Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 5 năm 2010

Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 5 năm 2010

I. MỤC TIÊU:

- Đọc được: u, ư, nụ, thư; từ và câu ứng dụng

- Viết được: u, ư, nụ, thư.

- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: thủ đô.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Phấn màu, chữ mẫu viết thường(u, ư, nụ, thư)

- HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định: 1

- HS hát.

2. Kiểm tra: 3- 5

- GV gọi 3 HS đọc SGK bài 16 (ôn tập)

- GV đọc cho HS viết bảng con chữ: tổ cò, da thỏ, thợ nề(3 tổ) .Thợ nề còn gọi là thợ gì?

- GV nhận xét ghi điểm cho HS.

 

doc 21 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1122Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 5 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 5
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
Học vần ( Tiết số: 37 + 38)
bài 17 : u - ư
I. Mục tiêu:
- Đọc được: u, ư, nụ, thư; từ và câu ứng dụng
- Viết được: u, ư, nụ, thư.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: thủ đô. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Phấn màu, chữ mẫu viết thường(u, ư, nụ, thư) 
- HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- HS hát.
2. Kiểm tra: 3- 5’ 
- GV gọi 3 hs đọc SGK bài 16 (ôn tập)
- GV đọc cho hs viết bảng con chữ: tổ cò, da thỏ, thợ nề(3 tổ) .Thợ nề còn gọi là thợ gì? 
- GV nhận xét ghi điểm cho hs.
3. Bài mới: 
 Tiết 1 ( 30- 32’)
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài. 2HS nhắc lại.
b. Dạy chữ ghi âm.
 *Dạy chữ ghi âm u ( 8 -9’)	 
+ Nhận diện chữ:
- GV giới thiệu chữ ghi âm u in thường, chữ ghi âm u viết thường
H: Chữ ghi âm u gồm mấy nét? Là những nét nào?(...gồm 3 nét: nét xiên phải và 2 nét móc ngược)
- GV đưa chữ i(đặt bên cạnh chữ u cho HS so sánh:
H: Chữ u và chữ i có gì giống nhau và có gì khác nhau? 
 ( Giống:đều có nét xiên phải và nét móc ngược.
 Khác: chữ u có 2 nét móc ngược...)
+ Ghép chữ và đánh vần:
- GV phát âm mẫu: u
 HS phát âm(cá nhân) , GV chỉnh sửa. 
- GV yêu cầu HS dắt âm u, HS đọc: 4- 6 em, lớp: 1 lần
H: Có âm u, muốn có tiếng nụ ta ghép thế nào?
- 1- 2 HS nêu cách ghép, ghép chữ: nụ.
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng nụ (cá nhân, lớp).
- HS đọc: u- nụ(3- 4 em)
- GV cho HS quan sát tranh minh họa từ khóa.
H: Tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu từ khoá: nụ, ghi bảng.
- HS đọc từ ( 3- 4 em) .
- 1 HS đọc tổng hợp: u- nụ- nụ 
H: Vừa học âm gì ? tiếng gì? GV tô màu âm u.
- 2 HS đọc xuôi ngược.
* Dạy chữ ghi âm ư (Quy trình tương tự) ( 7 -8’)	
- Cho HS so sánh chữ ghi âm âm u với chữ ghi âm ư...
-HS đọc cả hai phần.
Giải lao: 1- 2’
* Hướng dẫn HS viết chữ trên bảng con: ( 8 -9’)
- GV đưa chữ mẫu u phóng to, nêu quy trình, viết mẫu. HS quan sát. HS viết bằng ngón tay trên mặt bảng.
- HS viết bảng tay 1, 2 lần, GVnhận xét , chữa lỗi.
- Hướng dẫn viết ư, nụ, thư tương tự. 
* Dạy từ ứng dụng: (5-6’)
- GV ghi bảng từ ứng dụng. HS đọc thầm.
- 1 em đọc to
H: Tiếng nào có âm vừa học? GV gạch chân các tiếng HS vừa tìm có âm u, ư: thu, đu, đủ, thứ, tự, cử.
- HS luyện đọc kết hợp phân tích cấu tạo tiếng. GV chỉnh sửa phát âm cho HS .
- GV giải thích từ khó, đọc mẫu:
+ Cá thu: cá sống ở nước mặn(nước biển), thân dài, dẹp, không vẩy, thịt trắng ăn rất ngon.
+ Cử tạ: GVgiải thích và làm động tác..
- 1 HS đọc lại từ ứng dụng. Lớp đọc 1lần. 
* Củng cố:1- 2’
H: Các emvừa học những âm mới nào?.
H: Học những tiếng tiếng mới nào? Từ mới nào?
- HS cả lớp đọc lại toàn bài.
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 2 ( 35’)
d. Luyện đọc: (13-14’)
* Luyện đọc bài tiết 1: (6- 7’)
- HS lần lượt đọc bài trên bảng, SGK
- HS đọc theo cá nhân, lớp. GV chỉnh , sửa tư thế đứng đọc bài, cách cầm sách đọc cho HS
* Đọc bài ứng dụng: thứ tư, bé hà thi vẽ (5-6’)
- HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét:
H: Tranh vẽ gì? ( bé thi vẽ)
- GVghi bảng, HS đọc thầm: tìm tiếng có âm mới vừa học?
H: Trong câu tiếng nào chứa âm mới? (thứ, tư). GV gạch chân bằng phấn mầu
- HS đọc tiếng, phân tích cấu tạo tiếng(cá nhân)
- HS tập đọc câu. GV chỉnh sửa cách đọc, đọc mẫu, chú ý hướng dẫn các em đọc liền mạch các tiếng trong câu(tập ngắt hơI sau dấu
- HS đọc đồng thanh câu ứng dụng 1 lần.
e. Luyện viết: (9-10’)
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1-2 học sinh đọc.
- GV nhắc lại cách viết: u, ư, nụ, thư.
- GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng, cách viết dấu thanh.HS quan sát
- Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, viết bài.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV 5-7 bài, nhận xét, chữa lỗi.
g. Luyện nói: (7 - 8’)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ:
H: Trong tranh em thấy cô giáo đưa HS đi thăm cảnh gì?
H: Chùa Một Cột ở đâu? (chùa Một Cột ở thủ đô Hà Nội)
H: Mỗi nước có mấy thủ đô?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi(2’): Kể cho bạn những điều em biết về thủ đô Hà Nội.
- Mời đại diện vài nhóm lên trình bày.nhóm khác nhận xét bổ sung
- GV chỉnh sửa cau nói hoàn chỉnh cho HS
4. Củng cố: 2’
- HS cả lớpđọc bài ở SGK 1 lần.
- GVnhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:1’
- Dặn HS: ôn lại bài. GV hướng dẫn HS đọc trước bài 18: x, ch. 
Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010
Học vần ( Tiết số: 39 + 40)
bài 18: x, ch 
I. Mục tiêu:
- Đọc được: x, xe, ch, chó; từ và câu ứng dụng
- Viết được: x, xe, ch, chó.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: phấn màu, chữ mẫu viết thường:x, ch, xe, chó... 
- HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành,vở tập viết 1... 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- HS hát, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra: 3- 5’
- GV cho 2 hs đọc bài ở bảng tay: u, nụ, ư, thư. 3 HS đọc bài17 SGK
- GV đọc cho hs viết bảng con chữ: cá thu,1 HS lên bảng viết: thứ tự
H: cá thu sống ở đâu?
- GV nhận xét , ghi điểm cho hs.
3. Bài mới: 
Tiết 1 ( 30- 32’)
a. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài.
- 1- 2 HS nhắc lại
b. Dạy chữ ghi âm:
* Dạy chữ và âm x (8-9’)
+ Nhận diện chữ:
- GV giới thiệu x in thường, x viết thường
H: Chữ ghi âm x gồm mấy nét?( gồm 2 nét: nét cong hở trái và nét cong hở phải)
H: So sánh x với c? HS so sánh( giống nhau là đều có nét cong hở phải. Còn khác nhau là chữ x có thêm nét cong hở trái)
- GV phát âm mẫu, hướng dẫn cách phát âm, cho HS phát âm:(cá nhân, lớp)
- HS dắt chữ x, đọc
- GV yêu cấuH dắt thêm e vớiễ thành tiếng mới: xe
H: Em ghép được tiếng gì? Em ghép như thế nào?
-2 HS nhận xét, nêu cách ghép
- HS phân tích tiếng xe có âm x đứng trước âm e đứng sau.(3- 4 em) 
- Đánh vần : xờ - e - xe(cá nhân, lớp) .Đọc trơn: xe(cá nhân)
- GV ghi tiếng mới, 1 HS đọc.
-2- 3 HS đọc: x- xe
- GV cho HS quan sát tranh, giới thiệu từ mới ghi bảng, HS đọc(cá nhân)
- 1 HS đọc tổng hợp ( x - xe - xe). GV hỏi củng cố tô màu âm x.
- 2 HS đọc xuôi ngược
*Dạy âm và chữ ch (7- 8’)
- Quy trình tương tự như dạy chữ x
 Lưu ý:
 . Chữ ch là chữ ghép từ hai con chữ c và h( c đứng trước, h đứng sau)
 . So sánh ch với c:
 + Giống nhau: đều có c 
 + Khác nhau : ch có thêm h 
- Đọc cả hai phần
Giải lao: 1’
+ Hướng dẫn viết(9 - 10’)
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết: x, ch, xe, chó. HS quan sát
- GV lưu ý: chữ ch có con chữ h cao 5 dòng li, khi viết lấy điểm dừng bút của c làm điểm bắt đầu viết h. Từ điểm kết thúc của h lia bút tới điểm đặt bút của o sao cho đường cong của o chạm vào điểm dừng bút của ch. Dấu sắc viết trên o. 
- HS viết lên mặt bàn bằng ngón trỏ.
- HS viết bảng tay ( mỗi chữ 2 lần), HS nhận xét bài của bạn. GV sửa lỗi viết sai cho HS
c. Dạy từ ứng dụng: ( 5 -6’)
- GV viết bảng, HS đọc nhẩm thợ xẻ , chì đỏ, xa xa, chả cá 
- 1 HS đọc to, 2 HS lên bảng tìm tiếng chứa tiếng chứa âm mới học, gạch chân.
- HS luyện đọc kết hợp phân tích cấu tạo tiếng.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS .
- GV đọc mẫu, giải thích từ khó: xa xa( xa mà trông they được), thợ xẻ(người làm nghề cưa gỗ thành ván)
- HS đọc lại từ ứng dụng ( 3- 4 em, nhóm 1 lần).
* Củng cố: 1’
- HS đọc lại bài tiết 1
H: Các em vừa học mấy âm mới ? là những âm nào?(1- 2HS).
H: Học mấy tiếng mới? Từ mới?(1- 2HS)
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 2 ( 35’)
d. Luyện đọc: ( 13-14’)
* Đọc bài tiết 1: ( 6 -7’)
- HS lần lượt đọc ( trên bảng, sgk)
- HS đọc chủ yếu theo cá nhân, HS khác nhận xét bạn đọc. GV chỉnh, sửa cho hs.
* Đọc câu ứng dụng: ( 5 -6’) 
H: Tranh vẽ gì? (Vẽ xe chở đầy cá)
H: Xe đó đang đi về hướng nào? (Thị xã)
- GV viết câu ứng dụng, HS đọc nhẩm tìm tiếng có âm vừa học: xe ô tô chở cá về thị xã.
- 1 học sinh đọc to
- HS tìm tiếng chứa âm mới,GV gạch chân.
- HS luyện đọc tiếng, kết hợp phân tích. 
- HS luyện đọc câu ứng dụng(cá nhân). GV chỉnh sửa phát âm và tốc độ đọc cho HS.( lưu ý đọc lion mạch từ: thị xã)
- GV đưa tranh, hướng dẫn HS khai thác nội dung tranh
- HS đọc lại câu ứng dụng(cá nhân, lớp)
e. Luyện viết: ( 9 - 10’)
- GV yêu cầu HS mở vở TV,1 HS đọc nội dung bài viết.
- GV hướng dẫn độ cao, khoảng cách giữa các chữ.GV viết mẫu bảng lớp. HS quan sát
- HS viết bài ở vở TV lần lượt từng dòng. 
- GV quan sát, uốn nắn cho HS.
- GV chấm 3- 5 bài, nhận xét.
g. Luyện nói: (9-10’)
- Bài luyện nói của chúng ta hôm nay là gì? 1- 2HS trả lời 
- GV viết chủ đề luyện nói: Xe bò, xe lu, xe ô tô 
- Cho hs quan sát tranh (sgk) trả lời các câu hỏi: 
H: Quan sát tranh em thấy có những loại xe nào?( Xe bò, xe lu, xe ô tô )
H: Các em hãy chỉ từng loại xe? 1 HS lên chỉ ở tranh vẽ
+ GV: Gọi là xe bò vì loại xe này dùng bò để kéo.
HS thảo luận nhóm đôi:2’
H: Xe bò thường dùng để làm gì?
H: Xe lu dùng làm gì?(lu đường)
H: Loại xe ô tô trong tranh gọi là xe ô tô gì? Nó dùng để làm gì?
Đại diện các nhóm lên trình bày. nhóm khác bổ sung. GV sửa câu nói hoàn chỉnh cho 
Hỏi thêm: Em có biết loại xe ô tô nào khác? Nó được dùng vào những việc gì?
H: Còn có loại xe nào nữa ?
4. Củng cố: 2’
- 1 HS đọc bài ở SGK. Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’
- Dặn HS ôn lại bài vùa học.HD đọc trước bài 19: s, r
Toán (Tiết số: 17)
 Số 7 
I. Mục tiêu:
 Giúp hs:
- Biết 6 thêm 1 được 7, viết số 7.
- Đọc đếm được từ 1 đến 7 ; biết so sánh các số trong phạm vi 7.
- Biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: SGK, bộ TH toán1,7 lá cờ, 7 que tính
- HS: SGK, bộ TH toán1, bảng con...
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 3- 4’
H: Giờ trước chúng ta học số mấy?(số 6). 1 HS trả lời
- GV đọc, HS viết 1, 2, 3, 4, 5, 6(bảng con) ,1 HS viết số 6(bảng lớp)
- GVnhận xét , ghi điểm.
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b. Hoạt động 1: Giới thiệu số 7 ( 10 - 12’) 
* Lập số 7
- GV đính lên bảng 7 lá cờ và nói: “Có 6 lá cờ, thêm 1 lá cờ nữa.Tất cả có mấy lá cờ?(6 lá cờ thêm 1lá cờ là 7 lá cờ. Tất cả có 7 lá cờ)
- Nhiều hs nhắc lại.
- Yêu cầu HS lấy 6 que tính, sau đó lấy thêm 1 que tínhvà nói “Sáu que tínhthêm 1 que tính tất cả là 7 que tính” 
-1 HS trả lời,3- 4HS nhắc lại “có 7 que tính” 
+ Làm tương tự với 7 hình tam giác, 7 hình tròn. HS thực hiện theo yêu  ...  Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2HS nhắc lại
b. Hoạt động 1: Giới thiệu các nét cong. ( 4 - 5’)
- GV vẽ lên bảng 1 số nét cong, nét lượn sóng, nét cong khép kín...và đặt câu hỏi để HS trả lời:
H: Em thấy nét vẽ thẳng hay cong? (cong)
- GV cho HS quan sát 1 số đồ vật thật( lá, quả...)
H: Muốn vẽ được những cái lá, quả, mặt trời...ta phải vẽ bằng nét gì? ( nét cong)
- GV vẽ lên bảng 1 số hình lá, quả(đu đủ, bưởi....), sóng nước... để minh hoạ.
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ nét cong. ( 8 - 9’)
- GV vẽ lên bảng một số nét cong, đánh dấu theo chiều mũi tên để HS quan sát 
+ Vẽ từng nét cong( cong tròn, cong lượn, cong trái cong phải)
+ Vẽ nét cong lượn từ trái sang phải, cong kín từ trên xuống ) 
- GV khuyến khích HS khá giỏi: Vẽ được một tranh đơn giản có nét cong và tô màu theo ý thích.
Giải lao: 1’
d. Hoạt động 3: Thực hành (14- 15’) 
- GV hướng dẫn HS cách vẽ dãy núi, vườn hoa, trời, mây
- Gv vẽ mẫu. HS quan sát
- HS thực hành vẽ
- Khuyến khích HS khá, giỏi vẽ thêm các hình ảnh có liên quan cho bài vẽ sinh động
- Tô màu theo ý thích.
- GV theo dõi giúp đỡ HS hoàn thành bài vẽ.
e. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá ( 3’)
GV chọn bài đẹp của các tổ để HS nhận xét
H: Bài nào vẽ đẹp, tô màu đẹp?
- GV yêu cầu HS tìm bài đẹp mà mình thích.
4. Củng cố:2’
- Gv tóm tắt nội dung bài. GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:1’
- Về hoàn thiện bài vẽ của mình cho đẹp
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn
Thứ sáu ngày 01 tháng 10 năm 2010
Học vần (Tiết số: 45 + 46)
Bài 21: ôn tập 
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: u, ư, x, ch, s, r, k, kh; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 17 đến bài 21.
- HS viết được: u, ư, x, ch, s, r, k, kh ; các từ ngữ ứng dụng từ bài 17 đến bài 21.
- Nghe hiểu và kể lại được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: “thỏ và sư tử”. (HS khá giỏi kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh.)
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: phấn màu, chữ mẫu viết thường: xe chỉ, củ sả; bảng ôn SGK... 
- HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành, vở ghi.... 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- HS hát, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra: 3-5’
- GV cho 2 HS đọc: - Bảng lớp: k, kh, kẻ, khế
- 3 HS đọc SGK. - GV đọc cho HS viết bảng con: kẽ hở, cá kho
- Tìm tiếng, từ chứa âm k, kh
- GV nhận xét, ghi điểm cho hs.
3. Bài mới: 
 Tiết 1 (33-35’) 
a. Giới thiệu bài:1’
H: Tuần qua, chúng ta đã học những âm, chữ gì mới? 
- HS nêu. GV ghi vào bảng động.
- HS khá, giỏi đối chiếu, bổ sung.
- GV giới thiệu bài mới, ghi đầu bài.1 HS nhắc lại.
b. Ôn tập: (20 - 22’)
* Ôn các chữ ghi âm:
- HS lên bảng đọc các chữ ghi âm ở bảng ôn.
- GV đọc âm, yêu cầu HS chỉ chữ.
- GV chỉ chữ bất kì trong bảng ôn, yêu cầu HS đọc.
*Ghép chữ thành tiếng: 
 Bảng 1: 
- GV: Bây giờ chúng ta sẽ ghép từng âm ở cột dọc với lần lượt từng âm ở dòng ngang để tạo thành tiếng.
- GV ghép mẫu: x ghép với e, x ghép với i ( xe, xi)
- GV yêu cầu mỗi HS ghép 1 tiếng, ghép xong dòng nào, cho HS đọc lại dòng đó (cá nhân-nhóm)
- Tương tự, GV chia lớp thành 3 tổ và mỗi tổ dắt một âm:
	+ Tổ 1 ghép âm k với các âm ở hàng ngang(e, i)
 	+ Tổ 2 ghép âm r với các âm ở hàng ngang(e, i, a, u, ư)
 	+ Tổ 3 ghép âm s với các âm ở hàng ngang (e, i, a, u, ư)
- Còn âm ch, kh GV cho 2 HS lên bảng viết vào bảng ôn HS khác nhận xét, bổ sung
- GV cho HS đọc từng dòng(cá nhân), Cho HS đọc xuôi ngược bất kì( kiểm tra HS yếu, HS trung bình)
H: Nhìn vào bảng cho cô biết : Trong các tiếng ghép được, thì các chữ ở cột dọc đứng ở vị trí nào?
( đứng trước)
H: Các chữ ở dòng ngang đứng ở vị trí nào?( đứng sau).
* Lưu ý: k không ghép được với a, u, ư.
- Cho HS đọc lại toàn bộ bảng 1(cả lớp: 1 lần)
Giải lao: 1’.
 Bảng 2:
H: Các em đã được học những dấu thanh nào? HS kể. GV ghi bảng ôn.
- HS đọc các dấu thanh.
- Tiếp tục cho HS ghép tiếng ( ru, cha)với dấu thanh để hoàn chỉnh bảng 2.
- Đọc các tiếng ở bảng 2 (cá nhân). GV sửa đọc sai cho HS
- HS cả lớp đọc 1 lần
c. Đọc từ ngữ ứng dụng: ( 5 - 6’)
- GV ghi bảng, HS đọc thầm: xe chỉ; củ sả
- HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng (cá nhân)
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
- GV giải thích từ 
xe chỉ: làm cho xoắn các sợi chỉ nhỏ thành sợi lớn
Củ sả: GV đưa củ sả cho HS quan sát. Củ sả dùng làm gia vị nấu một số món ăn
d. Hướng dẫn viết từ ứng dụng: xe chỉ, củ sả ( 5 - 6’)
- GV đưa mẫu từ xe chỉ, HS đọc. GV hướng dẫn cách viết và viết mẫu, lưu ý khoảng cách giữa các con chữ.
- HS viết bảng con. GV nhận xét, chữa.
+ từ củ sả ( HD tương tự)
* Lưu ý cho HS cách ghi dấu thanh hỏi đúng vị trí.
* Củng cố: 1’
H: Chúng ta vừa ôn những âm gì?
- HS cả lớp đọc lại bài trên bảng 1 lần.
Tiết 2 ( 35’)
g. Luyện đọc:(12-14’)
* Luyện đọc bài tiết 1: ( 6 - 7’)
- HS lần lượt đọc bài ( trên bảng, SGK)
- HS đọc theo cá nhân. GV chỉnh , sửa phát âm; tư thế đọc, cầm sách đọc cho HS.
 * Đọc bài ứng dụng: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú ( 5 - 6’)
- GVghi bảng, HS đọc thầm: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú
H: Trong câu tiếng nào chứa âm vừa ôn? 
- HS đọc tiếng, phân tích.
- HS tập đọc câu. GV chỉnh sửa đọc sai
- GV giải thích: sở thú
- HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét:
H: Tranh vẽ gì?
- HS đọc đồng thanh câu ứng dụng 1 lần.
h. Luyện viết: (5’)
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết: xe chỉ, củ sả. 1-2 học sinh đọc.
- GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng.
- Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, viết bài.
- GV quan sát, uốn nắn các tư thế cho HS.
- GV chấm 4 bài, nhận xét, chữa lỗi.
GiảI lao: 1’
i. Kể chuyện: thỏ và sư tử( 9- 11’) 
- H: Câu chuyện kể của chúng ta hôm nay là gì?
- GV giới thiệu, dẫn vào câu chuyện
- GV kể lại câu chuyện một cách diễn cảm. HS lắng nghe và quan sát tranh (sgk) 
- GV kể lại lần 2:(có minh hoạ bằng tranh)
- Hướng dẫn HS kể từng đoạn chuyện theo tranh:
+ HS thảo luận nhóm, tập kể trong nhóm. Sau đó HS nối tiếp nhau kể, vừa kể và chỉ vào từng tranh.
_ Đại diện các nhóm lên kể. Nhóm khác nhận xét bổ sung 
+ Tranh 1: Thỏ đến gặp sư tử thật muộn 
+ Tranh 2: Cuộc đối đáp giữa thỏ và sư tử. 
+ Tranh 3: Thỏ dẫn sư tử đến một cái giếng. Sư tử nnhìn xuống đáy thấy một con sư tử hung dữ đang chằm chằm nhìn mình.
+ Tranh 4: Tức mình, nó liền nhảy xuống định cho con kia một trận. Sư tử giãy giụa mãi rồi sặc nước mà chết.
- Sau khi HS kể chuyện. GV đưa ra một số câu hỏi để HS hiểu ý nghĩa của truyện
H: Câu chuyện này có mấy nhân vật? Em thích nhân vật nào? Vì sao?
H: Qua câu chuyện này em thấy con thỏ là con vật thế nào?( thông minh , dũng cảm)
H: Em thấy sư tử là con vật như thế nào?(kiêu căng, gian ác)
H: Những kẻ gian ác, kiêu căng cuối cùng sẽ ra sao? (bị trừng trị thích đáng)
H: câu chuyện khuyên em điều gì?
4. Củng cố:2’
- 1HS đọc lại bài ở sgk.
- GV tóm tắt lại các âm chữ vừa ôn.
- GVnhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:1’
- Dặn HS ôn lại bài. Hướng dẫn đọc trước bài 22: p, ph, nh.
Toán (Tiết số: 20)
 Số 0 
 I. Mục tiêu:
 Giúp HS: 
- Viết được số 0 ; đọc và đếm được từ 0 đến 9.
- Biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9.
- Nhận biết được vị trí của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: SGK, bộ TH toán 1...
- HS: SGK, bộ TH toán1, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 4- 5’
H: các em đã được học những số nào?(1 HS)
- 2 em đếm xuôi, ngược từ 1- 9 và từ 9 - 1
- 1 HS lên bảng, lớp làm bảng con theo 3 nhóm.
	78	98
	69	59
- GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới: 33- 35’
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 1HS nhắc lại
b. Hoạt động 1: Giới thiệu số 0 ( 12 - 14’) 
* Lập số 0
- GV đưa các nhóm đồ vật: 5 hình tròn rồi lần lượt bớt đi 1 hình tròn, mỗi lần bớt lại hỏi: Còn bao nhiêu hình tròn? Cho đến lúc nào không còn hình tròn nào nữa.
+ Đối với 5 que tính, 3 tam giác.....GV cũng làm tương tự
- GV nêu: Để chỉ không hình tròn, không hìnấtm giác, không que tính ta dùng số 0
- GV viết bảng số 0 in, số 0 viết thường 
- HS đọc (cá nhân, lớp)
* Nhận biết vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9 
- Cho HS xem hình vẽ trong sách, GV chỉ từng ô và hỏi: “Có mấy chấm tròn?”(không, một, hai, ba,...chín chấm tròn)
- GV hướng dẫn HS đếm từ 1 - 9 , từ 9 - 1
- GV hỏi: 0 chấm tròn so với 1 chấm tròn thì nhiều hơn hay ít hơn?” (ít hơn) 
“ít hơn ta dùng dấu gì?(dấu bé) 
- GV ghi 0 < 1, rồi chỉ vào 0 < 1 cho 3- 4 HS đọc: “ 0 bé hơn 1”
H: 0 chấm tròn so với 2 ( 3, 4, 5, ...9 chấm tròn thì nhiều hơn hay ít hơn? Gọi nhiều HS trả lời
H: Trong dãy số từ 0 - 9 số nào là số bé nhất?( số 0)
- HS lấy số o trong bộ chữ
* GVKL: Số 0 là số bé nhất trong tất cả các số đã học. 2-3 HS nhắc lại
Giải lao: 1’
c. Hoạt động 2: Thực hành (15 - 17’)
HS mở SGK làm bài tập cần làm: Bài1, bài 2(dòng2); bài 3(dòng 3);bài 4(cột 1,2)
*Các em làm xong thì thêm dòng1 (bài 2). dòng 1,2 (bài 3) bài 4(cột 3) 
* Bài 1: HS nêu yêu cầu: Viết số 0.
- GV hướng dẫn HS viết số 0vào bảng con, vở
- GV kiểm tra, nhận xét, sửa sai
+ Bài 2(dòng 2):Viết số thích hợp vào ô trống 
- GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống.	
- HS làm bài chữa bài, 1 em lên bảng làm, HS nhận xét bổ sung
+ Bài 3: Viết số thích hợp 
- Hướng dẫn HS điền số vào ô trống
- HS thực hành, GV quan sát.
- HS nhận xét, chữa bài. HS dưới lớp đọc bài làm
+ Bài 4: >, <, =? 
01	05	70	88
20	80	03	44
04	90	02	00
- HS thực hành làm bài, đổi vở kiểm tra.
-2 HS lên bảng. HS nhận xét. GV chữa bài
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, khen. )
4. Củng cố: 2-3’
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
	5. Hướng dẫn về nhà: 1’
- Dặn về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài: Số 10 
Nhận xét, kí duyệt của ban giám hiệu
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doc-T5-L1- nga hoi.doc