Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 10

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 10

III. Các hoạt động dạy học :

 Hoạt động 1. Sinh hoạt dưới cờ.

- Sinh hoạt chung toàn trường theo nội dung của Đội.

Hoạt động 2. Sinh hoạt trong lớp.

 

doc 18 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 132Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ 2 ngày 7 tháng 11 năm 2022
TIẾT 1: HĐTN
 HĐDC Theo chủ đề : NÓI LỜI ĐẸP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết chọn lời nói và cách nói lịch sự 	
- Dùng những lời nói đẹp hằng ngày.
 - Lịch sự trong giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động 1. Sinh hoạt dưới cờ.
- Sinh hoạt chung toàn trường theo nội dung của Đội.
Hoạt động 2. Sinh hoạt trong lớp.
1. Khởi động. Hát
2. Khám phá : HS chơi: Nói lời lịch sự
- Cho HS thi đua nhau nói lời lịch sự.
- Nghe GV đưa ra tình huống. HS nhận xét tình huống và nói như : Xin lỗi , cảm ơn..
- Nêu cảm nhận của mình khi tham gia trò chơi.
3. Vận dụng. Về nhà chia sẻ với người thân 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 3: TOÁN
ÔN TẬP 3 
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Thành thạo việc chuyển từ vấn đề cần giải quyết là trả lời câu hỏi dạng “ Có tất cả bao nhiêu? Thành phép tính cộng.
 -Nhuần nhuyễn kỹ năng cộng hai số, cộng ba số. Hiểu và vận dụng làm đúng các bài tập. –
Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. Đồ dùng dạy học: Slide minh họa; BĐDHT
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động : Tổ chức Trò chơi: Tiếp sức 
2.Thực hành
Bài 1: Chọn một phép tính thích hợp với mỗi hình. Tính kết quả?
- HS chọn phép tính thích hợp với tranh, nối tranh với phép tính. 
- HS chia sẻ. GV chiếu bài lên bảng.
Bài 2: Quan sát các xếp 5 quả hồng vào đĩa rồi nêu số.
- HS quan sát cách xếp 5 quả hồng vào 2 đĩa rồi nêu.
- HS nói được: Có 5 quả hồng, xếp 1 quả vào đĩa màu vàng, còn 4 quả xếp vào đĩa màu xanh 5 = 1 + 4
* Thực hiện tương tự với các đĩa còn lại
- GV nhận xét.
Bài 3: Tính nhẩm. HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS nhận ra sử dụng kết quả
- HS nêu cách thực hiện. GV theo dõi từng HS, đánh giá HS về kỹ năng này, giúp những HS còn chậm.
- Nghe GV nhận xét chung.
Bài 4: Nêu phép tính rồi trả lời câu hỏi
- HS quan sát tranh, đọc yêu cầu và trả lời câu hỏi. 
 3, Vận dụng : Chia sẻ với người thân những điều đã học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 4: TIẾNG VIỆT
BÀI 46: UN UT ƯT (TIẾT 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Đọc, viết được các tiếng/ chữ có un, ut, ưt. MRVT có tiếng chứa un,ut,ưt.
 -Tìm được các tiếng chưa vần un, ut, ưt..
- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
 - Biết thể hiện tình cảm yêu thương với các con vật
II. Đồ dùng dạy học: Slide minh họa bài đọc. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: GV tổ chức cho HS thi kể tên các vần đã học trong tuần 9.
 2.Khám phá:
 21.Khám phá vần mới: Giới thiệu vần un, ut, ưt.
a. Vần un: Giáo viên treo tranh và giới thiệu vần un
b. Vần ut: Giáo viên treo tranh và giới thiệu vần ut
c. Vần ưt: Giáo viên treo tranh và giới thiệu vần ưt
- Hôm nay ta học 3 vần mới un, ut, ưt – GV ghi bảng tên bài.
 2.2. Đọc vần mới, tiếng khóa, từ khóa
a. Vần un: HD HS đánh vần un
- Đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng thun
- GV yêu cầu HS thực hiện theo hiệu lệnh của thước.
b. Vần ut, ưt: Thực hiện tương tự như với vần ut, ưt
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích ut, ưt theo hiệu lệnh thước.
 3. Thực hành
3.1. Đọc từ ngữ ứng dụng
- HS xem SGK và đọc các từ dưới tranh (trong sách/ trên bảng)
- HS tìm tiếng chứa vần un, ut, ưt. 
 3.2. Tạo tiếng mới chứa un, ut, ưt
- GVHD chọn phụ âm bất kì ghép với un, ut, ưt để tạo thành tiếng, chọn tiếng có nghĩa.
3.3 Viết bảng con:
- GV cho HS quan sát chữ mẫu: un, ut, ưt.
- NX bài viết của HS.
- GV viết mẫu, lưu ý độ cao con chữ, nét nối, vị trí dấu thanh từ vun vút, mứt tết
 4. Vận dụng: Chia sẻ với người thân những điều vừa học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
BUỔI CHIỀU: 
TIẾT 1: TIẾNG VIỆT
BÀI 46: UN UT ƯT (TIẾT 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc - hiểu bài Các chú lợn con đặt và trả lời được câu hỏi khiến nhân vật trong bài đáng khen.
 - MRVT có tiếng chứa un, ut, ưt.
 - Yêu thích môn học. - Biết thể hiện tình cảm yêu thương với các con vật
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Khởi động: Tổ chức thi tìm tiếng có vần un, ut, ưt.
2. Thực hành 
HĐ1. Đọc bài ứng dụng: Các chú lợn con
- Giới thiệu bài đọc
- Đọc tành tiếng: 
+ HS đọc thầm:  đánh vần, trơn từng tiếng trong các câu dưới tranh
+ HS đọc trước lớp( cá nhân)
+HS đọc các từ có tiếng chứa vần un, ut, ưct: ủn ở SGK
+ HS luyện đọc từng câu ( cá nhân)
+ HS luyện đọc nối tiếp câu theo nhóm ( đọc trong nhóm, trước lớp)
+ Đọc cả đoạn trước lớp.
HĐ 2: Trả lời câu hỏi
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 
- GV đặt câu hỏi. HS trả lời. Lớp nhận xét.
HĐ 3: Nói và nghe:
- GVHDHS luyện nói theo cặp: Con gì ủn à ủn ỉn.
- GV giáo dục HS biết yêu quý các con vật.
HĐ 4: Viết
- HS viết vào vở tập viết : un, ut,ưt, vun vút, mứt tết
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
 3. Vận dụng:
Em cùng người thân tìm từ ngữ chứa vần un, ut, ưt và đặt câu với từ ngữ tìm được.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 3 : GDKNS : TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN
Bài 5: BÉ TẬP NÓI LẠI NHỮNG GÌ BÉ NGHE KỂ Ở NHÀ 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thu hút HS đến với việc đọc sách.
- HS làm quen với sách thiếu nhi dành cho HS đầu cấp.
- HS tiếp cận hình thành giá trị lớn từ những câu chuyện nhỏ.
- HS yêu thích môn học 
II. Đồ dùng dạy học : 
- Truyện: Bé tập nói lại những gì bé nghe kể ở nhà. Tranh các nhân vật trong truyện.
- Một số truyện dành cho HS đầu cấp.
III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động. Lớp hát
2. Khám phá.
a. Trước khi đọc
- Quan sát tranh (trang bìa).
- Nhận biết nhân vật trong truyện – đoán tên truyện.
- Phỏng đoán sự việc có thể xảy ra
b. Trong khi đọc : - Nghe cô đọc truyện + quan sát tranh, trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh 
- Đoán bé kể lại những gì.
3.Thực hành : Sau khi đọc : 
* Thảo luận nhóm đôi : Nói cho các bạn nghe cô vừa đọc xong câu chuyện gì ? trong truyện có những nhân vật nào? mình thích (không thích) nhân vật nào? Vì sao?
- Rút ra bài học.
- Liên hệ và giáo dục: Biết truyền đạt đúng những thông tin mà mình nhận được
* HS nghe cô giới thiệu sách.
- HS làm quen với sách thiếu nhi.
4. Vận dụng. - Về nhà tìm những quyển truyện tranh cho người thân nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
 ..... 
Thứ 3 ngày 8 tháng 11năm 2022
TIẾT 1: TIẾNG VIỆT
BÀI 47: IÊN , IÊT (TIẾT 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Đọc, viết, học được cách đọc và các tiếng/chữ có iên ,iêt. MRVTcó tiếng chứa iên,iêt.
 - Đọc đúng, trôi chảy vần và các từ ứng dụng.
 - Có ý thức học tập, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Đọc bài 46:
 Khám phá:
- Đọc vần mới, tiếng khóa, từ khóa
 - vần iên: HS đánh vần, phân tích vần iên.
- Đánh vần, phân tích tiếng biển
 Vần iêt: GV thực hiện tương tự như vần iên
- GVNX, sửa lỗi phát âm
 . Vần iên,iêt: Chúng ta vừa học 2 vần mới nào?
- GV chỉ cho HS đánh vần, đọc trơn, phân tích các vần, tiếng khoá, từ khóa vừa học
 3. Thực hành
. Đọc từ ngữ ứng dụng
- GV cho HS quan sát tranh SGK, đọc thầm TN dưới mỗi tranh
- GVNX, sửa lỗi nếu có
- GV trình chiếu tranh, giải nghĩa 1 số từ
 c. Tạo tiếng mới chứa iên ,iêt.
- GVHD chọn phụ âm bất kì ghép với iên ( iêt) để tạo thành tiếng, chọn tiếng có nghĩa, ví dụ: biên, biền, biện
- GVNX
 d. Viết bảng con: GV cho HS quan sát chữ mẫu: iên, iêt – bờ biển, biệt thự.
- GV viết mẫu, lưu ý độ cao con chữ, nét nối, vị trí dấu thanh
- GV quan sát, uốn nắn.
- GVNX
4. Vận dụng: Em cùng người thân tìm từ ngữ chứa vần un, ut, ưt và đặt câu với từ ngữ tìm được.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 47: IÊN, IÊT (TIẾT 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc- hiểu bài: Nhà kiến, đặt và trả lời được câu về những điều biết được về kiến. 
 - Luyện đọc đúng, đọc trôi chảy toàn bài và trả lời câu hỏi.
 - Bước đầu hình thành phẩm chất chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy học: 
2III. Các hoạt động dạy học:
1.Khởi động:
 Em biết gì về loài kiến?
Thực hành:
HĐ1. Đọc bài ứng dụng: Nhà kiến
- Giới thiệu bài đọc
- Đọc tành tiếng: 
+ HS đọc thầm:  đánh vần, trơn từng tiếng trong các câu dưới tranh
+ Nghe GV đọc trước lớp. HS đọc cá nhân
+HS đọc các từ có tiếng chứa vần iên, iêt ở SGK
+ HS luyện đọc từng câu ( cá nhân)
+ HS luyện đọc nối tiếp câu theo nhóm ( đọc trong nhóm, trước lớp)
+ Đọc cả đoạn trước lớp.
HĐ 2: Trả lời câu hỏi
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 
- Nghe GV đặt câu hỏi. HS thảo luận trả lời. Lớp nhận xét.
HĐ 3: Nói và nghe:
- GVHDHS luyện nói theo cặp: 
+ Bạn biết gì về kiến?
- Giáo dục HS biết làm các việc vừa với tuổi của mình.
HĐ 4: Viết
- HS viết vào vở tập viết : iên, iêt, bờ biển, biệt thự.
 3. Vận dụng:
Em cùng người thân tìm từ ngữ chứa vần iên,iêt và đặt câu với từ ngữ tìm được.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 3: TC TOÁN
ÔN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Học sinh biết cộng thành thạo hai số, ba số có kết quả trong phạm vi 10
 - Thuộc bảng cộng trong vi phạm vi 10.
 - Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm.
 - HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu hoặc tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Khởi động : Tổ chức Trò chơi: Ai nhanh,ai đúng. 
2. Thực hành: 
Bài 1: Học sinh tô cùng 1 màu chiếc giỏ và những quả có kết quả bằng số trên chiếc giỏ.
- Nhận xét, chữa bài
 Bài 2: Viết phép tính rồi trả lời câu hỏi.
- Hướng dẫn yêu cầu , yêu cầu HS tự thực hiện . 
- Theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn. ( Lưu ý: V Hưng, Gia Bảo, K Linh)
- Nghe GV NX, chốt lại.
Bài 3: Yêu cầu HS tô màu vào các mũi tên chỉ đường đi đúng.
- HS chia sẻ.
- Nghe GV NX, chốt
 3. Vận dụng: Chia sẻ với người thân những điều đã học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
_______________________________________________
TIẾT 4: ĐẠO ĐỨC
BÀI 4 : EM TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH. (Tiết 3)
I.Yêu cầu cần đạt:
Em nhận biết được vì sao cần tự giác làm việc của mình
Em biết được ý nghĩa của việc tự giác làm việc của bản thân
Em thực hiện các hành động tự giác của bản thân trong cuộc sống
- Hs có khả năng hợp tác, lắng nghe, chia sẻ.
- Hs có tinh thần trách nhiệm tự giác làm việc của mình.
II . Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK
III. Hoạt động dạy học:
Khởi động:
- Giới thiệu bài
Thực hành : 
Hoạt động 4.: Hãy kể cho cô giáo và các bạn nghe về việc em đã tự giác khi làm ở nhà, ở trường
- HS hoạt động cá nhân.
Yêu cầu học  ... nh sau bài dạy.
Thứ 5 ngày 10 tháng 11 năm 2022
TIẾT 1: TOÁN
 TRỪ BẰNG CÁCH ĐẾM LÙI
I. Yêu cầu cần đạt:
 - HS hiểu được đếm lùi là như thế nào? Thực hiện phép trừ bằng cách 
đếm lùi. 
 - Biết đếm lùi để tìm ra được kết quả của phép tính trừ. Biết nói kết quả của phép tính trừ sau khi đếm lùi.
 - Học sinh yêu thích môn học. Hình thành năng lực tính toán nhanh.
II. Đồ dùng dạy học: Slide
III. Các hoạt động dạy học:
1.Khởi động: GV cắm 7 bông hoa vào bình và hỏi HS:
+ Trong bình có mấy bông hoa?
- HS quan sát GV lấy ra 2 bông hoa và trả :
+ Cô bớt ra mấy bông hoa?
+ Trong bình còn lại bao nhiêu bông hoa?
+ Em làm cách nào để biết trong bình còn lại 5 bông hoa?
- Nghe GV KL: Dựa vào bài bông hoa ở trên em hãy viết phép tính thể hiện có 7 đổ vật. bớt đi 2 đổ vật. còn lại 5 đồ vật và nói lại cách tìm kết quả
- Nhận xét 
2. Khám phá :
HĐ 1: Hình thành các phép tính trừ bằng cách đếm lùi.
- HS quan sát tranh, mô tả nội dung tranh 
- HS TL được: Bạn làm thế nào để biết còn lại 6 chiếc ô tô?”.
*GV hướng dẫn, gợi ý HS nói câu trả lời: Từ chiếc ô tô thứ 8, bạn trai đếm lùi (đếm ngược) qua 2 chiếc đã đi ra, đến chiếc số 6 còn đỗ, vì vậy bạn nói còn lại 6 chiếc ô tô. 
- HS TL được: Từ 8 đếm lùi mấy bước thì đến 6?”.
(Nêu HS trả lời sai hoặc lúng túng thì GV gợi ý: Từ 8 đếm lùi đến 7 là một bước, đếm lùi tiếp đến 6 là một bước nữa. Câu trả lời đúng: Từ 8 đếm lùi 2 bước thì đến 6.)
- HS viết phép tính, GV nhận xét.
3. Thực hành :
Bài 1: GV đọc YC bài tập.
- Quan sát GV gắn bảng phụ đã vẽ sẵn các hình vuông giống trong sgk.
- 4 HS lên thực hiện các phép tính trên bảng theo mô hình. Cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét. Gv bổ sung.
- HS đọc lại các phép tính.
Bài 2: GV đọc YC bài tập. HD HS cách làm. 
- HS làm bài cá nhân. Điền kết quả vào sgk.sau đó thảo luận kết quả theo nhóm 4.
4. Vận dụng : Chia sẻ với người thân những điều đã học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 49: UÔN UÔT (T2)
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Đọc, hiểu bài: Chuột nhắt ra phố. Đặt và trả lời được câu hỏi về những sự vật, sự việc ở thành phố.
 - Biết yêu gia đình , yêu quê hương, yêu nơi mình sinh ra.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh/ ảnh/ lide minh họa bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Tổ chức TC ôn lại bài yên, yêt.
2. Thực hành
HĐ1. Đọc bài ứng dụng: Chuột nhắt ra phố
- Giới thiệu bài đọc
- Đọc tành tiếng: 
+ HS đọc thầm:  đánh vần, trơn từng tiếng trong các câu dưới tranh
+ GV đọc trước lớp( cá nhân)
+HS đọc các từ có tiếng chứa vần uôn, uôt ở SGK
+ HS luyện đọc từng câu ( cá nhân)
+ HS luyện đọc nối tiếp câu theo nhóm ( đọc trong nhóm, trước lớp)
+ Đọc cả đoạn trước lớp.
HĐ 2: Trả lời câu hỏi
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 
- GV đặt câu hỏi. HS trả lời. Lớp nhận xét.
HĐ 3: Nói và nghe:
- Nghe GVHDHS luyện nói theo cặp: 
+ Thành phố có gì?
- HS biếtở thành phố có nhà cao tầng...
HĐ 4: Viết
- HS viết vào vở tập viết: uôn, uôt, chuồn chuồn, chuột nhắt.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
3. Vận dụng
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 4. TIẾNG VIỆT
BÀI 50: ÔN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Đọc, viết được các vần, các tiếng/chữ chứa các vần đã học trong tuần.
 - Viết đúng kiểu chữ thường ,cỡ vừa các TN ứng dụng; Viết đúng chữ số cỡ nhỏ; 
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa SGK, bảng chữ thường, chữ hoa.
III.Hoạt động dạy học:
TIẾT 1
1. Khởi động: GV TC cho HS thi đua kể các vần đã học trong tuần.
2. Khám phá:
HĐ1.a. Đọc (Ghép âm, vần và thanh thành tiếng)
- GV Cho HS đọc phần ghép âm vần trong SGK
- HS đọc lại âm, vần và dấu thanh thành tiếng 
- GV chỉnh sửa, làm rõ nghĩa tiếng 
b. Tìm từ ngữ phù hợp với tranh
- HS đọc từ. GV sửa phát âm
- GVNX, trình chiếu kết quả
3. Thực hành:
HĐ2. Viết bảng con:
- GV cho HSQS chữ mẫu: bún bò, cuộn len
- GV viết mẫu: bún bò
- GV lưu ý HS nét nối con chữ, vị trí dấu thanh và khoảng cách các tiếng
- GV quan sát, uốn nắn
- GV thực hiện tương tự với: cuộn len
HĐ3. Viết vở Tập viết
- GVHDHS viết: bún bò, cuộn len
- GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- GVQS, giúp đỡ HS khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng.
- GVNX vở của 1 số HS
4. Vận dụng : Tìm tiếng chứa vần đã học? Đặt câu.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
Thứ 6 ngày 11 tháng 11 năm 2022
TIẾT 2. TIẾNG VIỆT
BÀI 50: ÔN TẬP (T2)
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Đọc, hiểu bài: Nhà bà. Có ý thức quan sát vẻ đẹp đáng yêu của cây cối.
- Viết đúng kiểu chữ thường ,cỡ vừa các TN ứng dụng; Viết đúng chữ số cỡ nhỏ; Viết (Chính tả nhìn - viết) câu ứng dụng cỡ vừa.
 - Biết bảo vệ thú chim; hình thành phẩm chất nhân ái, yêu thương.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa SGK, bảng chữ thường, chữ hoa.
III.Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: GV TC cho HS thi đua kể các vần đã học trong tuần.
2. Thực hành:
HĐ1: Đọc bài ứng dụng: Nhà bà
a.Giới thiệu bài đọc
- GV giới thiệu nhà em có vườn không? Vườn nhà em trông những cây gì? 
b. Đọc thành tiếng - GV đọc mẫu. HS đọc nối tiếp câu. HS đọc cả bài. 
- GV nghe và chỉnh sửa 
HĐ2. Trả lời câu hỏi:	
- GV giới thiệu phần câu hỏi: Nhà bà có gì?
HĐ3: Viết vở chính tả (nhìn – viết)
- GV cho HS viết chữ dễ viết sai vào bảng con: yên, giàn
- GVHD viết vào vở chính tả, lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- GVNX vở 1 số bạn, HD sửa lỗi nếu có
 3. Vận dụng : Tìm tiếng chứa vần đã học? Đặt câu.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 3: TIẾNG VIỆT
TẬP VIẾT
I. Yêu cầu cần đạt:
 - HS tập viết đúng kiểu chữ thường, cỡ vừa từ ngữ ứng dụng nhiệt kế, yên ả, bánh cuốn, ruột bút.
- Chữ viết rõ ràng
 - Rèn tính cẩn thận khi viết.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết mẫu chữ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 
2 Khám phá: 
HĐ 1: Viết bảng con
- HS quan sát các từ:  nhiệt kế, yên ả, bánh cuốn, ruột bút.
- HS nhận xét độ cao, độ rộng các chữ cái, cách đặt dấu thanh, cách nối nét
- HS quan sát GV viết trên bảng lớp: nhiệt kế
- HS viết bảng con : nhiệt kế GV quan sát chỉnh sửa chữ viết cho HS
- Thực hiện tương tự như vậy với yên ả, bánh cuốn, ruột bút
3. Thực hành
HĐ 2: Viết vào vở tập viết
- HS viết vào vở TV 
- GV hỗ trợ những em viết chưa tốt Lưu ý: Việt Hưng, Gia Bảo, K Linh
4. Vận dụng:
- Về viết lại các từ ngữ nhiệt kế, yên ả, bánh cuốn, ruột bút cho người thân xem.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 4: TC TOÁN
ÔN LUYỆN BỚT ĐI, PHÉP TRỪ, DẤU -
I. Yêu cầu cần đạt:
 - HS nhận biết được tình huống bớt đi. Biết dùng dấu - để biểu thị về số lượng. Trả lời được câu hỏi “Còn lại nhiêu?”.
 - Hiểu và vận dụng làm đúng các bài tập. Phát triển Năng lực giải quyết vấn đề
 - Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn khi học toán. 
II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng toán
III.Hoạt động dạy học
1. Khởi động: Tổ chức trò chơi 
 2. Thực hành.
Bài 1: Viết dấu 
- HS làm bài cá nhân vào vở BTT. Lưu ý: Việt Hưng, Gia Bảo, K Linh
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2: GV đọc y/c.
- HS quan sát tranh và nêu phép tính.
- HS chia sẻ bài làm.
- Nghe GV NX, chốt lại.
Bài 3: GV đọc yêu cầu bài
- HS lấy hình vuông để tìm kết quả. HS tự thực hiện N2. 
- Theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: HS trả lời đúng.
- GV NX, chốt lại.
Bài 4: HS thảo luận N2 và làm bài. Chia sẻ. NX.
3.Vận dụng: Chia sẻ với người thân những điều đã học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
BUỔI CHIỀU: 
TIẾT 1: KỂ CHUYỆN
XEM – KỂ : BẢO VỆ CHIM NON
I. Yêu cầu cần đạt:
Sau bài học, HS:
- Kể được câu chuyện Bảo vệ chim non bằng 4- 5 câu
 - Kể lại được câu chuyện rõ ràng, đúng nội dung theo từng bức tranh,
 - Biết bảo vệ thú chim; hình thành phẩm chất nhân ái, yêu thương.
II. Đồ dùng dạy học: Slide minh họa câu chuyện: Bảo vệ chim non
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: học sinh hát 
2. Khám phá: 
HĐ 1: Kể theo từng tranh.
- YC HS quan sát tranh 1 GV trình chiếu
- HS nghe GV nêu câu hỏi dưới mỗi bức tranh
 - HS trả lời câu hỏi cá nhân
- Lớp nhận xét đúng, sai
- Tương tự như vậy với các bức tranh còn lại.
3. Thực hành
HĐ 2: Kể toàn bộ câu chuyện
- Kể chuyện tiếp nối câu chuyện theo nhóm 4
- Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
- Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- HS nhận xét về con chuột.
HĐ 3: Mở rộng: Cậu bé có gì đáng yêu?
HĐ4: Tổng kết, mở rộng, đánh giá
- GV tổng kết giờ học, uyên dương HS có ý thức học tốt.
 4.Vận dụng: Em kể lại câu chuyện Bảo vệ chim non cho người thân nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 2: TC TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN NỘI DUNG BÀI 50.
I. Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh đọc, viết được bài 50, làm bài tập VBT.
- Học sinh viết đúng, đẹp
- HS có hứng thú học tập. Rèn cho học sinh tính cẩn thân, chăm chỉ.
II. Hoạt động dạy học
1. Khởi động: HS hát	
2. Thực hành
HĐ 1: Đọc bài trong SGK 
- HS đọc bài nhóm đôi
- HS luyện đọc cá nhân trước lớp
- Chỉnh sửa và nhận xét cách đọc của học sinh
HĐ 2: Làm  vở bài tập.
- Nghe GV hướng dẫn HS làm bài ở VBT 
- HS làm vào vở theo hướng dẫn.
- GV kiểm tra nhận xét.
HĐ 3: Luyện viết
- GV treo câu: Quả bí hiền ngủ yên trên giàn,
- YC HS nhìn viết câu trên vào vở. 
- GV nhận xét vở của 1 số HS
3. Vận dụng: Chia sẻ với người thân những điều đã học. Đọc lại bài 50.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 3: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS chia sẻ cảm xúc sau tiết trải nghiệm trước
II. Đồ dùng dạy học: Mỗi tổ một hộp giấy có gương mặt cười hoặc chiếc giỏ, những mẩu giấy hình mặt cười đủ cho mỗi HS một mẩu.
III. Các hoạt động cơ bản:
1. Khởi động: 
2. Thực hành:
HĐ 1: Tổng kết tuần.
HĐ 2: Chia sẽ cảm xúc cá nhấn sau trải nghiệm lần trước.
- HS ngồi theo tổ thành vòng tròn và cùng hát bài “Con chim vành khuyên”
- Kể cho nhau nghe về việc mình sử dụng các từ “thần chú” thế nào để có lời nói đẹp.
- Em thích trở thành người lịch sự hay người bất lịch sự?
Kết luận: Còn rất nhiều câu, nhiều từ “thần chú” giúp ta trở thành người lịch sự trong cuộc sống. Em có thể lựa chọn trở thành người lịch sự hay bất lịch sự, nhưng là người lịch sự sẽ dễ chịu hơn nhiều.
HĐ3. Tổng kết và vĩ thanh
- Vẽ và trang trí ra giấy huy hiệu “Người lịch sự” để tặng cho người nào em thấy thường thể hiện lịch sự trong cuộc sống.
3. Vận dụng: Đọc đoạn thơ của thám tử Tò mò trong SGK với sự hỗ trợ của bố mẹ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_10.doc