Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 9 năm 2010

Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 9 năm 2010

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Nhận biết và đọc được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi; từ và câu ứng dụng.

Viết được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi .

Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: chuối, bưởi, vú sữa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

GV: Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói

HS: Bộ đồ dùng TV1

HS:SGK,bảng ,phấn ,bộ đồ dùng tiếng việt .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc 19 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 9 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
	Học vần(tiết 75+76)
Bài 35: uôi , ươi
i. Mục đích, yêu cầu
Nhận biết và đọc được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi; từ và câu ứng dụng. 
Viết được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi .
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: chuối, bưởi, vú sữa.
II. Đồ dùng dạy- học
GV: Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói
HS: Bộ đồ dùng TV1
HS:SGK,bảng ,phấn ,bộ đồ dùng tiếng việt .
III. Hoạt động dạy- học
 Tiết 1
1. ổn định tổ chức (1’) Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ(4’)
HS đọc,viết: cái túi, vui vẻ, gửi quà, ngửi mùi.
HS đọc câu ứng dụng 
GV nhận xét - Ghi điểm
3. Bài mới(35’)
a,Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - GV ghi bảng - HS nhắc lại 
b,Dạy vần mới:
uôi
GV giới thiệu ghi bảng :uôi - HS nhắc lại: uôi. 	 uôi
GV giới thiệu chữ in, chữ thường 
H. Vần uôi được ghép từ những âm nào? ( uô và i )	chuối
H.So sánh cho cô vần uôi ;vần ôi giống khác, nhau ở
 điểm gì? nải chuối
+Giống nhau :đều kết thúc bằng i.
+Khác nhau :vần uôi bắt đầu bằng uô
GV phát âm mẫu - HS phát âm.
H.Vần uôi có âm nào đứng trước, âm nào đướng sau?
HS phân tích vần uôi (uô đứng trước âm i đứng sau ) 
HS đánh vần uô-i-uôi(cá nhân, nhóm ;cả lớp )
-HS đọc :uôi(cá nhân ,lớp)
- HS ghép vần - nhận xét
H.Có vần uôi muốn có tiếng chuối ta làm thế nào ?
(thêm âm ch đứng trước vần uôi và dấu sắc trên uôi)
-HS ghép tiếng :chuối 
-HS phân tích tiếng chuối (âm ch đứng trước vần uôi 
đứng sau và dấu sắc trên uôi )
-HS đánh vần :chờ -uôi-chuôi- sắc-chuối 
(cá nhân,cả lớp HS đọc kết hợp (cá nhân,cả lớp )
GV cho HS quan sát tranh
H. Bức tranh vẽ gì ?(vẽ nải chuối)
GVgiới thiệu và ghi từ : nải chuối 
- HS đọc : nải chuối (cá nhân,cả lớp )
HS đọc kết hợp(cá nhân,lớp) 
H.Vần mới vừa học là vần gì ?
H.Tiếng mới vừa học là tiếng gì ?
H:Từ mới vừa học là từ gì?
HS nêu - GV tô màu - HS đọc xuôi, đọc ngược.	 ươi
ươi
Quy trình tương tự vần uôi.	bưởi
Lưu ý : ươi được tạo nên từ ươ và i
HS so sánh ươi với uôi: múi bưởi
Vần uôi và vần ươigiống nhau điểm gì ?
khác nhau điểm gì?
Giống nhau :kết thúc bằng i.
Khác nhau :ươi bắt đầu bằng ươ
Đánh vần :ươ-i-ươi:bờ-ươi-hỏi-bưởi
Sau đó cho HSđọc lại cả hai vần 
Giải lao
Luyện viết :
GV cho HS quan sát chữ mẫu và đọc.
?Vần uôi đựơc viết từ mấy con chữ?
?Con chữ u, ô và i có độ cao bao nhiêu?
?Khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu?
Vần ươi viết tương tự như uôi 
GV viết mẫu. Hướng dẫn cách viết.
HS viết bảng con.
Các từ nải chuối, múi bưởi . GV hướng dẫn tương tự
HS luyện viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa chữ viết cho HS
.C .Đọc từ ứng dụng 
?Vần mới chúng ta vừa học là những vần nào?
?Vần uôi, ươi có trong tiếng, từ nào?
GV: Vần uôi, ươi không chỉ có trong tiếng mới chúng ta vừa học mà còn có trong rất nhiều tiếng, từ khác nhau. Từ ứng dụng hôm nay cô giới thiệu với các em 4 từ. Trong 4 từ này đều có vần uôi, ươi. Vậy để biết được những tiếng nào có vần uôi, ươi các em hãy đọc nhẩm theo tay cô viết.
GV ghi từ ứng lên bảng : buổi tối , tuổi thơ , múi bưởi , tươi cười.
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học, HS nêu, GV gạch chân, Gọi HS đọc tiếng mới HS đọc từ ứng dụng, GV giải nghĩa từ :
tuổi thơ : Tuổi lúc còn nhỏ
GVđọc mẫu từ , Gọi HS đọc lại (cá nhân,cả lớp )
 4.Củng cố,dặn dò (2’)
HS đọc lại cả bài ;HS nêu vần vừa học 
Tuyên dương HS có tiến bộ.
Tiết 2
1.ổn định tổ chức (1’) Lớp hát 
2. Kiểm tra bài cũ (1’) Gọi HS nhắc lại vần vừa học
3. Bài mới (30’)
 a. Luyện tập :Luyện đọc :
HS đọc lại từng phần trên bảng lớp 
HS đọc SGK(cá nhân , nhóm , cả lớp )
Đọc câu ứng dụng 
GV cho HS quan sát tranh 
H. Bức tranh vẽ gì ?
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng :Buổi tối ,chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ 
HS đọc nhẩm - nêu tiếng có vần vừa học - HS đọc tiếng mới - HS đọc câu ứng dụng. GV đọc mẫu - Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp )
Giải lao
 b. Luyện viết : GV hướng dẫn lại cách viết ,cách trình bầy vở 
HS mở vở tập viết -1 HS đọc lại bài viết 
GV nhắc lại cách viết - Nhắc HS ngồi đúng tư thế khi viết bài
HS viết bài - GV chấm, chữa bài
c.Luyện nói (5’)
GV ghi chủ đề luyện nói :chuối ,bưởi , vú sữa 
Gọi HS đọc chủ đề luyện nói .GVcho HS quan sát tranh - GV nêu câu hỏi .
Gợi ý thảo luận theo nhóm đôi.
H. Trong tranh vẽ gì?
H.Trong 3 thứ quả này em thích quả nào nhất?
H.Chuối chín có màu gì?
H.Vú sữa chín có màu gì?
H.Bưởi thường có nhiều vào mùa nào?
Gọi đại diện nhóm lên trình bầy -HS nhận xét 
 4.Củng cố,dặn dò (2’)
HS đọc lại cả bài trên bảng lớp .
HS đọc SGK;HS nêu tiếng có vần vừa học .Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau ay, â- ây
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
Học vần(tiết77+78)
Bài 36: ay, â - ây
I. Mục đích, yêu cầu:
Nhận biết và đọc được: ay, â, ây, mây bay,nhảy dây;từ và câu ứng dụng. 
Viết được: ay, â, ây, mây bay,nhảy dây.
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Chạy, bay, đi bộ, đi xe.
II. Đồ dùng dạy - học
GV: Tranh minh hoạ từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói. bộ đồ dùng dạy TV
HS: Bộ đồ dùng học TV1,bảng ,phấn.
III. Hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức:(1’) Lớp hát
 2. Bài cũ(3’)
HS đọc bảng tay:2-3 HS tuổi thơ, buổi tối, túi lưới.
HS mở SGK đọc câu ứng dụng: 2-3 HS. 
HS viết tuổi thơ, buổi tối, túi lưới.
GV nhận xét cho điểm.
 3. Bài mới(35’)
Tiết 1
 a,Giới thiệu bài: Giờ học vần hôm nay chúng ta học bài 30. Trong bài 30 gồm có hai vần và chữ ghi vần mới. Đó là AY- Â - ÂY - GV ghi bảng - HS nhắc lại 
 b,Dạy vần mới:
GV: Vần và chữ ghi vần thứ nhất cô giới thiệu với các em là vần AY.
GV giới thiệu ghi bảng: ay - HS nhắc lại:ay 	 ay
GV giới thiệu chữ in, chữ thường 
H. Vần ay được ghép từ những âm nào? ( a và y )	 bay
GV ghi bảng vần ai. HS đọc máy bay
H.Vần ay và vần ai giống nhau, khác ở điểm gì? 
Giống nhau : đều bắt đầu bằng a.
Khác nhau : vần ay kết thúc bằng y.
GV: Chính vì sự khác nhau nên cách phát âm cũng khác nhau.
GV phát âm mẫu. HS phát âm.
?Vần ay gồm có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau?
HS phân tích vần ay (a đứng trước âm y đứng sau )
?Khi đánh vần ta đọc âm nào trước, âm nào sau?
HS đánh vần a-y-ay(cá nhân, cả lớp )
HS ghép vần, 1 HS lên bảng ghép.
-HS đọc trơn :ay (cá nhân ;nhóm)
H.Có vần ay muốn có tiếng bay ta làm thế nào ?(thêm âm b đứng trước vầ ay )
HS ghép tiếng bay, 1 HS lên bảng ghép, nhận xét.
GV viết tiếng bay lên bảng.
HS phân tích tiếng: bay (âm b đứng trước vần ay )
HS đánh vần:bờ- ay- bay (cá nhân, nhóm ;cả lớp )
HS đọc trơn :bay (cá nhân ; nhóm ; cả lớp) 
GV cho HS quan sát tranh
H. Bức tranh vẽ gì? (máy bay)
H.Máy bay thường bay ở đâu?(bay trên không)
GVgiới thiệu và ghi từ : máy bay - HS đọc : máy bay (cá nhân ;nhóm ;cả lớp )
HS đọc kết hợp :ay- bay- máy bay(cá nhân,lớp)
H.Vần mới vừa học là vần gì ?
H.Tiếng mới vừa học là tiếng gì ?
HS nêu - GVtô màu - HS đọc xuôi, đọc ngược.	 
	â	
GV: âm và chữ ghi âm mới thứ hai cô giới thiệu với các em là âm â .	 
- GV ghi bảng. HS nhắc lại 
Các em ạ. Âm â cũng được viết âm â in thườngvà âm â viết thường. Đây là âm â in thường người ta in trong SGK, trong báo. Còn âm â viết thường để lát nữa cô sẽ hướng dẫn các em viết trong bảng con và trong vở ô li.
GV viết âm a. HS đọc.
H.So sánh cho cô âm a và âm â giống nhau và khác nhau ở 
điểm nào?
Giống nhau: Đều có a
Khác nhau: Â có thêm dấu mũ trên a.
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm 	
- HS phát âm ( cá nhân, cả lớp)
	ây	
GV viết vần ây lên bảng. Đây là vần ây
Vần ây cũng được viết vần ây in thường và vần ây viết thường. Đây là vần ây in thường người ta in trong SGK, trong báo. Còn vần ây viết thường để lát nữa cô sẽ hướng dẫn các em viết trong bảng con và trong vở ô li.
H. Vần ây được ghép từ những âm nào? ( â và y )	
H.Vần ay và vần ây giống nhau, khác ở điểm gì? 
Giống nhau : Đều kết thúc bằng y
Khác nhau : Vần ay bắt đầu bằng a, vần ây bắt đầu bằng â.
GV: Chính vì sự khác nhau nên cách phát âm cũng khác nhau.
GV phát âm mẫu. HS phát âm.
?Vần ây gồm có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau?
HS phân tích vần ây (â đứng trước âm y đứng sau )
?Khi đánh vần ta đọc âm nào trước, âm nào sau?
HS đánh vần â-y-ây(cá nhân, cả lớp )
HS ghép vần, 1 HS lên bảng ghép.
-HS đọc trơn :ây (cá nhân ;nhóm)
H.Có vần ây muốn có tiếng dây ta làm thế nào ?(thêm âm d đứng trước vầ ây )
HS ghép tiếng dây, 1 HS lên bảng ghép, nhận xét.
GV viết tiếng bay lên bảng.
HS phân tích tiếng: dây (âm d đứng trước vần ây )
HS đánh vần: dờ- ây- dây (cá nhân, nhóm ;cả lớp )
HS đọc trơn : dây (cá nhân ; nhóm ; cả lớp) 
GV cho HS quan sát tranh
H. Bức tranh vẽ ai? đang làm gì? (1 em bé, đang nhảy dây)
GV: Nhảy dây là trò chơi dân gian. Chơi trò chơi này rất có lợi cho sức khỏe các em nên chơi trong các giờ ra chơi.
GVgiới thiệu và ghi từ : nhảy dây - HS đọc : nhảy dây (cá nhân ;nhóm ;cả lớp )
?Từ nhảy dây gồm mấy tiếng?
HS đọc kết hợp :ây- dây- nhảy dây(cá nhân,lớp)
H.Vần mới vừa học là vần gì ?
H.Tiếng mới vừa học là tiếng gì ?
HS nêu - GVtô màu - HS đọc xuôi, đọc ngược.	 
Giải lao
GV cho HS quan sát chữ mẫu và đọc.
?Vần ay đựơc viết từ mấy con chữ?
?Con chữ y có độ dài bao nhiêu?
?Khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu?
Vần ây viết tương tự như ay nhưng thêm dấu mũ trên a. 
GV viết mẫu. Hướng dẫn cách viết.
HS viết bảng con.
Các từ máy bay, nhảy dây. GV hướng dẫn tương tự
HS luyện viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa chữ viết cho HS
.C .Đọc từ ứng dụng 
?Vần mới chúng ta vừa học là những vần nào?
?Vần ay, ây có trong tiếng, từ nào?
GV: Vần ay, ây không chỉ có trong tiếng mới chúng ta vừa học mà còn có trong rất nhiều tiếng, từ khác nhau. Từ ứng dụng hôm nay cô giới thiệu với các em 4 từ. Trong 4 từ này đều có vần ay, ây. Vậy để biết được những tiếng nào có vần ay, ây các em hãy đọc nhẩm theo tay cô viết.
GV ghi từ ứng lên bảng : cối xay, ngày hội, vây cá, cây cối
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học - HS nêu - GV gạch chân - Gọi HS đọc tiếng mới - HS đọc từ ứng dụng - GV giải nghĩa từ :
*ngày hội : Ngày là thời gian tổ chức chung vui có đông đảo người tới dự: VD ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường ngáy 5 tháng 9( ngày khai giảng, ngày 20 tháng 11)
*Vây cá: Gv cho HS q ... ìm chữ có vần vừa học.
Dặn dò học lại bài, xem trước bài 39.
	 ________________________________________
Toán(tiết 35 )
Kiểm tra định kỳ
I. Mục đích, yêu cầu:
Tập trung vào đánh giá:
Đọc,viết,so sánh các số trong phạm vi 10;biết cộng các số trong phạm vi 5;nhận biết các hình đã học.
II. đồ dùng dạy- học:
 GV:đề bài
 HS: vở kiểm tra
III. Các hoạt động dạy - học: 
 1.ổn định tổ chức:Lớp hát
2.Bài cũ
3.Bài mới:(35’)
Bài1. Tính: 3 4 2 2
 +	+	+	+
	 2 1 	 1	 3
 Bài2. Tính:
 2 + 3 = 4 + 1 = 
 3 + 0 = 	1 + 3 = 
 Bài3. > ,<,= 2 + 0 0 4 + 1 5
 2 + 0 2 	 3 + 1..4
Bài4. Viết phép tính thích hợp	
Bài 5.Số
 3 +  = 3 2 + .. = 5
  + 1 = 4 .. +  . = 0 .
Biểu điểm: 
Bài 1: ( 2 điểm )
HS làm đúng mỗi ý cho 0,5 điểm
Bài 2: ( 2 điểm )
HS làm đúng mỗi ý cho 0,5 điểm
Bài 3: ( 2 điểm) 
HS làm đúng mỗi ý cho 0,5 điểm
Bài 4: ( 2 điểm )
Viết đúng phép tính; kết quả đúng 2 điểm
Bài 5: ( 2 điểm )Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm
4.Củng cố, dặn dò:(1’)
GV thu chấm bài.Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Phép trừ trong phạm vi 3
Mĩ thuật(tiết 9)
Xem tranh phong cảnh
I.Mục tiêu:
HS nhận biết được tranh phong cảnh,yêu thích tranh phong cảnh.
Mô tả được những hình vẽ và màu sắc trong tranh.
Với HS khéo tay có cảm nhận vẻ đẹp của tranh phong cảnh.
Giáo dục học sinh yêu mến cảnh đẹp quê hương
II. Đồ dùng dạy- học 
GV :Tranh ảnh phong cảnh
HS : Vở tập vẽ, Bút chì, màu
III. Các hoạt động dạy- học 
 1. ổn định tổ chức(1’) Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ (1’)
Kiểm tra đồ dùng học tập HS
 3. Bài mới (30’)
a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài trực tiếp - GV ghi bảng - HS nhắc lại 
b.GV giới thiệu tranh phong cảnh
+GV cho HS quan sát tranh
H. Tranh phong cảnh thường vẽ cảnh gì?
GV giới thiệu tranh phong, tranh vẽ cảnh nhà, cây, đường, ao, hồ, biển, thuyền, trong tranh còn có thể vẽ thêm người và các con vật; có thể vẽ tranh bằng chì màu, sáp màu và màu bột 
Giải lao
c.Hướng dẫn HS xem tranh :
HS quan sát tranh 1: Đêm hội 
H. tranh vẽ những gì?
H. Màu sắc trong tranh thế nào?
H:Em có nhận xét gì về bức tranh?
GV kết luận: tranh đêm hội là tranh đẹp, màu sắc tươi vui, đúng là đêm hội
HS quan sát tranh 2: Chiều về 
H. Tranh của bạn Hoàng Phong vẽ cảnh ban ngày hay ban đêm? (tranh vẽ cảnh ban ngày)
H. tranh vẽ cảnh ở đâu?
H. Màu sắc của tranh thế nào? ( Màu sắc đẹp)
GV: Tranh chiều về là bức tranh đẹp có nhiều hình ảnh quen thuộc 
GV kết luận: Tranh phong cảnh là tranh vẽ cảnh nông thôn, cảnh thành phố, cảnh sông, cảnh biển, cảnh núi rừng 
+HS nhắc lại
 4.Củng cố, dặn dò (3’)
GV nhận xét giờ học . Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau.Vẽ quả( quả dạng tròn)
	Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2010
Tập viết(tiết 8)
Bài 8: đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ
I. Mục đích, yêu cầu:
Viết đúng các chữ : đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ.kiểu chữ viết thường,cỡ vừa theo vở Tập viết 1,tập một.
Viết được đồ chơi.
HS khá giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1,tập một.
Giáo dục HS rèn chữ giữ vở
II. Chuẩn bị:
GV: Chữ viết mẫu
HS: Vở Tập viết, bảng con, bút
III. Hoạt động dạy - học
 1. ổn định tổ chức(1’)Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ(2’)
HS viết bảng con : ngà voi, xưa kia
 3. Bài mới(30’)
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - GV ghi bảng - HS nhắc lại
b. Hướng dẫnviết bảng con
+2, 3 HS đọc bài viết
H. Bài yêu cầu viết mấy dòng?
+ HS đọc : đồ chơi
H. Từ “đồ chơi” gồm mấy chữ? Là những chữ nào?
H. Chữ đồ có mấy con chữ? Độ cao các con chữ là bao nhiêu?
H. Chữ chơi có mấy con chữ? Những con chữ nào cao 5 li, 2li?
H. Khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu? Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?
GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn cách viết.	
+ Lưu ý nét nối giữa các con chữ, vị trí của dấu thanh
- HS viết vào bảng con đ GV nhận xét, chỉnh sửa 
 Các chữ : tươi cười, ngày hội, vui vẻ,: (GV hướng dẫn tương tự )
- HS viết bảng con các chữ: ngày hội, vui vẻ
- GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết cho HS
Giải lao
+ HS viết bài vào vở
- HS mở vở tập viết - HS đọc bài viết - GV nhắc nhở lại cách viết
- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế khi viết. HS viết bài
- GV chấm 5-6 bài đ nhận xét
 4.Củng cố, dặn dò(2’) 
GV nhận xét giờ học
Nhắc HS về nhà luyện viết thêm ở vở ô li. Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau. Cái kéo, trái đào.
Toán( tiết 36)
Phép trừ trong phạm vi 3
I. Mục tiêu
Biết làm tính trừ trong phạm vi 3; biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Giáo dục HS thích học toán.
Bài tập cần làm 1,2,3
II. Đồ dùng dạy - học
GV, HS: Bộ đồ dùng học toán 1
III. Hoạt động dạy - học
 1. ổn định tổ chức (1’) Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ: (1’)
 GV trả bài - nhận xét chung
 3. Bài mới: (30’)
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp - HS nhắc lại - GV ghi bảng
b. Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép trừ.
 GV Hướng dẫn: 2 - 1 = 1
H. lúc đầu có mấy con ong đậu trên bông hoa?
H. Sau đó có mấy con bay đi?
+ HS quan sát tranh, nêu bài toán “ Lúc đầu có 2 con ong đậu trên bông hoa, sau đó 1 con bay đi. Hỏi còn lại mấy con ong?”
 +HS trả lời:
- GV: “ 2 con ong bớt 1 con còn 1 con ong; 2 bớt 1 bằng 1”
- HS dùng 2 hình tròn, bớt 1 hình tròn còn 1 hình tròn.
- Vừa làm vừa nêu: “ 2 bớt 1 bằng 1”
- GV giới thiệu: 2 bớt 1 bằng 1 viết như sau: 2-1= 1; dấu - đọc là “ trừ ”
- HS nhìn bảng đọc phép tính
+Hướng dẫn: 3 - 1 = 2; 3 - 2 = 1 
GV lấy 3 chấm tròn dắt lên bảng
H. Cô có mấy chấm tròn?
H. Cô bớt đi mấy chấm tròn? (1)
H. 3 chấm tròn bớt đi một chấm tròn còn mấy chấm tròn? (2)
H. 3 bớt 1 còn mấy? (2)
H. 3 trừ một còn mấy? (2)
GV ghi phép tính: 3 - 1 = 2
GV chỉ - HS đọc 
H. Từ bớt cô chuyển thành phép tính gì? (tính trừ)
GV dắt 3 hình tam giác
H. Cô có 3 hình tam giác lấy đi 2 hình tam giác còn lại mấy hình tam giác?
H. 3 lấy đi 2 còn mấy? (1)
H. Lấy đi thay bằng phép tính gì? (trừ)
H. Em hãy nêu phép tính? (3 - 2 = 1)
HS dắt phép tính - 1 HS lên bảng dắt - HS nhận xét - HS đọc phép tính - GV ghi bảng HS đọc - HS đọc lại 3 phép tính
Nhận xét mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
HS xem sơ đồ nhận biết:
2 chấm tròn thêm 1 chấm tròn thành 3 chấm tròn: 2 + 1 = 3
1 chấm tròn thêm 2 chấm tròn thành 3 chấm tròn: 1 + 2 = 3
3 chấm tròn bớt 2 chấm tròn còn 1 chấm tròn: 3 - 2 = 1
3 chấm tròn bớt 1 chấm tròn còn 2 chấm tròn: 3 - 1 = 2
( GV thể hiện thao tác trên sơ đồ để HS nhận ra mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ từ bộ ba các số: 2, 1, 3)
HS học thuộc lòng 
Giải lao
+Thực hành
HS mở SGK làm bài tập 1,2,3
Bài 1: HS nêu cách làm( cách tính) đ tự làm bài
2 - 1 = 3 - 1 =	1 + 1 =
 3 - 1 = 	3 - 2 =	2 - 1 =
3 - 2 =	2 - 1 =	3 - 1 =
+ HS đổi chéo vở, kiểm tra kết quả, nhận xét bài của bạn
Bài 2: GV giới thiệu cách làm tính trừ bằng việc đặt tính theo cột dọc ( viết phép trừ sao cho các số thẳng cột với nhau, làm tính trừ, viết kết quả thẳng cột với các số trên)
 2	 3	 3
 -	-	 	-	 
	1	 2	1	
HS tính và đọc kết quả tính.
GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp.
GV cho HS quan sát tranh SGK.
?Trên cành có mấy con chim?
?Mấy con chim bay đi?
?Em hãy nêu bài toán phù hợp với tranh vẽ.( HS nêu bài toán theo nhóm rồi viết phép tính thích hợp vào ô vuông.)
HS đọc lại bài làm của mình. HS nhận xét, GV nhận xét.
 4. Củng cố, dặn dò (2’)
-1-2 HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 3.
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Luyện tập
Thủ công( tiết 9)
xé, dán hình cây đơn giản
I. Mục tiêu
Xé được hình tán lá cây, thân cây. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng, cân đối.
Với HS khéo tay xé, dán hình cây đơn giản. Đường xé ít răng cưa. Hình dán cân đối phẳng.
Giáo dục HS yêu thích môn học 
II. Đồ dùng dạy học 
 GV: kế hoạch bài dạy 
 HS: Giấy thủ công, vở, hồ dán
III. Các hoạt động dạy học 
 1.ổn định tổ chức (1’) lớp hát
 2.Kiểm tra bài cũ (2’)
GV kiểm tra đồ dùng dạy học 
 3.Bài mới (30’)
 a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp - HS nhắc lại - GV ghi bảng
 b.Ôn các bước xé, dán hình cây
H. Muốn xé được hình cây đơn giản ta thực hiện qua mấy bước?
Ta thực hiên qua 2 bước: Bước 1: Xé hình tán cây.
 Bước 2 : Xé hình thân cây.
H. Em nêu lại các bước xé, dán hình tán cây?
(lấy 1 tờ giấy màu xanh lá cây, lật mặt sau đánh dấu, vẽ hình vuông có cạnh 6 ô. Làm thao tác xé rời để lấy hình vuông ra. Xé 4 góc của hình vuông ( không cần xé 4 góc đều nhau). Chỉnh sửa cho giống hình tán lá.
H. Em nêu lại các bước xé hình thân cây?
(lấy giấy màu nâu, lật mặt sau đánh dấu, vẽ 1 hình chữ nhật cạnh dài 6 ô, cạnh ngắn 1 ô, sau đó xé tiếp 1 hình chữ nhật khác có cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 1 ô)
H.Em nêu các bước dán hình?
+ Dán phần thân ngắn với hình tán lá tròn.
+ Dán phần thân dài với hình tán lá dài.
- Lấy một ít hồ dán ra một mảnh giấy, dùng ngón trỏ di đều (thật nhẹ nhàng), sau đó bôi lên các góc hình và di dọc theo các cạnh.
- HS nêu, HS nhận xét. GV nhận xét, sửa sai cho HS
Giải lao
 +Thực hành
-HS xé hình tán cây. HS xé hình thân cây, tán của cây.
-Dán hình tán cây, dán hình thân cây 
-GV bao quát lớp giúp đỡ HS yếu
 +HS trưng bầy sản phẩm. HS cùng GV đánh giá nhận xét bình chọn bài đẹp.
GV tuyên dương những em có bài đẹp. Khích lệ những em chưa hoàn thành hoặc những em làm chưa đẹp bài sau cần cố gắng hơn. 
4.Củng cố, dặn dò (3’’)
GV cho các em thu gom giấy vụn bỏ vào thùng rác.
GV nhận xét giờ học .Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Bài 10 xé, dán hình con gà con
Nhận xét, ký duyệt của ban giám hiệu.
Ngàytháng.năm 2010
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9 lop 1 nga.doc