- Nêu được những việc làm hằng ngày để tự chăm sóc bản thân như đánh răng, giữ ấm cơ thể, tắm rửa, tập thể dục, ngồi học đúng tư thế
- Nhận biết được sự cần thiết của việc tự chăm sóc bản thân;
- Đồng tình với những việc làm có lợi cho sức khỏe, không đồng tình với những thói quen trong sinh hoạt có hại cho sức khỏe;
- Thực hiện được những việc tự chăm sóc bản thân ở nhà hay ở trường.
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 21 Khối 1 (Từ ngày 06/02 đến ngày 10/02 năm 2023) Thứ, ngày Tiết Tiết CM Môn Tên bài dạy Hai ( Sáng) 06/02/2023 1 CC (HĐTN) 2 21 Đạo đức Bài 11: Tự chăm sóc bản thân (T.1) 3 241 Tiếng Việt Bông hoa niềm vui (T.1) 4 242 Tiếng Việt Bông hoa niềm vui (T.2) 5 41 TNXH Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi (T.2) Ba ( Sáng) 07/02/2023 1 GDThể Chất 2 62 Toán Chiếc đồng hồ của em (T.2) 3 243 Tiếng Việt Bông hoa niềm vui (T.3) 4 244 Tiếng Việt Bông hoa niềm vui (T.4) (Chiều) 1 TV (BD) Luyện viết 2 TV (BD) Luyện đọc 3 Toán (BD) Luyện tập Tư ( Sáng) 08/02/2023 1 63 Toán Em làm được những gì? 2 42 TNXH Bài 20: Giữ an toàn với một số con vật (T.1) 3 245 Tiếng Việt Những bông hoa nhỏ trên sân (T.1) 4 246 Tiếng Việt Những bông hoa nhỏ trên sân (T.2) (Chiều) 1 Toán (BD) Luyện tập 2 247 Tiếng Việt Những bông hoa nhỏ trên sân (T.3) 3 248 Tiếng Việt Những bông hoa nhỏ trên sân (T.4) Năm(Sáng) 09/02/2023 1 GDTC 2 62 HĐTN SH theo chủ đề: Nhận biết cảm xúc 3 249 TV (TH) Thực hành 4 250 TV (KC) Kể chuyện: Câu chuyện về chú trống choai (Chiều) 1 Âm nhạc 2 Toán (BD) Luyện tập 3 TV (BD) Thực hành vở bài tập Sáu 10/02/2023 1 Mỹ thuật 2 251 TV (Ôn tập) Như bông hoa nhỏ (T.1) 3 252 TV (Ôn tập) Như bông hoa nhỏ (T.2) 4 64 Toán KIỂM TRA 5 SHL (HĐTN) Tổ trưởng GV Phan Thị Thúy Hằng ĐẠO ĐỨC BÀI: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN (3 TIẾT ) I. YCCĐ: Sau bài học, HS biết: - Nêu được những việc làm hằng ngày để tự chăm sóc bản thân như đánh răng, giữ ấm cơ thể, tắm rửa, tập thể dục, ngồi học đúng tư thế - Nhận biết được sự cần thiết của việc tự chăm sóc bản thân; - Đồng tình với những việc làm có lợi cho sức khỏe, không đồng tình với những thói quen trong sinh hoạt có hại cho sức khỏe; - Thực hiện được những việc tự chăm sóc bản thân ở nhà hay ở trường. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: +Giáo viên:- Bài hát Tập thể dục buổi sáng (Nhạc và lời: Minh Trang) - PPT: Tranh ảnh, truyện, mô hình hàm răng và bàn chải.Nhận xét ở lớp của giáo viên, Phiếu tự nhận xét của học sinh, Phiếu nhận xét của CMHS. - Video bài hát “Tập thể dục buổi sáng” - Clip video quay một số hình ảnh minh họa các bạn tự thực hiên chăm sóc bản thân. - Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi(tùy điều kiện của địa phương, nhà trường mà gv chọn lựa phù hợp) +Học sinh:- Sách giáo khoa, VBT đạo đức 1 - Học sinh chuẩn bị tranh vẽ, hình ảnh về thể hiện việc tự chăm sóc bản thân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Khởi động: “tập thể dục buổi sáng ” (6phút) a. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới. - HS nghe, hát và thực hiện các động tác theo trong bài video tập thể dục buổi sáng (Nhạc và lời: Minh Trang). - GV hỏi HS: Trong bài hát vừa rồi có tâp những động tác nào? - HS trả lời câu hỏi GV mở rộng: Vậy trong video các bạn thấy bạn nhỏ trước khi tập thể dục đã làm công việc gì? ( đánh răng, rửa mặt ) - GV nhận xét - Giơí thiệu bài HSTL: (dậm chân, hít thở, động tác tay) - (đánh răng, rửa mặt) - HS nhận xét, đánh giá, bổ sung cho bạn - HS lắng nghe GV nhận xét 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC *Mục tiêu: Học sinh nêu được việc các bạn nhỏ làm và nói được lợi ích của những việc đó. a. Xem hình và trả lời câu hỏi (10 phút) - HS quan sát 4 hình ảnh: + Hình 1: + Hình 2: + Hình 3: + Hình 4: - GV đặt câu hỏi, HS trả lời cá nhân: Tranh vẽ gì? Những hành động ấy thể hiện điều gì? - HS trả lời, nhận xét - HS lắng nghe GV tổng kết + Hình 1: bạn gái đang đánh răng để giữ răng chắc khỏe không bị sâu răng + Hình 2: bạn gái đang quàng khăn giữ cho cổ ấm + Hình 3: bạn trai đang tăm xà bông sạch sẽ để vi khuẩn ko xâm nhập trên cơ thể + Hình 4: bạn nhỏ đang tập thể dục với mẹ để cơ thể khỏe mạnh. b. Kết luận: Muốn cơ thể khỏe mạnh thì phải biết tự vệ sinh cá nhân hằng ngày, tập thể dục mỗi ngày và tự biết giữ ấm cho cơ thể của mình. 3. LUYỆN TẬP-THỰC HÀNH: “Chia sẻ” (12phút) - HS thảo luận nhóm đôi: xem 4 tranh và chọn những hình ảnh đồng tình/không đồng tình vào bảng nhóm và trả lời câu hỏi: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào? Vì sao? - HS trả lời trước lớp nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe GV tổng kết. - Thảo luận nhóm 4: nhận xét việc làm của bạn Hùng có gì đúng? Có gì sai ? lợi ích của việc làm đúng ? tác hại việc làm sai ? - HS nhận xét - GV chốt: tập thể dục là 1 việc làm tốt ,nhưng sau đó bạn Hùng đã sai khi tập xong thì mồ hôi ra nhiều mà bạn ngồi trước quạt uống nước như thế sẽ dễ bị cảm lạnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó khi chúng ta học cách chăm sóc sức khỏe bản thân đúng cách để không bị phản tác dụng cho việc làm đó. BT1: Bạn Hùng đang đi tập bóng. Đó là việc làm đúng , có lợi cho sức khỏe. BT2: Bạn Hùng tập bóng xong về ngồi trước quạt. đó là việc làm chưa đúng. Có hại cho sức khỏe. BT1: tư thế ngồi đúng. Lưng sẽ thẳng, tốt cho xương sống của chúng ta. BT2: Ngôi chưa đúng. Ngồi lâu và sẽ thành thói quen, lưng sẽ bị gù. Không tốt cho xương và sức khỏe. 4/VẬN DỤNG (5 phút) Mục tiêu: HS tự đánh giá được hành vi chăm sóc bản thân của mình và bạn bè. - GV nêu một số câu hỏi củng cố kiến thức bài học + Biết tự chăm sóc bản thân giúp cơ thể em điều gì? + Khi tự chăm sóc bản thân em cảm thấy như thế nào? - GV tuyên dương, nhận xét - GV dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo. - HS nêu được cách tự chăm sóc bản thân sau bài học - HS nhận xét bạn - HS lắng nghe TIẾT 2 1: Khởi động ( 5 phút) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS chuẩn bị vào bài học. - GV tổ chức hát bài “Vui tới trường”. + Bạn nhỏ trong bài hát biết làm gì? - GV nhận xét, dẫn vào bài. - Biết rữa mặt thật sạch, chà răng 2/ LUYỆN TẬP (12 phút) Mục tiêu: HS biết nêu những việc đã làm được và chưa làm được để chăm sóc bản thân. Xử lý tình huống: GV cho HS quan sát tranh. - Em sẽ khuyên bạn Dũng ntn khi bạn chạy ra đường tắm mưa? Kết luận Tắm mưa làm cho cơ thể bị nhiểm lạnh và cảm lạnh. Khi mưa dông thường kèm theo sét nên khi ở ngoài trời hay ở dưới gốc cây to , dễ bị sét đánh vì vậy không nên tắm mưa. -HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 2 -Các nhóm trình bày. -Lớp nhận xét . 3/ VẬN DỤNG: Liên hệ bản thân(15 phút) Mục tiêu: Chia sẻ với các bạn những việc đã làm được và chưa làm được để chăm sóc bản thân. - Thảo luận nhóm 2: Chia sẻ với các bạn những việc em đã làm được và chưa làm được để chăm sóc bản thân. - Gv cho HS thảo luận theo nhóm đôi. - Gọi từng nhóm lên trình bày trước lớp. Kết luận:Các em ạ. Chúng ta phải thay đổi những thói quen chưa tốt để tự chăm sóc bản thân không làm phiền đến bố,mẹ và người thân. - Nhiệm vụ về nhà: HS cần thực hành bài được học vào cuộc sống - Cuối tiết học, HS nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm tích cực tham gia học tập - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS, dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo. -Thảo luận nhóm đôi -Trình bày - HS biết chia sẽ những việc làm được và chưa làm được. -Theo dõi - Học sinh lắng nghe - Học sinh bình chọn TIẾT 3 1: Khởi động ( 5 phút) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS chuẩn bị vào bài học. - GV tổ chức cho lớp nghe và nhún theo bài hát “Bé tập đánh răng”. + Bạn nhỏ trong bài hát biết làm gì? - GV nhận xét, dẫn vào bài. -HS trả lời 2/Thực hành: a/ Đánh răng đúng cách. (25 phút) Mục tiêu: HS biết cách đánh răng theo đúng quy trình. - Phương pháp: Quan sát-thực hành. - Cách tiến hành: - Hằng ngày các em có đánh răng không? Vậy các em thường đánh răng mấy lầntrong một ngày? -Em hãy nhớ lại cách đánh răng của mình và kể cho các bạn trong lớp cùng nghe nhé? - GV chốt bằng cách treo tranh quy trình đánh răng -GV có thể bổ sung Chốt: Cô thấy các em đã nêu được cách đánh răng rất là tốt rồi đấy. Nhưng để đánh răng đúng cách và giữ cho hàm răng luôn sạch sẽ, không bị sâu thì các em cần thực hiện đúng theo quy trình đánh răng này và đánh răng tối thiểu 2 lần / ngày. -HS trả lời -1- 2 HS nêu các bước đánh răng -Quan sát - HS nêu được các bước đánh răng. b. Rửa tay đúng cách Mục tiêu: HS biết cách rửa tay theo đúng quy trình. - GV cho HS quan sát quy trình rửa tay trong SGK - GV hướng dẫn HS cách rửa tay - GV và HS cùng nhau rửa tay trên nền nhạc - GV chốt: Các em có biết không, bàn tay không sạch có thể chứa hàng triệu vi khuẩn và là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh như tiêu chảy, cảm cúmVậy rửa tay là một trong những cách đơn giản để bảo vệ bản thân, ngăn chặn vius lây lan ; nhất là trong thời gian hiện nay, dịch bệnh do vius corona đang hoành hành ở rất nhiều nước. -HS quan sát -Quan sát -Thực hiện rửa tay -Lắng nghe - HS nêu được các bước rửa tay. 4/ VẬN DỤNG: Ghi nhớ (5 phút) - Mục tiêu: Giúp HS ghi nhớ nội dung bài học. - 1 HS đọc ghi nhớ: Biết tự chăm sóc bản thân là biết yêu thương chính mình. - Cả lớp đọc đồng thanh. - Nhận xét, tổng kết. - Về nhà: HS cần thực hành bài được học vào cuộc sống - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS, dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo. - HS đọc ghi nhớ. - HS ghi nhớ nội dung bài học. -Lắng nghe và thực hiện IV. Điều chỉnh sau bài dạy. Môn Tiếng Việt BÀI 1: BÔNG HOA NIỀM VUI( trang 26-27) I. YCCĐ: Sau bài học, học sinh: - Từ tên chủ đề và những kinh nghiệm xã hội của bản thân, trao đổi với bạn về những việc mà mình đã làm tốt. - Từ việc quan sát tranh minh hoạ bài đọc, tăng cường khả năng phán đoán về nhân vật chính và nội dung bài đọc. - Đọc trơn bài đọc, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu. - Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu. - Chỉ ra được những việc làm tốt của nhân vật trong bài đọc. Từ đó, liên hệ đến những việc tốt của bản thân và bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, biết giúp đỡ mọi người xung quanh. - Tô đúng kiểu chữ hoa chữ A và viết câu ứng dụng. Thực hiện đúng kĩ năng nhìn - viết câu/ đoạn văn. - Phân biệt đúng chính tả an/ ang và dấu hỏi/ dấu ngã. - Luyện tập đặt và trả lời câu hỏi. Luyện viết sáng tạo theo nội dung đã nói.Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn. - Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động ... câu chuyện. - Giáo viên yêu cầu học sinh (nhóm học sinh) thực hiện kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá về các nhân vật và nội dung câu chuyện:Con thấy trống choai có điểm gì đáng khen? Nhờ đâu mà trống choai có thể gọi được mặt trời dậy? Nếu gặp một việc khó, con sẽ làm gì? Khi muốn theo đuổi một mong ước, con sẽ làm gì? - Học sinh quan sát tranh minh hoạ, từ ngữ trong bóng nói của các nhân vật và trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh. - Học sinh trao đổi với bạn về nội dung của từng tranh. - Học sinh kể từng đoạn của câu chuyện với bạn trong nhóm nhỏ với âm lượng nhỏ, đủ nghe trong nhóm nhỏ. - Học sinh (nhóm học sinh) thực hiện kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. - Học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên để nhận xét, đánh giá về các nhân vật và nội dung câu chuyện. 4/ VẬN DỤNG (3-5 phút): - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tên truyện, số lượng các nhân vật, nhân vật yêu thích. - Giáo viên dặn học sinh. - Học sinh nhắc lại tên truyện, số lượng các nhân vật, nhân vật yêu thích. - Học sinh đọc, kể lại truyện cho người thân cùng nghe; chuẩn bị bài: Mưa. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. Toán BÀI KIỂM TRA I/YCCĐ II/ CHUẨN BỊ: 1/Giáo viên: giấy kiểm tra III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: IV. Điều chỉnh sau bài dạy. Môn Tiếng Việt BÀI 3: NHƯ BÔNG HOA NHỎ (trang 32-33) I. YCCĐ: Sau bài học, học sinh: - Từ những kinh nghiệm xã hội và việc quan sát tranh minh hoạ, trao đổi với bạn về cảm giác hạnh phúc khi được yêu thương. - Đọc trơn bài đọc, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ. Đọc đúng các tiếng chứa vần khó đọc: suốt đời, xoè ô, vườn hoa,Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.Chỉ ra được trẻ em là những bông hoa nhỏ của cha mẹ, thầy cô.Học thuộc lòng một khổ thơ.Thực hành hỏi – đáp về một việc tốt mà mình đã làm.Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc hạnh phúc khi được yêu thương thông qua hoạt động luyện nói, nghe, đọc hiểu. - Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành. - Bồi dưỡng phẩm chất tự tin thông qua hoạt động nghe nói, đọc hiểu, viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Một số tranh ảnh có trong sách học sinh được phóng to; hình minh hoạ tiếng có vần ươn, ương kèm theo thẻ từ; bảng phụ ghi cách ngắt nhịp, ngưng nghỉ khi đọc bài thơ Như bông hoa nhỏ. 2. Học sinh: Sách học sinh Tiếng Việt tập 2, vở Tập viết, vở bài tập; viết chì, bảng con, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút): 2. Dạy bài mới (55-60 phút): Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: * Mục tiêu:Giúp học sinh ôn bài trước, từ những kinh nghiệm xã hội và việc quan sát tranh minh hoạ, trao đổi với bạn về cảm giác hạnh phúc khi được yêu thương. Giáo viên tổ chức trò chơi “Nhanh như chớp”. Giáo viên yêu cầu học sinhthực hiện một vài hoạt động nhằm ôn lại bài học trước: bài Vì sao trẻ em dắt cầu thủ ra sân đá bóng?Ví dụ, giáo viên hỏi: Có mấy lí do cho việc trẻ em dắt cầu thủ ra sân đá bóng? - Giáo viên gợi ý: Bức tranh thứ nhất/ thứ hai/ thứ ba vẽ cảnh gì?Ai xuất hiện trong cả 3 bức tranh?Bạn nhỏ được những ai yêu thương? - Giáo viên yêu cầu các em sẽ so sánh phán đoán của mình với nội dung bài sẽ đọc. - Giáo viên giới thiệu bài mới và mục tiêu của bài học. - Học sinh mở sách học sinhtập 2 trang 32. - Học sinh hoạt động nhóm đôi,quan sát tranh minh hoạ phần khởi động và nói về các sự vật, hoạt động, trạng thái trong tranh. - Học sinh sử dụng một số từ ngữ biểu thị hình ảnh, nhân vật sẽ xuất hiện trong bài tập đọc. - Học sinh trả lời. - Học sinh phán đoán. - Học sinh lắng nghe. 2/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Luyện đọc văn bản (18-20 phút): * Mục tiêu: Học sinh đọc trơn bài đọc, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ. Đọc đúng các tiếng chứa vần khó đọc: suốt đời, xoè ô, vườn hoa, Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu. - Giáo viên vừa đọc mẫu, vừa dùng ánh mắt, cử chỉ, giọng nói cho phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của văn bản thơ: giọng đọc chậm rãi, giọng yêu thương, nhấn mạnh ở những ý thơ chính của văn bản (Mà như bông hoa nhỏ/ Được yêu thương suốt đời/ Là hoa của bố mẹ/ Là hoa của thầy cô/ Bao nhiêu bạn trong lớp/ Bấy nhiêu màu hoa tươi. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc một số từ khó, đồng thời hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi theo dấu câu, cách đọc câu có từ ngữ thán từ, tiểu từ tình thái. - Giáo viên tổ chức đọc thành tiếng theo nhóm nhỏ để đảm bảo từng học sinh đều đọc hết bài đọc hoặc ít nhất một đoạn trong bài đọc; không tổ chức đọc luân phiên/ nối tiếp từng câu. - Giáo viên lưu ý việc sửa cách phát âm/ việc đọc sai của học sinh theo hướng tiếp cận cá nhân, không nhận xét, sửa sai trước toàn lớp, trừ trường hợp có nhiều học sinh trong lớp cùng mắc lỗi tương tự. - Giáo viên yêu cầu học sinhđọc đọc thầm, tìm tiếng trong bài có chứa vần ươn, ương; đọc to từ/ tiếng chứa vần ươn, ương. - Giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích nghĩa của một số từ khó hiểu bằng phương pháp trực quan, đặt câu, dùng ngữ cảnh, - Giáo viên hướng dẫn học sinhtìm từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần ươn, ương và giải nghĩa các từ đó. - Giáo viên nêu mẫu ngắn gọn để hướng dẫnđặt câu chứa từ có vần ươn, ươngvừa tìm. - Học sinh nghe và quan sát giáo viên đọc mẫu. - Học sinh đọc một số từ khó đọcnhư: chẳng, suốt, xoè, vườn,;cách ngắt nghỉ theo logic ngữ nghĩa, như Là/ hoa của bố mẹ// Là/ hoa của thầy cô, - Học sinhđọc thành tiếng theo nhóm nhỏ. - Học sinh chú ý cách phát âm. - Học sinhđọc mấp máy môi/ đọc thầm, tìm tiếng trong bài có chứa vần ươn, ương; đọc to từ/ tiếng chứa vần ươn, ương. - Học sinhgiải thích nghĩa của một số từ khó hiểutheo hướng dẫn của giáo viên. - Học sinhtìm từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần ươn, ương, đọc từ mẫu trong sách học sinh và giải thích nghĩa của từ bằng nhiều hình thức khác nhau. - Học sinhđặt câu chứa từ có vần ươn, ương vừa tìm, ví dụ: Em giơ tay vươn lên trời. Em bé cười sung sướng. TIẾT 2 3/ LUYỆN TẬP-THỰC HÀNH * Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được trẻ em là những bông hoa nhỏ của cha mẹ, thầy cô; học thuộc lòng một khổ thơ; thực hành hỏi - đáp về một việc tốt mà mình đã làm; bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc hạnh phúc khi được yêu thương thông qua hoạt động luyện nói, nghe, đọc hiểu. a. Tìm hiểu nội dung bài đọc: - Giáo viên hướng dẫn họcsinh đọc lại bài đọc. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài: + Với học sinh yếu, giáo viên hỏi các nội dung:tên bài thơ, tên tác giả, bài thơ có mấy khổ, mỗi dòng có mấy chữ, chữ đầu dòng thơ được viết như thế nào. + Với học sinh giỏi, giáo viên hỏi thêm: Bài thơ nói về điều gì? - Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc bằng cách dùng bảng phụ, xoá dần các cụm từ. - Học sinh đọc lại bài đọc. - Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong sách học sinh. - Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ để xác định đại ý của bài đọc. - Học sinh học thuộc bài thơ (khuyến khích học sinh thuộc khổ thơ tại lớp). b. Luyện nói sáng tạo: - GV hướng dẫn học sinh nêu yêu cầu của hoạt động. - GV treo tranh và đặt câu hỏi. - GV nhắchọc sinh nhắc lại cách sử dụng bảng từ dùng để hỏi, ví dụ: ai, cái gì, điều gì, làm gì, ở đâu, khi nào, như thế nào, tại sao,... để lựa chọn câu hỏi phù hợp với mục đích hỏi của mình. - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện bài tập. - Học sinh trao đổi trong nhóm nhỏ yêu cầu của hoạt động. - Học sinhquan sát tranh gợi ý và động não suy nghĩ về những việc tốt mà mình đã làm. - Học sinh nhắc lại cách đặt câu hỏi cho phù hợp với nội dung của bài tập. - Học sinh tiến hành phân vai người hỏi, người trả lời và ngược lại. 4/ VẬN DỤNG (8-10 phút): - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu lệnh. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh và đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu nội dung. - GV hướng dẫn học sinh hát bài Em là hoa hồng nhỏ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. - GV dặn học sinhđọc thuộc lòng ở nhà, nhắc học sinh khi đi học về cần chào hỏi cha mẹ/ ông bà/ anh chị em. - Học sinh đọc câu lệnh. - Học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi để phát hiện được nội dung tranh. - Học sinh hát bài Em là hoa hồng nhỏ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. - Học sinh đọc thuộc lòng ở nhà, khi đi học về cần chào hỏi cha mẹ/ ông bà/ anh chị em; chuẩn bị cho tiết học sau: bài Thực hành. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. GIÁO ÁN BUỔI CHIỀU Thứ ba Tiếng Việt (2 tiết) ÔN TẬP LUYỆN VIẾT, ĐỌC Nội dung ôn tập: - GV hướng dẫn học sinh luyện viết các vần: an, ang và luyện đọc một số từ ứng dụng, bài đọc có chứa các vần trên và làm bài tập của chủ đề Những bông hoa nhỏ trong vở bài tập TOÁN (1 TIẾT) ÔN TẬP Nội dung ôn tập: + GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT để củng cố kiến thức về: - Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20. - Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20. - So sánh các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 20). Thứ tư TOÁN (1 TIẾT) ÔN TẬP Nội dung ôn tập: + GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT để củng cố kiến thức về: - Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20. - Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20. - So sánh các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 10). Thứ năm Tiếng Việt (2 tiết) ÔN TẬP LUYỆN VIẾT Nội dung ôn tập: - GV hướng dẫn học sinh luyện viết các vần: an, ang và luyện đọc một số từ ứng dụng, bài đọc có chứa các vần trên và làm bài tập của chủ đề Những bông hoa nhỏ trong vở bài tập. TOÁN (1 TIẾT) ÔN TẬP Nội dung ôn tập: + GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT để củng cố kiến thức về: - Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20. - Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20. - So sánh các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 10).
Tài liệu đính kèm: