Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 3 năm 2009

Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 3 năm 2009

I. MỤC TIÊU:

Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn gọn gàng sạch sẽ.

Biết lợi ích của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

Giữ vệ sinh cá nhân; đầu tóc; quần áo gọn gàng sạch sẽ.

**Biết phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng,sạch sẽ và chưa gọn gàng sạch sẽ.

II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

Vở BTĐĐ lớp 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1.Ổn định tổ chức: (1- 2)Hát, KT sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ: (5)

H: Giờ trước chúng ta học bài gì?

H:Em hãy đọc một bài thơ hoặc hát một bài hát nói về trường em?

 

doc 22 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 3 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 3
Ngày soạn:1/ 9 / 2009 
Ngày dạy	Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
Đạo đức ( Tiết số: 3)
gọn gàng sạch sẽ
I. Mục tiêu:
Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn gọn gàng sạch sẽ.
Biết lợi ích của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
Giữ vệ sinh cá nhân; đầu tóc; quần áo gọn gàng sạch sẽ.
**Biết phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng,sạch sẽ và chưa gọn gàng sạch sẽ.
II. Tài liệu, phương tiện:
Vở BTĐĐ lớp 1.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức: (1- 2’)Hát, KT sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
H: Giờ trước chúng ta học bài gì? 
H:Em hãy đọc một bài thơ hoặc hát một bài hát nói về trường em?
HS trả lời, GV nhận xét chung.
 3. Bài mới(30’)
a, Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
b, Hoạt động 1( 2- 4’): 	HS thảo luận
Mục tiêu:HS nhìn và nêu tên bạn nào trong lớp hôm nay đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ.
Cách tiến hành:HS quan sát và nêu tên bạn có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
GV mời những em được nêu tên lên bảng.
GV khen những HS được nêu tên; khen những HS có nhận xét đúng.
c, Hoạt động 2 ( 5 - 8’): bài tập 1(trang7)
Mục tiêu: HS biết được thế nào là gọn gàng sạch sẽ.
Cách tiến hành:GV nêu yêu cầu của bài tập – HS làm việc cá nhân – Gọi HS trình bầy.
H:Tại sao em cho là bạn mặc gọn gàng sạch sẽ?
H:Tại sao em cho là bạn mặc chưa gọn gàng sạch sẽ?
H:Nên sửa như thế nào thì sẽ trở thành gọn gàng sạch sẽ?
HS nhận xét, bổ xung.GV khen những HS có những nhận xét đúng.
d, hoạt động 3(8 – 10’): HS làm bài tập 2(trang 8)
Mục tiêu: HS biết chọn quần áo phù hợp khi đi học
Cách tiến hành: GV nêu yêu cầu bài tập
HS làm bài – Gọi HS lên bảng trình bầy sự lựa chọn của mình.
HS lắng nghe và nhận xét.
**Biết phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng,sạch sẽ và chưa gọn gàng sạch sẽ.
GV kết luận: Quần áo đi học cần phẳng phiu, lành lặn, sạch sẽ, gọn gàng, không mặc quần áo nhàu nát, rách, tuột chỉ, đứt khuy, bẩn hôi, xộch xệch đến lớp.
 4. Củng cố, dặn dò (2 – 3’) :GV tóm tắt nội dung bài.Nhận xét giờ học.Dặn hs ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau: Gọn gàng sạch sẽ (tiết2) 
Học vần ( Tiết số: 19 + 20)
bài 8: l - h
I. Mục tiêu:
Đọc được: l, h, lê, hè.Từ và câu ứng dụng: ve ve ve, hè về.
Viết được:l,h,lê,hè(viết được ẵ số dòng theo quy định trong vở tập viết 1,tập một.
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề :le le.
*Đọc ,viết được chữ l
**HS khá,giỏi bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh(hình)minh hoạ ở SGK;viết được đủ số dòng theo quy định trong vở tập viết một,tập một.
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: phấn màu, chữ mẫu... 
HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành,vở ghi.... 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức( 1’)HS hát.
 2.Kiểm tra bài cũ: 5’
Gv cho 2,3 hs đọc: Bảng lớp: ê, v, bê, ve.HS đọc SGK
GV đọc cho hs viết bảng con chữ : ê, v, bê. 
GV nhận xét ghi điểm cho hs.
 3.Bài mới: 
Tiết 1 ( 35’)
a, Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - Gv ghi đầu bài.
b, Dạy chữ ghi âm
l
+ Nhận diện chữ
GV viết bảng l
GV giới thiệu chữ in, chữ viết thường.
Chữ l viết thường gồm hai nét: nét khuyết trên và nét móc ngược.
H:Chữ l viết thường gần giống với chữ nào?
H:Em so sánh l với b? ( giống nhau: cùng có nét khuyết trên
Khác nhau: b có thêm nét thắt).
+Dạy phát âm và đánh vần tiếng
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm
HS phát âm( cá nhân, cả lớp).
HS ghép thanh dắt âm l.
+ Có âm l muốn có tiếng lê ta thêm âm gì để ghép?
HS nêu – GV ghi bảng: lê
HS ghép tiếng: lê – HS nêu cách ghép tiếng lê – HS phân tích tiếng: lê
+Em nêu cách đánh vần?
HS đánh vần: lờ – ê – lê (cá nhân, nhóm).
HS đọc: lê (cá nhân, cả lớp).
GV cho hs quan sát vật thật và trả lời câu hỏi:
H:Cô có quả gì?
GV giới thiệu và ghi bảng: lê
Hs đọc: lê ( cá nhân, cả lớp). – HS đọc: l, l, lê, lê.
h
GV hướng dẫn tương tự như đối với l
Lưu ý: h gồm hai nét: nét khuyết trên và nét móc hai đầu.
So sánh h với l( Giống nhau: Cùng có nét khuyết trên
 Khác nhau: h có nét móc hai đầu).
Phát âm: Hơi ra từ họng, sát nhẹ.
+hướng dẫn cách viết
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết chữ l.
HS viết bằng ngón trỏ định hình – HS viết bảng con – GV sửa sai.
Các chữ h, lê, hè hướng dẫn tương tự.
c, Đọc tiếng, từ ứng dụng
GV ghi các tiếng ứng dụng lên bảng: lê, lề, lễ
 He, hè, hẹ
HS đọc nhẩm, HS lên bảng tô âm vừa học.
HS đọc các tiếng(cá nhân, nhóm) – GV đọc mẫu, HS đọc lại
HS đọc lại toàn bài trên bảng. nhắc lại âm, tiếng vừa học.
Tiết 2 ( 35’)
d, Luyện tập:
+Luyện đọc ( 10-12’)
HS lần lượt đọc ( trên bảng, sgk)
HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh, sửa cho hs.
Đọc câu ứng dụng: GV treo tranh – HS quan sát.
H:Bức tranh vẽ gì?
GV giới thiệu nội dung bức tranh.
GV ghi câu ứng dụng lên bảng: ve ve ve, hè về.
HS đọc nhẩm, nêu tiếng có âm vừa học. 
GV tô màu âm vừa học. 
Hs đọc câu, GV đọc mẫu và hướng dẫn cách ngắt, nghỉ.
Hs đọc lại( cá nhân, cả lớp).
HS đọc SGK( cá nhân, cả lớp).
+Luyện viết ( 10’)
GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. 
Gv yêu cầu hs mở vở tập viết, ngồi đúng tư thế.
HS viết bài ở vở tập viết lần lượt từng dòng.
GV quan sát, uốn nắn cho hs.
GV chấm 3-5 bài, nhận xét.
+Luyện nói (4 -6’): 
GV nêu chủ đề luyện nói: Le le.
Cho hs quan sát tranh (sgk) trả lời các câu hỏi: 
H:Quan sát tranh em thấy gì?
H:Hai con vật đang bơi trông giống con gì?(con vịt, con ngan.)
H:Vịt, ngan được nuôi ở đâu?
H:Có loài vịt sống tự do không có người chăn gọi là vịt gì?(vịt trời)
HS thảo luận nhóm đôi, Gọi đại diện nhóm lên trình bầy trước lớp.
HS nhận xét, bổ xung.
GV: Trong tranh là con le le , con le le hình dáng giống con vịt trời nhưng nhỏ hơn chỉ có ở một vài nơi nước ta. 
**HS khá,giỏi bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh(hình)minh hoạ ở SGK;viết được đủ số dòng theo quy định trong vở tập viết một,tập một.
 4. Củng cố – dặn dò: 3’
HS đọc bài ở sgk.Gv tóm tắt nội dung bài.Nhận xét giờ học.
Dặn hs ôn lại bài . Đọc trước bài 9: o - c 
Toán ( Tiết số: 9)
luyện tập
I. Mục tiêu:
Nhận biết các số trong phạm vị 5.Đọc, viết,đếm các số trong phạm vi 5.
Giáo dục HS yêu thích môn toán. 
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: SGK.
HS: SGK, bảng...
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tố chức(1’)Lớp hát.
 2. Kiểm tra bài cũ( 2’)
Giờ trước chúng ta học bài gì? 
1,2 hs đếm xuôi, đếm ngược 15 và từ 5 1.
GV nhận xét, ghi điểm.
 3.Bài mới(30’)
a, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
HS mở SGK làm bài tập 1,2,3
**Học sinh khá ,giỏi làm bài tập 4.
b, Hoạt động 1 ( 5 – 6’): bài tập 1 trang 16
GV nêu yêu cầu bài tập
HS đếm và viết số vào ô trống tương ứng với từng hình.
GV quan sát, giúp đỡ hs. 
HS đổi vở kiểm tra, nhận xét.
c, Hoạt động 2 (5 – 6’): Bài 2 trang 16 
HS nêu yêu cầu bài tập.
HS Làm bài, chữa bài.
Gv nhận xét chung.Tuyên dương HS làm bài tốt.
d, Hoạt động 3 ( 4-5’): Bài 3 trang 16
HS nêu yêu cầu của bài.
HS làm bài – 2 HS lên bảng chữa bài.
HS nhận xét, GV chấm một số bài, khen HS có tiến bộ. 
 4. Củng cố- dặn dò: 2-3’
GV tóm tắt nội dung bài.Nhận xét giờ học.
Dặn HS ôn lại bài. Chuẩn bị bài: Bé hơn, dấu <.
 Ngày soạn:2/ 9/ 2009
Ngày dạy	Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009
Học vần ( Tiết số: 21 + 22)
bài 9: o -c
I. Mục tiêu:
Đọc được: o, c, bò, cỏ;từ và câu ứng dụng.
Viết được o,c,bò,cỏ.
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Vó bè.
*Đọc viết được chữ 0 
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: phấn màu, chữ mẫu... 
HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành,vở ghi.... 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức( 1’)HS hát, KT sĩ số.
 2. Kiểm tra(5’)
Gv cho 2,3 hs đọc: Bảng lớp: l, h, lê, hè.HS đọc SGK
GV đọc cho hs viết bảng con chữ lê, hè. 
GV nhận xét ghi điểm cho hs.
 3.Bài mới: 
Tiết 1 ( 35’)
a, Giới thiệu bài:GV giới thiệu trực tiếp - Gv ghi đầu bài.
b, Dạy chữ ghi âm
o
+ Nhận diện chữ
GV viết bảng o
GV giới thiệu chữ in, chữ viết thường.
Chữ o viết thường gồm nét cong kín.
Dạy phát âm và đánh vần tiếng
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm
HS phát âm( cá nhân, cả lớp).
HS ghép thanh dắt âm o.
H:Có âm o muốn có tiếng bò ta thêm âm gì? dấu gì?
HS nêu – GV ghi bảng: bò
HS ghép tiếng: bò – HS nêu cách ghép tiếng: bò – HS phân tích tiếng: bò
H:Em nêu cách đánh vần?
HS đánh vần: bờ – o – bo – huyền - bò (cá nhân, nhóm).
HS đọc: bò (cá nhân, cả lớp).
Dạy từ khóa
GV cho hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
H:Bức tranh vẽ con vật gì?
H:Các em có biết người ta nuôi bò để làm gì?
GV giới thiệu và ghi bảng: bò
Hs đọc: bò ( cá nhân, cả lớp). – HS đọc: o, o, bò, bò.
 c
GV hướng dẫn tương tự như đối với o
Lưu ý: c gồm nét cong hở phải.
So sánh c với o( Giống nhau: Cùng có nét cong
 Khác nhau: c có nét cong hở phải, o có nét cong hở trái).
Phát âm: Gốc lưỡi chạm vào vòm rồi bật ra, không có tiếng thanh.
+hướng dẫn cách viết
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết chữ o.
HS viết bằng ngón trỏ định hình – HS viết bảng con – GV sửa sai.
Các chữ c, bò, cỏ hướng dẫn tương tự.
c, Đọc tiếng, từ ứng dụng
GV ghi các tiếng ứng dụng lên bảng: bo, bò, bó
 Co, cò, cọ
HS đọc nhẩm, HS lên bảng tô âm vừa học.
HS đọc các tiếng(cá nhân, nhóm) – GV đọc mẫu, HS đọc lại
HS đọc lại toàn bài trên bảng. nhắc lại âm, tiếng vừa học.
Tiết 2 ( 35’)
d, Luyện tập:
+Luyện đọc ( 10-12’)
HS lần lượt đọc ( trên bảng, sgk)
HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh, sửa cho hs.
Đọc câu ứng dụng: GV treo tranh – HS quan sát.
H:Bức tranh vẽ gì?
GV giới thiệu nội dung bức tranh.
GV ghi câu ứng dụng lên bảng: bò bê có bó cỏ.
HS đọc nhẩm, nêu tiếng có âm vừa học. 
GV tô màu âm vừa học. 
Hs đọc câu, GV đọc mẫu và hướng dẫn cách ngắt, nghỉ.
Hs đọc lại( cá nhân, cả lớp).
HS đọc SGK( cá nhân, cả lớp).
+Luyện viết ( 10’)
GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. 
Gv yêu cầu hs mở vở tập viết, ngồi đúng tư thế.
HS viết bài ở vở tập viết lần lượt từng dòng.
GV quan sát, uốn nắn cho hs.
GV chấm 3-5 bài, nhận xét.
+Luyện nói (4 -6’): 
GV nêu chủ đề luyện nói: Vó bè.
Cho hs quan sát tranh (sgk) trả lời các câu hỏi: 
H:Quan sát tranh em thấy gì?
H:Vó bè dùng để làm gì?
H:Vó bè thường đặt ở đâu?
H:Em còn biết những loại vó nào nữa?
HS thảo luận nhóm đôi, Gọi đại diện nhóm lên trình bầy trước lớp.
HS nhận xét, bổ xung.
 4. Củng cố – dặn ... ơn.
+Giới thiệu 2 > 1
Gv treo tranh, HS quan sát.
H:Bên trái có mấy con bướm? (2 con)
H:Bên phải có mấy con bướm? (1 con)
H:So sánh 2 con bướm với 1 con bướm? (2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm )
HS nhắc lại
GV đính 2 hình tròn bên trái và một hình tròn bên phải.
H:Hai hình tròn so với một hình tròn em có nhận xét gì? (Hai hình tròn nhiều hơn một hình tròn)
 Gv: Hai con bướm nhiều hơn một con bướm; hai hình tròn nhièu hơn một hình tròn ta nói “ hai lớn hơn một”.
GV ghi bảng: 2 > 1
GV chỉ bảng, HS đọc( cá nhân, nhóm). 
Giới thiệu: 3 > 2; 4 > 3; 5 > 4 ( tương tự như phép tính 2 > 1).
+ Dấu >, dấu < khác nhau như thế nào?( khác tên gọi, cách viết)
d, Hoạt động 3: HS thực hành
HS mở SGK làm bài tập 1,2,3,4.
Bài 1 ( trang 19): 
GV hướng dẫn viết dấu >
HS viết vở.GV nhận xét bài làm của HS
Bài 2( trang 19): 
GV nêu yêu cầu của bài tập(viết theo mẫu)
GV hướng dẫn bài mẫu. HS làm bài – HS đổi vở kiểm tra, HS đọc bài làm.
HS nhận xét.( 4 > 2; 3 > 1),GV nhận xét tuyên dương
Bài 3( trang 20): 
HS nêu yêu cầu của bài tập.
HS làm bài vào vở – HS lên bảng chữa bài.
HS nhận xét, bổ xung.GV nhận xét
Bài 4(trang 20):
HS nêu yêu cầu của bài – HS làm bài.
Chữa bài, GV chấm, chữa bài.
Bài 5(trang 20)”
Gv nêu yêu cầu của bài, GV hướng dẫn mẫu.
HS làm bài, chữa bài.GV nhận xét khen HS làm bài tốt.
 4. Củng cố- dặn dò( 2-3’)
GV tóm tắt nội dung bài.Nhận xét giờ học.Dặn HS về chuẩn bị bài: Luyện tập.
Mĩ thuật ( Tiết số: 3)
Màu và vẽ màu vào hình đơn giản
I. Mục tiêu:
Nhận biết 3 màu: đỏ, vàng,xanh lam.
Biết chọn mầu,vẽ màu vào hình đơn giản: tô được màu kín hình. 
Thích vẻ đẹp của bức tranh khi được tô mầu.
**HS khá,giỏi:cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh khi được tô màu.
Giáo dục HS yêu thích học vẽ.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: tranh, ảnh...
HS: vở, màu.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức: (1’)Lớp hát.
 2.Kiểm tra bài cũ(1’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
 3.Bài mới(30’)
a, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b, Hoạt động 1: Giới thiệu màu sắc: đỏ, vàng, lam.
HS quan sát hình 1 trong vở vẽ.
H:Em hãy kể tên các màu? (đỏ, vàng, da cam)
GV cho HS quan sát một số đồ vật.
H:Mũ màu gì?
H:Quả bóng màu gì?
H:Em hãy kể tên các đồ vật có màu đỏ, vàng, da cam?
HS nêu, HS nhận xét.
GV: Mọi vật xung quanh chúng ta đều có màu sắc làm chúng đẹp hơn; màu đỏ, vàng, lam là ba màu chính; ta pha trộn các màu ấy với nhau ta xẽ được các màu khác nhau.
c, Hoạt động 2: Hướng dẫn cách tô màu
GV tô mẫu, hướng dẫn cách tô - HS quan sát
d, Hoạt động 3: HS thực hành
GV cho HS quan sát tranh
H:Lá cờ tổ quốc có màu gì? ở giữa lá cờ có ngôi sao màu gì?
H:Quả có màu gì?
H:Núi có màu gì?
Cho HS quan sát bài vẽ của HS năm trước – HS nhận xét bố cục bức tranh.
HS vẽ tô màu – Gv bao quát lớp.
HS trưng bầy sản phẩm – GV và HS cùng nhận xét chọn bài vẽ đẹp nhất.
4. Củng cố- dặn dò: 2-3’
GV tóm tắt nội dung bài.Nhận xét giờ học.
Dặn HS chuẩn bị bài tuần sau. 
Ngày soạn:5/ 9/ 2009 
Ngày dạy	Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2009
Toán ( Tiết số: 12)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Biết sử dụng các dấu , và các từ “ bé hơn”, “ lớn hơn” khi so sánh hai số . 
Bước đầu biết diễn đạt từ so sánh theo hai quan hệ bé hơn và lớn hơn (có 22).
Giáo dục HS ham học môn toán. 
*Nhận biết được đấu 
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: SGK, bộ thực hành toán 1...
HS: SGK, bộ thực hành toán1, bảng...
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức(1 - 2’)Lớp hát.
 2.Kiểm tra bài cũ( 5-6’)
Giờ trước chúng ta học bài gì?
HS lên bảng làm bài tập 3 1 2 4
HS nhận xét, GV ghi điểm, nhận xét 
 3.Bài mới(30’)
a, Giới thiệu bài:GV giới thiệu trực tiếp – GV ghi đầu bài.
b, Hướng dẫn HS làm bài tập
HS mở SGK làm bài tập 1,2,3.
**HS khá giỏi làm thêm bài tập 4.
Bài 1(trang 21)
GV nêu yêu cầu của bài, HS làm bài; HS chữa bài.
H:Em có nhận xét gì về kết quả so sánh ở cột thứ nhất 3 3? ( số 3 luôn bé hơn số 4; số 4 luôn lớn hơn số 3).
Gv: Như vậy 3 luôn bé hơn 4 và 4 luôn lớn hơn 3 với hai số bất kỳ khác nhau thì luôn có một số nhỏ hơn và một số lớn hơn.
Bài 2( trang 21)
Gv nêu yêu cầu của bài.
GV hướng dẫn HS làm mẫu: so sánh số lượng hàng trên với số lượng hàng dưới rồi viết kết quả vào ô trống.So sánh số lượng hàng dưới với số lượng hàng trên rồi viết kết quả vào ô trống.
HS làm bài – HS chữa bài, HS đổi vở kiểm tra.
HS nhận xét, GV ghi điểm.
Bài 3( trang 21)
GV nêu yêu cầu của bài.
Gv hướng dẫn HS cách làm; HS làm bài; HS chữa bài.
HS nhận xét, GV ghi điểm.
 4. Củng cố- dặn dò: 2-3’
GV tóm tắt nội dung bài.Nhận xét giờ học.Dặn về nhà chuẩn bị bài: Bằng nhau, dấu =
Học vần ( Tiết số: 27 + 28)
Bài 12: i -a
I. Mục tiêu:
Đọc được: i, a, bi, cá;từ và câu ứng dụng.
Viết được i,a,bi,cá.
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Lá cờ.
*Đọc,viết được chữ i.
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: phấn màu, chữ mẫu... 
HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành,vở ghi.... 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức( 1’)HS hát.
 2.Kiểm tra bài cũ: 5’
Gv cho 2,3 hs đọc: Bảng lớp: lò cò, vơ cỏ.HS đọc SGK
GV đọc cho hs viết bảng con chữ: lò cò, vơ cỏ. 
GV nhận xét ghi điểm cho hs.
 3.Bài mới: 
Tiết 1 ( 35’)
a, Giới thiệu bài: Gv ghi đầu bài.
b, Dạy chữ ghi âm
i
+Nhận diện chữ
GV viết bảng i
GV giới thiệu chữ in, chữ viết thường.
Chữ i viết thường gồm: nét xiên phải và nét móc ngược phía trên có dấu chấm .
+Dạy phát âm và đánh vần tiếng
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm
HS phát âm( cá nhân, cả lớp).
HS ghép thanh dắt âm i.
H:Có âm i muốn có tiếng bi ta thêm âm gì để ghép?
HS nêu – GV ghi bảng: bi
HS ghép tiếng: bi – HS nêu cách ghép tiếng: bi – HS phân tích tiếng: bi
H:Em nêu cách đánh vần?
HS đánh vần: bờ – i– bi (cá nhân, nhóm).
HS đọc: bi (cá nhân, cả lớp).
+Dạy từ khóa
GV cho hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
H:Bức tranh vẽ gì? (vẽ các bạn)
H:Các bạn đang làm gì? ( các bạn đang chơi bi)
GV giới thiệu và ghi bảng: bi
Hs đọc: bi ( cá nhân, cả lớp). – HS đọc: i, i, bi, bi.
a
GV hướng dẫn tương tự như đối với i
Lưu ý: a gồm: nét cong hở phải và một nét móc ngược.
So sánh a với i ( Giống nhau: Đều có nét móc ngược
 Khác nhau: a có nét cong hở phải).
Phát âm: Miệng mở to nhất, môi không tròn.
+hướng dẫn cách viết
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết chữ i.
HS viết bằng ngón trỏ định hình – HS viết bảng con – GV sửa sai.
Các chữ a, bi, cá hướng dẫn tương tự.
+Đọc tiếng, từ ứng dụng
GV ghi các tiếng ứng dụng lên bảng: bi, vi, li
 Ba, va, la
HS đọc nhẩm, HS lên bảng tô âm vừa học.
HS đọc các tiếng(cá nhân, nhóm) – GV đọc mẫu, giải nghĩa một số tiếng, HS đọc lại.
HS đọc lại toàn bài trên bảng. nhắc lại âm, tiếng vừa học.
 Tiết 2 ( 35’)
c, Luyện tập:
+Luyện đọc ( 10-12’)
HS lần lượt đọc ( trên bảng, sgk)
HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh, sửa cho hs.
Đọc câu ứng dụng: GV treo tranh – HS quan sát.
H:Bức tranh vẽ gì? ( vẽ các bạn nhỏ)
H:Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? ( xem vở ô li)
GV giới thiệu nội dung bức tranh.
GV ghi câu ứng dụng lên bảng: Bé Hà có vở ô li.
HS đọc nhẩm, nêu tiếng có âm vừa học. 
GV tô màu âm vừa học. 
Hs đọc câu, GV đọc mẫu và hướng dẫn cách ngắt, nghỉ.
Hs đọc lại( cá nhân, cả lớp).
 HS đọc SGK( cá nhân, cả lớp).
+Luyện viết ( 10’)
GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. 
Gv yêu cầu hs mở vở tập viết, ngồi đúng tư thế.
HS viết bài ở vở tập viết lần lượt từng dòng.
GV quan sát, uốn nắn cho hs.
GV chấm 3-5 bài, nhận xét.
+ Luyện nói (4 -6’): 
GV nêu chủ đề luyện nói: Lá cờ.
Cho hs quan sát tranh (sgk) trả lời các câu hỏi: 
H:Trong tranh vẽ gì? ( 3 lá cờ)
H: Đó là những cờ gì? ( cờ tổ quốc, cờ đội, cờ hội)
H: Cờ tổ quốc có màu gì? ở giữa lá cờ có hình gì?
H: Cờ tổ quốc thường được treo ở đâu?
HS thảo luận nhóm đôi, Gọi đại diện nhóm lên trình bầy trước lớp.
HS nhận xét, bổ xung.
 4. Củng cố – dặn dò: 3’
HS đọc bài ở sgk.Gv tóm tắt nội dung bài.Nhận xét giờ học.
Dặn hs ôn lại bài . Đọc trước bài 13: n – m 
 . Thể dục ( Tiết số: 3)
đội hình đội ngũ - trò chơi vận động
I. Mục tiêu:
Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng dọc. 
Bước đầu biết cách đứng nghiêm, đứng nghỉ(bắt chước theo đúng GV).
 Ôn trò chơi “Diệt các con vật có hại” yêu cầu biết tham gia được vào trò chơi ở mức tương đối chủ động. 
II. Địa điểm, phương tiện:
 Sân trường, còi. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1.Phần mở đầu:7-8’
Tập hợp 3hàng dọc theo tổ.
HS từng tổ từ 1 đến hết điểm số
Lớp trưởng báo cáo sĩ số, hô khẩu lệnh chào.
GV phổ biến nội dung giờ học
HS giậm chân tại chỗ( 1-2’)
2.Phần cơ bản (20’)
Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng( tập 2 – 3 lần).
GV chỉ huy sau đó cho HS giải tán; lần 2; lần 3 để cán sự lớp điều khiển; lớp tập hợp hàng dọc, dóng hàng.
tư thế đứng nghiêm.
GV làm mẫu kết hợp phân tích động tác – HS quan sát.
Khi đứng nghiêm ,người đứng thẳng tự nhiên là được.
GV hô - HS tập theo
Cán sự lớp điều khiển; GV sửa chữa động tác sai. HS tập 2 – 3 lần.
Tư thế đứng nghỉ.
GV hướng dẫn và làm mẫu động tác – HS tập theo.
HS tập động tác nghỉ( 2 – 3 lần).
Gv cho HS tập phối hợp đứng nghiêm, đứng nghỉ tập 2 – 3 lần.
GV cho HS tập phối hợp tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ.( tập 2 lần).
Cho HS ôn lại trò chơi “ Diệt các con vật có hại).
 HS nhắc lại cách chơi; HS chơi trò chơi.
3.Phần kết thúc:6-7’
HS giậm chân tại chỗ.
Đứng vỗ tay hát.
Hs thả lỏng các khớp.
GV tóm tắt nội dung bài.Nhận xét giờ học.
Dặn hs ôn bài, chuẩn bị bài tuần sau.
Nhận xét kí duyệt của ban giám hiệu
Ngàythángnăm 2009
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3.doc