Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 24

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 24

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh biết:

- Nêu được một số biểu hiện của tai nạn đuối nước;

- Nhận biết được một số nguyên nhân và hậu quả của tai nạn đuối nước;

- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn đuối nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát “Bé tập bơi” Nhạc và lời của Song Trà.

 2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1;

 

docx 20 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 24
Khối 1
(Từ ngày 27/02 đến ngày 03/03 năm 2023)
Thứ, ngày
Tiết
Tiết CM
Môn
Tên bài dạy
Hai ( Sáng) 27/02/2023
1
CC (HĐTN)
2
24
Đạo đức
Bài 12: Phòng, tránh đuối nước (T.1)
3
277
Tiếng Việt
Gia đình thân thương (T.1)
4
278
Tiếng Việt
Gia đình thân thương (T.2)
5 
47
TNXH
Bài 22: Cơ thể của em (T.2)
Ba ( Sáng)
28/02/2023
1
GDThể Chất
2
71
Toán
Các số đến 40 (T.1)
3
279
Tiếng Việt
Làm bạn với bố (T.1)
4
280
Tiếng Việt
Làm bạn với bố (T.2)
(Chiều)
1
TV (BD)
Luyện viết
2
TV (BD)
Luyện đọc
3
Toán (BD)
Luyện tập
 Tư ( Sáng)
01/03/2023
1
72
Toán
So sánh các số (T.1)
2
48
TNXH
Bài 23: Các giác quan của em (T.1)
3
281
Tiếng Việt
Làm bạn với bố (T.3)
4
282
Tiếng Việt
Làm bạn với bố (T.4)
(Chiều)
1
Toán (BD)
Luyện tập
2
283
Tiếng Việt
Những trò chơi cùng ông bà (T.1)
3
284
Tiếng Việt
Những trò chơi cùng ông bà (T.2)
Năm(Sáng)
02/03/2023
1
GDTC
2
71
HĐTN 
SH theo chủ đề:Em chọn thể hiện cảm xúc theo cách tích cực
3
285
TV (TH)
Thực hành
4
286
TV (KC)
Kể chuyện:Vinh và chiếc gối mèo
(Chiều)
1
Âm nhạc 
2
Toán (BD)
Luyện tập
3
TV (BD)
Thực hành vở bài tập
Sáu
03/03/2023
1
Mỹ thuật 
2
287
TV (Ôn tập)
Những trò chơi cùng ông bà (T.3)
3
288
TV (Ôn tập)
Những trò chơi cùng ông bà (T.4)
4
73
Toán
So sánh các số (T.1)
5
SHL (HĐTN)
Tổ trưởng GV
 Phan Thị Thúy Hằng
MÔN ĐẠO ĐỨC
BÀI 12: PHÒNG, TRÁNH ĐUỐI NƯỚC (trang 48-49)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu được một số biểu hiện của tai nạn đuối nước; 
- Nhận biết được một số nguyên nhân và hậu quả của tai nạn đuối nước;
- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn đuối nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát “Bé tập bơi” Nhạc và lời của Song Trà.
	2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (2-3 phút):
* Mục tiêu:Kích hoạt vốn kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh, tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát bài “Bé tập bơi” và kết nối học sinh vào bài mới “Phòng, tránh đuối nước”.
- Học sinh cùng hát với giáo viên.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (29-32 phút): Xem hình và trả lời câu hỏi (15-17 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được một số biểu hiện của tai nạn đuối nước.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kĩ để hiểu đúng nội dung, thông điệp của từng hình. Giáo viên cần hướng dẫn, tổ chức và có những gợi ý cụ thể để đảm bảo điều này.
- Giáo viênphân tích, mở rộng thêm cho học sinh hiểu: việc ngồi thuyền cần phải giữ thăng bằng, nếu ngồi lệch hẳn về một bên hoặc đưa tay, chân xuống nước thì không chỉ bản thân mình có nguy cơ ngã xuống sông mà còn làm thuyền mất thăng bằng, dễ bị lật.
- Nói chung, cả 4 hình của hoạt động này đều cho thấy những việc làm của các bạn nhỏ là không an toàn, có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước. Giáo viên cần tổ chức linh hoạt để học sinh tự nhận ra tính chất không an toàn và thấy được các nguy cơ tai nạn của mỗi hành động, từ đó, kết nối với hoạt động 2.
Hình 1: Hai bạn nam đang tắm sông, một bạn nhảy từ trên cây xuống sông. Đây là trò chơi khá nguy hiểm của nhiều bạn nhỏ ở nông thôn.
- Học sinh quan sát kĩ để hiểu đúng nội dung, thông điệp của từng hình.
Hình 2: Bốn bạn nhỏ đang đi phà qua sông, một bạn đã bước hẳn ra ngoài, một bạn đang trèo qua rào chắn, bạn mang máy ảnh đang đi tới và nhiều khả năng sẽ theo hai bạn kia trèo qua rào chắn để chụp ảnh Đây là những hành động rất nguy hiểm. 
Hình 3: Các bạn nhỏ đang chuẩn bị xuống sông tắm mà không có bất kì thiết bị bảo hộ nào, không có người lớn nào bên cạnh. Đây là hành động cực kì nguy hiểm.
Hình 4: Ba bạn nhỏ đang đi thuyền trên sông, các bạn (và cả cô chèo thuyền) đều không mặc áo phao – một thói quen không tốt của người dân vùng sông nước. Điều đặc biệt của bức hình này là một bạn đưa chân xuống nước, một bạn đưa tay nghịch nước đều rất nguy hiểm.
3/ LUYỆN TẬP-THỰC HÀNH: 
* Mục tiêu: Giúp hs thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn đuối nước.
3.1/Thảo luận (13-15 phút):
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm thảo luận: Để phòng, tránh đuối nước, các bạn trong hình phải làm gì?
- Nội dung hoạt động này có 4 hình:
+ Hình 1: Hai bạn nhỏ đang tắm sông. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát để nhận ra được, chung quanh không có người lớn nào, cũng không có phao bảo hộ
+ Hình 2: Hai bạn nhỏ đang tắm ở hồ bơi, trên hồ có hai chiếc phao nhưng các bạn không mang theo; trên bờ cũng không thấy có người lớn hay nhân viên cứu hộ.
+ Hình 3: Bạn nam đang mải đuổi theo bắt chuồn chuồn. Đặc điểm của chuồn chuồn là đậu một lát rồi bay vì vậy để bắt được chuồn chuồn, người bắt cần tập trung dõi theo đường bay và chỗ đậu của nó, nếu lơ là sẽ mất dấu chuồn chuồn. Chính vì sự tập trung cao độ chú ý dõi theo để bắt được chuồn chuồn nên bạn ấy sẽ không để ý đến việc mình đã ra đến mép bờ sông (ao hồ) từ lúc nào. Như thế, nhiều khả năng bạn ấy sẽ bị hụt chân xuống nước, nguy cơ tai nạn đuối nước là rất cao. Giải pháp đưa ra là không bắt chuồn chuồn ở những nơi ao hồ, sông ngòi và tốt nhất là không chơi một mình nơi bãi vắng, nơi có ao hồ, gần sông suối.
- Các nhóm thảo luận theo nội dung của 4 hình trong sách học sinh.
- Trình bày, nhận xét, bổ sung.
+ Hình 4 là bối cảnh của các khu tập thể, nơi có bể nước dùng chung. Nội dung hình mô tả hai người mẹ đang (mải) giặt áo quần, bên cạnh là bể nước (to, sâu) đang mở nắp. Trong lúc đó, hai cô bé lại đang chơi trò chơi bịt mắt, cô bé bịt mắt có thể sa chân vào miệng bể nước bất kì lúc nào. Như vậy, việc trẻ em chơi đùa ở những khu vực nói trên tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro về tai nạn đuối nước.
TIẾT 2
3.2/Chia sẻ (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết bày tỏ quan điểm đồng tình hay không đồng tình với các việc làm, tình huống trong hình.
- Giáo viên yêu cầu học sinh bày tỏ quan điểm đồng tình hay không đồng tình với các việc làm, tình huống trong hình. 
+ Hình 1, gia đình đi thuyền trên sông, cả nhà đều mặc áo phao, ngồi ngay ngắn giữa thuyền;gv có thể kết nối với hình 4, mục Khám phá để củng cố thêm nhận định của học sinh. 
+ Hình 2: Hai học sinh đang tắm ở hồ có biển báo “Hồ sâu nguy hiểm”. Tấm biển chính là chỉ báo của bức hình để học sinh nhận diện và đưa ra quan điểm nên hay không nên.
+ Hình 3 là hoạt động tập bơi có hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên có thể mở rộng thêm bằng các nội dung khích lệ học sinh trong việc rèn luyện, học bơi (như là một biện pháp trang bị kĩ năng phòng tránh chủ động tai nạn đuối nước).
- Học sinh bày tỏ quan điểm đồng tình hay không đồng tình với các việc làm, tình huống trong hình. 
+ Hình 1: Đồng tình.
+ Hình 2: Không đồng tình.
+ Hình 3: Đồng tình.
+ Hình 4: Không đồng tình.
+ Hình 4: Hai hs đang chơi trò chơi thả thuyền giấy sát bờ sông/ao hồ.Bối cảnh bờ sông đầy hoa cỏ khá hấp dẫn đối với các em nhỏ, song việc rủ nhau chơi ở sát bờ sông tiềm ẩn nhiều rủi ro đuối nước.
3.3/Xử lí tình huống (20-22 phút):
a)Phải làm gì khi gặp tình huống trong hình?
- Để xử lí tình huống, trước hết giáo viên cần cho học sinh quan sát thật kĩ các hình. Đây cũng là hoạt động ôn lại hoạt động Khám phá (quan sát hình và trả lời câu hỏi). 
- Hình 1 là một bạn đang bị đuối nước và kêu cứu:
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận để tìm ra phương án hợp lí nhất, đảm bảo các em thực hiện được. 
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh sắm vai nhằm tăng cường tính trực quan sinh động của tình huống này.
- Hình 2: Các bạn nữ đang hái hoa cạnh bờ sông cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.
- Hình 3 là tình huống hai bạn nam đang chơi đùa, xô đẩy nhau trên cầu.
- Hình 4 có nội dung bạn nữ đang cố với chân lên để múc nước của chiếc lu nước lớn.
* Hình 2, hình 3, hình 4, giáo viên tiến hành tương tự hình 1.
b. Trời nắng, bạn Nam tắm dưới ao quá lâu. Em sẽ khuyên bạn Nam điều gì?
- Giáo viên cần tổ chức để học sinh nhận thấy: Tắm ao là hành động không nên, tắm giữa trời nắng, lại tắm lâu càng dễ bị cảm. Như vậy, học sinh sẽ tự rút ra lời khuyên cho Nam.
- Học sinh nhận biết được phải làm gì khi gặp tình huống trong hình. 
- Học sinh quan sát thật kĩ các hình. 
+ Các nhóm thảo luận để tìm ra phương án hợp lí nhất.
+ Các nhóm đóng vai thể hiện các tình huống.
- Học sinhthảo luận tình huống như hình trong sách học sinh. 
- Học sinh tự rút ra lời khuyên cho Nam.
4/ VẬN DỤNG
+ Các em đã làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước cho bản thân? 
-Dặn chuẩn bị tiết sau.
+ Khi đi tắm biển em mặc áo phao.
+ Em không đi tắm biển một mình.
+ Em không chơi gần ao, hồ, sông, suối,..
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
 MÔN TIẾNG VIỆT 
BÀI 1: GIA ĐÌNH THÂN THƯƠNG (2 Tiết)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Từ tên chủ đề, trao đổi với bạn về những người bạn đầu tiên của em.
2.Từ việc quan sát tranh minh họa, trao đổi với bạn về cảm giác hạnh phúc khi được yêu thương.
3.Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu, chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ. Đọc đúng các tiếng chứa vần khó đọc: cưỡi, ú òa, nắc nẻ
4.Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.
5.Nhận diện được nội dung gia đình chính là những người bạn đầu tiên của em.
6.Học thuộc lòng bài thơ. 
7.Giới thiệu về gia đình của em.
8.Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc nhân ái, yêu thương gia đình thông qua hoạt động luyện nói, nghe, đọc hiểu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
SHS, SGV
Một số hình minh họa tiếng có vần iên, iêng kèm thẻ từ. Hình ảnh gia đình của HS trong lớp.
Bảng phụ ghi cách ngắt nhịp, ngưng nghỉ khi đọc bài thơ Gia đình thân thương.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ KHỞI ĐỘNG:
*Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ và tạo tâm thế cho bài mới.HS nhận ra được những người thân trong gia đình là những người bạn đầu tiên. Từ việc quan s ... t con vật bất kì nào đó. Sau khi các bạn đã chọn xong, gv sẽ mời thầy bói trở vào lớp. Thầy bói sẽ quan sát vị trí của các bạn trong 1 phút, sau đó bịt mắt lại và đứng giữa lớp.
- Giáo viên dẫn dắt vào bài tiết 2.
- Hs tham gia trò chơi
- Thầy bói nêu tên 1 con vật bất kì (ví dụ: vịt), bạn nào trước đó đã chọn tên con vật này phải bắt chước kêu tiếng của con vật (ví dụ: cạp! cạp!). Thầy bói sẽ đoán tên của bạn vừa giả làm tiếng con vật kêu. Nếu thầy bói đoán đúng thì bạn đó phải ra làm thầy bói. Trò chơi tiếp tục. Nếu sai, thầy bói tiếp tục nêu tên một con vật khác để bói đến khi nào nói đúng tên bạn.
2.VẬN DỤNG
2.1. Hoạt động 1. Phòng tránh cận thị (13-14 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách phòng tránh cận thị.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Gv tổ chức cho học sinh quan sát tranh 1, 2, 3, 4 trang 98 sách học sinh và thảo luận nhóm 4: Nội dung các tranh vẽ gì? Em cần làm gì để phòng tránh cận thị?
- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, rút ra kết luận.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ở cuối trang 98 sách học sinh và thảo luận nhóm 2: Bạn Nam đang nói gì với mẹ? Theo em, mẹ của Nam sẽ làm gì để giúp bạn trong tình huống này?
- Giáo viên kết luận: Để tránh bị cận thị, em nên ngồi học đúng tư thế, học bài và đọc sách nơi có đủ ánh sáng, nghỉ ngơi thị giác từng lúc. Cần ăn đầy đủ chất, khám mắt định kì để giúp đôi mắt sáng và mạnh khoẻ.
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm 4, trình bày: ngồi học đúng tư thế; ăn các thực phẩm có lợi cho mắt như cà rốt, cà chua, quả gấc, cá, thịt bò,... ; vui chơi, hoạt động ngoài trời và cho mắt nghỉ ngơi từng lúc; học bài, đọc sách nơi có đủ ánh sáng
- Học sinh nhận xét, rút ra kết luận.
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm 2, trình bày: Mẹ của Nam nên cho bạn đi khám mắt để được bác sĩ hướng dẫn cách bảo vệ mắt.
2.2. Hoạt động 2. Bảo vệ các giác quan (12-13 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách bảo vệ các giác quan.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh 1, 2, 3, 4 trang 99 sách học sinh, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: 
+ Những việc làm của các bạn trong tranh gây hại như thế nào? 
+ Em nên làm gì để bảo vệ các giác quan? 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận và nhận xét câu nói của bạn An: Đeo khẩu trang khi ra đường sẽ xấu và khó thở lắm!. Em có đồng ý với ý kiến của bạn An không? Vì sao? Giáo viên lưu ý thêm cho học sinh: nên đeo khẩu trang vừa vặn, không quá chật.
- Gv kết luận: Em cần bảo vệ các giác quan của mình.
- Hs quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời: 
+ Tranh 1: bạn trai nghe nhạc quá lớn gây hại tai, tranh 2: bạn gái uống nước quá nóng làm đau rát lưỡi, tranh 3: bạn trai chọt bút chì vào lỗ mũi sẽ làm tổn thương mũi, tranh 4: bạn gái sờ tay vào ấm nước nóng làm bỏng tay.
+ Không nghe âm thanh quá lớn, không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, không ngửi những mùi có tính kích thích hoặc chọc vật nhọn vào mũi, không sờ tay vào các vật quá nóng, quá lạnh 
- Hs thảo luận và nhận xét câu nói của bạn An: Không đồng tình với ý kiến của bạn An vì đeo khẩu trang giúp bản thân không hít bụi, khí độc, bảo vệ các giác quan và giúp bảo vệ sức khoẻ. 
- Hs tập đọc các từ khoá của bài: “Giác quan - Bảo vệ”.
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà nói với người thân cách bảo vệ các giác quan. Học sinh thực hành bảo vệ các giác quan và cha mẹ học sinh nhận xét.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
 MÔN TIẾNG VIỆT 
Bài : THỰC HÀNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp hs:
1. Nối hình với bóng của một số con vật quen thuộc.
2. Nêu được từ chỉ con vật có trong hình và đặt câu có chứa từ ngữ vừa tìm.
3.Phát triển lời nói dựa trên các gợi ý.
4.Viết sáng tạo dựa trên những gì đã nói.
5.Phát triển năng lực quan sát, giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập.
6.Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, yêu quý vật nuôi trong nhà thông qua hoạt động nghe nói, đọc hiểu, viết.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên - SGV, VBTTV
- Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu cần thực hành.
- Máy chiếu.
Học sinh: 
- VBTTV, đồ dùng học tập.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ KHỞI ĐỘNG:
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ, tạo tâm thế phấn khởi cho HS bắt đầu vào bài học
- Đọc lại các nội dung của bài học trước.
+ Nêu tên các trò chơi mà bạn nhỏ có thể chơi cùng ông bà khi bạn đã biết đọc, biết viết?
+ Em thích những trò chơi nào?
- GV nhận xét
- HS đọc đoạn, bài và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
2/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* Mục tiêu: Học sinh nối hình với bóng của một số con vật quen thuộc. Nêu được từ chỉ con vật có trong hình và đặt câu có chứa từ ngữ vừa tìm. 
-HS đọc yêu cầu bài 1.
Bài 1: Nối hình với bóng của con vật.
Bài 2: Viết tên các con vật ở bài tập 1 theo thứ tự của cột hình.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Hs qs hình và bóng của các con vật.
- Học sinh nối hình với bóng của các con vật cho phù hợp và thảo luận với bạn về các từ chỉ con vật có trong hình.
- Học sinh viết tên các con vật vào vở.
3/ LUYỆN TẬP-THỰC HÀNH:
* Mục tiêu: Học sinh phát triển lời nói dựa trên các gợi ý; viết sáng tạo dựa trên những gì đã nói. 
a.Nói sáng tạo: 
Bài 3: Nói với bạn về một con vật nuôi mà em thích theo các gợi ý.
+Đó là con vật gì?
+Em đặt tên cho nó là gì?
+Em thường làm gì với vật nuôi đó?
-Tổ chức thảo luận nhóm .
b.Viết sáng tạo.
Bài 4: Viết những điều em vừa nói với bạn.
-Viết vào vở một một nội dung mà em vừa nói.
- Hs quan sát tranh và câu hỏi gợi ý.
- Học sinh trao đổi theo nhóm.
- Học sinh thực hiện yêu cầu nói sáng tạo theo cặp đôi.
-HS đổi nội dung vừa nói thành câu văn viết.
-Thực hiện viết vào vở.
-HS tự đánh giá, nhận xét phần trình bày của mình và của bạn. (Theo hướng dẫn của GV)
4/ VẬN DỤNG
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
- Gv yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung vừa được học 
-Gv dặn hs chuẩn bị bài 4: Kể chuyện Vinh và chiếc gối mèo.
- Học sinh nhắc lại nội dung vừa được học (nội dung mà em cảm thấy hứng thú).
- Học sinh chuẩn bị kể chuyện: Vinh và chiếc gối mèo.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
MÔN TIẾNG VIỆT
BÀI 4 - KỂ CHUYỆN: VINH VÀ CHIẾC GỐI MÈO.
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện VINH VÀ CHIẾC GỐI MÈO, tên chủ đề: Những người bạn đầu tiên và tranh minh họa.
2.Biết dựa vào tranh minh họa, các từ ngữ trong bóng nói và câu hỏi gợi ý dưới tranh để xây dựng nội dung của từng đoạn truyện.
3.Kể từng đoạn của câu chuyện, bước đầu kể toàn bộ câu chuyện.
4.Bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện.
5.Biết điều chỉnh âm lượng giọng kể của bản thân khi kể trong nhóm nhỏ và trước cả lớp.
6.Nhận diện được nội dung câu chuyện nhằm bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: biết yêu quý những đồ vật thân thiết với mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sách học sinh.
Tranh minh họa.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ và tạo hứng khởi, học sinh vui tươi, dẫn dắt vào bài.
- Giáo viên gọi vài học sinh kể chuyện tuần trước và trả lời câu hỏi của giáo viên.
-GV chuyển ý sang bài kể chuyện Vinh và chiếc gối mèo.
-1, 2 HS kể ra
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài mới và mục tiêu bài học.
2/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:Luyện tập nghe và nói
*Mục tiêu: HS phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tranh minh họa.
- Các em mở sách trang 61 và nêu cho cô tên truyện?
- GV hướng dẫn các em quan sát tranh theo thứ tự 1,2,3,4
- Bây giờ các em hãy dựa vào tranh minh họa, dựa vào tên truyện để phán đoán nội dung câu chuyện. Các em sẽ thảo luận xem:
+Câu chuyện kể về ai?
+Câu chuyện diễn ra ở đâu?
+Chuyện gì đã xảy ra với bạn trai và chiếc gối mèo?
+Cuối cùng bạn trai trong truyện có tìm được gối mèo không? Vì sao tìm được?
+Các nhóm trình bày và nhóm khác nhận xét.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4.
+Câu chuyện kể về Vinh và gối mèo.
+Câu chuyện diễn ra ở khu du lịch
+Bạn Vinh bỏ quên chiếc gối mèo.
+Chú bảo vệ khu du lịch gửi gối mèo qua bưu điện.
3/ LUYỆN TẬP-THỰC HÀNH:Luyện tập xây dựng truyện theo tranh và kể chuyện
*Mục tiêu: HS biết dựa vào tranh minh họa, các từ ngữ trong bóng nói và câu hỏi gợi ý dưới tranh để xây dựng và kể nội dung của từng đoạn truyện.Biết bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật.
- Các em hãy quan sát tranh, từ ngữ trong bóng nói của các nhân vật và trả lời câu hỏi dưới tranh.
- GV treo 4 tranh, vừa chỉ từng tranh và nêu câu hỏi gợi mở:
+Bức tranh thứ nhất gồm những ai? Bạn trai trong tranh đang làm gì? Tình cảm của bạn trai với chiếc gối mèo như thế nào?
+Tranh 2: Khi đi du lịch với ba mẹ, Vinh đã mang theo cái gì?
+Tranh 3:Vì sao Vinh bỏ quên chiếc gối mèo? Vinh sẽ cảm thấy thế nào khi phát hiện mình để quên gối mèo?
+Tranh 4: Ai đã gửi gối mèo về nhà cho Vinh?
-Các em hãy thảo luận nhóm 4 và tập kể cho các bạn trong nhóm nghe nội dung từng đoạn của câu chuyện.
- GV cho các nhóm kể từng đoạn trong nhóm 
- Sau đó cho đại diện nhóm kể toàn bộ câu chuyện trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chú ý nhắc HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ để tăng độ hấp dẫn câu chuyện khi kể trước lớp.
- HS lắng nghe, quan sát
- HS thảo luận và tập kể trong nhóm 4.
- Học sinh (nhóm học sinh) thực hiện kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên để nhận xét, đánh giá về các nhân vật và nội dung câu chuyện.
- Học sinh kể trong nhóm nhỏ về một một đồ vật thân thiết với mình.
HS lắng nghe và nhận xét.
4. VẬN DỤNG:
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
- Bạn nào nêu lại tên truyện hôm nay mình học?
- Vì sao Vinh cảm thấy buồn khi mất gối mèo?
-Ở nhà, em có đồ vật nào thân thiết với em không?
-Về nhà hãy kể câu chuyện này cho người thân của mình nghe nhé.
- Chuẩn bị cho tiết học sau: Chủ đề 25: Mẹ và cô; Bài 1 :Mẹ của thỏ bông.
- Vì gối mèo là vật dụng thân thiết của Vinh, gối mèo là người bạn của Vinh.
-HS trình bày.
- HS lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_24.docx