Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 19

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 19

 Nhận biết được tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Nhận biết được những đặc điểm chung và riêngcủa các thành viên trong gia đình về sở thích, tính cách, khả năng.Thực hiện được lời nói, hành động thể hiện tình yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ gia đình. Biết sử dụng một số đồ dùng giá đình một cách an toàn. Đánh giá được hoạt động của bản thân, nhóm, bạn bè.

docx 27 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 19
Khối 1
(Từ ngày 11/01 đến ngày 17/01 năm 2023)
Thứ, ngày
Tiết
Tiết CM
Môn
Tên bài dạy
Hai ( Sáng) 11/01/2023
1
CC (HĐTN)
2
19
Đạo đức
Bài 10: Cùng thực hiện nội quy (T1)
3
217
Tiếng Việt
oa oe (T.1)
4
218
Tiếng Việt
oa oe (T.2)
5 
37
TNXH
Bài 17: Em chăm sóc và bảo vệ cây trồng(T2)
Ba ( Sáng)
12/01/2023
1
GDThể Chất
2
56
Toán
Các số đến 20 (T1)
3
219
Tiếng Việt
uê uy (T.1)
4
220
Tiếng Việt
uê uy (T.2)
(Chiều)
1
TV (BD)
Luyện viết
2
TV (BD)
Luyện đọc
3
Toán (BD)
Luyện tập
 Tư ( Sáng)
13/01/2023
1
57
Toán
Các số đến 20 (T2)
2
38
TNXH
Bài 18: Con vật quanh em (T1)
3
221
Tiếng Việt
oai oay oac (T.1)
4
222
Tiếng Việt
oai oay oac (T.2)
(Chiều)
1
Toán (BD)
Luyện tập
2
223
Tiếng Việt
oat oan oang (T.1)
3
224
Tiếng Việt
oat oan oang (T.2)
Năm(Sáng)
16/01/2023
1
GDTC
2
56
HĐTN 
SH theo chủ đề: món quà yêu thương
3
225
TV (TH)
Thực hành
4
226
TV (KC)
Kể chuyện: Sự tích hoa ngọc lan
(Chiều)
1
Âm nhạc 
2
Toán (BD)
Luyện tập
3
TV (BD)
Thực hành vở bài tập
Sáu
17/01/2023
1
Mỹ thuật 
2
227
TV (Ôn tập)
Ôn tập (T.1)
3
228
TV (Ôn tập)
Ôn tập (T.2)
4
58
Toán
Các số đến 20 (T3)
5
SHL (HĐTN)
Tổ trưởng GV
 Phan Thị Thúy Hằng
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 5: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG 
TIẾT 3: MÓN QUÀ YÊU THƯƠNG (TUẦN 19)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau chủ đề, học sinh:
	1. Về năng lực:
	a. Hướng vào bản thân:
	Nhận biết được tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Nhận biết được những đặc điểm chung và riêngcủa các thành viên trong gia đình về sở thích, tính cách, khả năng.Thực hiện được lời nói, hành động thể hiện tình yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ gia đình. Biết sử dụng một số đồ dùng giá đình một cách an toàn. Đánh giá được hoạt động của bản thân, nhóm, bạn bè.
b. Hướng đến xã hội:
	Thể hiện được một số biểu hiện cảm xúc và hành vi yêu thương với các thành viên trong gia đình; nêu được một số hành động an toàn và không an toàn trong sinh hoạt ở nhà.
c. Hướng đến tự nhiên:
	Nhận biết được thế nào là môi trường xung quanh sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp; thực hiện được một số việc làm phù hợp lứa tuổi để giữ gỉn môi trường ở nhà sạch, đẹp.
	2. Về phẩm chất:
	Yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi thành viên trong gia đình; thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, người thân và những người yêu thương; ý thức trách nhiệm làm những việc phù hợp để giúp đỡ người thân trong gia đình; trung thực trong đánh giá bản thân, nhóm, lớp.
	3. Tích hợp:
	- STEAM: Toán (hình học, thước, chia khung lớn, nhỏ); Âm nhạc (hát kết hợp cử chỉ);Mĩ thuật (quan sát nét mặt, vẽ, trang trí); Khoa học (màu sắc và ánh sáng, trộn màu); Công nghệ (sử dụng vật liệu, dụng cụ).
	- Đạo đức: Thể hiện tình yêu thương, biết ơn gia đình bằng hành động cụ thể.
	- Kĩ năng sống: An toàn trong sinh hoạt và tìm sự hỗ trợ khi cần thiết.
	- Tiếng Việt: Nói thành câu; trình bày rõ ràng; rèn chữ viết; sử dụng từ ngữ thích hợp.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, giấy A3, vòng quay, thẻ từ, giấy bìa,  hình ảnh, video ngắn, 
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bút chì, màu vẽ; 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi, ...
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh trình bày món quà yêu thích mà em đã được nhận từ người thân.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ với nhóm: Em đã được tặng món quà gì, vào dịp nào?Ai tặng? Em thích món quà nào nhất?
- Học sinh chia sẻ trong nhóm, trước lớp.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nói về kỉ niệm đáng nhớ khi em được người thân chăm sóc.
- Giáo viên định hướng cho học sinh nhớ lại một kỉ niệm đặc biệt mà em được người thân quan tâm, chăm sóc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ khi được người thân quan tâm, chăm sóc.
- Học sinhnêu
lại một kỉ niệm của riêng mình.
- Học sinh nêu suy nghĩ khi được người thân quan tâm, chăm sóc.
3.Luyện tập - Thực hành (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết làm món quà nhỏ để tặng người thân trong gia đình.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn 1 ngưởi thân trong gia đình để tặng quà.
- Giáo viên gợi ý học sinh: vẽ tranh; làm thiệp chúc mừng, thăm hỏi; xếp, gấp hình; cắt, dán hoa, con vật
- Giáo viên lưu ý những nguyên tắc khi làm quà tặng: cẩn thận, ngăn nắp, tôn trọng sản phẩm của bạn; dọn sạch sẽ sau khi làm; cố gắng dù thất bại
- Học sinh chọn.
- Học sinh thực hiện.
4. VẬN DỤNG(5-7 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết sắm vai để thể hiện cách tặng quà cho người thân.
- Giáo viên tổ chức nhóm đôi thực hành các hành động và lời nói khi tặng quà cho người thân.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý: Em cảm thấy thế nào khi tặng quà cho người thân? Em thấy người thân của em có cảm xúc thế nào khi nhận quà của em? 
- Học sinh sắm vai tặng quà cho ông bà, cha mẹ, anh chị; nói rõ ràng, mạch lạc, thể hiện cảm xúc của bản thân mình.
Giáo viên đánh giá học sinh và hướng dẫn học sinh tự đánh giá mình, đánh giá bạn qua phiếu:
Học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn qua phiếu đánh giá.
TIẾT 4: GIA ĐÌNH VUI VẺ (TUẦN 20)
1. Khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh có hứng thú khi vào bài mới.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua kể tên bài hát về gia đình và hát 1 bài về gia đình.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tên bài hát mình thích nhất và giải thích vì sao mình thích.
- Học sinh thực hiện.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh giới thiệu về hoạt động của gia đình mình vào dịp gần Tết.
- Giáo viên trình chiếu video về cảnh hoạt động của 1 gia đình trong những ngày gần Tết.
- Giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu những hoạt động của gia đình em trong những ngày gần Tết.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cảm xúc của mình trong những ngày gần Tết.
- Học sinhquan sát.
- Học sinh nêu: dọn dẹp nhà cửa, gói bánh, mua sắm, trang trí nhà cửa, 
- Học sinh nêu cảm xúc của mình trong những ngày gần Tết.
3. Luyện tập (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết làm một số việc vừa sức để phụ giúp gia đình trong những ngày gần Tết.
- Giáo viên giúp học sinh nêu cụ thể những việc làm để phụ giúp gia đình trong những ngày gần Tết.
- Giáo viên gợi ý học sinh nêu cụ thể từng bước các việc em làm, minh họa từng động tác.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên gợi ý học sinh nêu cảm xúc của mình sau khi hoàn thành 1 công việc.
- Giáo viên giảng thêm về ý nghĩa của ngày Tết sum họp, ý nghĩa của việc em đóng góp công sức cho gia đình.
- Học sinh nêu.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nêu.
- Học sinh lắng nghe.
4. VẬN DỤNG(5-7 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết trang trí sản phẩm để trưng bày trong ngày Tết.
- Giáo viên định hướng cho học sinh lựa chọn những vật nhỏ để trang trí trong ngày tết như vẽ và trang trí bao lì xì; cắt, dán hoa mai, hoa đào; ...
- Giáo viên lưu ý học sinh về an toàn khi thực hành và giữ vệ sinh, dọn dẹp sau khi làm.
- Học sinh lựa chọn và thực hiện.
Giáo viên đánh giá học sinh và hướng dẫn học sinh tự đánh giá mình, đánh giá bạn qua phiếu
Học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn qua phiếu đánh giá.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
MÔN ĐẠO ĐỨC
BÀI 10: CÙNG THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP( trang 40-41)
Thời gian thực hiện: từ tuần 19 đến tuần 20
I. YCCĐ: Sau bài học, học sinh:
- Nêu được những biểu hiện của việc thực thực hiện đúng nội quy trường, lớp; 
-Nhận biết được sự cần thiết phải thực thực hiện đúng nội quy trường, lớp;
- Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp; không đồng tình với thái độ, hành vi không thực hiện đúng nội quy trường, lớp;
-Tự giác thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát “Bài ca đi học” Nhạc và lời của Phan Trần Bảng.
	2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động khởi động (2-3 phút):
* Mục tiêu: giúp thu hút sự quan tâm của học sinh vào bài học, khai thác những điều em đã học, đã biết trước đây, giới thiệu bài mới.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát bài “Bài ca đi học” và dẫn dắt học sinh vào bài mới “Cùng thực hiện nội quy trường, lớp”.
- Học sinh cùng hát với giáo viên.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:(29-32 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được những biểu hiện của việc thực thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
* Xem hình và trả lời câu hỏi (9-10 phút):
- Học sinh quan sát từng hình và trả lời:
+Hình 1: Giữ vs sân trường và chăm sóc cây xanh. 
+Hình 2: Lễ phép chào cô giáo khi cô vào lớp.
+Hình 3: Chào hỏi người lớn trong trường học.
+Hình 4: Học sinh biết bỏ rác đúng quy định (bỏ rác vào thùng rác phân loại).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát từng hình và trả lời.
3/ LUYỆN TẬP-THỰC HÀNH. Thảo luận 
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự giác thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và đóng góp ý kiến.
- Sau khi các nhóm trình bày xong, giáo viên cho nhóm tiếp tục kể thêm những việc làm thực hiện đúng nội quy và những việc làm chưa thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
- Các nhóm tham gia đóng góp ý kiến:
+Hình 1: Bạn nam chưa thực hiện đúng nội quy vì đi muộn.
+Hình 2: Hai bạn nam nói chuyện làm mất trật tự trong giờ học, chưa thực hiện đúng nội quy.
+Hình 3: Học sinh mặc đồng phục gọn gàng, sạch sẽ khi đến trường, biết chào bác bảo vệ.
+ Hình 4: Hai bạn đuổi nhau trên cầu thang, chưa thực hiện đúng nội quy.
- Các nhóm tiếp tục kể thêm theo yêu cầu
 4/ VẬN DỤNG:Chia sẻ (9-10 phút):
- Học sinh quan sát hình và nêu lên ý kiến của mình:
+Hình 1: Em không đồng tình khi các bạn để phòng học như thế vì phòng học phải luôn sạch sẽ, gọn gàng.
+Hình 2: Em không đồng tình với bạn nam đã vẽ lên bàn học vì vẽ như thế sẽ làm hư và bẩn bàn học.
+Hình 3: Em không đồng  ... ho HS nêu y/c BT nhắc lại quy tắc chính tả c / k
- Yêu cầu HS thực hiện bài tập và giải thích vì sao?
3.2. d/gi
- GV cho HS nêu y/c BT nhắc lại quy tắc chính tả d / gi
- Yêu cầu HS thực hiện bài tập và giải thích vì sao?
3.3. ch/tr
- GV cho HS nêu y/c BT nhắc lại quy tắc chính tả ch / tr
- Yêu cầu HS thực hiện bài tập và giải thích vì sao?
3.4. Luyện tập đánh vần, đọc trơn, tìm hiểu nội dung bài đọc
- GV cho HS đọc yêu cầu
- GV cho HS đọc nội dung câu đố
- GV cho HS tìm trong bài đọc tiếng nào có vần vừa học 
- GV cho HS luyện đọc các từ vừa tìm được.
- GV hd HS viết tên loài hoa em thích vào chỗ chấm
- Y/c HS viết 1 câu về loài hoa em thích vào khung viết.
- điền c hay k
- HS nhắc lại
- HS thực hiện
- điền d hay gi
- HS nhắc lại
- HS thực hiện
- điền ch hay tr
- HS nhắc lại
- HS thực hiện
- Đọc và giải các câu đố
- HS đọc và giải câu đố ( TL nhóm 2)
- HS tìm và trình bày.
- HS luyện đọc.
4/VẬN DỤNG:
- GV nhận xét và nêu các tiếng HS còn nhầm lẫn ( oan – oang, oac – oat)
- GV hd HS đọc, viết thêm ở giờ tự học; đọc mở rộng.
- Chuẩn bị cho tiết học sau (ôn tập và kể chuyện)
- HS thực hiện
- HS viết
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
MÔN TIẾNG VIỆT 
KỂ CHUYỆN: SỰ TÍCH HOA NGỌC LAN
I/ YCCĐ: Giúp HS :
- Tập phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Sự tích hoa ngọc lan , tên chủ đề ngàn hoa khoe sắc và tranh minh họa.
- Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa và câu gợi ýdưới tranh.
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài học liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.
- Sử dụng ánh mắt, giọng nói phù hợp với từng đoạn chuyện khi kể
- Bày tỏ cảm xúc của bản thân với các nhân vật trong câu chuyện.
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu thương, chia sẻ với người khác
II/ Đồ dùng dạy học:
SHS, SGV
Tranh minh họa truyện phóng to, nội dung truyện
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu:Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
- GV cho HS kể lại 1 đoạn của câu chuyện khúc rễ đa
- GV cho HS xem tranh hoa ngọc lan và đố HS là hoa gì?
- GV dẫn dắt vào câu chuyện. HS đọc tên truyện – GV ghi tựa bài, gọi HS nhắc lại.
- HS kể
- HS đoán tên hoa
- HS thực hiện
- HS nhắc lại tựa bài
2/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* Mục tiêu: HS phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện, tên chủ đề và tranh minh hoạ.
 Quan sát tranh
- Qua hoạt động này, HS phán đoán nội dung câu chuyện qua tranh minh họa
+ HS thảo luận theo nhóm đôi quan sát tranh và dựa vào câu gợi ý của GV để phán đoán nội dung câu chuyện
VD: Nên quan sát theo thứ tự các tranh từ 1đến 4, trong tranh có những nhân vật nào? Câu chuyện diễn ra ở đâu? Vì sao hoa ngọc lan khóc?
- HS thảo luận nhóm đôi và dự đoán nội dung câu chuyện
- HS lắng nghe
3/ LUYỆN TẬP-THỰC HÀNH:
* Mục tiêu: Học sinh kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ và câu gợi ý dưới tranh; trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.
Luyện tập nghe kể và kể chuyện
+ GV kể 2 lần
- Lần 1: Kể toàn bộ nội dung câu chuyện, GV sử dụng các câu hỏi kích thích sự chú ý, tạo hứng thú, tò mò muốn nghe câu chuyện ở HS.
- GV lưu ý HS lắng nghe để liên hệ nội dung câu chuyện với những phỏng
đoán lúc đầu của mình
-Lần 2: GV kể kết hợp tranh.
- GV lưu ý HS lắng nghe để nhớ nội dung từng đoạn
+ HS kể: Thảo luận nhóm 4:
- Mỗi tổ thảo luận 1 tranh, thay phiên nhau kể với âm lượng vừa đủ nghe, chú ý lắng nghe bạn kể.
- Kể trước lớp: Trong từng tổ, mỗi nhóm cử 1 bạn lên kể. GV lưu ý HS kể với âm lượng to hơn để cả lớp cùng nghe.
Cho HS nhận xét bạn kể - GV nhận xét
- Tìm hiểu nội dung và liên hệ
- GV nêu 1 số câu hỏi để giúp HS nhớ nội dung câu chuyện, nhận xét, đánh
giá về các nhân vật và liên hệ bài học từ câu chuyện với bản thân. VD: Vì sao hoa ngọc lan lại không muốn nhận hương? Vì sao thần sắc đẹp quyết định tặng cho ngọc lan phần hương nhiều hơn các loài hoa khác? Qua câu chuyện các em học được điều gì từ hoa ngọc lan?
- GV nhận xét
- HS lắng nghe
- HS nghe GV kể lần 2 và quan sát tranh
- HS thảo luận nhóm và kể chuyện
- HS đại diện trình bày
- HS nhận xét
- HS lắng nghe câu hỏi và thảo luận nhóm đôi để trả lời.
- HS nhận xét bạn
4/ VẬN DỤNG:
- GV hỏi để HS nhắc lại tên truyện, các nhân vật và nhân vật em thích.
- Đọc và kể thêm ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau ( uân, uyên, uyt)
- HS nhắc lại 
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 5: ÔN TẬP
YCCĐ: Giúp HS: 
- Củng cố được các vần oa, oe, uê, uy, oai, oay, oac, oat, oan, oang 
- Sử dụng được các vần đã học trong tuần để ghép tiếng mới. 
- Đánh vần được các tiếng mang vần đã học trong tuần và đọc trơn được bài đọc.
- Thực hiện đúng các bài tập chính tả
 - Viết đúng cụm từ ứng dụng.
- Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập.
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết (chữ), trung thực thông qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra đánh giá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: - Sách GV, tập viết. 
- Một số tranh, ảnh, thẻ từ, bảng phụ.
2.Học sinh: SGK, VTV, bút, gôm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu:Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
Tổ chức bằng một trò chơi: chuyền thẻ đọc vần (HS vừa hát vừa chuyền thẻ trong nhóm 4 thẻ chứa một vần)->Sau một lượt sẽ đổi thẻ chứa vần khác và tiếp tục chơi. 
-GV nhận xét, tuyên dương
- HS chuyền thẻ đọc vần. 
- Thẻ vần: uy, oai, oay, oac
- HS lắng nghe.
2/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện được các vần oa, oe, uê, uy, oai, oay, oac, oat, oan, oang. Sử dụng được các vần đã học trong tuần để ghép tiếng mới.
 Ôn tập các vần được học trong tuần. (10 phút)
- HS nghe GV giới thiệu bài ôn tập. 
- HS quan sát tranh, trao đổi và nhắc lại các vần đã được học trong tuần
- HS tìm từ ngữ có tiếng chứa vần: oa, oe, uê, uy, oai, oay, oac, oat, oan, oang. 
- HS nói câu có từ ngữ, có tiếng chứa vần vừa học trong tuần(GV có thể tổ chức nói trong nhóm nhỏ).
- HS quan sát tranh 
- HS tìm
- HS nói câu
3/ LUYỆN TẬP-THỰC HÀNH
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần thầm tiếng có vần được học trong tuần, tập đọc nhanh bằng mặt tiếng có vần đã học, gia tăng tốc độ đọc trơn bài đọc.
3.1 Luyện tập đánh vần: (10 phút)
- GV đọc bài Mùa hoa.
-GV yêu cầu HS tìm các tiếng có vần đã được học trong tuần. 
- GV cho HS đọc lại các tiếng đã tìm được
3.2 Luyện tập đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc: (10 phút)
- GV đọc mẫu bài đọc
- GV cho HS luyện đọc 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 tìm hiểu về nội dung bài đọc theo câu hỏi:
+ Nêu tên hai, ba loài hoa được nhắc đến trong bài thơ?
+ Tìm từ chỉ màu sắc của hoa huệ
- GV nhận xét phần trả lời của HS. 
*Dặn dò – chuyển tiết (2 phút)
- Hs tìm
 HS lắng nghe
- HS đọc và tìm tiếng: hoa, khoe, oải, tỏa, huệ, khoác, xoan, thoát, hoàng.
- HS đọc
-HS lắng nghe
-HS đọc thành tiếng bài mùa hoa. 
- HS thảo luận nhóm và trình bày
Tiết 2
3.3Tập viết và chính tả 
a. Tập viết cụm từ ứng dụng ( 5 phút)
- HS đánh vần các từ có trong câu ứng dụng “rất nhiều loài hoa” 
- HS tìm từ có chứa vần đã học trong tuần 
- HS quan sát cách GV viết và phân tích hình thức chữ viết của tiếng trong từ, câu ( GV nhắc HS chú ý quan sát các điểm đặt bút, điểm kết thúc, việc viết nối các chữ cái trong một tiếng, khoảng cách giữa các tiếng trong từ)
b. Nhìn viết ( 8 phút)
- GV yêu cầu HS đọc trơn câu, dòng thơ và các tiếng chứa vần vừa học.
- Cho HS nhìn viết 2 dòng thơ cuối vào vở tập viết.
- GV nhận xét 1 vài bài viết.
c Bài tập chính tả ( 5 phút)
-HS tìm hiểu yêu cầu của BT; làm các BT chính tả ở vở BT
-HS kiểm tra BTCT, tự đánh giá ( theo hướng dẫn của GV), chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài làm của mình.
- HS đánh vần
- loài, hoa
- HS quan sát, lắng nghe
- HS đọc
- HS viết
- HS kiểm tra bài viết, tự đánh giá (theo hướng dẫn của GV), sửa lỗi nếu có. 
4/ VẬN DỤNG:
* Mục tiêu: Giúp học sinh luyện nói về chủ đề Ngàn hoa khoe sắc.
-GV hướng dẫn cách hoạt động nhóm
-HS nói với nhau về chủ đề “Ngàn hoa khoe sắc” theo nhiều hình thức: hát, đọc thơ, đồng dao
- HS nhận diện lại tiếng/ từ chứa vần vừa được ôn tập bằng hình thức trò chơi “Ong xây tổ” 
- Hướng dẫn HS đọc viết thêm ở nhà. 
-Hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau
- HS thực hiện
- HS tự nhận xét, đánh giá
- HS trình bày, nhận xét nhóm bạn
- HS thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
GIÁO ÁN BUỔI CHIỀU
Thứ ba Tiếng Việt (2 tiết)
ÔN TẬP
Nội dung ôn tập:
- GV hướng dẫn học sinh luyện đọc các vần: oa, oe, uê, uy, oai, oay, oac, oat, oan, oang và luyện đọc một số từ ứng dụng, bài đọc có chứa các vần trên và làm bài tập của chủ đề Ngàn hoa khoe sắc trong vở bài tập
TOÁN (1 TIẾT)
ÔN TẬP
Nội dung ôn tập: 
+ GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT để củng cố kiến thức về:
- Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20.
- Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20.
- So sánh các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 10).
Thứ tư 
TOÁN (1 TIẾT)
ÔN TẬP
Nội dung ôn tập: 
+ GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT để củng cố kiến thức về:
- Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20.
- Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20.
- So sánh các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 10).
Thứ năm Tiếng Việt (2 tiết)
ÔN TẬP
Nội dung ôn tập:
- GV hướng dẫn học sinh luyện đọc các vần: oa, oe, uê, uy, oai, oay, oac, oat, oan, oang và luyện đọc một số từ ứng dụng, bài đọc có chứa các vần trên và làm bài tập của chủ đề Ngàn hoa khoe sắc trong vở bài tập
TOÁN (1 TIẾT)
ÔN TẬP
Nội dung ôn tập: 
+ GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT để củng cố kiến thức về:
- Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20.
- Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20.
- So sánh các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 10)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_19.docx