Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 6 năm 2010

Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 6 năm 2010

I. MỤC TIÊU:

- Đọc được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá ; từ và câu ứng dụng

- Viết được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.

- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: phấn màu, chữ mẫu viết thường p ph, nh, tranh minh hoạ.

- HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở tập viết 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định: 1

- HS hát.

2. Kiểm tra: ( 3 - 5)

- GV cho 3 HS đọc bài 21 trong SGK

- GV đọc cho HS viết bảng con theo 3 nhóm: xe chỉ, củ sả, kẻ ô.

H: củ sả trồng đẻ làm gì?

- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.

3. Bài mới:

 

doc 21 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 918Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 6 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 6
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Học vần (Tiết số: 47 + 48)
Bài 22: p- ph, nh
I. Mục tiêu:
- Đọc được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá ; từ và câu ứng dụng
- Viết được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: phấn màu, chữ mẫu viết thường p ph, nh, tranh minh hoạ... 
- HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở tập viết 1. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- HS hát.
2. Kiểm tra: ( 3 - 5’)
- GV cho 3 HS đọc bài 21 trong SGK
- GV đọc cho HS viết bảng con theo 3 nhóm: xe chỉ, củ sả, kẻ ô.
H: củ sả trồng đẻ làm gì?
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
3. Bài mới: 
Tiết 1 ( 35’)
a. Giới thiệu bài : 1’- Ghi đầu bài: 2 HS nhắc lại
b. Dạy chữ ghi âm:
* Dạy chữ ghi âm p (4’)	 
+ Nhận diện chữ:
- GV giới thiệu chữ ghi âm p in thường, chữ ghi âm p viết thường.
H: Chữ p viết thường gồm mấy nét? Là những nét nào? ( ...gồm 3 nét: nét xiên phải, nét sổ và nét móc 2 đầu): 2 HS trả lời
- GV đưa chữ n cho HS so sánh
H: Chữ p và chữ n giống và khác nhau như thế nào? 
 ( Giống: đều có nét móc hai đầu.
 Khác: chữ n có nét móc xuôi, chữ p có nét xiên phải và nét sổ thẳng): 2 HS
+ Ghép chữ và phát âm:
- GV hướng dẫn, phát âm mẫu: p
- HS phát âm, GV chỉnh sửa(cá nhân, lớp)
- GV yêu cầu HS dắt âm p, HS đọc: cá nhân
* Dạy chữ ghi âm ph (8’)	 
+ Nhận diện chữ:
- GV giới thiệu chữ ghi âm ph in thường, chữ ghi âm ph viết thường.
H: Chữ ghi âm ph gồm mấy con chữ? Là những con chữ nào?(...gồm 2 con chữ: p và h); 1 HS trả lời
- GV đưa chữ p cho HS so sánh:
H: Chữ p và chữ ph giống và khác nhau như thế nào? 2 HS nêu
 . Giống nhau: đều có con chữ p
 . Khác nhau: chữ ph có thêm con chữ h
+ Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV hướng dẫn, phát âm mẫu: ph
- HS phát âm, GV chỉnh sửa(cá nhân, lớp) 
- GV yêu cầu HS dắt âm ph, HS đọc: 3- 4 em
H: Có âm ph, muốn có tiếng phố em làm thế nào?
- 1 HS nêu cách ghép, ghép chữ phố.
-3- 4 HS phân tích,6- 8 HS đánh vần: phờ- ô- phô- sắc- phố, lớp: 1 lần; đọc trơn tiếng phố (cá nhân)
- 2- 3 HS đọc: p- ph- phố
- GV cho HS quan sát tranh minh họa từ khóa.
H: Tranh vẽ gì?(nhiều nhà cao tầng mọc san sát). GV: đây là cảnh phố xá
- GV giới thiệu từ khoá: phố xá, ghi bảng.
- HS đọc từ (cá nhân).
- 3- 4 HS đọc xuôi, lại phần vừa học 
H: Vừa học âm gì? tiếng gì? HS trả lời, GV tô màu âm ph.
- HS đọc xuôi, ngược, bất kì(cá nhân)
* Dạy chữ ghi âm nh (7-8’)	
- Quy trình tương tự
- Cho 2 HS so sánh âm nh với âm ph.
 . Giống nhau: đều có con chữ h đứng sau
 . Khác nhau: chữ ph có con chữ p đứng trước, chữ nh có con chữ n
- 1 HS đọc cả hai phần
Giải lao: 1’
+ Hướng dẫn HS viết chữ trên bảng con: (9-10’)
- GV đưa chữ mẫu p phóng to cho HS quan sát.
H: Chữ p gồm mấy nét?(3 nét) Chữ p cao mấy li?(4 li) 
- GV hướng dẫn quy trình viết, chú ý HS điểm đặt bút, dừng bút.
- GV viết mẫu. HS quan sát.
- HS viết bằng tay trên mặt bảng con
- HS viết bảng con 1-2 lần, GV nhận xét, chữa lỗi.
 + Hướng dẫn viết: ph, nh, phố xá, nhà lá tương tự. Chú ý hướng dẫn HS kĩ thuật nối nét giữa các con chữ, khoảng cách 2 chữ trong 1 từ..., vị trí các dấu thanh... 
c. Dạy từ ứng dụng: (5-6’)
- GV ghi bảng từ ứng dụng. HS đọc thầm: tìm tiếng có âm vừa học?
- 1 em đọc to
H: Tiếng nào có âm mới? - GV gạch chân các tiếng: phở, phá, nho, nhổ
- HS luyện đọc kết hợp phân tích tiếng khó.
- HS đọc từ: Theo thứ tự và không thứ tự ( cá nhân, nhóm)
- GV đọc mẫu, giải thhích: phá cỗ
Lớp đọc 1 lần
*Củng cố:
H: Chúng ta vừa học âm, chữ mới nào? tiếng mới nào?
- 1 HS đọc lại bài, cả lớp: 1 lần
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 2 ( 35’)
d. Luyện đọc: (12-14’)
* Luyện đọc bài tiết 1: (6-7’)
- HS lần lượt đọc bài ( trên bảng, sgk)
- HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh, sửa cho HS tư thế đứng đọc, cầm sách đọc, khoảng cách nhìn từ mắt tới sách
* Đọc bài ứng dụng: nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù (5-6’)
- HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét:
H: Tranh vẽ gì? ( ngôi nhà ở thành phố, có chó xù...)
- GVghi bảng, HS đọc thầm và tìm:
H: Trong câu tiếng nào chứa âm mới?HS tìm,Gv gạch chân (phố, nhà)
- HS đọc tiếng, phân tích.
- HS tập đọc câu. GV chỉnh sửa, đọc mẫu, chú ý hướng dẫn các em đọc liền mạch các tiếng trong câu.
- HS đọc đồng thanh câu ứng dụng: 1 lần.
e. Luyện viết: (9-10’)
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1-2 học sinh đọc to
- GVnhắc lại cách viết: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.
- GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng.
- Lưu ý HS viết chữ x: nối 2 nét cong dính lưng vào nhau
- Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, viết bài.
- GV quan sát, giúp đỡ, uốn nắn các tư thế cho HS.
- GV chấm 5 bài, nhận xét, chữa lỗi.
g. Luyện nói: (7-8’)
- HS đọc chủ đề luyện nói: chợ, phố, thị xã
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ:
H: Trong tranh vẽ những cảnh gì? 
H: Chợ để làm gì? 
H: Nhà em có gần chợ không? ở nhà em, ai hay đi chợ? (mẹ, bà...)
H: Mẹ, bà em đi chợ thường mua những gì?
H: Ai ở phố? ở phố em có gì? ( cửa hàng, quán ăn...)
H: Em đã được đến thị xã bao giờ chưa? ở thị xã có gì?
- Mời đại diện vài HS lên trình bày trước lớp.
- Gv sửa câu nói hoàn chỉnh cho HS
4. Củng cố : 2- 3’
- 1, 2 HS đọc bài ở SGK.
- GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’ .
- Dặn HS đọc, viết lại bài. Hướng dẫn đọc trước bài 23: g, gh
Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010
Học vần (Tiết số: 49 + 50)
Bài 23: g, gh
I. Mục tiêu:
- Đọc được: g, gh, gà ri, ghế gỗ ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: g, gh, gà ri, ghế gỗ.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: gà ri, gà gô. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV:, phấn màu, chữ mẫu viết thường: g, gh, gà ri, ghế gỗ, tranh minh hoạ... 
- HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở tập viết1. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- HS hát.
2. Kiểm tra: 3- 5’
- GV cho 2 HS đọc: p- ph, phố, nh, nhà( bảng tay); 3 HS đọc bài 22 trong SGK
- GV đọc cho HS viết bảng con: phố xá, nhà lá, nho khô(3 nhóm)
H: nhà lá khác nhà ngói như thế nào?
- GV nhận xét - ghi điểm cho HS.
3. Bài mới: 
 	Tiết 1 (35’)
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài 1 HS nhắc lại
b. Dạy chữ ghi âm.
* Dạy chữ ghi âm g: (9-10’) 
+ Nhận diện chữ:
- GV giới thiệu chữ ghi âm g in thường, chữ ghi âm g viết thường.
H: Chữ g viết thường gồm mấy nét? Là những nét nào? (...2 nét: nét cong hở phải, nét khuyết dưới).
- GV đưa chữ c để HS so sánh:
H: Chữ g và chữ c giống nhau và khác nhau như thế nào?
	+ Giống nhau: đều có nét cong hở phải .
	+ Khác nhau: Chữ g có nét khuyết dưới.
+ Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV phát âm mẫu: g
- HS phát âm,(cá nhân, lớp). GV chỉnh sửa. 
- GV yêu cầu HS dắt âm g, HS đọc (cá nhân)
H: Có âm g, muốn có tiếng gà ta ghép thế nào?
-1 HS nêu cách ghép, ghép chữ gà.
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng “ gà”(cá nhân, lớp).
- HS đọc: g- gà
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ phóng to:
H: Tranh vẽ gì? (con gà). GV giới thiệu: gà ri: giống gà nhỏ, ăn thịt ngon
- GV giới thiệu từ khoá: gà ri, ghi bảng.
- HS đọc từ (cá nhân).
- 1 HS đọc tổng hợp: g - gà - gà ri.
H: Vừa học âm gì ? tiếng gì? - GV tô màu âm g.
- 2 HS đọc xuôi, ngược
 Dạy chữ ghi âm gh (7-8’) (Quy trình tương tự).
- Cho HS so sánh g và gh
 . Giống nhau: Cách đọc
 . Khác nhau: gh có thêm h(gọi là gờ kép)
- HS đọc tổng hợp cả 2 phần
GiảI lao: 1’
* Hướng dẫn HS viết chữ trên bảng con (9-10’) 
- GV đưa chữ mẫu g phóng to cho HS quan sát
H: Chữ g gồm mấy nét? Là những nét nào? (2 nét: cong hở phải và khuyết dưới)
H: Chữ g có chiều cao mấy li?(5 li)
- GV nêu quy trình viết, lưu ý điểm đặt bút, dừng bút.
- GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết
- HS viết bằng tay không: 1 lần
- HS viết bảng tay 1-2 lần, GV nhận xét, chữa lỗi.
 Hướng dẫn viết chữ gh, gà ri, ghế gỗ quy trình tương tự. Chú ý hướng dẫn HS kỹ thuật nối nét giữa 2con chữ(gh), khoảng cách 2 chữ trong 1 từ, vị trí dấu thanh.
c. Dạy từ ứng dụng: (5-6’)
- GV ghi bảng từ ứng dụng. HS đọc thầm, tìm tiếng có âm vừa học?
- 1 em đọc to.
H: Tiếng nào có âm mới? - GV gạch chân âm g, gh(ga, gà, ghề, ghi)
- HS luyện đọc kết hợp phân tích tiếng khó. GV chỉnh sửa cho HS
- GV đọc mẫu, giải thích từ khó: gồ ghề(lồi lõm, lởm chem.: ví dụ con đường gồ ghề), nhà ga
- 2- 3 HS đọc lại từ ứng dụng.
*Củng cố:(1’)
H: Chúng ta vừa học những âm gì? tiếng gì mới? 
- HS cả lớp đọc lại bài .
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 2 (35’)
d. Luyện đọc:(13-14’)
* Luyện đọc bài tiết 1: (6-7’)
- HS lần lượt đọc bài ( trên bảng lớp, sgk)
- HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh, sửa cho HS.
* Đọc câu ứng dụng: nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ. (5-6’)
- GVghi bảng, HS đọc thầm, tìm tiếng có âm mới vừa học
- 1 HS đọc to
H: Trong câu ứng dụng tiếng nào chứa âm mới? ( ghế, gỗ) GV gạch chân
- HS đọc, phân tích từng tiếng khó.
- HS tập đọc câu. GV chỉnh sửa phát âm cho HS, chú ý hướng dẫn HS đọc liền mạch các tiếng trong từ: tủ gỗ, ghế gỗ; trong câu
- HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét:
H: Tranh vẽ gì? ( bà và cháu đang lau bàn, ghế ...)
H: Tủ, ghế được làm bằng gì?
HS đọc đồng thanh 1lần
e. Luyện viết: (9-10’)
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1học sinh đọc.
- GV nhắc lại cách viết: g, gh, gà ri, ghế gỗ
H: Chữ g thứ hai trong dòng cách chữ g thứ nhất như thế nào?
- GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng. Lưu ý khi viết dấu ngã trên ô
- Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, viết bài theo mẫu chữ trong vở tập viết.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV chấm 4- 5 bài, nhận xét, chữa lỗi.
g. Luyện nói: (7-8’)
- GV giới thiệu chủ đề luyện nói: gà ri, gà gô
- HS quan sát tranh minh hoạ, thảo luận:
H: Bức tranh em thấy những con vật gì? ( 2 con gà...)
H: Con gà ri trong tranh là gà trống hay gà mái? Vì sao em biết?
H: Nhà em nuôi loại gà nào?
H: Gà thường ăn những loại thức ăn gì?
H: Em còn biết những loại gà nào? HS kể
H: Gà gô thường sống ở đâu? ( trong rừng)
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét, GV nhận xét.
4. Củng cố : 3-4’
- 2 HS đọc bài ở SGK
- Lưu ý cho HS: gh thường chỉ viết với e, ê,
- GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1-2’ 
- Dặn HS đọc, viết ôn lại bài vừa học 
- Hướng dẫn HS đọc bài: q, qu, gi.
To ... giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’ 
- Dặn HS về làm bài ở buổi 2; chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
mĩ thuật ( Tiết số: 6)
vẽ hoặc nặn quả dạng tròn
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Nhận biết được đặc điểm, hình dáng, màu sắc của một số quả dạng tròn.
- Vẽ hoặc nặn được một quả dạng tròn. (HS khá giỏi: Vẽ hoặc nặnđược một số quả dạng tròn có đặc điểm riêng.)
* Giáo dục về BVMT .
HS biết:
- một vài loại quả, cây thường gặp và sự đa dạng của thực vật.
- Một số vai trò của thực vật đối với con người.
- một số biện pháp cơ bản bảo vệ thực vật.
- Yêu mến vẻ đẹp của cỏ cây hoa trái. Có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên. biết chăm sóc cây.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: một số tranh ảnh về quả dạng tròn, 1 số quả dạng tròn khác nhau(táo, bưởi, cam.) 1số bài vẽ của HS năm trước...
- HS: Vở tập vẽ, chì màu, bút chì...
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:1’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 2- 3’
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Giờ trước chúng ta đã được học vẽ nét gì?
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 28 - 30’: Vẽ quả dạng tròn
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài, 1HS nhắc lại
b. Hoạt động 1: Giới thiệu đặc điểm các loại quả dạng tròn. (4-5’)
- GV bày 1 số quả dạng tròn cho HS quan sát:
H: Đây là những quả gì?
H: Quả táo tây có hình gì? Màu gì?(Hình dáng gần tròn, có màu xanh, đỏ, tím đỏ....)
H: Quả bưởi ( cam, hồng...) có hình gì, màu gì?
H: Kể tên những loại quả mà em biết?
- HS kể - GV có thể giới thiệu thêm một số loại cây, quả mà HS chưa kể được qua tranh, ảnh.
H: Nêu ích lợi của quả, cây đối với cuộc sống con người? 
H: Em cần làm gì để bảo vệ các loàicây ăn quả cũng như cây lấy bóng mát?
- Một số HS kể. 
*GV chốt:. các loại rau, quả cung cấp một số chất khoáng và các vitamin cần thiết cho cơ thể, cây cối cung cấp ô- xi cho môi trường. Vì vậy chúng ta cần phải chăm sóc và bảo vệ cây(không bẻ cây, hái hoa tự do; biết nhổ cỏ, tưới nước cho cây...) Các loại cây được gọi chung là thực vật 
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ. (9-10’)
- GV vẽ lên bảng 1 số hình quả đơn giản cho HS quan sát, hướng dẫn cách vẽ:
	+ Vẽ hình quả trước, chú ý bố cục.
	+ Vẽ các chi tiết ( núm, cuống, gân, lá...) sau.
	+ Vẽ màu theo ý thích.
GiảI lao: 1’
d. Hoạt động 3: Thực hành (15-17’)
- GV nêu yêu cầu bài tập: Vẽ 1 quả dạng tròn vào vở tập vẽ. 
- HS vẽ hình quả tròn vào vở tập vẽ. Có thể vẽ 1 hoặc 2 loại quả tròn khác nhau và vẽ màu theo ý thích.
- GV hướng dẫn HS yếu thực hành. GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai cho HS.
- GV khuyến khích HS khá giỏi: Vẽ được một số quả dạng tròn có đặc điểm riêng.
e. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá. (2-3’)
- HS trưng bày bài vẽ theo nhóm ( 3 nhóm)
- GV cho HS quan sát 1 số bài vẽ và nhận xét về hình dáng, màu sắc..., bình chọn bài nào đẹp nhất?
- GV nhận xét, động viên khen ngợi HS .
4. Củng cố: 2-3’
- GV tóm tắt nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’ 
- Dặn HS về quan sát hoa, quả về hình dáng và màu sắc của chúng, chuẩn bị màu để học bài tuần sau.
Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010
Học vần (Tiết số: 55 + 56)
Bài 26: y, tr
I. Mục tiêu:
- Đọc được: y, tr, y tá, tre, ngà ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: y, tr, y tá, tre, ngà.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: nhà trẻ. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Phấn màu, chữ mẫu, tranh minh hoạ... 
- HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở tập viết 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra: 3- 5’
- GV cho 2 HS đọc: ng, ngừ, cá ngừ; ngh, nghệ, củ nghệ, 3 HS đọc bài 25 trong SGK
- GV đọc cho HS viết bảng con : ngã tư, nghé ọ
- Yêu cầu HS thi đua tìm tiếng, từ chứa âm ng, ngh.
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
3. Bài mới: :
Tiết 1 (35’)
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.2 HS nhắc lại
b. Dạy chữ ghi âm:
* Dạy chữ ghi âm y ( 8-9’)	 
+ Nhận diện chữ:
- GV giới thiệu chữ ghi âm y in thường, chữ ghi âm y viết thường.
H: Chữ ghi âm y viết thường gồm mấy nét? Là những nét nào? (...gồm 3 nét: nét xiên phải, nét móc ngược, nét khuyết dưới)
- Cho HS so sánh y với i:
H: Âm y và âm i giống và khác nhau như thế nào? - HS nêu
 ( Giống nhau ở cách đọc...
 Khác nhau ở cách viết)
+ Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV phát âm mẫu: y- Hướng dẫn cách phát âm
- HS phát âm( cá nhân, nhóm, lớp), GV chỉnh sửa. 
- GV yêu cầu HS dắt âm y, HS đọc: cá nhân, lớp
- GV giới thiệu tiếng y:iếng y cũng chỉ có 1 âm chữ .
- GV ghi bảng, HS đọc: cá nhân, lớp
- GV cho HS quan sát tranh minh họa, giới thiệu từ khoá 
H: Tranh vẽ gì? ( cô y tá đang khám bệnh cho bạn nhỏ...)
- GV giới thiệu từ khoá: y tá, ghi bảng.
- HS đọc từ: y tá,(cá nhân, lớp).
 (GV giải thích là người làm việc trong bệnh viện- trông nom chăm sóc người 
- 1 HS đọc tổng hợp: y - y - y tá
H: Vừa học âm gì ? tiếng gì? - GV tô màu âm ng.
- HS đọc xuôi, ngược, bất kì( 2 - 3 HS)
* Dạy chữ ghi âm tr (Quy trình tương tự) ( 8-9’)
- Cho HS so sánh âm tr với âm r.
 . Giống nhau :đều có r
 . Khác nhau : tr có thêm t
- HS đọc cả hai phần.
* Hướng dẫn HS viết chữ trên bảng con: 
- GV đưa chữ mẫu y phóng to cho HS quan sát.
H: Chữ y gồm mấy nét?( 3 nét) chữ y cao mấy li? (5 ly)
- GV hướng dẫn quy trình viết, chú ý HS điểm đặt bút, dừng bút.
- GV viết mẫu. HS quan sát.
- HS viết tay không 1 lần
- HS viết bảng tay 1-2 lần, GV nhận xét, chữa lỗi.
 Hướng dẫn viết: tr, y tá, tre ngà tương tự. Chú ý hướng dẫn HS kĩ thuật nối nét từ t đến r, tr với e... 
c. Dạy từ ứng dụng: (5-6’)
- GV ghi bảng từ ứng dụng. HS đọc thầm: tìm tiếng có âm vừa học 
- 1 em đọc to
H: Tiếng nào có âm mới?
- 2 HS lên bảng tìm
 - GV gạch chân các âm y, tr( y, ý, trê, trí)
- HS luyện đọc kết hợp phân tích tiếng khó.
- HS đọc từ: Theo thứ tự và không thứ tự ( cá nhân, nhóm)
- GV đọc mẫu, giải thích từ : y tế(sự giúp đỡ chữa bệnh không lấy tiền), 
cá trê( tên 1 loại cá: đưa tranh cho HS quan sát)
*Củng cố:
H: Chúng ta vừa học những âm gì? tiếng gì?
- 1HS đọc lại bài 
- GV lưu ý cho HS: âm chữ y được viết thành tiếng( khi không có âm đứng đầu)
- GV nhận xét giờ học 
Tiết 2 (35’)
d. Luyện đọc: (13-14’)
* Luyện đọc bài tiết 1: (6-7’)
- HS lần lượt đọc bài ( trên bảng, SGK)
- HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh , sửa phát âm cho HS.
* Đọc bài ứng dụng:
- bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã (5-6’)
- GVghi bảng bài ứng dụng, HS đọc thầm.
H: Trong câu tiếng nào chứa âm mới? (y)
- HS đọc kết hợp phân tích tiếng khó.
- HS tập đọc câu. GV chỉnh sửa phát âm cho HS, chú ý hướng dẫn HS đọc liền mạch các tiếng trong từ: y tế, các tiếng trong câu.
- HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét:
H: Tranh vẽ gì? ( mẹ bế bé ra trạm xá để khám bệnh...)
- HS đọc đồng thanh câu ứng dụng 1 lần.
e. Luyện viết(9-10’)
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1-2 học sinh đọc.
- GV nhắc lại cách viết: y, y tá, tr, tre ngà.
H: Chữ y thứ hai trong dòng cách chữ y thứ nhất như thế nào?(bắt đầu từ dấu chấm)
- GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng.
- Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, viết bài theo mẫu chữ trong vở tập viết.
Lưu ý: nét thắt của chữ r bân trên dòng kẻ 2 ly
- GV quan sát, giúp đỡ, uốn sửa cho HS.
- GV chấm 5 bài, nhận xét, chữa lỗi.
g. Luyện nói: (7-8’)
- GV giới thiệu chủ đề luyện nói: nhà trẻ.
- 2 HS nhắc lại
- HS quan sát tranh minh hoạ trả lời:
H: Trong tranh vẽ gì? ( các em bé đang vui chơi )
H: Người lớn trong tranh gọi là gì? ( cô nuôi trẻ )
H: Nhà trẻ khác lớp 1 như thế nào? ( bé vui chơi, chưa học chữ)
- HS thảo luận nhóm đôi(2’)
- Một số HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, GV cùng bổ sung
4. Củng cố : 2- 3’
- 1 HS đọc bài trên bảng.
- Yêu cầu HS tìm tiếng, từ có chứa âm y, tr.
- GV khắc sâu: âm chữ y tạo thành tiếng khi chỉ có 1 mình nó
- GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’ 
- Dặn HS ôn lại bài
- Hướng dẫn HS đọc bài 27: ôn tập
Toán (Tiết số: 24)
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- So sánh được các số trong phạm vi 10; cấu tạo của số 10. 
- Sắp xếp được các số theo thứ tự đã xác định trong phạm vi 10.
- Giáo dục HS lòng say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV:, SGK, bộ TH toán 1...
- HS: SGK, bộ TH toán1, bảng, vở ghi...
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 5-6’
H: Giờ trước chúng ta học bài gì?(1 HS trả lời)
- Mời 1 HS lên bảng làm lại bài tập 4 giờ trước.1 HS nhận xét
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 28 - 30’
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài - 2 HS nhắc lại
b. Hướng dẫn HS làm bài.
Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4
Bài 1 
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập: Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS làm bài, chữa bài.
- 1 số HS đọc lại dãy số vừa điền,HS khác nhận xét.
Bài 2 
-1 HS nêu yêu cầu bài tập: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài, 1 HS lên bảng làm. GV cùng HS chữa bài.
 - HS đổi vở kiểm tra.
- HS báo cáo kết quả kiểm tra, nhận xét.
Bài 3 
- 1- 2 nêu yêu cầu của bài. 
- HS làm bài, 3 HS lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài: Cho 3- 5 HS đọc kết quả bài làm.
0 9 3 < 4 < 5
Bài 4 
- GV nêu yêu cầu bài tập: Viết các số 8, 5, 2, 9, 6 theo thứ tự:
a. Từ bé đến lớn:
b. Từ lớn đến bé:
- HS làm bài cá nhân 
- GV theo dõi, chấm điểm 1 số bài làm của HS, nhận xét.
* Bài tập có thể làm thêm( HS khá giỏi)
Bài 5) 
- GVnêu yêu cầu: Nhận dạng và tìm số hình tam giác:
- HS quan sát
- GV vẽ hình lên bảng.
H: Trong hình vẽ có mấy hình tam giác? 
- HS nêu ý kiến. Mời 1 HS lên bảng chỉ từng hình :	1, 2	
( có 3 hình tam giác là hình 1, hình 2 và hình 1+ 2)
4. Củng cố: 2-3’
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn tập chuẩn bị giờ sau kiểm tra.
Nhận xét, kí duyệt của ban giám hiệu
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6 - nga hoi lop 1.doc