Gọi HS lên bảng viết số:hai mươi,năm mươi.
H:Đọc tên các số vừa viết?
3.Bài mới(30’)
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp ghi đầu bài lên bảng, HS nhắc lại.
b.Hướng dẫn HS làm bài
GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập trong SGK
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài ?
HS lên bảng nối
Tổ 1 và tổ 2 thi, GV cùng tổ 3 làm trọng tài đánh giá, nhận xét
Bài 2: 2 HS nêu yêu cầu của bài 
HS làm bài vào vở
 GV gọi các em nêu miệng kết quả - mỗi em 1 phép tính
H: Số 40 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
H:Số 70 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
H:Số 50 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
GV cùng HS nhận xét.
Bài 3: HS nêu cầu của bài rồi tự làm bài
Khi làm xong các em đổi chéo vở để kiểm tra
Các nhóm báo cáo kết quả
GV nhận xét tuyên dương
Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài 
a) Phải viết số bé nhất vào ô trống đầu tiên
b) Phải viết số lớn nhât vào ô trống đầu tiên
2 HS lên bảng làm 
Dưới lớp các em làm bài vào vở rồi nhận xét bài trên bảng.GV nhận xét
4.Củng cố, dặn dò(2’)
GV nhận xét chung giờ học, về học bài, chuẩn bị bài sau.cộng các số tròn chục
Thủ công(tiết 24)
Cắt , dán hình chữ nhật
I. Mục tiêu
- Biết cách kẻ , cắt, dán hình chữ nhật.
- Kẻ,cắt, dán được hình chữ nhật .Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đưn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
+HS khá, giỏi kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng, hình dán phẳng.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV:Chuẩn bị hình chữ nhật mẫu dán lên tờ giấy trắng kẻ ô, tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn.
HS: Giấy mầu có kẻ ô, một tờ giấy HS có kẻ ô,bút chì thước kẻ, hồ dán vở thủ công.
III.Các hoạt động dạy- học
1.ổn định lớp(1’)lớp hát
2.Bài cũ(2’)
Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3.Bài mới(30’)
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng, HS nhắc lại.
b.GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét
GV cho HS quan sát vật mẫu
H:Hình chữ nhật có mấy cạnh?
H:Độ dài các cạnh như thế nào?
c.GV hướng dẫn mẫu
GV hướng dẫn cách kẻ hình chữ nhật
H:Để kẻ hình chữ nhật ta làm như thế nào?
GV làm mẫu: Lấy một điểm A trên mặt giấy kẻ ô, từ A đếm xuống 5 ô 5theo đường kẻ ta được điểm D, từ A và D đếm sang phảy 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B và C.
Nối các điểmA, B. B, C. C, D.D, A được hình chữ nhật
GV hướng dẫn cách cắt rời hình chữ nhật rồi dán
Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình chữ nhật
Bôi lớp hồ mỏng, dán cân đối, phẳng.
HS kẻ cắt hình chữ nhật trên giấy
GV hướng dẫn cách kẻ cắt hình chữ nhật đơn giản
GV làm mẫu, HS quan sát, HS thực hành.
4.Củng cố, dặn dò(2’)
HS nhắc lại tên bài,về xem lại bài.Chuẩn bị bài sau.cắt, dán hình chữ nhật: tiết 2
	Thứ tư ngày 16 th ... a theo vở tập viết 1 tập hai.
HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập hai.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
+Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS.
II. Đồ dùng dạy- học
GV: chữ mẫu
HS: Vở Tập viết, đồ dùng học tập
III. Hoạt động dạy- học
1.ổn định lớp(1’)lớp hát
2.Bài cũ(3’)
Gọi HS viết:sách giáo khoa,hí hoái
3.Bài mới(30’)
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng, HS nhắc lại.
b. Hướng dẫn viết bảng
GV treo chữ mẫu trên bảng
HS đọc bài viết ( 3, 4 em ) và nêu yêu cầu bài viết
GV hướng dẫn HS viết lần lượt các từ
+hoà bình
H:Từ “hoà bình” gồm mấy tiếng? Đó là những tiếng nào? Độ cao của từng con chữ?
H:Khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ?
GV vừa viết vừa nói quy trình viết
HS viết vào bảng con: hoà bìnhđ GV nhận xét, chỉnh sửa
+hí hoáy, .. ( Quy trình tương tự )
Giải lao
HS viết bài vào vở Tập viết. HS nhắc lại tư thế ngồi viết
HS viết bài vào vở Tập viết.GV chấm 1 số bài, nhận xét
4. Củng cố, dặn dò(2’)
GV nhận xét giờ học, nhắc HS tự luyện viết ở nhà.
Chuẩn bị bài sau: Tập viết tuần 21
Thứ năm ngày 17 tháng 2 năm 2011
Học vần(tiết 219, 220)
Bài 103: Ôn tập
I. Mục tiêu
- Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 98 đến bài 103.
- Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 98 đến bài 103.
+Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS.
II. Đồ dùng dạy- học
GV: Tranh minh hoạ truyện kể, bảng ôn vần 
HS: Bộ đồ dùng học TV 1, bảng, phấn
III. Hoạt động dạy- học
 1.ổn định lớp(1’)lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ(3’)
HS viết và đọc các từ luýnh quýnh,khuỳnh tay,ngã huỵch
2 HS đọc bài trong SGK
3. Dạy bài mới(30’) Tiết 1
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng, HS nhắc lại.
b.Ôn vần
Ôn các chữ và vần đã học
GV treo bảng ôn vần
GV chỉ cho HS đọc, HS chỉ và đọc, GV đọc và yêu cầu HS chỉ chữ
Giải lao
Luyện đọc các từ ngữ ứng dụng
GV ghi bảng từ ứng dụng HS nhẩm đọc : uỷ ban, hoà thuận, luyện tập
2 HS khá, giỏi đọc các từ 
HS tìm tiếng có vần vừa ôn GV gạch chân vần 
HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ: 
hoà thuận: mọi người sống, chơi với nhau vui vẻ, đoàn kết.
HS luyện đọc theo yêu cầu của GV . HS đọc toàn bài trên bảng
Luyện viết: GV viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết
HS viết vào bảng con, GV nhận xét.
4.Củng cố ,dặn dò(2’)
HS đọc lại bài. Tuyên dương HS học tiến bộ. Học vần(tiết 218)
Tiết 2
1.ổn định lớp(1’)Lớp hát
2.Bài cũ(3’)
 HS nhắc lại bài ở tiết 1
3. Luyện tập 
a. Luyện đọc
HS đọc lại bài ở Tiết 1. GV chỉ học sinh đọc
HS lên bảng chỉ đọc. HS mở SGK đọc bài(cá nhân ,lớp)
Đọc đoạn thơ ứng dụng:
GV viết HS nhẩm đọc
 Sóng nâng thuyền
 Lao hối hả
 Lưới tung tròn
 Khoang đầy cá
 Gió lên rồi
 Cánh buồm ơi.
1 - 2 HS khá giỏi đọc. HS tìm tiếng có vần vừa ôn GV gạch chân tiếng 
HS luyện đọc. GV đọc mẫu và hướng dẫn cách ngắt nghỉ HS đọc
HS quan sát tranh minh hoạ đoạn thơ ứng dụng
Đọc bài trong SGK: 7 - 8 em
HS đọc đồng thanh toàn bài 1 lần 
Giải lao
 b. Luyện viết
HS đọc bài viết: 2 HS
GV hướng dẫn HS viết trên bảng con: uỷ ban, hoà thuận, luyện tập
HS viết bài vào vở Tập viết.GV chấm và nhận xét bài của HS
 c. Kể chuyện:Truyện kể mãi không hết
GV giới thiệu truyện, HS đọc tên truyện
GV kể chuyện 2 lần: Lần 2 có kèm theo tranh minh hoạ và kết hợp hỏi HS để giúp các em nhớ truyện:
H:Nhà vua đã ra những lệnh cho những người kể chuyện phải kể những câu chuyện như thế nào ?
H:Những người kể chuyện cho nhà vua nghe đã bị nhà vua làm gì ?
H:Em hãy kể lại câu chuyện mà anh nông dân đã kể cho nhà vua nghe. Câu chuyện đã hết chưa ?
H:Vì sao anh nông dân lại được vua thưởng ?
HS kể chuyện theo nhóm đôi
Các nhóm kể trước lớp (3 nhóm, mỗi nhóm kể 2 tranh)
Kể toàn bộ câu chuyện : 2 HS khá giỏi
 4. Củng cố - dặn dò(2’)
HS đọc lại toàn bài 1 lần.Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần vừa ôn
Nhắc HS về ôn lại bài và xem trước bài sau. Tập đọc bài 1: trường em
Toán (tiết 95)
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết đặt tính, làm tính cộng các số tròn chục, cộng nhẩm các số tròn chục; bước đầu biết về tính chất phép cộng; biết giải toán có phép cộng.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy- học
GV : Kế hoạch bài học
HS: SGK, vở, bút
III. Hoạt động dạy- học
 1.ổn định lớp(1’)
 2.Bài cũ(3’)
GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập 4 SGK
 3.Bài mới(30’)
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài, HS nhắc lại.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập.
GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập trong SGK
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài
HS tự làm bài vào vở
3 HS lên bảng làm và nêu rõ cách đặt tính, cách tính
GV nhận xét tuyên dương.
Bài 2: 2 HS nêu yêu cầu của bài
a) GV hướng dẫn các em nhận xét các phép tính để nhận ra tính chất giáo hoán của phép cộng
b) Lưu ý các em viết kết quả phải kèm theo cm
HS nêu miệng kết quả,GV nhận xét
Bài 3: HS đọc bài toán (2 em)
HS thảo luận nhóm để tìm ra cách tóm tắt và cách giải
HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng chữa bài
GV nhận xét
Bài 4: GV tổ chức thành trò chơi: “Nối đúng, nối nhanh”
GV phổ biến luật chơi, HS cử đại diện thi tài
 GV cùng HS nhận xét, tính điểm thi đua
 4.Củng cố, dặn dò(2’)
 GV nhận xét chung giờ học, về học bài, chuẩn bị bài sau. Trừ các số tròn chục
Thứ sáu ngày 18 tháng 2 năm 2011
Tập viết(tiết 21)
Tàu thuỷ, giấy pơ- luya,
I. Mục tiêu
- Viết đúng các chữ: tàu thuỷ, giấy pơ-luya,t uần lễ,..kiểu chữ viết thường , cỡ vừa theo vở tập viết 1 tập hai.
HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập hai.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
+Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS.
II. Đồ dùng dạy- học
GV: chữ mẫu
HS: Vở Tập viết, đồ dùng học tập
III. Hoạt động dạy- học
1.ổn định lớp(1’)lớp hát
2.Bài cũ(3’)
Gọi HS viết:sách giáo khoa, hí hoái
3.Bài mới(30’)
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng, HS nhắc lại.
b. Hướng dẫn viết bảng
GV treo chữ mẫu trên bảng
HS đọc bài viết ( 3, 4 em ) và nêu yêu cầu bài viết
GV hướng dẫn HS viết lần lượt các từ
+tàu thuỷ
H:Từ “tàu thuỷ” gồm mấy tiếng? Đó là những tiếng nào? Độ cao của từng con chữ?
H:Khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ?
GV vừa viết vừa nói quy trình viết
HS viết vào bảng con: tàu thuỷđ GV nhận xét, chỉnh sửa
+giấy pơ-luya,  ( Quy trình tương tự )
Giải lao
HS viết bài vào vở Tập viết. HS nhắc lại tư thế ngồi viết
HS viết bài vào vở Tập viết. GV chấm 1 số bài, nhận xét
4. Củng cố, dặn dò(2’)
GV nhận xét giờ học, nhắc HS tự luyện viết ở nhà
Toán (tiết 94)
Trừ các số tròn chục
I. Mục tiêu
- Biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục ; biết giải toán có lời văn.
- Giáo dục HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy- học
GV:Các bó mỗi bó chục que tính
HS: Thẻ que tính
III. Hoạt động dạy- học
1. ổn định lớp(1’)Lớp hát
2.Bài cũ(3’)
 Gọi HS chữa bài
 20	 60	 70
 +	+	+
 20	 10	 20
 ...........	........	..........
 3.Bài mới(30)
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp ghi đầu bài lên bảng, HS nhắc lại.
b. Giới thiệu cách trừ hai số tròn chục (theo cột dọc)
Bước 1: Hướng dẫn HS thao tác trên que tính
Cho HS lấy 50 que tính bó thành 5 bó
H:50 gồm mấy chục ? Mấy đơn vị:
GV viết 5 ở cột chục và o ở cột đơn vị
H: 20 gồm mấy chục ? mấy đơn vị?
GV viết 2 ở cột chục dưới 5, viết 0 ở cột đơn vị dưới 0.
H:Số que tính còn lại gồm mấy bó?
GV viết 3 ở cột chục 0 ở cột đơn vị(dưới vạch ngang)
Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính
	+ Đặt tính:	50	 0 trừ 0 bằng 0, viết 0
	Sao cho chục thẳng cột với chục	 -
	 đơn vị thẳng cột với đơn vị 20 5 trừ 2 bằng3, viết3
	Viết dấu - , kẻ vạch ngang	 ____ 
	+ Tính: Từ phải sang trái	 30 Vậy 50-20=30
GV gọi một số HS nêu lại cách cộng
Giải lao
 2. Thực hành
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài 
 40	 80	 90	 70
 -	-	-	-
 20	 50	 10	 30
 .............	..........	...........	.......
 Khi làm xọng các em đổi chéo vở để kiểm tra
HS đọc kết quả bài làm, GV nhận xét
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài
GV hướng dẫn HS cách trừ nhẩm một số tròn chục với một số tròn chục
	VD: 50 - 30 =
Ta nhẩm: 5 chục trừ 3 chục bằng 2 chục
	Vậy 50 - 30 = 20
Bài 3: HS tự đọc đề toán
HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng chữa bài.
Bài giải
 An có tất cả số cái kẹo là:
 30 + 10 = 40 (cái kẹo)
 Đáp số: 40 cái kẹo.
Dưới lớp nhận xét bài trên bảng và nêu câu lời giải khác, GV nhận xét
Bài 4: HS làm vào bảng con, mỗi nhóm 1 phép tính
HS nêu rõ cách làm từng phép tính. GV cùng HS nhận xét.
 4.Củng cố, dặn dò(2’)
H:Gọi HS nhắc lại kỹ thuật tính?
GV nhận xét giờ học, về học bài, chuẩn bị bài sau.	
Mỹ thuật(tiết 24)
vẽ cây ,vẽ nhà
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được một số loại cây về hình dáng và màu sắc.
- Biết cách vẽ cây đơn giản.
- Vẽ được hình câyvà vẽ mầu theo ý thích.
*Với HS khéo tay vẽ được cây có hình dáng màu sắc khác nhau.
II. Đồ dùng dạy- học
GV:Tranh ảnh một số cây,hình vẽ minh hoạ một số cây
HS:Vở tâp vẽ, bút chì, mầu.
III. Các hoạt động dạy- học
1.ổn định lớp(1’)lớp hát
2.Bài cũ(3’)Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
3.Bài mới(30’)
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng, HS nhắc lại.
b.Giới thiệu hình ảnh cây
GV cho HS quan sát tranh
H:Cây gồm mấy bộ phận?
H:Thân cây mầu gì?
H:Lá cây mầu gì?
GV cho HS quan sát và hướng dẫn thêm một số cảnh phụ
c.Hướng dẫn HS cách vẽ cây
H:Vẽ cây nên vẽ phần nào trước? phần nào vẽ sau?
GV vẽ và hướng dẫn, HS quan sát.
Giải lao
Thực hành(15’)
HS thực hành vẽ vào vở
GV gợi ý cách vẽ, GV quan sát giúp đỡ HS yếu, HS trình bầy sản phẩm.
 4.Củng cố, dặn dò(2’)
GV thu chấm một số bài, tuyên dương một số HS có bài vẽ đẹp
Về tập vẽ lại, Chuẩn bị bài sau. Bài tuần 25
Nhận xét, ký duyệt của ban giám hiệu
Ngày .. tháng 2 năm 2011
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24 nga lop 12011.doc