Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 10

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 10

- HS biết trao đổi với bạn bè về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ngày chủ nhật ( chủ nhật, nặn đất sét, nhặt rau, ca hát, con lật đật,.)

- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn bè về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần at, ăt, ât.

- Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ của vần at, ăt, ât đánh vần và ghép tiếng chứa vần có âm cuối “t”. Hiểu nghĩa của các từ đó.

 

docx 18 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 137Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 10
Khối 1
(Từ ngày 07/11 đến ngày 11/11 năm 2022)
Thứ, ngày
Tiết
Tiết CM
Môn
Tên bài dạy
Hai ( Sáng) 24/10/2022
1
28
(CC)HĐTN
SHDC: Lớp 1 của em
2
10
Đạo đức
Bài 5: Tự giác làm việc ở nhà (T.2)
3
109
Tiếng Việt
at ăt ât (T.1)
4
110
Tiếng Việt
at ăt ât (T.2)
Ba ( Sáng)
25/10/2022
1
GDTC
2
28
Toán
Số 10 (T.2)
3
111
Tiếng Việt
et êt it (T.1)
4
112
Tiếng Việt
et êt it (T.1)
 Tư ( Sáng)
26/10/2022
1
Mỹ thuật
2
29
Toán
Số 10 (T.3)
3
113
Tiếng Việt
ot ôt ơt (T.1)
4
114
Tiếng Việt
ot ôt ơt (T.2)
(Chiều)
3
19
TNXH
Bài 10: Ôn tập chủ đề: TRƯỜNG HỌC (T.1)
4
115
Tiếng Việt
ut ưt (T.1)
5
116
Tiếng Việt
ut ưt (T.1)
Năm(Sáng)
27/10/2022
1
GDTC
2
29
HĐTN
SH theo chủ đề: Lớp học thân thiện
3
117
TV(TH)
Thực hành
4
118
TV(KC)
Kể chuyện: Sóc và dúi
(Chiều)
3
Âm nhạc
4
20
TNXH
Bài 10: Ôn tập chủ đề: TRƯỜNG HỌC (T.2)
5
T(BD)
Luyện tập 
Sáu
28/10/2022
1
119
TV(Ôn tập)
Ôn tập
2
120
TV(Ôn tập)
Ôn tập
3
30
Toán
Em làm được những gì?
4
30
SHL(HĐTN)
SH lớp: Trang trí lớp học thân yêu
Tổ trưởng GV
 Phan Thị Thúy Hằng
MÔN TIẾNG VIỆT
	Bài 1: AT - ĂT - ÂT
YCCĐ:
- HS biết trao đổi với bạn bè về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ngày chủ nhật ( chủ nhật, nặn đất sét, nhặt rau, ca hát, con lật đật,...)
- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn bè về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần at, ăt, ât. 
- Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ của vần at, ăt, ât đánh vần và ghép tiếng chứa vần có âm cuối “t”. Hiểu nghĩa của các từ đó.
- Viết được các vần at, ăt, ât và các tiếng, từ ngữ có các vần at, ăt, ât .
- Đánh vần, đọc trơn hiểu nghĩa của các từ mở rộng, đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.
- Nói được câu có từ ngữ, chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : SGK, thẻ từ các vần at, ăt, ât , một số tranh ảnh minh họa kèm theo thẻ từ . Tranh chủ đề.
-HS : SGK, VTV,VBT, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: HS Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ngày chủ nhật. Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần at, ăt, ât.
- Gọi HS đọc viết một số từ có chứa vần ac, âc,ăc, oc, ôc, uc, ưc và trả lời một số câu hỏi về chủ đề Vui học.
 - Nhận xét – TD
- YC HS mở SGK/100 
- GV giới thiệu chủ đề.
- YC HS quan sát tranh khởi động.
- Em hãy nêu những nội dung có trong tranh?
- Nhận xét – TD
- Trong các tiếng nhật, lật đật, đất , nhặt có điểm gì giống nhau ?
- GV chốt rút ra vần at, ăt, ât – ghi vần at, ăt, ât lên bảng.
- 2 HS 
- Nhận xét bài của bạn.
- HS mở sách thảo luận nhóm đôi.
- HS nêu chủ nhật, lật đật, đất sét...
- HS nêu điểm giống nhau giữa các tiếng 
- HS lắng nghe - Nhắc lại
2/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần at, ăt, ât. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bán âm cuối “t”; hiểu nghĩa của các từ đó. Viết được các vần at, ăt, âtvà các tiếng, từ ngữ có các vần at, ăt, ât.
2.1. Nhận diện vần, tiếng có vần mới.
Nhận diện vần at
- GV viết vần at
- YC Hs quan sát và phân tích vần at
- Nhận xét – TD
- YC Hs đánh vần, đọc trơn vần at
- Nhận xét
b. Nhận diện vần ăt, ât ( tương tự vần at)
c. Tìm điểm giống nhau giữa vần at, ăt, ât
- Vần at, ăt, ât có gì giống và khác nhau ?
- Nhận xét – TD
2.2. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng
- Có vần at cô muốn có tiếng hát ta làm như thế nào ?
- Nhận xét 
- YC Hs đọc
- Nhận xét
- Có tiếng hát muốn có từ ca hát ta làm như thế nào ?
- YC Hs đọc ( đánh vần – đọc trơn)
- Nhận xét
- YC Hs đọc toàn mô hình vần at
- Nhận xét
- Đánh vần đọc trơn từ cắt giấy, bật ti vi ( tương tự ca hát)
2.3. Tập viết
a. Viết vần at
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết at ( ca hát)
- YC HS viết 
- Nhận xét – TD
- Vần ăt, ât(cắt giấy, bật ti vi) hướng dẫn tương tự vần at
b. Viết vở tập viết
- Gọi HS đọc nội dung bài viết.
- YC HS viết at ca hát, ăt cắt giấy, ât bật ti vi vào vở tập viết.
- Thu vở chấm , nhận xét sửa lỗi.
Hoạt động nối tiếp.
- Gọi Hs đọc lại bài.
- Nhận xét – TD
- HS quan sát
- Gồm âm a và âm t ( âm a đứng trước, âm t đứng sau)
- Nhận xét bạn
- Hs đọc CN- nhóm- ĐT
- Giống : âm t đứng sau
 Khác : âm a, ă, â
- Nhận xét bạn
- Thêm âm h trước vần at và dấu sắc trên âm a.
- Đánh vần CN- Tổ - ĐT
- Thêm tiếng ca trước tiếng hát.
- Đọc CN – ĐT
- CN – ĐT
- HS đọc CN - ĐT
- HS lắng nghe nêu lại cách viết
- HS viết bảng con
- Nhận xét sửa sai
- 1 HS đọc.
- HS viết vở tập viết.
- 3 HS đọc lại bài.
- Nhận xét bài đọc của bạn.
TIẾT 2
3/ LUYỆN TẬP - THỰC HÀNH:
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa của đoạn ứng dụng mức độ đơn giản. Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.
a. Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng.
- YC HS quan sát tranh và nêu nội dung của từng tranh theo gợi ý của GV.
- HD HS giải nghĩa từ mở rộng.
- YC HS đặt câu với từ mở rộng.
- YC HS tìm thêm từ có chứa vần at, ăt, ât và đặt câu.
- GV nhận xét – TD
b. Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài mở rộng.
- GV giới thiệu bài đọc.
- GV đọc mẫu.
- YC HS tìm tiếng chứa vần mới học có trong bài đọc.
- Gọi HS đọc tiếng chứa vần mới vừa tìm được.
- Kể tên hoạt động của từng người trong nhà bé đã làm vào ngày chủ nhật?
- Em thường làm gì vào ngày chủ nhật ?
- GDKNS
- HS quan sát và trả lời.
- Hs trả lời, lắng nghe.
- HS đặt 1 từ mở rộng.
- HS lần lượt tìm.
- HS lắng nghe.
- HS tìm.
- 2 HS đọc.
- HS trả lời.
4/VẬN DỤNG:
* Mục tiêu: Học sinh biết cùng bạn hát, đọc thơ, múa bài có từ ngữ chứa tiếng có vần được học.
- YC HS quan sát tranh.
- Tranh vẽ những ai ?
- Họ đang làm gì ?
- YC HS đọc cụm từ .
- Cho HS hát, đọc thơ, có từ chứa tiếng vần mới học.
* Củng cố
- Gọi Hs đọc lại các vần mới học
- Đọc lại bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau Bài et, êt, it.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS đọc CN - ĐT
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe và thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 2: ET - ÊT- IT
I/ YCCĐ:
- HS biết trao đổi với bạn bè về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ngày chủ nhật .
- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn bè về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần et, êt, it. 
- Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ của vần et, êt, it đánh vần và ghép tiếng chứa vần có âm cuối “t”. Hiểu nghĩa của các từ đó.
- Viết được các vần et, êt, it và các tiếng, từ ngữ có các vần et, êt, it .
- Đánh vần , đọc trơn hiểu nghĩa của các từ mở rộng, đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.
- Nói được câu có từ ngữ, chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : SGK, thẻ từ các vần et, êt, it , một số tranh ảnh minh họa kèm theo thẻ từ . Tranh chủ đề.
-HS : SGK, VTV,VBT, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần et, êt, it.
- Gọi HS đọc viết một số từ có chứa vần at, ăt, ât .
 - Nhận xét – TD
- YC HS mở SGK/102
- YC HS quan sát tranh khởi động.
- Hai bạn đang chơi trò gì ?
- Bên cạnh nhà có cây gì ?
- Nhà bạn nhỏ nuôi con chim gì ?
- Nhận xét – TD
- Trong các tiếng tết, mít, vẹt có điểm gì giống nhau ?
- GV chốt rút ra vần et, êt, it – ghi vần et, êt, it lên bảng.
- 2 HS 
- Nhận xét bài của bạn.
- HS quan sát.
- Tết tóc cho búp bê.
- cây mít.
- con vẹt
- HS nêu điểm giống nhau giữa các tiếng 
- HS lắng nghe- Nhắc lại
2/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần et, êt, it. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bán âm cuối “t”; hiểu nghĩa của các từ đó.Viết được các vần et, êt, itvà các tiếng, từ ngữ có các vần et, êt, it
2.1. Nhận diện vần, tiếng có vần mới.
Nhận diện vần et
- GV viết vần et
- YC Hs quan sát và phân tích vần et
- Nhận xét – TD
- YC Hs đánh vần, đọc trơn vần et
- Nhận xét
b. Nhận diện vần êt, it ( tương tự vần et)
c. Tìm điểm giống nhau giữa vần et, êt, it
- Vần et, êt, it có gì giống và khác nhau ?
- Nhận xét – TD
2.2. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng
- Có vần et cô muốn có tiếng sét ta làm như thế nào ?
- Nhận xét 
- YC Hs đọc
- Nhận xét
- Có tiếng sét muốn có từ đất sét ta làm như thế nào ?
- YC Hs đọc ( đánh vần – đọc trơn)
- Nhận xét
- YC Hs đọc toàn mô hình vần et
- Nhận xét
- Đánh vần đọc trơn từ tết tóc, quả mít( tương tự đất sét)
2.3. Tập viết
a. Viết vần et
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết et ( đất sét)
- YC HS viết bảng con
- Nhận xét – TD
- Vần êt, it(tết tóc, quả mít) hướng dẫn tương tự vần et
b. Viết vở tập viết
- Gọi HS đọc nội dung bài viết.
- YC HS viết et sét, êt tết , it mít vào vở tập viết.
- Thu vở chấm , nhận xét sửa lỗi.
Hoạt động nối tiếp.
- Gọi Hs đọc lại bài.
- Nhận xét – TD
- HS quan sát
- Gồm âm e và âm t ( âm e đứng trước, âm t đứng sau)
- Nhận xét bạn
- Hs đọc CN- nhóm- ĐT
- Giống : âm t đứng sau
 Khác : âm e, ê, i
- Nhận xét bạn
- Thêm âm s trước vần et và dấu sắc trên âm e.
- Đánh vần CN- Tổ - ĐT
- Thêm tiếng đất trước tiếng sét.
- Đọc CN – ĐT
- CN – ĐT
- HS đọc CN - ĐT
- HS lắng nghe nêu lại cách viết
- HS viết bảng con
- Nhận xét sửa sai
- 1 HS đọc.
- HS viết vở tập viết.
- 3 HS đọc lại bài.
- Nhận xét bài đọc của bạn.
TIẾT 2
3/ LUYỆN TẬP:
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các  ... ững chuyện gì xảy ra với nhân vật dúi con ?
- GDKNS
- HS lắng nghe.
- HS đọc CN - ĐT.
- HS trả lời.
- HS nhận xét
3/LUYỆN TẬP:* 
Mục tiêu: Học sinh kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ và câu gợi ý dưới tranh
Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện.
- GV kể mẫu câu chuyện.
- GV kể lần 2 theo từng đoạn 
+Chuyện gì xảy ra nếu dúi con bị béo phì ?
+Dúi có ra được khỏi hang khi trời mưa to không ?
+ Mọi người có cứu được dúi con không ?
+ Sau khi được cứu,em nghĩ dúi con sẽ làm gì ?
- HS quan sát tranh vè kể từng đoạn.
- YC HS kể nối tiếp từng đoạn.
- Nhận xét đánh giá.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- HS kể từng đoạn theo nhóm 4.
- HS kể nối tiếp.
- Nhận xét bạn
- HS trả lời.
4 VẬN DỤNG
* Mục tiêu: Liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.
- Câu chuyện có mấy nhân vật ?
- Nhân vật dúi con trong câu chuyện đáng khen hay đáng chê ? Vì sao ?
- Qua câu chuyện em nghĩ mình nên làm gì ?
- Trong câu chuyện em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao?
- YC HS nghe, kể truyện thêm ở nhà
- Chuẩn bị tiết học sau “ chủ đề : “ Bạn bè“
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- Hs nhận xét
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 5: ÔN TẬP
YCCĐ:Giúp HS:
1. Nhận diện được các vần at ,ât, ăt, et, êt, it, ot, ôt, ut, ưt.
2. Sử dụng được các vần đã học trong tuần để ghép tiếng mới.
3. Đánh vần tiếng có vần được học trong tuần, đọc trơn bài đọc
4. Thực hiện đúng các bài tập chính tả.
5. Viết đúng cụm từ ứng dụng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 GV : SGV, một số tranh ảnh, mô hình hoặc vật thật dùng minh họa kèm theo thẻ từ (nếu có)
- Bảng phụ dùng ghi các nội dung rèn đọc.
- HS : VBT, VTV, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động.Ôn lại kiến thức cũ.
- Cho HS chơi trò chơi khởi động.
- Tiết trước học bài gì ?
- Gọi HS đọc bài vần ut, ưt
- Đọc cho học sinh viết từ có vần ut, ưt.
- Nói câu có vần ut, ưt.
- Nhận xét – đánh giá.
- HS tiến hành chơi.
- Vần uc, ưc
- 2 HS đọc
- Lớp viết bảng con.
- 3HS
2/HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện được các vần at, ăt, ât; et, êt, it; ot, ôt, ơt; ut, ưt.Sử dụng được các vần đã học trong tuần để ghép tiếng mới.
* Ôn tập các vần được học trong tuần.
- GTB ghi tựa.
- YC HS nêu các vần đã học trong tuần.
- Em hãy tìm điểm giống nhau at ,ât, ăt, et, êt, it, ot, ôt, ut, ưt.
- Nhận xét – TD
- Em hãy tìm thêm từ có vần at ,ât, ăt, et, êt, it, ot, ôt, ut, ưt.
- Em hãy đặt câu có từ chứa vần at ,ât, ăt, et, êt, it, ot, ôt, ut, ưt.
- Hs theo dõi.
- HS lần lượt nêu.
- 1 HS nêu
- Nhận xét bạn.
- HS nêu tiếp sức.
- Nhận xét bạn.
- HS đặt câu.
- Nhận xét bạn.
3/ LUYỆN TẬP:
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần tiếng có vần được học trong tuần, đọc trơn bài đọc
a/Luyện tập đánh vần , đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài học.
- GV đọc mẫu bài.
- YC HS nêu các tiếng có vần đã học trong tuần.
- YC HS đánh vần, đọc trơn các tiếng vừa tìm .
- Cho HS đọc thành tiếng bài
- Tìm hiểu nội dung bài.
+ Hãy cho biết tên bài em vừa đọc ?
+ Tác giả của bài này là ai ?
+ Bài em vừa đọc là thơ hay là văn ?
+ Có những nhân vật nào được nhắc đến trong bài ?
+ Kể tên những việc làm của mỗi nhân vật trong bài ?
+ Em thích nhân vật nào ? Vì sao ?
Hoạt động nối tiếp.
- Gọi HS đọc các vần 
- Nhận xét – TD
- Hs theo dõi.
- 1 HS nêu
- HS nêu tiếp sức.
- HS lần lượt nêu.
- HS lắng nghe
- HS lần lượt nêu.
- Đọc CN – ĐT
- Đọc đồng thanh.
- HS trả lời.
- 2 HS đọc
TIẾT 2
b. Tập viết và chính tả
* Tập viết cụm từ ứng dụng.
- YC HS đọc cụm từ ứng dụng “ Ngày chủ nhật “
- YC HS tìm từ chứa vần đã học trong tuần.
- GV viết mẫu cụm từ và nêu quy trình viết.
- YC HS viết cụm từ vào vở.
- Thu vở chấm , đánh giá.
* Bài tập chính tả.
- HD làm bài tập
- YC HS làm bài.
- HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài làm
-HS đọc CN - ĐT.
- HS tìm.
- HS lắng nghe và 2 HS nêu lại quy trình viết.
- HS viết bài.
- HS làm bài.
4/ VẬN DỤNG:
* Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng vốn từ và phát triển lời nói về chủ đề Ngày chủ nhật.
- GV giới thiệu chủ đề “ Ngày chủ nhật”
- YC học đọc những câu đồng dao, hát, đọc thơ nói về chủ đề vui học.
- Nhận xét – TD
- Cho HS đọc lại tiếng, từ chứa vần vừa học ôn tập
- Dặn HS học bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau “ Kể chuyện Sóc và dúi”
- HS lắng nghe.
- HS nêu
- HS đọc
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
MÔN TOÁN
BÀI : EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ ?
YCCĐ:
	- Vận dụng thứ tự các số từ 1 đến 10 để hoàn thiện dãy số .Làm quen với dãy số theo quy luật đơn giản.(đếm thêm 2)
	- Sử dụng quan hệ lớn hơn, bé hơn giữa các số để xác định quan hệ nhiều hơn, ít hơn.
	- Sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé (nhóm 4 chữ số ).
	- Giải quyết vấn đề :
+Giải toán : làm quen với việc kết hợp các thao tác quan sát tranh, nói tình huống ( phù hợp sơ đồ tách –gộp)và điền số để hoàn thiện sơ đồ tách –gộp số.
+Vận dụng cấu tạo số 10, giải quyết vấn đề .
- Ôn tập nhận dạng, gọi tên hình tam giác, hình chữ nhật.
	- Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học ( sơ đồ tách –gộp), giao tiếp toán học.
	* Tích hợp:Toán học và cuộc sống, tự nhiên xã hội và mĩ thuật.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
	-Gv : SGK,sơ đồ tách gộp, bảng phụ ghi bài tập 2, cuộn giấy minh hoạ cho bài 5. 
	-Hs : SHS, sơ đồ tách gộp, bảng cài , chữ số.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ KHỞI ĐỘNG:Trò chơi.
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động.
+ Gv yêu cầu :
 . 2 hs thi viết xuôi các số từ 1-10. 
 . 2 hs thi viết ngược các số từ 10-1
 + Gv nhận xét và tuyên dương.
+ Hs thực hiện theo yêu cầu .
2/ LUYỆN TẬP-THỰC HÀNH:
* Mục tiêu:Giúp học sinh vận dụng thứ tự các số từ 1 đến 10 để hoàn thiện dãy số. Làm quen với dãy số theo quy luật đơn giản (đếm thêm 2). Sử dụng quan hệ lớn hơn, bé hơn giữa các số để xác định quan hệ nhiều hơn, ít hơn. Sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé (nhóm 4 số)
Bài 1 : + Gv đính bảng phụ lên bảng, yêu cầu hs quan sát bài 1 . 
 + Gv yêu cầu hs dựa vào trò chơi ở khởi động để xác định các số còn thiếu để hoàn thiện mỗi dãy số ở bài tập 1 . Sau khi xác định đủ các số , cần đọc lại toàn bộ dãy số xem có đúng ko . 
 + Gv gọi 2 hs sửa bài , lớp lắng nghe và nhận xét. 
 + Gv nhận xét và giúp cho hs hiểu : 
 Đây là dãy số liên tiếp từ 1 đến 10 và được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. 
 Gv chỉ tay vào dãy số để cho hs đọc các số lẻ : 1,3,5,7,9. 
 Gv chỉ tay vào dãy số để cho hs đọc các số chẵn : 2,4,6,8,10.
-Hs quan sát bảng phụ. 
-Hs đọc thầm lại các số từ 1-10, từ 10-1 để tìm các số còn thiếu trong dãy số . 
-2Hs sửa bài , lớp lắng nghe và nhận xét. 
- Hs lắng nghe và đọc theo yêu cầu của gv .
Bài 2 :+ Yêu cầu hs thảo luận nhóm 2 để : quan sát dãy số ở câu a,b và tìm hiểu để hoàn thiện dãy số . 
 + Yêu cầu 4 nhóm trình bày . 
 + Gv nhận xét và mở rộng : 
 Đây là 2 dãy số đếm thêm 2. 
 Hai dãy số này được dùng để đánh số nhà : dãy nhà số lẽ: 1,3,5,7. Dãy nhà số chẵn:2,4,6,8 .
 + Gv yêu cầu cả lớp đọc lại 2 dãy số đã hoàn thiện.
+ Hs thảo luận nhóm làm bài tập .
+ Các nhóm trình bày .
+ Cả lớp đồng thanh . 
Bài 3: 
 + Gv đọc yêu cầu của bài . 
 + Yêu cầu hs lấy bảng cài , chữ số và sắp các số theo thứ tự từ lớn đến bé. 
 + Gọi 1 hs lên bảng đọc to kết quả bài làm của mình 
 +Gv nhận xét và giúp hs khắc sâu kiến thức : 
 . Số bên phải như thế nào so với số bên trái ?
 . Số lớn nhất trong dãy số là số 
 . Số bé nhất trong dãy số là số 
 + Gv yêu cầu hs đọc lại dãy số hoàn chỉnh . 
+ 1 hs nhắc lại yêu cầu của bài .
+ hs thực hiện theo yêu cầu . 
+ 1 hs đọc to , cả lớp theo dõi ,nhận xét.
+ Hs lắng nghe và trả lời câu hỏi :
+ Số bên phải lớn hơn số bên trái.
+ Số 8
+ Số 1
- Hs đọc . 
 Bài 4 : 
 + Yêu cầu hs quan tranh ở câu a và nói nội dung bức tranh :
 . Trên cành có mấy con chim ?
 . Có thêm mấy con chim bay tới ? 
 . Hỏi có tất cả mấy con chim ? 
 . Gộp 4 và 2 được mấy ?
 + Yêu cầu 1 hs nói lại nội dung hoàn chỉnh của bức tranh . 
 + Yêu cầu hs quan sát sơ đồ tách –gộp và hoàn thành sơ đồ . 
 + Yêu cầu hs quan sát tranh câu b và nói về nội dung tranh . 
 + Yêu cầu hs viết sơ đồ và đọc to sơ đồ 
 + Gv nhận xét và khuyến khích các em nói câu chuyện theo nhiều cách . 
Hs quan sát và trả lời :
. Trên cành có 4 con chim đang đậu. 
. Có thêm 2 con chim bay tới . 
. Có tách cả 6 con chim . 
. Được 6 . 
+Hs có thể nói nhiều câu chuyện . 
+ Hs đọc to sơ đồ vừa hoàn thiện.
Bài 5: 
 + Gv đọc yêu cầu của bài .
 + Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 và trình bày . 
 + Gv nhận xét và kết luận : để biết hình nào nhiều hơn ta có thể làm hai cách :
 . Bắt từng cặp hình tam giác và hình chữ nhật, ta thấy hình tam giác còn dư nên hình tam giác nhiều hơn. 
 . Đếm số hình mỗi loại , so sánh số để biết hình nào nhiều hơn. 
- Học sinh trình bày trước lớp: nói kết quả và trình bày cách làm. Học sinh làm theo 2 cách:Dùng tương ứng 1–1 (nối từng cặp; đặt ngón trỏ, ngón cái vào từng cặp;); Đếm: 7 tam giác, 4 hình chữ nhật, 7 > 4 nên số tam giác nhiều hơn.
Bài 6 : + Gv đọc yêu cầu bài . 
 + Gv hướng dẫn cho hs hiểu được : tấm thảm chưa trải ra hết và phần cuộn nhiều hơn phần trải ra .
 + Gv minh hoạ bằng 1 cuộn giấy ,( nếu không có thảm .) để giúp hs nhận biết tấm thảm hình gì ? 
 + Gv nhận xét . 
- Hs lắng nghe . 
- Hs quan sát . 
- Hs trả lời : tấm thảm hình chủ nhật.
3/ VẬN DỤNG
* Mục tiêu:Giúp học sinh mở rộng kĩ năng vận dụng bài toán thực tế về số 10.
 + Gv nêu yêu cầu của trò chơi : các em hãy quan sát tranh ở SGK trang 51 và giúp thỏ tìm đường để có thức ăn . Các em hãy tìm các cặp số gộp lại được 10 để vẽ được cho Thỏ đi. 
 + Gv yêu cầu hs nêu miệng các cặp số gộp lại được 10
 + Gv nhận xét , tuyên dương . 
 + Nhận xét tiết học . 
 + Dặn dò : xem trước bài học sau Thực hành và trải nghiệm.
- Học sinh quan sát hình vẽ.
+ Kiếm thức ăn: cà rốt.
+ Vườn cà rốt bị sói rình.
+ Tìm đường giúp thỏ.
+ Các cặp số.
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi, nói kết quả. 
+Hs nêu miệng. 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_10.docx